Luận án Phát triển nguồn nhân lực ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, nguồn lực con người có vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển. Khi nói về vai trò của con người, Lênin khẳng định “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động” (Lênin toàn tập, 1977, tr 32). Trên tinh thần đó, Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ “Muốn có chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” (Hồ Chí Minh toàn tập, tái bản, 2000, tr 310). Con người còn được xem là yếu tố quyết định của lực lượng sản xuất, trí tuệ của con người một khi được khai thác, được bồi dưỡng và sử dụng một cách hợp lý sẽ trở thành nguồn lực vô tận. Tác động của toàn cầu hóa và chuyển đổi số đem lại nhiều lợi ích cho mỗi quốc gia, do đó cũng làm cho xu hướng hội nhập quốc tế của mỗi quốc gia trở nên là một tất yếu. Quốc gia nào không tận dụng được những lợi thế của toàn cầu hóa, và chuyển đổi số sẽ trở nên tụt hậu. Hiện nay trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, nguồn nhân lực còn được đánh giá cao hơn, vượt lên trên các yếu tố khác, mỗi quốc gia đều xem phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố cơ bản nhằm thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế. Bên cạnh rất nhiều lợi ích mà hội nhập quốc tế (HNQT) mang lại đối với nguồn nhân lực như: 1) Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế; 2) Tăng cường khả năng phối hợp các nguồn lực, nhất là nguồn lực con người của mỗi quốc gia để giải quyết những vấn đề quan tâm chung của khu vực và thế giới; 3) Người dân của mỗi quốc gia được tiếp xúc với nền văn minh nhân loại, được thụ hưởng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh, được tiếp cận và giao lưu nhiều hơn với thế giới bên ngoài, v.v., thì hội nhập quốc cũng để lại không ít những khó khăn, thách thức đối với phát triển nguồn nhân lực. Nhận thức đúng và đầy đủ tính tất yếu cũng như thời cơ, thách thức của hội nhập quốc tế đối với nguồn nhân lực sẽ tạo ra những con đường đi riêng thúc đẩy sự phát triển của mỗi quốc gia, địa phương.

doc219 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 818 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển nguồn nhân lực ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH --------------------- NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH --------------------- NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị Mã số: 9310102 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn 2. PGS.TS Trần Tiến Khai Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu nêu trong đề tài là trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình khác. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, nhận xét được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong danh mục tài liệu tham khảo. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2022 Tác giả MỤC LỤC Lời cam đoan i Mục lục ii Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt vi Danh mục các bảng, biểu đồ, hình vii Tóm tắt viii PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 7 1.1. Tổng quan nghiên cứu về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực 7 1.1.1. Vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội 7 1.1.2. Phát triển nguồn nhân lực, nhân lực chất lượng cao 9 1.1.3. Tác động của hội nhập quốc tế đến phát triển nguồn nhân lực 11 1.2. Tổng quan nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực ngành y tế 13 1.2.1. Vai trò, đặc điểm nguồn nhân lực y tế 13 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế 15 1.2.3. Phát triển nguồn nhân lực ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh 20 1.3. Những kế thừa từ các nghiên cứu trước và khoảng trống nghiên cứu đặt ra cho luận án 21 1.3.1. Những kế thừa từ các nghiên cứu trước 21 1.3.2. Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của luận án 23 Tóm tắt chương 1 25 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 26 2.1. Lý luận về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực 26 2.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực 26 2.1.2. Nội dung phát triển nguồn nhân lực 32 2.1.3. Các lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực 38 2.1.4. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực 46 2.2. Lý luận về nguồn nhân lực y tế và phát triển nguồn nhân lực y tế 48 2.2.1. Khái niệm nguồn nhân lực y tế, phát triển nguồn nhân lực y tế 48 2.2.2. Đặc điểm và vai trò của nguồn nhân lực y tế 48 2.2.3. Tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực y tế 53 2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực y tế 61 2.3. Khung phân tích 65 Tóm tắt chương 2 67 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 68 3.1. Phương pháp luận nghiên cứu của luận án 68 3.1.1. Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử 68 3.1.2. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học 72 3.1.3. Phương pháp phân tích lịch sử thống nhất với logic 74 3.1.4. Phương pháp tiếp cận hệ thống 75 3.1.5. Phương pháp tiếp cận liên ngành 76 3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể của luận án 76 3.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp 76 3.2.2. Phương pháp thống kê mô tả 77 3.2.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu 78 3.2.4. Phương pháp chuyên gia 78 3.3. Hệ thống thông tin, dữ liệu 79 3.3.1. Dữ liệu thứ cấp 79 3.3.2. Dữ liệu sơ cấp 79 3.4. Nội dung nghiên cứu 79 Tóm tắt chương 3 83 CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 85 4.1. Tổng quan về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và đặc điểm của ngành Y tế Thành phố Hồ Chí Minh 85 4.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh 85 4.1.2. Đặc điểm của ngành Y tế Thành phố Hồ Chí Minh 89 4.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế 91 4.2.1. Thực trạng số lượng nguồn nhân lực y tế 91 4.2.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực y tế 93 4.2.3. Thực trạng cơ cấu nguồn nhân lực y tế 106 4.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực y tế Thành phố Hồ Chí Minh 114 4.3.1. Hội nhập quốc tế 114 4.3.2. Sự phát triển của khoa học – công nghệ 119 4.3.3. Chính sách về y tế 121 4.3.4. Giáo dục đào tạo 123 4.4. Đánh giá về thực trạng phát triển nguồn nhân lực y tế Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế 129 4.4.1. Những kết quả đạt được trong phát triển nguồn nhân lực y tế Thành phố Hồ Chí Minh 129 4.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong phát triển nguồn nhân lực y tế Thành phố Hồ Chí Minh 132 4.4.3. Những yêu cầu đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực y tế Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế 135 Tóm tắt chương 4 138 CHƯƠNG 5. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 139 5.1. Quan điểm, phương hướng phát triển nguồn nhân lực Ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 139 5.1.1. Quan điểm 139 5.1.2. Phương hướng 140 5.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế 143 5.2.1. Nhóm giải pháp nhằm phát triển số lượng nguồn nhân lực ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh 143 5.2.2. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh 146 5.2.3. Nhóm giải pháp nhằm đảm bảo cơ cấu nguồn nhân lực ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh 150 5.2.4. Nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh thích ứng với hội nhập quốc tế 155 Tóm tắt chương 5 160 KẾT LUẬN 161 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 164 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 165 PHỤ LỤC 177 DANH MỤC VIẾT TẮT NNLYT : Nguồn nhân lực y tế PTNNL : Phát triển nguồn nhân lực Tp.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh CBYT : Cán bộ y tế CĐ : Cao đẳng ĐH : Đại học TC : Trung cấp UBNDTP : Ủy ban nhân dân thành phố HNQT : Hội nhập quốc tế CPTPP : Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương AEC : Cộng đồng Kinh tế ASEAN BHYT : Bảo hiểm y tế CNH,HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GDP : Tổng sản phẩm quốc nội ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á WHO : Tổ chức Y tế thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ Bảng 2.1.Bảng phân loại sức khỏe nguồn nhân lực 55 Bảng 4.1. Tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước và Tp.HCM giai đoạn 1986 – 2020 86 Bảng 4.2. Số lượng nhân lực y tế 91 Bảng 4.3. Số lượng nhân lực y tế theo chuyên môn 92 Bảng 4.4. Bác sỹ phân theo trình độ và theo tuyến 96 Bảng 4.5. Điều dưỡng phân theo trình độ chuyên môn, theo tuyến 98 Bảng 4.6. Số lượng và tỷ lệ điều dưỡng có trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và số điều dưỡng có trình độ từ đại học trở lên 99 Bảng 4.7. Tỷ lệ người bệnh có trải nghiệm tích cực khi nhập viện 102 Bảng 4.8. Tỷ lệ người bệnh có trải nghiệm tích cực về hoạt động khám chữa bệnh 103 