Luận án Phát triển nguồn nhân lực vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020

Ngày nay lợi thế so sánh của sự phát triển nhanh đang chuyển dần từ yếu tố giàu tài nguyên, tiền vốn, giá nhân công rẻ sang lợithế về trình độ trí tuệ cao của con người. Nguồn nhân lực trở thành nguồn tài sản quý giá, là nhân tố quyết định sự tăng trưởng và phát triển của mọi quốc gia, vùng lãnh thổ. Điều này được minh chứng qua mô hình tăng trưởng kinh tế của Nhật, Singapore, một số nước khác. cũng như từ thực tế của Việt Nam qua những năm đổi mới. Đối với đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vùng kinh tế lớn của cả nước có nhiều tiềm năng và thế mạnh về phát triểnnông nghiệp, thủy sản, du lịch và thương mại quốc tế (tổng diện tích tự nhiên toàn vùng là 4 triệu ha, bờ biển dài trên 700 Km, hàng năm ĐBSCL cung cấp cho cả nước trên 50% sản lượnggạo và 60% sản lượng thủy sản để xuất khẩu). Tuy nhiên, ngoài số lượng, thì chất lượng nguồn nhân lực ĐBSCL đang ở trình độ thấp (trên cả 3 phương diện: trí lực, thể lực, nhân cách thẩm mỹ), chế độ quản lý, sử dụng và đãi ngộ còn tồn tại nhiều bất cập. Tình hình đó, chắc chắn sẽ gây khó khăn lớn cho việc thực hiện các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn của vùng. Đây chính là lý do đã thôi thúc tôi chọn đề tài “Phát triển nguồn nhânlực vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020” để nghiên cứu. Hy vọng sự thành công của luận án sẽ góp phần đắc lực cho việc hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực, trên cơ sở đó thúc đẩy tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ĐBSCL.

pdf178 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3164 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển nguồn nhân lực vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan