I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tếquốc tếlà cơhội đểphát triển nhưng cũng
ẩn chứa rất nhiều thách thức đối với mọi nền kinh tế, đặc biệt là ởnhững quốc gia
đang phát triển. Sựkiện Việt Nam trởthành thành viên thứ150 của tổchức thương
mại thếgiới (WTO) sẽ đem lại cơhội thu hút đầu tưnước ngoài và mởrộng thị
trường xuất khẩu hàng hoá cho các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, khi mở
cửa thịtrường theo các cam kết gia nhập WTO thì những ngành sản xuất, dịch vụ
trong nước sẽphải đối mặt với một áp lực cạnh tranh rất lớn. Các tập đoàn tưbản
nước ngoài với khảnăng to lớn vềvốn, công nghệhiện đại và bềdày kinh nghiệm
quản lý kinh doanh sẽlà những đối thủquá tầm đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Đối với ngành viễn thông Việt Nam, do vai trò quan trọng của ngành (vừa là
một ngành hạtầng, vừa là một ngành kinh tếmũi nhọn đồng thời góp phần bảo đảm
an ninh quốc phòng và trật tựxã hội, nâng cao dân trí của người dân), yêu cầu sớm
có một kếhoạch phát triển cho phù hợp với tình hình mới lại càng cấp bách hơn.
Hiện nay, ngành viễn thông Việt Nam đang thực hiện giai đoạn 05 năm cuối của
chiến lược phát triển từnăm 2001 đến năm 2010 với tên gọi: “Chiến lược hội nhập
và phát triển”. Qua quá trình triển khai chiến lược, ngành viễn thông đã đạt được
nhiều kết quảrất đáng khích lệ: Mạng lưới viễn thông đã được mởrộng trong cả
nước, mức độtăng trưởng thuê bao đạt tốc độcao, cơchếpháp lý ngày một hoàn
thiện theo hướng mởcửa thịtrường. Bên cạnh đó, còn một số điểm ngành viễn
thông cần phải cốgắng hoàn thiện hơn như: Tạo môi trường cạnh tranh trong cung
cấp dịch vụviễn thông, đa dạng hoá dịch vụgiá trịgia tăng, nâng cao chất lượng đội
ngũnhân lực và đầu tưnghiên cứu phát triển công nghệ. Đểkhắc phục những hạn
chế đang tồn tại và chuẩn bịtốt nhất cho quá trình thực hiện các cam kết gia nhập
WTO vềlĩnh vực viễn thông, ngay từbây giờngành viễn thông Việt Nam cần có
những biện pháp phát triển mới. Sựthành công của việc phát triển ngành viễn thông
Việt Nam là rất quan trọng. Đây có thể được xem là một trong những nền tảng đầu
tiên đểthực hiện phát triển nền kinh tếViệt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu của đềtài: Quá trình phát triển của ngành viễn thông
Việt Nam.
2. Phạm vi nghiên cứu của đềtài: Trong ngành viễn thông Việt Nam (trên
phạm vi cảnước).
III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Các nghiên cứu của luận án nhằm:
- Phân tích bối cảnh và thực trạng quá trình phát triển của ngành viễn thông
Việt Nam. Từ đó, rút ra được các điểm mạnh, điểm yếu, cơhội và nguy cơ
đối với sựphát triển của ngành viễn thông Việt Nam.
- Đềxuất các biện pháp phát triển cho ngành viễn thông Việt Nam giai
đoạn từnay đến năm 2020.
IV. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀTÀI NGHIÊN CỨU
1. Ý nghĩa khoa học: Hiện nay, ởViệt Nam và trên thếgiới chưa có một công
trình nghiên cứu mang tính hệthống nào đưa ra được các lý thuyết vềphát
triển ngành. Thực tếtrong quá trình hoạch định chính sách phát triển
ngành, tuỳtheo quan điểm của nhà quản lý mà kếhoạch phát triển ngành
sẽ được xây dựng theo những cách khác nhau nhưtheo mục tiêu phát triển,
theo các yếu tố ảnh hưởng, theo sựtác động của môi trường bên trong và
môi trường bên ngoài, theo quá trình sản xuất của ngành. Đểkhắc phục các
khó khăn trên, đềtài nghiên cứu này đã sửdụng các công cụphân tích
ngành nhưma trận SWOT, ma trận IFE, ma trận EFE, ma trận hình ảnh các
đối thủcạnh tranh, ma trận QSPM, đểáp dụng phân tích cho ngành viễn
thông Việt Nam. Từ đó, đưa ra biện pháp phát triển ngành viễn thông Việt
Nam đến năm 2020.
