3.1.1.4. Quản lý bảo vệ rừngGiai đoạn 2011-2020, diện tích khoán bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụngđược hỗ trợ vốn ngân sách dự án bình quân đạt 60.000 lượt ha/năm. Riêng năm2018, diện tích rừng được giao khoán bảo vệ 98.748 ha (diện tích rừng được chitrả dịch vụ môi trường rừng đạt 58.199,6 ha). Thông qua công tác khoán bảo vệrừng đã góp phần nâng cao đời sống và giải quyết việc làm cho khoảng 2.000 hộgia đình và 24 cộng đồng, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng giảm đi đáng kể.Đối với rừng phòng hộ, đặc dụng: Hình thức quản lý chủ yếu là giao cho cácBan quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng để khoán bảo vệ rừng, những diện tích chưagiao được quản lý bảo vệ theo trách nhiệm Nhà nước của UBND các cấp. Đối vớinhững diện tích xung yếu, vùng có nguy cơ xâm hại cao được đầu tư hỗ trợ giaokhoán bảo vệ rừng từ vốn ngân sách, vốn tài trợ thông qua các chương trình, dự án.Nhìn chung diện tích rừng, đất rừng phòng hộ, đặc dụng đang được tổ chức quản lýbảo vệ chặt chẽ.Đối với rừng sản xuất: Trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng chủ yếu thuộc vềcác chủ rừng, các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốccông tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.3.1.1.5. Xây dựng hạ tầng lâm sinh và phòng cháy chữa cháy rừngThông qua các nguồn vốn ngân sách sự nghiệp kinh tế kiểm lâm, dự án Nângcao năng lực phòng cháy - chữa cháy rừng cho lực lượng Kiểm lâm và vốn của cácchương trình dự án, vốn vay chính phủ khác như JBIC, JICA2, BCC và vốn của cácchủ rừng, vốn phân bổ sau khai thác rừng ... đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầnglâm sinh tương đối đồng bộ trên địa bàn Tỉnh như sau:Đường lâm nghiệp có khoảng 550 km, 1.495 km đường ranh cản lửa, 8 kmđường tuần tra bảo vệ rừng, 75 chòi canh lửa rừng, 36 nguồn điểm tiếp nước chữacháy rừng, 39 trạm quản lý bảo vệ rừng, 30 nhà chứa dụng cụ chữa cháy rừng,
230 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 29/03/2025 | Lượt xem: 47 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
VÕ THỊ HẢI HIỀN
PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG GỖ LỚN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG TRỊ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI, 2024
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
VÕ THỊ HẢI HIỀN
PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG GỖ LỚN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG TRỊ
NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 9620115
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học 1: TS. Nguyễn Nghĩa Biên
Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Nguyễn Thị Hải Ninh
Hà Nội, 2024
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án được chỉ rõ nguồn gốc. Đồng
thời, Tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài tại địa phương Tôi luôn
chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Tác giả luận án
Võ Thị Hải Hiền
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành luận án này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân, đơn vị, tổ chức trong và
ngoài trường về nhiều mặt. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
Ban Giám hiệu trường Đại học Lâm Nghiệp, Phòng Đào tạo sau đại học, tập
thể các thầy cô giáo khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh, Bộ môn Kinh tế, Bộ môn
Kế toán đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận án.