Bảng 4.9. Tỷ lệ người bệnh có trải nghiệm tích cực về tinh thần, thái độ phục vụ của nhân viên y tế 104 Bảng 4.10. Cơ cấu nhân lực y tế phân theo độ tuổi 106 Bảng 4.11. Cơ cấu nhân lực y tế phân theo giới tính 107 Bảng 4.12. Cơ cấu nhân lực y tế phân theo tuyến 109 Bảng 4.13. Cơ cấu nhân lực y tế theo khu vực y tế 111 Bảng 4.14. Số lượt khám chữa bệnh ngoại trú giai đoạn 2015- 2020 115 Bảng 4.15. Số lượt điều trị nội trú giai đoạn 2015- 2020 115 Bảng 4.16. Số lượt khám chữa bệnh khu vực công và khu vực tư tại Tp.HCM 116 Bảng 4.17. Số lượt điều trị nội trú khu vực công và khu vực tư tại Tp.HCM giai đoạn 2016 – 2020 117 Bảng 4.18. Bảng lương bác sỹ năm 2021 123 Bảng 4.19.Số lượng sinh viên theo học tại trường Đại học Y Dược Tp.HCM 2020 126 Bảng 4.20. Kết quả thực hiện giai đoạn 2016-2020 về chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực y tế của Tp.HCM 131 Biểu đồ 4.1. Số lượt khám chữa bệnh giai đoạn 2010 – 2020 90 Hình 2.1. Khung phân tích của đề tài 66 TÓM TẮT Tiếng Việt Tiêu đề: Phát triển nguồn nhân lực ngành y tế TpHCM trong bối cảnh hội nhập quốc tế Tóm tắt: Kinh tế xã hội càng phát triển, người dân sẽ quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn. Phát triển nguồn nhân lực y tế đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân. Những năm qua, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng việc phát triển nguồn nhân lực ngành y tế TpHCM vẫn còn những bất cập như thiếu hụt cán bộ y tế có chuyên môn tại các tuyến xã, huyện, sự biến động nguồn nhân lực giữa các tuyến, hạn chế trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế là một yêu cầu cấp bách đối với ngành y tế TpHCM hiện nay. Với việc sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê mô tả và đặc biệt là phương pháp chuyên gia để phỏng vấn các nhà quản lý, đội ngũ bác sỹ, đề tài đã phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành y tế Tp.HCM, nguyên nhân của những vấn đề tồn tại, đề xuất những giải pháp thiết thực phát triển nguồn nhân lực y tế Tp.HCM. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu có cách nhìn đầy đủ, toàn diện về định hướng phát triển nguồn nhân lực y tế Tp.HCM đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Từ khóa: phát triển, nguồn nhân lực y tế, hội nhập quốc tế, TpHCM English Title: Developing Ho Chi Minh City's health workforce in the context of international integration. Abstract: In today's ever-changing socioeconomic environment, health is of the utmost concern; thus, developing a health workforce plays an essential role in meeting the people's climbing needs for quality healthcare. As the international integration becomes increasingly strengthened in the last few years, despite exceptional efforts in developing Ho Chi Minh City health workforce, there are still shortcomings such as a shortage of specialized health workforce at the commune, district levels; the workforce fluctuation between these levels, and limitations in enhancing the workforce's quality. Developing the health workforce's quantity, quality, and structure during the international integration and development is currently the top priority for Ho Chi Minh City health workforce. The thesis analyzes the current situation of the developing Ho Chi Minh City health workforce, the causes of existing problems. It proposes practical solutions to build Ho Chi Minh City health workforce using a combination of analysis, synthesis, descriptive statistics, and especially expert methods to interview managers and doctors. The experiment's results should provide researchers with a complete and comprehensive view of the development orientation of Ho Chi Minh City health workforce; thus, meet the people's needs for healthcare in the context of international integration. Keywords: development, health workforce, international integration, Ho Chi Minh City. PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, nguồn lực con người có vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển. Khi nói về vai trò của con người, Lênin khẳng định “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động” (Lênin toàn tập, 1977, tr 32). Trên tinh thần đó, Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ “Muốn có chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” (Hồ Chí Minh toàn tập, tái bản, 2000, tr 310). Con người còn được xem là yếu tố quyết định của lực lượng sản xuất, trí