2. Ý nghĩa thực tiễn: Qua phân tích bối cảnh và thực trạng quá trình phát triển
của ngành viễn thông Việt Nam, đềtài nghiên cứu đã đềxuất được một số
biện pháp phát triển ngành viễn thông Việt Nam từnay đến năm 2020 với
các sốliệu khá phong phú. Khác với “chiến lược hội nhập và phát triển
hiện nay”, các giải pháp đềxuất của đềtài nghiên cứu đã nhấn mạnh hơn
đến yếu tốphát triển bền vững và xu thếphát triển của công nghệviễn
thông trên thếgiới hiện nay với chủtrương “Phát triển nhanh và bền vững
trên cơsởtích hợp giữa viễn thông và công nghệthông tin”. Kết quả
nghiên cứu của đềtài có thểdùng làm nguồn tài liệu tham khảo cho các
nhà quản lý viễn thông Việt Nam trong quá trình hoạch định chính sách
phát triển ngành giai đoạn từnay đến năm 2020.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục đích của đềtài, luận án đã sửdụng các phương pháp nghiên
cứu của chủnghĩa duy vật biện chứng, phương pháp phân tích tổng hợp, các
phương pháp phân tích ngành, phương pháp thống kê toán, thống kê lịch sử, so
sánh, trắc nghiệm, phương pháp dựbáo theo xu thế.
VI. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
Trước đây đã có những công trình nghiên cứu của BộBưu chính viễn thông
hoặc Tổng cục Bưu điện (khi chưa thành lập Bộ) đềcập đến định hướng phát triển
ngành viễn thông Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ đềxuất định
hướng phát triển ngành viễn thông trong hai giai đoạn 1991-2000 và 2001-2010, bối
cảnh nghiên cứu lúc đó chưa sát với tình hình hội nhập của Việt Nam nhưhiện nay.
Trong thời gian từnăm 2003 đến năm 2005, BộBưu chính viễn thông cũng đã chủ
trì xây dựng chiến lược phát triển công nghệthông tin và truyền thông Việt Nam,
trong đó có đềcập chiến lược phát triển viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020. Trong chiến lược này, mốc thời gian đến năm 2010 đã được
trình bày khá chi tiết. Tuy nhiên, định hướng phát triển ngành viễn thông Việt Nam
giai đoạn 2010-2020 mới chỉ được đềcập mang tính phác thảo. Bên cạnh đó, vềmặt
lý thuyết, trên thếgiới hiện nay chưa có một nghiên cứu hoàn chỉnh nào đềcập đến
vấn đềphát triển ngành. Các nghiên cứu vềphát triển ngành đều làm theo lối tự
phát, theo quan điểm riêng của các nhà nghiên cứu.
Khắc phục các hạn chếnêu trên, kết quảnghiên cứu đềtài đã đưa ra được
một số điểm mới sau:
1. Giới thiệu và nêu ra vai trò của ngành viễn thông Việt Nam trong quá trình
phát triển kinh tế- xã hội.
2. Trình bày các trường phái phát triển viễn thông trên thếgiới và phân tích
kinh nghiệm phát triển viễn thông của một sốnước điển hình gồm Pháp,
Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Từ đó, rút ra được bài học đối với
quá trình phát triển của ngành viễn thông Việt Nam.
3. Phân tích đánh giá được hiện trạng phát triển của ngành viễn thông Việt
Nam so với các nước trong khu vực và trên thếgiới.
4. Đánh giá môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của ngành viễn
thông Việt Nam. Từ đó, tổng kết được các mặt mạnh, mặt yếu, cơhội và
nguy cơcủa ngành viễn thông Việt Nam và đềxuất các giải pháp phát triển
thông qua việc sửdụng ma trận SWOT.
5. Đềxuất được các nhóm giải pháp góp phần phát triển ngành viễn thông
Việt Nam giai đoạn từnay đến năm 2020 gồm: Nhóm giải pháp vềcơchế
chính sách, nhóm giải pháp vềphát triển thịtrường, nhóm giải pháp về
phát triển sản phẩm dịch vụ, nhóm giải pháp vềhuy động vốn đầu tư, nhóm
giải pháp vềphát triển nhân lực viễn thông, nhóm giải pháp vềphát triển
hạtầng mạng lưới và nhóm giải pháp vềnghiên cứu phát triển, ứng dụng
khoa học công nghệtrong viễn thông.
235 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5098 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----[\-----
TRẦN ĐĂNG KHOA
PHÁT TRIỂN NGÀNH
VIỄN THÔNG VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2020
Chuyên ngành : Kinh tế, quản lý và KHH KTQD
Mã số : 5.02.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ VĂN TÝ – HỌC VIỆN CN BCVT
TS. PHAN THỊ MINH CHÂU – TRƯỜNG ĐHKT TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2007
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, đồ thị
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM VÀ
KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG CỦA MỘT SỐ
NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1.1. Tổng quan về ngành viễn thông Việt Nam ...................................................5
1.1.1. Khái niệm .........................................................................................................5
1.1.2. Lịch sử phát triển ngành viễn thông Việt Nam ..............................................6
1.1.3. Vai trò của ngành viễn thông trong nền kinh tế - xã hội của Việt Nam .......10
1.2. Các trường phái phát triển viễn thông trên thế giới ....................................15
1.2.1. Trường phái Tây Âu ........................................................................................15
1.2.2. Trường phái Mỹ ...............................................................................................17
1.3. Kinh nghiệm phát triển viễn thông của một số nước trên thế giới ............20
1.3.1. Nhật Bản ...........................................................................................................20
1.3.2. Hàn Quốc .........................................................................................................23
1.3.3. Pháp ..................................................................................................................28
1.3.4. Trung Quốc ......................................................................................................30
1.3.5. Đánh giá kinh nghiệm phát triển viễn thông của các nước Nhật Bản,
Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc ........................................................................39
1.4. Một số bài học đối với phát triển viễn thông Việt Nam được rút ra từ
kinh nghiệm của các nước ..............................................................................42
1.4.1. Tiếp tục chủ trương đi thẳng vào công nghệ hiện đại ...................................42
1.4.2. Tăng cường huy động vốn cho phát triển mạng lưới viễn thông ..................43
1.4.3. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong khai thác viễn thông .............44
1.4.4. Ưu tiên phát triển công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông .........................45
Tóm tắt chương 1 .......................................................................................................46
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
NGÀNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
2.1. Hiện trạng phát triển hạ tầng viễn thông Việt Nam so với các nước trong
khu vực và trên thế giới ..............................................................................48
2.1.1. Mật độ điện thoại .........................................................................................48
2.1.2. Mật độ sử dụng internet ..............................................................................50
2.1.3. Tốc độ tăng trưởng .......................................................................................50
2.1.4. Năng suất lao động ......................................................................................54
2.1.5. Một số chỉ số đánh giá trình độ thông tin theo tiêu chuẩn quốc tế ...........55
2.1.6. Đánh giá hiện trạng phát triển hạ tầng ngành viễn thông Việt nam ........57
2.2. Đánh giá các hoạt động trong ngành viễn thông Việt Nam ....................58
2.2.1. Sản xuất kinh doanh ....................................................................................58
2.2.2. Đầu tư ...........................................................................................................62
2.2.3. Nhân lực .......................................................................................................65
2.2.4. Mức độ cạnh tranh .......................................................................................69
2.2.5. Nghiên cứu phát triển ..................................................................................72
2.2.6. Công nghệ .....................................................................................................74
2.2.7. Ma trận các yếu tố bên trong - IFE..............................................................76
2.2.8. Tóm tắt các điểm mạnh và điểm yếu của ngành viễn thông Việt Nam .....77
2.3. Đánh giá sự tác động của các yếu tố môi trường đối với ngành viễn
thông Việt Nam ............................................................................................79
2.3.1. Môi trường vĩ mô ..........................................................................................79
2.3.2. Môi trường vi mô ..........................................................................................90
2.3.3. Ma trận các yếu tố bên ngoài – EFE ..........................................................93
2.3.4. Ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh tranh chính ........................................94
2.3.5. Các cơ hội và nguy cơ đối với ngành viễn thông Việt Nam .......................96
Tóm tắt chương 2 ....................................................................................................98
CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH
VIỄN THÔNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
3.1. Định hướng phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020 .....101
3.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển ngành viễn thông Việt Nam ...........102
3.2.1. Cơ sở để xây dựng mục tiêu .......................................................................102
3.2.2. Mục tiêu phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020 .............107
3.3. Các công cụ xác lập giải pháp ..................................................................109
3.3.1. Hình thành giải pháp qua phân tích SWOT .............................................109
3.3.2. Lựa chọn các giải pháp qua việc sử dụng ma trận định lượng QSPM ...113
3.4. Hệ thống giải pháp góp phần phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến
năm 2020 ....................................................................................................125
3.4.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách .......................................................125
3.4.2. Nhóm giải pháp về thị trường ....................................................................126
3.4.3. Nhóm giải pháp về sản phẩm và dịch vụ ..................................................130
3.4.4. Nhóm giải pháp về huy động vốn đầu tư cho viễn thông .........................133
3.4.5. Nhóm giải pháp về phát triển nhân lực cho viễn thông ...........................136
3.4.6. Nhóm giải pháp về phát triển hạ tầng mạng lưới .....................................139
3.4.7. Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ ...................................................141
3.5. Một số kiến nghị ........................................................................................144
3.5.1. Với Bộ Bưu chính Viễn thông ...................................................................144
3.5.2. Với các cơ quan Bộ khác ...........................................................................145
Tóm tắt chương 3 ..................................................................................................146
KẾT LUẬN ...........................................................................................................151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
- 3G: Third Generation – Thế hệ thứ ba
- ASEAN: Association of South East Asian Nation – Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á
- AFTA: Asean Free Trade Area - Hiệp định về Khu vực Tự do Thương mại
ASEAN
- AFAS: Hiệp định Khung về Thương mại Dịch vụ ASEAN
- ARPU: Average Revenue Per User – Doanh thu bình quân trên mỗi người sử
dụng
- AT&T: Tập đoàn Viễn thông lớn nhất của Mỹ
- BCVT: Bưu chính Viễn thông
- BCC: Business Co-operation Contract – Hợp đồng hợp tác kinh doanh
- BOC: Bell Operation Company – Các Công ty điện thoại địa phương ở Mỹ
- CDMA: Code Division Multiple Acess – Công nghệ đa truy nhập phân chia
theo mã
- CEPT: Common Effective Preferential Tariff – Chương trình ưu đãi thuế
quan có hiệu lực chung
- CNTT: Công nghệ thông tin
- DWDM: Dense Wavelength Division Multiplexing – Công nghệ dùng để
tăng băng thông của mạng cáp quang hiện tại.