Đặc biệt, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy giáo TS. Nguyễn Nghĩa Biên
và Cô giáo TS. Nguyễn Thị Hải Ninh, những người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo và cán bộ công
nhân viên làm việc tại các cơ quan, sở, ban ngành trên địa bàn tỉnh Quảng Trị: Sở
NN&PTNT Quảng Trị, Chi cục Kiểm Lâm, Cục Thống kê, Sở Tài nguyên và Môi
trường, Phòng Nông nghiệp huyện Cam Lộ, Gio Linh và Vĩnh Linh. Đồng thời tôi
xin gửi lời cảm ơn đến các cá nhân, tổ chức là các chủ rừng tại địa phương đã tạo
điều kiện và giúp đỡ tôi cung cấp số liệu, tư liệu khách quan, nói lên những suy
nghĩ của mình để giúp tôi hoàn thành luận án này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Lâm Nghiệp,
Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh, bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã ủng hộ
và giúp đỡ tôi nhiệt tình trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Nghiên cứu sinh
Võ Thị Hải Hiền
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN RỪNG ....... 7
TRỒNG GỖ LỚN ...................................................................................................... 7
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển rừng trồng gỗ lớn ..................................................... 7
1.1.1. Các khái niệm cơ bản ....................................................................................... 7
Đặc điểm và lợi ích của phát triển rừng trồng gỗ lớn ................................... 11
1.1.3. Nội dung nghiên cứu phát triển rừng trồng gỗ lớn ........................................ 13
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển rừng trồng gỗ lớn ............................... 20
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển rừng trồng gỗ lớn ............................................... 23
Kinh nghiệm phát triển rừng trồng gỗ lớn trên thế giới ................................ 23
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển rừng trồng gỗ lớn tại các địa phương trong nước ... 25
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Trị ....................................................... 28
1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu ............................................................. 28
Tổng quan các nghiên cứu ở ngoài nước ....................................................... 28
Tổng quan các nghiên cứu trong nước ........................................................... 33
Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................... 38
CHƯƠNG 2. ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 40
2.1. Đặc điểm cơ bản của tỉnh Quảng Trị ................................................................ 40
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 40
2.1.2. Khái quát đặc điểm kinh tế xã hội của Tỉnh ................................................... 44
2.1.3. Đánh giá chung về ảnh hưởng đặc điểm của địa bàn nghiên cứu đến phát
triển rừng trồng gỗ lớn ............................................................................................. 46
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 47
2.2.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích ..................................................... 47
2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu ...48
2.2.3. Phương pháp xử lý tài liệu, số liệu ................................................................. 55
2.2.4. Phương pháp phân tích tài liệu, số liệu ......................................................... 55
2.2.5. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá phát triển rừng trồng gỗ lớn ........................... 71
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 74
3.1. Tình hình phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ............................ 74
3.1.1. Các kết quả từ hoạt động lâm nghiệp ............................................................. 74
3.1.2. Tình hình giao rừng, giao đất lâm nghiệp ...................................................... 79
3.1.3. Tình hình hoạt động một số dự án lâm nghiệp ............................................... 80
3.1.4. Tình hình khai thác và thị trường tiêu thụ gỗ ................................................. 81
3.1.5. Hoạt động chế biến gỗ ................................................................................... 82
3.2. Thực trạng phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ............... 82
3.2.1. Chính sách khuyến khích phát triển rừng trồng gỗ lớn .................................. 82
3.2.2. Tình hình tổ chức sản xuất rừng trồng gỗ lớn ................................................ 88
3.2.3. Tình hình áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trồng rừng gỗ lớn ................ 89
3.2.4. Kết quả phát triển rừng trồng gỗ lớn tỉnh Quảng Trị .................................... 92
3.2.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng gỗ lớn ............................................... 106
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển rừng trồng gỗ lớn tại tỉnh Quảng Trị ..... 111
3.3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 111
3.3.2. Hệ thống chính sách, luật pháp liên quan đến phát triển rừng trồng gỗ lớn
................................................................................................................................ 113
3.3.3. Nguồn nhân lực ............................................................................................ 115