tuệ của con người một khi được khai thác, được bồi dưỡng và sử dụng một cách hợp lý sẽ trở thành nguồn lực vô tận. Tác động của toàn cầu hóa và chuyển đổi số đem lại nhiều lợi ích cho mỗi quốc gia, do đó cũng làm cho xu hướng hội nhập quốc tế của mỗi quốc gia trở nên là một tất yếu. Quốc gia nào không tận dụng được những lợi thế của toàn cầu hóa, và chuyển đổi số sẽ trở nên tụt hậu. Hiện nay trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, nguồn nhân lực còn được đánh giá cao hơn, vượt lên trên các yếu tố khác, mỗi quốc gia đều xem phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố cơ bản nhằm thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế. Bên cạnh rất nhiều lợi ích mà hội nhập quốc tế (HNQT) mang lại đối với nguồn nhân lực như: 1) Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế; 2) Tăng cường khả năng phối hợp các nguồn lực, nhất là nguồn lực con người của mỗi quốc gia để giải quyết những vấn đề quan tâm chung của khu vực và thế giới; 3) Người dân của mỗi quốc gia được tiếp xúc với nền văn minh nhân loại, được thụ hưởng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh, được tiếp cận và giao lưu nhiều hơn với thế giới bên ngoài, v.v., thì hội nhập quốc cũng để lại không ít những khó khăn, thách thức đối với phát triển nguồn nhân lực. Nhận thức đúng và đầy đủ tính tất yếu cũng như thời cơ, thách thức của hội nhập quốc tế đối với nguồn nhân lực sẽ tạo ra những con đường đi riêng thúc đẩy sự phát triển của mỗi quốc gia, địa phương. Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) - một trung tâm kinh tế, tài chính thương mại, trung tâm khoa học công nghệ lớn nhất nước, một thành phố có dịch vụ y tế khá phát triển. Trong bối cảnh HNQT ngày càng sâu rộng, sự tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài đã tạo điều kiện để ngành y tế Tp.HCM đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực và mở rộng các dịch vụ y tế. Tp.HCM ngày càng có sự xuất hiện của nhiều cơ sở y tế, nhất là hệ thống y tế ngoài công lập với các bệnh viện đa khoa, phòng khám đa khoa, bệnh viện chuyên khoa kỹ thuật cao và mô hình chăm sóc tại nhà v.vĐồng thời, có sự tồn tại của các tuyến bệnh viện với sự quản lý khác nhau, ngoài các cơ sở khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe thuộc sự quản lý của Sở Y tế Tp.HCM còn có các bệnh viện được đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại thuộc Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công An, v.v quản lý. Đây là điều kiện thuận lợi để người dân có thể lựa chọn một nơi chăm sóc sức khỏe đáp ứng nhu cầu của mình một cách tốt nhất. Tuy nhiên, sự tồn tại nhiều loại hình cơ sở y tế trên địa bàn Tp.HCM cũng dẫn đến sự biến động về cung, cầu nhân lực y tế. Theo khảo sát của Sở Nội vụ Tp.HCM thu nhập từ tiền lương của cán bộ nhân viên ngành y tế khu vực công tuy có cao hơn cán bộ công chức khu vực hành chính có trình độ tương đương nhưng thấp hơn ba đến bốn lần ở cơ sở y tế khu vực tư nhân và cơ sở do nước ngoài hợp tác đầu tư, từ đó dẫn đến tình trạng các cán bộ trong ngành y tế xin thôi việc, chuyển sang làm việc tại các cơ sở y tế tư nhân, các cơ sở y tế có vốn đầu tư nước ngoài. Tình trạng đội ngũ y, bác sỹ đang làm việc tại các bệnh viện công nhưng vẫn tham gia khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế tư nhân cũng trở nên phổ biến hơn. Một số bác sỹ cho rằng nguyên nhân của việc chảy máu chất xám do thu nhập và đời sống của cán bộ ngành y tế còn thấp, không tương xứng với công sức bỏ ra. Một thực tế khác cho thấy, không chỉ vấn đề thu nhập mà nhu cầu được phát huy năng lực chuyên môn và nâng cao tay nghề của mình cũng là một trong những nguyên nhân làm cho một số cán bộ y tế nhất là cán bộ y tế ở tuyến dưới muốn tìm đến các bệnh viện tuyến trên, bệnh viện chuyên sâu, bệnh viện kỹ thuật cao. Chắc chắn là sự dịch chuyển nhân lực y tế từ khu vực công sang khu vực tư dù là nhân lực có chuyên môn cao hay không cũng ảnh hưởng đến công việc chuyên môn của bệnh viện khu vực công. Mặt khác, khi xã hội càng phát triển, thu nhập của người dân Tp.HCM không ngừng được nâng cao. Theo Báo cáo của Ban chấp hành Đảng bộ Tp.HCM khóa X “GRDP bình quân đầu người của thành phố tăng liên tục qua các năm, bình quân gấp 2,4 lần so với cả nước”, theo đó nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân không ngừng được nâng lên, mỗi người dân đều mong muốn được chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, một bộ phận người dân ở các quốc gia khác cũng tìm đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh có chất lượng cao tại các cơ sở y tế được trang bị kỹ thuật hiện đại, chất lượng dịch vụ tốt với mức giá cả hợp lý ở Tp.HCM. Thực trạng này tạo nên sức ép đối với các cơ sở y tế công lập trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bởi vì trong cuộc chạy đua cạnh tranh này, nếu khu vực y tế nào chỉ “lấy chất lượng dịch vụ làm điểm khác biệt để thu hút bệnh nhân cũng chỉ là cạnh tranh trong ngắn hạn. Về lâu dài, khi mà chất lượng dịch vụ ở mọi nơi đã tương đồng nhau thì sự khác biệt về nguồn nhân lực tri thức mới là cách phát triển nền tảng của bệnh viện” (Hoàng Nhung, 2018). Phần thắng sẽ giành cho những khu vực y tế nào có lợi về các lĩnh vực đầu tư phát triển nguồn nhân lực y tế, đầu tư nâng cấp các dịch vụ y tế, đặc biệt là đầu tư cho giáo dục đại học và có chính sách đãi ngộ cho cán bộ y tế phù hợp. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế luôn có vai trò quan trọng, quyết định đến việc thành công hay thất bại trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc ​và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới cũng đã nhấn mạnh cần “đổi mới căn bản, toàn diện công tác đào tạo nhân lực y tế, đáp ứng yêu cầu cả về y đức và chuyên môn trong điều kiện chủ động, tích cực hội nhập quốc tế”. Chúng ta có thể thấy HNQT đã đem lại những cơ hội cho việc phát triển nguồn nhân lực y tế nói chung và nguồn nhân lực ngành y tế Tp.HCM nói riêng, tuy nhiên ngành y tế Tp.HCM phải đối mặt với những thách thức không hề nhỏ. Trong những năm qua, nguồn nhân lực y tế Tp.HCM ngày càng được phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì nguồn nhân lực y tế hiện nay vẫn thiếu về số lượng và còn hạn chế về chất lượng, cơ cấu nhân lực y tế phân bổ không đồng đều do đó vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành, nhất là sự bùng phát dịch lần thứ tư diễn ra quá nhanh và trên diện rộng đã bộc lộ những hạn chế của nguồn nhân lực ngành y tế Tp.HCM. Đó là sự thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực y tế, Tp.HCM đã phải huy động hơn 20.000 y bác sỹ ở các tỉnh, thành trên cả nước tham gia vào công tác chống dịch và hơn nữa là sự thiếu và yếu của đội ngũ nhân lực y tế tuyến cơ sở đã dẫn đến sự quá tải tại các tuyến bệnh viện trong quá trình điều trị làm cho số ca tử vong lên đến hàng chục ngàn người. Vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu để bù đắp sự thiếu hụt và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh là điều vô cùng cần thiết. Có như vậy, ngành y tế Tp.HCM mới thực sự phát triển một cách bền vững, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dân. Đó chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế” làm luận án tiến sỹ của mình. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của luận án Mục tiêu tổng quát Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực y tế. Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành y tế Tp.HCM, làm cơ sở thực tiễn đề xuất những giải pháp góp phần phát triển nguồn nhân lực ngành y tế Tp.HCM trong bối cảnh HNQT. Mục tiêu cụ thể Làm rõ đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực ngành y tế. Phân tích thực trạng số lượng, chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực y tế Tp.HCM trong bối cảnh HNQT. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ngành Y tế Tp.HCM, chỉ ra được những thành tựu và hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, những yêu cầu đặt ra cho phát triển nguồn nhân lực y tế ở Tp.HCM trong HNQT. Đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực y tế Tp.HCM trong bối cảnh HNQT. Câu hỏi nghiên cứu. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ngành y tế Tp. HCM? Những hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực y tế Tp.HCM? Những yêu cầu đặt ra đối với phát triển

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_phat_trien_nguon_nhan_luc_nganh_y_te_thanh_pho_ho_ch.doc
  • pdfCV gủi Cục CNTT0BGDĐT-04-7.pdf
  • docENG - Tóm-tắt-Luận-án-Nguyễn-Thị-Quỳnh-Trang-29-6-2022.doc
  • docxENG - Thông tin những đóng góp mới của LA-Nguyễn Thị Quỳnh Trang-29-6-2022.docx
  • docTóm-tắt-Luận-án-Nguyễn-Thị-Quỳnh-Trang-29-6-2022.doc
  • docxThông tin những đóng góp mới của LA-Nguyễn Thị Quỳnh Trang-29-6-2022.docx
Luận văn liên quan