- DACOM: Công ty Cổ phần Data Communications Corporation of Korea
(Hàn Quốc)
- eASEAN: Hiệp định về Không gian Thương mại điện tử ASEAN
- EFE Matrix: External Factors Evaluation Matrix – Ma trận đánh giá các yếu
tố bên ngoài
- EVN Telecom: Công ty Viễn thông Điện lực
- EIU: Economist Intelligence Unit – Cơ quan tình báo kinh tế
- ENUM: Telephone Number Mapping – Dịch vụ tích hợp giữa mạng PSTN
và mạng IP
- FCC: Uỷ ban thông tin liên bang của Mỹ
- FDI: Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
- GSM: Global System for Mobile Communication – Hệ thống thông tin di
động toàn cầu
- GDP: Gross Domectic Product – Tổng sản phẩm quốc nội
- Hanoi Telecom: Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội
- ITU: International Telecom Union – Liên minh Viễn thông Quốc tế
- ISI: Information Society Index – Chỉ số xã hội thông tin
- IDC: International Data Corporation – Tập đoàn dữ liệu quốc tế
- ICT: Information and Communication Technology – Công nghệ thông tin và
truyền thông
- IFE Matrix: Internal Factors Evaluation Matrix – Ma trận đánh giá các yếu tố
bên trong
- IP: Internet Protocol – Giao thức Internet
- IP/MPLS: Internet Protocol/Multi Protocol Label Switching – Là một công
nghệ chuẩn để tăng tốc độ lưu lượng trên mạng, tạo thuận lợi trong quản lý
- IPv6: Internet Protocol Version 6 – Giao thức Internet phiên bản 6, là giao
thức thế hệ mới, được phát triển để thay thế IPv4 hiện tại.
- KT: Korea Telecom – Công ty Viễn thông Hàn Quốc
- KTA: Korea Telecom Authority – Cơ quan viễn thông Hàn Quốc
- KTMC: Korea Telecom Mobile Company – Công ty thông tin di động Hàn
Quốc
- MFN: Most Favourite Nation Rule – Quy chế tối huệ quốc
- Máy điện thoại: Là khái niệm dùng để chỉ một thuê bao viễn thông. Trong
tương lai, thuê bao viễn thông có thể không là máy điện thoại nhưng là một
hình thức thuê bao khác.
- NRI: Networked Readiness Index - Chỉ số sẵn sàng kết nối
- NGN: Next Generation Network – Mạng thế hệ mới
- PSTN: Public Service Telephone Network – Mạng điện thoại công cộng
- QSPM: Quantitative Strategic Planning Matrix – Ma trận hoạch định chiến
lược có thể định lượng
- UNCPC: The United Nations Central Product Classification
- Softswitch: Chuyển mạch mềm
- SPT: Saigon Posts and Telecommunication Corporation - Công ty Cổ phần
Bưu chính Viễn thông Sài Gòn
- SWOT: Strengths, Weaknesses, Oportunities, Threats – Phương pháp phân
tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ.
- SMS: Short Message Services – Dịch vụ nhắn tin ngắn
- TDM: Time Division Multiplexing – Giao thức truyền dữ liệu theo thời gian
- TCP/IP: Transmission Control Protocol/Internet Protocol – Giao thức điều
khiển truyền dẫn/Giao thức Internet
- USO: Dịch vụ viễn thông công ích
- VNPT: Vietnam Posts and Telecommunications Corporation – Tập đoàn
Bưu chính Viễn thông Việt Nam
- Viettel: Tổng Công ty Viễn thông Quân đội
- Vishipel: Công ty Thông tin điện tử Hàng Hải
- VMS: Công ty Thông tin Di động (chủ quản mạng điện thoại di động
MobiFone)
- Vinaphone: Mạng điện thoại di động Vinaphone (do Công ty Dịch vụ Viễn
thông - GPC quản lý)
- VoIP: Voice Over IP – Phương thức truyền tải giọng nói qua giao thức
Internet
- WTO: World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới
- W-CDMA: Wide Code Division Multiple Acess – Công nghệ đa truy nhập
băng rộng phân chia theo mã
- WDM: Wavelength Division Multiplexing – Công nghệ ghép kênh theo
bước sóng
- WEF: World Economic Forum – Diễn đàn Kinh tế thế giới
- WiFi: Wireless Fidelity – Công nghệ kết nối không dây
- WiMAX: Worldwide Interoperability for Microwave Access – Công nghệ
truy nhập băng rộng không dây
- xDSL: X-Digital Subscriber Line - Công nghệ sử dụng các phương pháp
điều biến phức tạp, chuyển các dữ liệu thành các gói để truyền tải trên dây
điện thoại gồm: ADSL, HDSL, RDSL, VDSL.