3.3.4. Thị trường tiêu thụ gỗ lớn ............................................................................ 116
3.3.5. Sự tham gia của chủ rừng vào phát triển rừng trồng gỗ lớn ....................... 118
3.4. Đánh giá chung về phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 131
3.4.1. Những thuận lợi chủ yếu .............................................................................. 131
3.4.2. Nguyên nhân và thách thức chủ yếu ............................................................. 133
3.5. Định hướng và giải pháp phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn Tỉnh 137
3.5.1. Định hướng phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn Tỉnh ....................... 137
3.5.2. Giải pháp phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn Tỉnh ........................... 138
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt Viết đầy đủ
BCR Benefits to cost Ratio - Tỷ suất lợi ích chi phí
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
BQ Bình quân
DBH Đường kính ngang ngực
CN - XD Công nghiệp – Xây dựng
DVMTR Dịch vụ môi trường rừng
GĐ Giai đoạn
FSC Forest Stewardship Certificate – Chứng chỉ rừng bền vững
HGĐ Hộ gia đình
HTX Hợp tác xã
KHCN Khoa học công nghệ
KTXH Kinh tế xã hội
IRR Internal Rate of Return - Tỷ suất hoàn vốn nội bộ
NCS Nghiên cứu sinh
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NLTS Nông Lâm Thuỷ sản
NPV Net Present Value – Giá trị hiện tại ròng
OTC Ô tiêu chuẩn
QĐ Quy định
QH Quy hoạch
RGL Rừng gỗ lớn
RSX Rừng sản xuất
SXKD Sản xuất kinh doanh
TH Thực hiện
TM - DV Thương mại – Dịch vụ
TN Tự nhiên
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UBND Uỷ ban nhân dân
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Quảng Trị năm 2022 ................................... 43
Bảng 2.2: Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Trị .................................... 44
Bảng 2.3: Tình hình dân số và lao động tỉnh Quảng Trị năm 2022 ......................... 45
Bảng 2.4: Tổng hợp phương pháp thu thập tài liệu, số liệu ..................................... 51
Bảng 2.5: Cơ cấu mẫu khảo sát bằng bảng hỏi ........................................................ 53
Bảng 2.6: Tổng hợp các phương pháp phân tích tài liệu, số liệu ............................. 55
Bảng 2.7: Bảng phân tích lợi ích – chi phí rừng trồng ............................................. 61
Bảng 2.8: Giả thuyết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định trồng rừng gỗ
lớn của chủ rừng ....................................................................................................... 65
Bảng 2.9: Các biến phụ thuộc và độc lập trong mô hình nghiên cứu ...................... 68
Bảng 2.10: Phân tích SWOT về quyết định rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn Tỉnh ........
......................................................................................................................... 71
Bảng 2.11: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển rừng trồng gỗ lớn ........................ 72
Bảng 3.1: Giá trị sản xuất lâm nghiệp tỉnh Quảng trị trong 3 năm 2020 - 2022 .........
......................................................................................................................... 75
Bảng 3.2: Diện tích rừng trồng tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn (2011 – 2020) ....... 76
Bảng 3.3: Đơn vị quản lý sử dụng đất lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị (2011 – 2020) ......
......................................................................................................................... 79
Bảng 3.4: Danh sách một số dự án lâm nghiệp trọng điểm tỉnh Quảng Trị ............. 80
Bảng 3.5: Diện tích rừng trồng trong kỳ quy hoạch (2011-2020) ............................ 83
Bảng 3.6: Khối lượng trồng rừng sản xuất trong kỳ quy hoạch trong giai đoạn 2011-
2020 theo đơn vị ....................................................................................................... 83
Bảng 3.7: Khối lượng khai thác rừng trong giai đoạn 2011-2020 theo đơn vị ........ 84
Bảng 3.8: Khối lượng trồng rừng gỗ lớn và chuyển hoá rừng trồng đến năm 2025 85
Bảng 3.9: Tổng hợp hiện trạng các cơ sở SXKD cây giống lâm nghiệp ................. 90
Bảng 3.10: Tổng hợp hiện trạng nguồn giống cây trồng lâm nghiệp tại Quảng Trị ....
......................................................................................................................... 91
Bảng 3.11-A: Diện tích trồng rừng keo gỗ lớn theo đơn vị hành chính của Tỉnh ........
......................................................................................................................... 94
Bảng 3.11-B: Cơ cấu và sự biến động về diện tích rừng trồng keo gỗ lớn của Tỉnh 94
Bảng 3.12: Cơ cấu và sự biến động quy mô HGĐ trồng rừng Keo gỗ lớn của Tỉnh ...
......................................................................................................................... 95
Bảng 3.13: Diện tích phân theo đơn vị các nhóm hộ FSC của Tỉnh năm 2017 ....... 97
Bảng 3.14: Cơ cấu và sự biến động HGĐ tham gia FSC tại tỉnh Quảng Trị ........... 98
Bảng 3.15: Trữ lượng rừng trồng Keo 1-5 tuổi ........................................................ 98
Bảng 3.16: Chỉ tiêu phản ánh biến động trữ lượng rừng trồng Keo 1-5 tuổi ........... 99
Bảng 3.17: Chỉ tiêu phản ánh biến động trữ lượng rừng trồng Keo 6 – 10 tuổi ..........
......................................................................................................................... 99
Bảng 3.18: Tính chất vật lý, cơ học của các loại gỗ keo ........................................ 100
Bảng 3.19: Năng suất và cơ cấu gỗ keo lai BV10 khai thác ở các luân kỳ khác nhau
tại Cam Lộ, Quảng Trị ........................................................................................... 101
Bảng 3.20: Trữ lượng gỗ rừng cây keo lai theo các tuổi khác nhau ...................... 102
Bảng 3.21: Một số chỉ tiêu sinh trưởng và trữ lượng gỗ rừng keo lai từ 5 - 12 tuổi
trên địa bàn tỉnh Quảng Trị .................................................................................... 103
Bảng 3.22: Năng suất sản lượng các loại gỗ sản phẩm Keo lai theo các cấp tuổi .......
....................................................................................................................... 105
Bảng 3.23: Doanh thu các sản phẩm gỗ Keo lai theo các cấp tuổi khác nhau ....... 107
Bảng 3.24: Các chỉ tiêu phân tích tài chính kinh doanh rừng trồng keo lai tại các chu
kì khác nhau ........................................................................................................... 107
Bảng 3.25: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh các mô hình rừng trồng Keo
lai với mức lãi suất thay đổi ................................................................................... 108
Bảng 3.26: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh các mô hình rừng trồng Keo lai với
chi phí tăng 10% ...108
Bảng 3.27: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh các mô hình rừng trồng Keo
lai với doanh thu giảm 10% ................................................................................... 108
Bảng 3.28: Sự biến động giá trị tương đương hàng năm AEV theo các mô hình rừng
trồng khác nhau (5 – 12 năm) ................................................................................. 110
Bảng 3.29: Bảng đánh giá chi phí cơ hội cho các mô hình kinh doanh trồng rừng
Keo lai cho các năm khác nhau .............................................................................. 111
Bảng 3.30: Khả năng tiếp cận rừng (địa hình) trên địa bàn Tỉnh ........................... 112
Bảng 3.31: Bảng so sánh tình hình thực hiện đất lâm nghiệp giai đoạn 2011-2020 ....
....................................................................................................................... 113
Bảng 3.32. Bảng kết cấu giới tính chủ hộ khảo sát trên địa bàn Tỉnh .................... 115
Bảng 3.33: Bảng kết cấu dân tộc chủ hộ khảo sát trên địa bàn Tỉnh ..................... 115
Bảng 3.34: Bảng xếp loại hộ rừng khảo sát trên địa bàn Tỉnh ............................... 116
Bảng 3.35: Thống kê mô tả về hộ rừng khảo sát trên địa bàn Tỉnh ....................... 119
Bảng 3.36: Tập huấn và bón phân của hộ rừng khảo sát trên địa bàn Tỉnh ........... 125
Bảng 3.37: Tham gia chứng chỉ rừng FSC của hộ rừng khảo sát trên địa bàn Tỉnh ....
....................................................................................................................... 126
Bảng 3.38: Bảng tương quan các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định trồng rừng gỗ lớn
....................................................................................................................... 126
Bảng 3.39: Bảng phân loại quyết định trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn Tỉnh .......... 127
Bảng 3.40: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định trồng gỗ lớn của chủ rừng ............. 128
Bảng 3.41: Xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định trồng gỗ lớn của chủ
rừng trên địa bàn Tỉnh ............................................................................................ 130
Bảng 3.42: Phân tích SWOT trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ........ 131
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Bản đồ 2.1: Bản đồ địa chính tỉnh Quảng trị ............................................................ 40
Bản đồ 2.2: Vị trí các xã được lựa chọn nghiên cứu tại huyện Vĩnh Linh ............... 48
Bản đồ 2.3: Vị trí các Xã được lựa chọn nghiên cứu tại huyện Cam Lộ ................. 49
Bản đồ 2.4: Vị trí các Xã được lựa chọn nghiên cứu tại huyện Gio Linh ................ 49
Biểu đồ 3.1. Diện tích rừng trồng tại tỉnh Quảng Trị (2011 – 2020) ....................... 77
Biểu đồ 3.2: Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng Quảng Trị (2011 – 2022) ......... 81
Biểu đồ 3.3: Diện tích trồng Keo hàng năm trên địa bàn Tỉnh ................................ 93
Biểu đồ 3.4: Trữ lượng gỗ keo theo tuổi rừng 1- 5 năm tại tỉnh Quảng Trị ............. 99
Biểu đồ 3.5: Trữ lượng gỗ keo 1-10 tuổi ở tỉnh Quảng Trị .................................... 100
Biểu đồ 3.6: Lượng tăng trưởng của 1ha về trữ lượng gỗ theo các cấp tuổi .......... 104
Biểu đồ 3.7: Biến động giá gỗ rừng trồng tại tỉnh Quảng Trị năm 2011 – 2020 ... 118
Biểu đồ 3.8: Nguồn gốc vốn của chủ rừng trên địa bàn Tỉnh ................................ 122
Biểu đồ 3.9: Thiếu vốn đầu tư ở năm thứ 5 trên địa bàn khảo sát ......................... 123
Biểu đồ 3.10: Nguồn gốc giống trên địa bàn khảo sát ........................................... 124
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Mối quan hệ MAI và CAI trong tăng trưởng rừng ................................... 18
Hình 1.2: Quan hệ giữa sản lượng cây đứng và tuổi cây ......................................... 18
Hình 2.1: Khung phân tích về phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng
Trị ......................................................................................................................... 49
Sơ đồ 2.1: Mô hình lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng quyết định trồng rừng gỗ lớn
của chủ rừng ............................................................................................................. 67
Sơ đồ 2.2: Các bước thực hiện phân tích mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng 69
Hình 3.2: Đồ thị hàm Logistic .................................................................................. 70
1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Vai trò của rừng đã được đánh giá cao trong lịch sử cũng như trong thời đại
ngày nay đối với con người nói chung, đặc biệt đối với nhiều khu vực dân cư có
truyền thống về nghề rừng. Trên thế giới có nhiều nước và vùng lãnh thổ có kinh tế
và xã hội phát triển ổn định nhờ sự phát triển của kinh tế lâm nghiệp, điển hình như
Thuỷ Điển, Phần Lan, Đức, Canada, Mỹ Ngày nay, giá trị của rừng được thừa
nhận về nhiều mặt: Kinh tế, môi trường, xã hội. Vì vậy, ý thức về phát triển rừng
trên thế giới ngày một nâng cao, đặc biệt ở các nước có nhiều tiềm năng về đất lâm
nghiệp và đời sống xã hội phụ thuộc rất nhiều vào rừng.
Việt Nam là một nước có tiềm năng lớn về ngành lâm nghiệp. Cuộc sống
của đại bộ phận người dân ở vùng núi rất gắn bó với rừng, nhưng trình độ quản lý
rừng chưa cao nên mặc dù đã có nhiều dấu hiệu tích cực về trồng và bảo vệ rừng từ
sự quan tâm của Đảng và nhà nước, song kinh tế rừng vẫn còn thấp, chưa đáp ứng
mong đợi của người trồng rừng cũng như nền kinh tế đất nước. Hiện nay, nước ta
vẫn phải đối mặt với các thách thức lớn; Một là, nguồn cung gỗ từ rừng trồng trong
nước chưa đáp ứng đủ cầu gỗ nguyên liệu cho chế biến; Hai là, tỷ trọng gỗ lớn thấp,
thiếu gỗ chất lượng cao; Ba là, gỗ từ rừng trồng trong nước chưa đáp ứng đầy đủ
các yêu cầu kiểm soát nguồn gốc gỗ hợp pháp.
Mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 1,5 – 2 triệu m3 gỗ tròn và gỗ xẻ có
nguồn gốc từ các quốc gia nhiệt đới, là nguồn gỗ có nguy cơ rủi ro về pháp lý,
chiếm 30 - 40% tổng lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Điều đó không chỉ ảnh
hưởng tiêu cực đến hình ảnh ngành gỗ Việt mà làm giảm mất cơ hội trong việc sử
dụng nguồn gỗ rừng trồng trong nước có nguồn gốc của các nông hộ. Thực tế, Việt
Nam tiêu thụ gỗ nguyên liệu khoảng 32 triệu m3/năm, mà nguồn cung trong nước
chỉ giới hạn khoảng 2 triệu m3/năm. Điều này cho thấy, Việt Nam hàng năm vẫn
phải nhập khẩu gỗ nguyên liệu. Đặc biệt, gỗ tròn và gỗ xẻ nhập khẩu đều là gỗ có
quy cách lớn, chất lượng cao trong nguồn cung trong nước chưa đủ khả năng đáp
ứng nội địa.
