Luận án Phát triển tài chính, cấu trúc tài chính và tăng trưởng kinh tế

Luận án phân tích tác động của PTTC lên TTKT và mối quan hệ CTTC và TTKT tại 33 quốc gia trải dài khắp các châu lục với các nền kinh tế đã phát triển, đang phát triển và mới nổi trong giai đoạn từ 2004 đến 2017. Bằng cách xây dựng bộ chỉ số PTTC mới kết hợp từ IMF và WB, luận án đã phân tích tác động đa chiều của PTTC lên TTKT với đầy đủ bốn khía cạnh là độ sâu tài chính, khả năng tiếp cận, tính hiệu quả và tính ổn định. Từ đó tìm thấy được tác động theo cả dạng hình chữ U và U ngược của từng khía cạnh của PTTC lên TTKT. Thông qua xây dựng và phát triển mô hình tăng trưởng tân cổ điển mở rộng, luận án tìm thấy được mức độ PTTC càng tăng thì CTTC dựa trên thị trường càng có tầm quan trọng hơn khi so sánh với CTTC dựa trên ngân hàng trong tác động thúc đẩy TTKT. Luận án cũng tìm thấy được ảnh hưởng của sự phát triển ngân hàng và TTCK đến TTKT không đơn thuần chỉ là trong ngắn hạn và dài hạn mà phải dựa trên các tần số khác nhau tại các khung thời gian khác nhau. Bên cạnh đó, quan điểm chủ nghĩa cấu trúc mới được tìm thấy trong nhóm DE, ngược lại CTTC tại nhóm AE hoặc là dựa trên ngân hàng hoặc là dựa trên thị trường. Từ các kết quả về PTTC, CTTC và TTKT, luận án đưa ra một số hàm ý chính sách quan trọng liên quan đến hệ thống tài chính cũng như mục tiêu TTKT bền vững của mỗi một quốc gia, trong giai đoạn mà hệ thống tài chính thế giới đang định hình lại như hiện nay.

docx275 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển tài chính, cấu trúc tài chính và tăng trưởng kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HUỲNH THỊ THÚY VY PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH, CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. HCM, Năm 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HUỲNH THỊ THÚY VY PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH, CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO TP. HCM, Năm 2022 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh đạo, Viện Đào tạo Sau Đại học và Khoa Tài chính của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án. Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc, Bộ môn Quản lý Nhà nước về Kinh tế - Tài chính công, Phòng Nghiên cứu Khoa học & Hợp tác quốc tế của Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh – nơi tôi công tác đã tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thiện luận án. Cuối cùng xin cảm ơn gia đình và đồng nghiệp đã luôn bên cạnh và động viên giúp tôi có thể toàn tâm tập trung thực hiện luận án. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án Tiến sĩ với đề tài “Phát triển tài chính, cấu trúc tài chính và tăng trưởng kinh tế” là công trình nghiên cứu độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo. Các kết quả trong luận án được thực hiện nghiêm túc, trung thực dựa trên nguồn số liệu rõ ràng, đáng tin cậy và chưa từng được công bố trong các công trình khoa học nào khác. Các tài liệu tham khảo từ các tác giả khác được trích dẫn khách quan và đầy đủ trong luận án. Nghiên cứu sinh Huỳnh Thị Thúy Vy MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN......i DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 ARDL Autoregressive Distributed Lag Mô hình tự hồi quy phân phối trễ 2 CADF Covariate Augmented Dickey-Fuller __ 3 CD Cross-sectional Dependence Sự phụ thuộc chéo 4 CIPS Cross Sectionally Augmented IPS __ 5 CTTC __ Cấu trúc tài chính 6 DWT Discrete Wavelet Transform Phép biến đổi Wavelet rời rạc 7 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 8 FD-GMM First difference generalized method of moments GMM sai phân bậc 1 9 FMOLS Fully Modified Ordinary Least Square Phương pháp bình phương nhỏ nhất hiệu chỉnh hoàn toàn 10 FSD Financial Structure Database Cơ sở dữ liệu CTTC 11 GFDD Global Financial Development Database Cơ sở dữ liệu PTTC toàn cầu. 12 GMM Generalized Method of Moments Phương pháp GMM GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc dân 13 DOLS Dynamic Ordinary Least Square Phương pháp bình phương nhỏ nhất động 14 IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế 15 IPS Im – Pesaran – Shin __ 16 KNN K – Nearest Neighbour Thuật toán KNN 17 MG Mean Group Mô hình nhóm trung bình 18 MODWT Maximal Overlap Discrete Wavelet Transform Phép biến đổi Wavelet rời rạc phủ toàn diện 19 NARDL Nonlinear Autoregressive Distributed Lag Mô hình tự hồi quy phân phối trễ phi tuyến 20 OLS Ordinary Least Square Phương pháp bình phương nhỏ nhất 21 PARDL Panel Autoregressive Distributed Lag Mô hình tự hồi quy phân phối trễ dữ liệu bảng PMG Pooled Mean Group Mô hình nhóm trung bình gộp 22 PTTC __ Phát triển tài chính 23 SML Sasabuchi-Lind-Mehlum __ 25 TTCK __ Thị trường chứng khoán 26 TTKT __ Tăng trưởng kinh tế 27 TTTC __ Thị trường tài chính 28 WB World Bank Ngân hàng thế giới 29 WDI World Development Indicators Chỉ số phát triển thế giới DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tổng hợp các mô hình TTKT14 Bảng 2.2: Tổng hợp cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa PTTC và TTKT 23 Bảng 2.3: Tổng hợp cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa CTTC và TTKT..30 Bảng 3.1: Các chỉ số đo lường PTTC mới 54 Bảng 3.2: Tổng hợp các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu 94 Bảng 4.1: Kết quả phần trăm phương sai chỉ số PTTC được giải thích bởi các thành phần PCA 98 Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến PTTC 99 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định sự phụ thuộc chéo 100 Bảng 4.4: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị dữ liệu bảng 101 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định đồng liên kết Westerlund 102 Bảng 4.6: Kết quả độ trễ tối ưu cho mô hình PARDL 104 Bảng 4.7: Kết quả ước lượng mô hình PARDL 106 Bảng 4.8: Kết quả ước lượng mô hình PARDL đa thức bậc hai 112 Bảng 4.9: Kết quả kiểm định SML 116 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định tác động của CTTC lên TTKT khi có ảnh hưởng bởi mức độ PTTC 118 Bảng 4.11: Thống kê mô tả các biến theo các thang thời gian khác nhau 119 Bảng 4.12: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị tại các thang thời gian khác nhau 120 Bảng 4.13: Kết quả kiểm định sự phụ thuộc chéo tại các thang thời gian khác nhau 122 Bảng 4.14: Kết quả kiểm định nhân quả Dumitrescu-Hurlin với sự phụ thuộc chéo tại các thang thời gian khác nhau 125 Bảng 4.15: Kết quả kiểm định mô hình PMG-NARDL 128 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1: Ma trận chỉ số PTTC theo IMF 52 Hình 3.2: Ma trận chỉ số PTTC mới 54 PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH, CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TÓM TẮT Luận án phân tích tác động của PTTC lên TTKT và mối quan hệ CTTC và TTKT tại 33 quốc gia trải dài khắp các châu lục với các nền kinh tế đã phát triển, đang phát triển và mới nổi trong giai đoạn từ 2004 đến 2017. Bằng cách xây dựng bộ chỉ số PTTC mới kết hợp từ IMF và WB, luận án đã phân tích tác động đa chiều của PTTC lên TTKT với đầy đủ bốn khía cạnh là độ sâu tài chính, khả năng tiếp cận, tính hiệu quả và tính ổn định. Từ đó tìm thấy được tác động theo cả dạng hình chữ U và U ngược của từng khía cạnh của PTTC lên TTKT. Thông qua xây dựng và phát triển mô hình tăng trưởng tân cổ điển mở rộng, luận án tìm thấy được mức độ PTTC càng tăng thì CTTC dựa trên thị trường càng có tầm quan trọng hơn khi so sánh với CTTC dựa trên ngân hàng trong tác