DANH MỤC CÁC BẢNG - ĐỒ THỊ
Trang
1. Danh mục các bảng
Bảng 2.1: Năng suất lao động trong viễn thông của các nước ASEAN+3 ........54
Bảng 2.2: Bảng xếp hạng một số chỉ số đánh giá về Việt Nam .......................56
Bảng 2.3: Các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin và truyền thông ...................66
Bảng 2.4: Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm 2004 .......................................73
Bảng 2.5: Tóm tắt hiện trạng công nghệ mạng viễn thông Việt Nam ...............75
Bảng 2.6: Ma trận các yếu tố bên trong .............................................................77
Bảng 2.7: Ma trận các yếu tố bên ngoài ............................................................94
Bảng 2.8: Ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh tranh ...........................................95
Bảng 3.1: Dự báo dân số Việt Nam giai đoạn 2007-2020 ...............................103
Bảng 3.2: Dự báo quy mô GDP Việt Nam giai đoạn 2007-2020 ....................103
Bảng 3.3: Dự báo quy mô doanh thu viễn thông Việt Nam (trường hợp 1) ....103
Bảng 3.4: Dự báo tỷ trọng doanh thu viễn thông Việt Nam (2007-2020) .......104
Bảng 3.5: Dự báo quy mô doanh thu viễn thông Việt Nam (trường hợp 2) ....104
Bảng 3.6: Dự báo quy mô doanh thu viễn thông Việt Nam (trường hợp 3) ....104
Bảng 3.7: Dự báo tổng số thuê bao điện thoại của Việt Nam (2007-2020) ....105
Bảng 3.8: Dự báo tỷ trọng thuê bao di động trên mạng viễn thông (2007-2020) 105
Bảng 3.9: Dự báo tổng hợp số thuê bao trên mạng viễn thông (2007-2020) ..106
Bảng 3.10: Tổng hợp kết quả dự báo một số chỉ tiêu viễn thông Việt Nam giai
đoạn 2007-2020 ...............................................................................................106
Bảng 3.11: Các chỉ tiêu phát triển ngành viễn thông giai đoạn 2007 – 2020 ..108
Bảng 3.12: Ma trận SWOT ..............................................................................109
Bảng 3.13: Ma trận QSPM về cơ chế chính sách ............................................113
Bảng 3.14: Ma trận QSPM về thị trường .........................................................114
Bảng 3.15: Ma trận QSPM về sản phẩm .........................................................116
Bảng 3.16: Ma trận QSPM về huy động vốn ...................................................118
Bảng 3.17: Ma trận QSPM về nhân lực ...........................................................120
Bảng 3.18: Ma trận QSPM về phuơng án phát triển mạng lưới ......................121
Bảng 3.19: Ma trận QSPM về phuơng án phát triển khoa học công nghệ ......123
2. Danh mục các đồ thị
Đồ thị 2.1: Mật độ sử dụng điện thoại năm 2006 ..............................................48
Đồ thị 2.2: Mật độ sử dụng internet năm 2006 ..................................................50
Đồ thị 2.3: Tỷ trọng doanh thu trong ngành viễn thông năm 2006 ...................60
Đồ thị 2.4: Tình hình đầu tư của ngành viễn thông và giao thông vận tải ........62
Đồ thị 2.5: Tỷ trọng vốn đầu tư của ngành viễn thông và giao thông vận tải ...63
Đồ thị 2.6: Tỷ trọng đầu tư cho viễn thông trong tổng vốn đầu tư Nhà nước ...64
Đồ thị 2.7: Chỉ số nguồn nhân lực Việt Nam so với một số nước .....................68
Đồ thị 2.8: Thị phần các doanh nghiệp viễn thông VN cuối năm 2006 ............70
Đồ thị 2.9: Số thuê bao điện thoại của Việt Nam đến tháng 6/2007 .................90
Đồ thị 2.10: Mật độ sử dụng điện thoại của Việt Nam đến tháng 6/2007 .........90
Đồ thị 2.11: Cơ cấu khách hàng theo độ tuổi .....................................................91