2
Theo các dự báo trong 10 năm tới, nhu cầu gỗ nguyên liệu có quy cách lớn
và chất lượng cao vẫn sẽ tăng. Xuất khẩu sản phẩm gỗ chất lượng và rõ nguồn gốc
tiếp tục tăng. Thị trường xuất khẩu lớn ngày càng có các quy định chặt chẽ hơn về
tính hợp pháp và bền vững của sản phẩm. Sau khi hiệp định Thực thi Lâm luật,
Quản trị Rừng và Thương mại Lâm sản (VPA/FLEGT) có hiệu lực, tất cả các sản
phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu vào EU đều truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp. Do đó,
cần chú trọng vào việc trồng rừng gỗ lớn có nguồn gốc hợp pháp, kinh doanh có
trách nhiệm, được chứng nhận chứng chỉ FSC. Bộ NN&PTNT ban hành Kế hoạch
“Phát triển rừng trồng sản xuất gỗ lớn gia đoạn 2024 – 2030”. Theo đó, đến năm
2030 tổng diện tích rừng trồng gỗ lớn đạt khoảng 1 triệu ha. Trong đó, duy trì diện
tích rừng trồng gỗ lớn hiện có là 500.000 ha và phát triển mới giai đoạn 2024 –
2030 là 450.000 – 550.000 ha.
Trong bối cảnh hiện nay, sự cạnh tranh gay gắt về nguyên liệu khi Trung
Quốc, Lào và Campuchia đóng cửa rừng tự nhiên, cùng với việc giá gỗ nguyên liệu
từ Châu Phi tăng cao, việc tìm kiếm nguồn gỗ trở nên khó khăn hơn. Đối với Việt
Nam, việc thực hiện chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu và tiếp tục duy trì
đóng cửa rừng tự nhiên ít nhất đến năm 2030, rừng đặc dụng, phòng hộ (khoảng 7
triệu ha) phải giữ nguyên, 4 triệu ha rừng phòng hộ cần phục hồi. Tổng diện tích
rừng sản xuất có thể khai khác chỉ còn khoảng 4 triệu ha. Như vậy, vấn đề phát triển
rừng trồng sản xuất nói chung, rừng trồng gỗ lớn được đặt ra thật sự cần thiết.
Quảng Trị là tỉnh có nhiều lợi thế và tiềm năng trồng rừng kinh doanh. Tuy
diện tích rừng trồng của Tỉnh tăng hàng năm, nhưng năng suất và chất lượng rừng
còn thấp, thu nhập do rừng mang lại chưa cao. Giá cả thị trường và việc thu mua
không ổn định gây nên sự chèn ép, cạnh tranh làm ảnh hưởng đến kinh tế của chủ
rừng. Ngoài ra, khí hậu của Tỉnh chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kèm theo
mưa nên dễ gây lũ lụt. Nếu phát triển rừng gỗ lớn, gỗ có giá trị kinh tế cao thay cho
việc trồng rừng nguyên liệu gỗ nhỏ trồng với chu kỳ ngắn hiện nay để thay đổi cách
trồng rừng manh mún, nhỏ lẻ, giảm biến đổi khí hậu, hạn chế khắc phục được bão
lũ thiên tai xảy ra.
3
Quảng Trị đã thực hiện thành công nhiều mô hình chuyển đổi trồng rừng gỗ
nhỏ sang trồng rừng kinh doanh gỗ lớn có chứng chỉ FSC. Nhờ vậy, Quảng Trị
được đánh giá là một trong những tỉnh đầu tiên tại Việt nam được cấp chứng nhận
quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC cho các tổ chức, mô hình nhóm hộ gia
đình. Những năm qua, các chủ rừng trên địa bàn Tỉnh đã trồng rừng kinh doanh
thành công trên đất rừng được giao và cũng đã bước đầu thực hiện trồng mới và
chuyển đổi sang trồng rừng gỗ lớn đối với loài cây Keo lai là chủ đạo, chu kỳ kinh
doanh 10 - 12 năm và được sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế cao.
Trước xu hướng phát triển trồng rừng gỗ lớn đang đặt ra, Tôi thực hiện
nghiên cứu luận án với tên đề tài: “Phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị ” là thực sự có ý nghĩa về cả lý luận và thực tiễn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển rừng trồng gỗ lớn, đề xuất một số
giải pháp góp phần phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tổng luận những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển rừng trồng gỗ lớn.