Đồ thị 2.12: Cơ cấu khách hàng theo mức cước sử dụng ...................................91
Đồ thị 2.13: Cơ cấu khách hàng theo loại hình đăng ký ....................................92
- 1 -
MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để phát triển nhưng cũng
ẩn chứa rất nhiều thách thức đối với mọi nền kinh tế, đặc biệt là ở những quốc gia
đang phát triển. Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương
mại thế giới (WTO) sẽ đem lại cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài và mở rộng thị
trường xuất khẩu hàng hoá cho các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, khi mở
cửa thị trường theo các cam kết gia nhập WTO thì những ngành sản xuất, dịch vụ
trong nước sẽ phải đối mặt với một áp lực cạnh tranh rất lớn. Các tập đoàn tư bản
nước ngoài với khả năng to lớn về vốn, công nghệ hiện đại và bề dày kinh nghiệm
quản lý kinh doanh sẽ là những đối thủ quá tầm đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Đối với ngành viễn thông Việt Nam, do vai trò quan trọng của ngành (vừa là
một ngành hạ tầng, vừa là một ngành kinh tế mũi nhọn đồng thời góp phần bảo đảm
an ninh quốc phòng và trật tự xã hội, nâng cao dân trí của người dân), yêu cầu sớm
có một kế hoạch phát triển cho phù hợp với tình hình mới lại càng cấp bách hơn.
Hiện nay, ngành viễn thông Việt Nam đang thực hiện giai đoạn 05 năm cuối của
chiến lược phát triển từ năm 2001 đến năm 2010 với tên gọi: “Chiến lược hội nhập
và phát triển”. Qua quá trình triển khai chiến lược, ngành viễn thông đã đạt được
nhiều kết quả rất đáng khích lệ: Mạng lưới viễn thông đã được mở rộng trong cả
nước, mức độ tăng trưởng thuê bao đạt tốc độ cao, cơ chế pháp lý ngày một hoàn
thiện theo hướng mở cửa thị trường. Bên cạnh đó, còn một số điểm ngành viễn
thông cần phải cố gắng hoàn thiện hơn như: Tạo môi trường cạnh tranh trong cung
cấp dịch vụ viễn thông, đa dạng hoá dịch vụ giá trị gia tăng, nâng cao chất lượng đội
ngũ nhân lực và đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ. Để khắc phục những hạn
chế đang tồn tại và chuẩn bị tốt nhất cho quá trình thực hiện các cam kết gia nhập
WTO về lĩnh vực viễn thông, ngay từ bây giờ ngành viễn thông Việt Nam cần có
những biện pháp phát triển mới. Sự thành công của việc phát triển ngành viễn thông
Việt Nam là rất quan trọng. Đây có thể được xem là một trong những nền tảng đầu
tiên để thực hiện phát triển nền kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá.
- 2 -
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Quá trình phát triển của ngành viễn thông
Việt Nam.
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Trong ngành viễn thông Việt Nam (trên
phạm vi cả nước).
III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Các nghiên cứu của luận án nhằm:
- Phân tích bối cảnh và thực trạng quá trình phát triển của ngành viễn thông
Việt Nam. Từ đó, rút ra được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ
đối với sự phát triển của ngành viễn thông Việt Nam.
- Đề xuất các biện pháp phát triển cho ngành viễn thông Việt Nam giai
đoạn từ nay đến năm 2020.
IV. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Ý nghĩa khoa học: Hiện nay, ở Việt Nam và trên thế giới chưa có một công
trình nghiên cứu mang tính hệ thống nào đưa ra được các lý thuyết về phát
triển ngành. Thực tế trong quá trình hoạch định chính sách phát triển
ngành, tuỳ theo quan điểm của nhà quản lý mà kế hoạch phát triển ngành
sẽ được xây dựng theo những cách khác nhau như theo mục tiêu phát triển,
theo các yếu tố ảnh hưởng, theo sự tác động của môi trường bên trong và
môi trường bên ngoài, theo quá trình sản xuất của n