- Đánh giá thực trạng phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa
bàn tỉnh Quảng Trị.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn
tỉnh Quảng Trị.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu chính của đề tài: “Làm thế nào để phát triển rừng trồng
gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong điều kiện hiện nay?”.
Câu hỏi này hình thành các câu hỏi nghiên cứu cụ thể như sau:
(i) Phát triển rừng trồng gỗ lớn dựa trên những cơ sở lý luận và cơ sở thực
tiễn nào?
(ii) Thực trạng phát triển rừng trồng gỗ lớn hiện nay của Tỉnh như thế nào?
(iii) Hiệu quả kinh tế rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn Tỉnh được xác định ra sao?
4
(iv) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa
bàn tỉnh Quảng Trị ?
(v) Những giải pháp nào nên thực hiện trong thời gian tới để thúc đẩy phát
triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ?
1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Phát triển rừng trồng gỗ lớn cây Keo lai địa bàn tỉnh
Quảng Trị.
- Đối tượng khảo sát: Các chủ rừng có vốn đầu tư trồng rừng hoạt động trên
địa bàn tỉnh Quảng Trị.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung
+ Đề tài tập trung vào vấn đề phát triển rừng trồng gỗ lớn bằng cây Keo lai
trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Nghiên cứu cho các khu rừng Keo lai được trồng thuần
loài, đều tuổi do các hộ gia đình quản lý mà chưa tiếp cận đến sự tham gia của các
công ty lâm nghiệp, của các tổ chức tham gia trồng rừng khác.
+ Nghiên cứu sự phát triển rừng trồng gỗ lớn ở giai đoạn sản xuất lâm
nghiệp: Từ giai đoạn trồng rừng mới và chuyển hoá rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn
tới giai đoạn chặt hạ.
+ Giới hạn trong điều kiện cho phép phù hợp, đề tài nghiên cứu điểm với cây
Keo lai:
(i) Là giống cây lâm nghiệp chính, được trồng phổ biến (>80%) trên địa bàn
Tỉnh. Hiện tại ở tỉnh Quảng Trị, chưa có loài cây nào có ưu thế và được sử dụng
rộng rãi hơn cây Keo lai trong trồng rừng sản xuất.
(ii) Theo đề án phát triển rừng trồng gỗ lớn tỉnh Quảng Trị đến năm 2025,
định hướng đến năm 2030, cây Keo lai là loài cây được lựa chọn xây dựng mô hình
thí điểm chuyển hoá rừng, trồng rừng kinh doanh gỗ lớn tại tỉnh Quảng Trị.
(iii) Là loài cây sinh trưởng nhanh, có thể sinh trưởng trên đất nghèo dinh
dưỡng. Nếu chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, Keo lai sẽ ít bị bệnh, giảm thiểu
được chi phí chữa bệnh cho cây. Nếu được chăm sóc và bón phân thích hợp, Keo lai
trên đất nghèo dinh dưỡng vẫn sinh trưởng nhanh.
5
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
- Phạm vi về thời gian
Các thông tin, số liệu thứ cấp được tổng hợp trong giai đoạn 2011 - 2022
Các thông tin, số liệu sơ cấp điều tra, khảo sát trong giai đoạn 2018 - 2022.
Các giải pháp được đề xuất cho giai đoạn 2023 - 2030.
1.5. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển rừng trồng gỗ lớn.
- Thực trạng phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
- Hiệu quả kinh tế rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
- Yếu tố ảnh hưởng tới phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn Tỉnh.
- Định hướng, giải pháp phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn Tỉnh.
1.6. Những đóng góp mới của luận án
- Về lý luận:
Luận án đã vận dụng lý thuyết và phương pháp tiếp cận để nghiên cứu phát
triển rừng trồng gỗ lớn trong điều kiện cụ thể của tỉnh Quảng Trị.
Áp dụng phương pháp xác định sản lượng và đánh giá hiệu quả kinh tế rừng
trồng để đánh giá phát triển rừng trồng gỗ lớn.
Đưa ra phương pháp xác định các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển rừng trồng
gỗ lớn.
- Về thực tiễn:
Từ tổng hợp thực tiễn phát triển rừng trồng gỗ lớn trong nước và nước ngoài,
luận án chỉ ra được những khoảng trống, sự khác biệt giữa cơ sở lý luận và thực
tiễn.
Cung cấp cơ sở dữ liệu về thực trạng phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn
tỉnh Quảng Trị. Luận án đã vận dụng các chỉ tiêu kĩ thuật để xác định sản lượng
rừng, đánh giá hiệu quả kinh tế trồng rừng nhằm xác định được giá trị bằng tiền
trong phát triển rừng trồng gỗ lớn tại tỉnh Quảng Trị.
Luận án dựa vào kết quả hồi quy từ việc thu thập số liệu ở địa bàn để đề xuất
các giải pháp cho các bên liên quan (Nhà nước, địa phương, doanh nghiệp, nhà khoa
học ) làm cơ sở khuyến cáo các chủ rừng phát triển rừng gỗ lớn tỉnh Quảng Trị.
1.7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
6
- Ý nghĩa khoa học:
Luận án đã góp phần làm rõ hơn lý thuyết về phát triển và khái niệm gỗ lớn
trong phát triển rừng trồng gỗ lớn, là tài liệu tham khảo đối với các nhà nghiên cứu
các nhà hoạch định chính sách.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Luận án đã đánh giá được thực trạng phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn
tỉnh Quảng Trị thông qua các chỉ tiêu phản ánh về số lượng và chất lượng. Chỉ rõ
được điểm manh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển rừng trồng gỗ lớn và
chỉ ra điểm thành thục tối ưu trong khai thác để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất là 11 năm.
Luận án cũng đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển rừng trồng gỗ lớn
nhằm đề xuất các giải pháp cho các bên liên quan thuyết phục chủ rừng kéo dài thời gian
trồng rừng, nhằm phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn Tỉnh.
Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo đối với công tác hoạch định và
thực thi trồng rừng của Tỉnh và các địa phương khác.
1.8. Kết cấu luận án
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, kết cấu Luận án bao gồm 03 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển rừng trồng gỗ lớn.
Chương 2. Địa bàn và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN RỪNG
TRỒNG GỖ LỚN
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển rừng trồng gỗ lớn
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Phát triển
Thuật ngữ “Phát triển” thông dụng từ sau chiến tranh thế giới thứ II, khái niệm
này được hình thành vào cuối những năm 1940. Theo World Bank (1991) cho rằng
phát triển không chỉ là sự tăng trưởng về kinh tế mà còn bao gồm cả những vấn đề
liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, tự do về chính trị và quyền tự do
con người [96]. Có quan điểm cho rằng phát triển là một quá trình thay đổi liên tục
làm tăng trưởng mức sống con người, phân phối lại công bằng những thành quả
tăng trưởng trong xã hội. Phát triển được coi là quá trình hoàn thiện, biến đổi chặt
chẽ, kết hợp cả chất và lượng trên các khía cạnh khác nhau, có thể xảy ra ở các bộ
phận khác nhau với cách khác nhau, tốc độ khác nhau do những lực lượng khác
nhau. Như vậy, đo lường sự phát triển ở mức độ nào cũng phải xét bình diện trên
nhiều góc độ [77].
Năm 1980, trong “Chiến lược bảo tồn Thế giới” công bố bởi Hiệp hội Bảo
tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên Quốc tế (IUCN), thuật ngữ “Phát triển bền
vững” được sử dụng. Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những nhu
cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ sau
[98]. Theo Ủy ban quốc tế về phát triển và môi trường (UN, 1992) cho rằng “Phát
triển bền vững là một quá trình của sự thay đổi, khai thác và sử dụng tài nguyên,
đầu tư, phát triển công nghệ kỹ thuật, sự thay đổi tổ chức là thống nhất, tăng khả
năng đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của con người” [94]. Khái niệm này
được bổ sung điều chỉnh là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài
hòa giữa 3 mặt của sự phát triển: Phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi
trường.
Bùi Thế Cường và Đỗ Minh Khuê (2006) chỉ ra nhiều quan điểm khác nhau về
phát triển, nhưng điểm chung phát triển là một điều tích cực đáng mong muốn đối
với một đối tượng, một khu vực hay cả xã hội. Phát triển được coi là quá trình hoàn