động thúc đẩy TTKT. Luận án cũng tìm thấy được ảnh hưởng của sự phát triển ngân hàng và TTCK đến TTKT không đơn thuần chỉ là trong ngắn hạn và dài hạn mà phải dựa trên các tần số khác nhau tại các khung thời gian khác nhau. Bên cạnh đó, quan điểm chủ nghĩa cấu trúc mới được tìm thấy trong nhóm DE, ngược lại CTTC tại nhóm AE hoặc là dựa trên ngân hàng hoặc là dựa trên thị trường. Từ các kết quả về PTTC, CTTC và TTKT, luận án đưa ra một số hàm ý chính sách quan trọng liên quan đến hệ thống tài chính cũng như mục tiêu TTKT bền vững của mỗi một quốc gia, trong giai đoạn mà hệ thống tài chính thế giới đang định hình lại như hiện nay. Từ khóa: Phát triển tài chính, chỉ số phát triển tài chính, cấu trúc tài chính, tăng trưởng kinh tế, chủ nghĩa cấu trúc mới. FINANCIAL DEVELOPMENT, FINANCIAL STRUCTURE AND ECONOMIC GROWTH ABSTRACT The dissertation analyzes the impact of financial development on economic growth and the relationship between financial structure and economic growth of 33 countries covering all continents with the developed and developing and emerging countries during the period 2004 - 2017. In constructing a new set of financial development indicators combined from the IMF and WB, the dissertation examines the multi-dimensional impact of financial development on economic growth with all four aspects: financial depth, access, efficiency, and stability. From this, the impact of both U-shaped and inverted U-shapes of each aspect of financial development on economic growth can be found. Through the building and development of an expanded neoclassical growth model, the dissertation finds that the higher the level of financial development, the more important the market-based financial structure, as compared to the bank-based in promoting economic growth. The dissertation also discovers the influence of banking sector and stock market development on economic growth not only in the short- term and long-term, but on different frequencies and timescales. Furthermore, the view of new structuralism exists within the group of developing and emerging countries. By contrast, the financial structure of developed countries is either bank-based or market-based. From the results on financial development, financial structure and economic growth, the dissertation is a valuable reference to policy implications that are related to the financial system as well as the goal of sustainable economic growth in each country, in a period of reshaping of the global financial system. Keywords: Financial Development, Financial Development Index, Financial Structure, Economic Growth, New Structuralism. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU Đặt vấn đề Theo Schumpeter (1911), phát triển tài chính (PTTC) sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế (TTKT) vì vai trò trung gian của hệ thống tài chính phù hợp với người cho vay đối với người đi vay, từ việc chuyển các nguồn lực đến nơi sử dụng hiệu quả nhất. Mặc dù, các tài liệu học thuật nói chung về mối quan hệ giữa PTTC và TTKT đã có từ đầu thế kỷ 20, tuy nhiên đáng ngạc nhiên cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ kết luận nào được đưa ra. Các bằng chứng được tìm thấy khác nhau giữa các quốc gia và tùy thuộc vào phương pháp nghiên cứu được sử dụng. Trong khi một số nghiên cứu cho thấy PTTC có tác động tích cực đến TTKT (Bist, 2018; Guru & Yadav, 2019). Các nghiên cứu khác lại tìm thấy bằng chứng tác động tiêu cực hoặc không đáng kể của PTTC lên TTKT (như Nili & Rastad, 2007; Naceur & Ghazouani, 2007; Kar và cộng sự, 2011; Naraya & Naraya, 2013). Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, dòng nghiên cứu mới nhấn mạnh sự phức tạp trong tác động của PTTC lên TTKT, khi đề cập đến tính phi tuyến với tác động ngưỡng hoặc dạng hình chữ U ngược (Rousseau & Wachtel, 2011, Beck, 2014; Law & Singh, 2014; Rioja &Valev, 2014; Arcand và cộng sự, 2015; Samargandi và cộng sự, 2015; Ibrahim & Alagidede, 2018; Panizza, 2018; Swamy & Dharani, 2020). Liên kết giữa PTTC và TTKT đã trở thành một câu đố phức tạp không chỉ trong nghiên cứu riêng lẻ của từng quốc gia mà cần có sự đánh giá một cách khái quát và đầy đủ hơn trong nghiên cứu của khu vực và toàn thế giới. Mặc dù, tăng trưởng bền vững luôn được xem là mục tiêu cũng như là thách thức lớn đối với nhiều quốc gia, thì các cuộc khủng hoảng đã làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, khi tốc độ toàn cầu hóa ngày càng phát triển hơn thì nhiều quốc gia phải đối mặt với nhiều thách thức lớn để hòa nhập vào nền kinh tế chung của thế giới. Ngay cả đối với các quốc gia đã phát triển cũng phải chịu áp lực rất lớn trong việc duy trì tốc độ phát triển hiện có để tăng cường TTKT và tiếp tục thiết lập xu hướng chung toàn cầu. Do đó, một vấn đề được đặt ra là liệu rằng PTTC có còn quan trọng đối với TTKT nữa hay không, và tác động thật sự của PTTC lên TTKT là gì. Là tác động tích cực lên TTKT hay ngược lại TTKT bị ảnh hưởng bất lợi bởi việc có “quá nhiều tài chính” hay không? Bên cạnh đó, theo Goldsmith (1969), một trong những vấn đề quan trọng trong lĩnh vực tài chính là ảnh hưởng của CTTC và PTTC đến TTKT. Do đó, bên cạnh PTTC, một chủ đề cũng được các học giả quan tâm trong mối quan hệ giữa tăng trưởng – tài chính là CTTC. Nếu như các nghiên cứu trước đây khi phân tích TTKT có sự xuất hiện của CTTC chủ yếu là xem xét riêng lẻ hệ thống CTTC hoặc dựa trên ngân hàng hoặc dựa trên thị trường sẽ thúc đẩy TTKT. Hoặc mở rộng hơn là thay vì hình thức CTTC, đó là chất lượng chung của dịch vụ tài chính, hệ thống tài chính và hệ thống pháp luật có ảnh hưởng đến TTKT. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện đề xuất đưa quan điểm của chủ nghĩa cấu trúc mới để giải thích mối quan hệ giữa CTTC và TTKT. Theo Lin & Monga (2010), Cull và Xu (2013), Demir và Hall (2017) thì CTTC được xem là một quá trình năng động và được xác định bởi nhu cầu đối với các loại dịch vụ tài chính khác nhau trong mối liên kết với từng giai đoạn phát triển kinh tế. Theo đó, CTTC có xu hướng dựa trên ngân hàng nhiều hơn trong giai đoạn đầu của nền kinh tế thực. Sau đó, CTTC có xu hướng chuyển từ CTTC dựa trên ngân hàng sang dựa trên thị trường khi nền kinh tế phát triển hơn. Cụ thể hơn, Lin và Monga (2010) quan sát thấy rằng chính sách các quốc gia thường ưu tiên các ngân hàng lớn và thị trường vốn bất kể cấu trúc của nền kinh tế, điều đó cho thấy các quốc gia thu nhập thấp thường chọn các ngân hàng nhỏ, các ngân hàng địa phương làm xương sống trong hệ thống tài chính của họ, thay vì cố gắng tái tạo CTTC như các nước công nghiệp tiên tiến. Khi kinh tế càng phát triển hơn, nền kinh tế ngày càng phụ thuộc vào các ngành sử dụng nhiều vốn hơn, CTTC sẽ thay đổi để tạo ra sức nặng lớn hơn cho các ngân hàng lớn và thị trường vốn tinh vi hơn. Như vậy, một vấn đề được đặt ra là CTTC tối ưu của mỗi quốc gia là gì, và có phải mỗi một quốc gia khác nhau trong quá trình phát triển kinh tế, CTTC dựa trên ngân hàng hoặc dựa trên thị trường xuyên suốt cả quá trình, hay là tùy vào từng giai đoạn của sự phát triển sẽ có sự thay đổi trong việc chuyển đổi CTTC trong hệ thống tài chính của mỗi quốc gia. Và nếu điều này thật sự diễn ra, đây được xem là một thách thức trong quá trình hoạch định chính sách tại mỗi quốc gia. Do đó, đây được xem như là động lực để luận án đi sâu vào phân tích khách quan và toàn diện hơn tác động của PTTC lên TTKT và mối quan hệ giữa CTTC và TTKT, qua đó, đưa ra các hàm ý quan trọng trong việc hoạch định chính sách liên quan đến hệ thống tài chính cũng như mục tiêu TTKT bền vững của mỗi một quốc gia, trong giai đoạn mà hệ thống tài chính thế giới đang định hình lại như hiện nay. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án là nghiên cứu tác động của PTTC lên TTKT và mối quan hệ giữa CTTC với TTKT, từ đó luận án sẽ đúc kết và đưa ra các hàm ý chính sách quan trọng trong việc thúc đẩy TTKT bền vững trên nền tảng PTTC và CTTC trong hệ thống tài chính tại các quốc gia. Trong đó, luận án làm rõ hai mục tiêu cụ thể như sau: Thứ nhất, kiểm định tác động của PTTC lên TTKT bao gồm cả tác động tổng thể và tác động riêng lẻ của từng khía cạnh trong PTTC, từ đó xác định chính xác khía cạnh nào thực sự có tác động lên TTKT. Thứ hai, kiểm định mối quan hệ giữa CTTC và TTKT. Bằng cách xây dựng mô hình tăng trưởng tân cổ điển mở rộng để tìm ra CTTC tối ưu khi có ảnh hưởng của mức độ PTTC. Và kiểm định mối quan hệ nhân quả tại các thang thời gian khác nhau với các tần số khác nhau giữa TTTC, TGTC và TTKT. Qua đó phân tích sự thay đổi của CTTC trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế với quan điểm chủ nghĩa cấu trúc mới. Từ các kết quả tìm được, luận án sẽ đúc kết và rút ra các hàm ý quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng bền vững trên nền tảng PTTC và CTTC. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu cụ thể bao gồm: 1. PTTC có tác động như thế nào đến TTKT? 2. Tác động của PTTC lên TTKT được thể hiện thông qua dạng hình nào (hình chữ U hay hình chữ U ngược)? 3. Tác động của CTTC lên TTKT có bị ảnh hưởng bởi mức độ PTTC hay không? 4. Quan điểm chủ nghĩa cấu trúc mới có tồn tại hay không? Và CTTC tối ưu là gì? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu thứ nhất, đối tượng nghiên cứu của luận án là tác động của PTTC lên TTKT. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu thứ hai, đối tượng nghiên cứu của luận án là mối quan hệ giữa CTTC và TTKT. Phạm vi nghiên cứu: Luận án xây dựng bộ chỉ số PTTC mới dựa trên đề xuất của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF - International Monetary Fund) và Ngân hàng thế giới (World Bank - WB), trong đó loại trừ các nền kinh tế không có thị trường chứng khoán (TTCK) cũng như không cung cấp đầy đủ thông tin. Vì nhược điểm của các quốc gia kém phát triển và để kết quả nghiên cứu đáng tin cậy khi tính chỉ số PTTC và phân tích kết quả từ các mô hình kinh tế lượng, luận án cũng loại bỏ các quốc gia này ra khỏi nghiên cứu. Bên cạnh đó, dựa trên tính sẵn có từ Cơ sở dữ liệu CTTC (FSD - Financial Structure Database) và Cơ sở dữ liệu PTTC toàn cầu (GFDD - Global Financial Development Database), mẫu nghiên cứu cuối cùng bao gồm tổng cộng 33 quốc gia trải dài khắp các châu lục khác nhau, không dừng lại tại một quốc gia riêng lẻ hoặc chỉ một nhóm quốc gia hoặc chỉ nghiên cứu một khu vực nhất định. Vì các chỉ số được sử dụng trong phân tích chỉ số PTTC mới và CTTC từ FSD và GFDD chỉ gần như đầy đủ dữ liệu bắt đầu từ năm 2004 và cập nhật mới nhất đến năm 2017. Do đó, thời gian nghiên cứu của luận án trong giai đoạn 2004-2017. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Thứ nhất, luận án xây dựng bộ chỉ số PTTC mới với sự kết hợp của bốn khía cạnh là độ sâu tài chính, khả năng tiếp cận, tính hiệu quả và tính ổn định dựa trên tổng cộng 29 chỉ số thành phần. Phương pháp tính chỉ số PTTC mới dựa trên kết hợp phương pháp của OECD (2008), Cámara & Tuesta (2014) và Svirydzenka (2016). Sau khi xây dựng bộ 11 chỉ số PTTC mới, luận án tiếp tục phân tích tác động tổng hợp và tác động riêng lẽ của từng khía cạnh PTTC lên TTKT theo hai mô hình như sau: Mô hình 1, luận án sử dụng mô hình ARDL dữ liệu bảng (PARDL) có tính đến sự phụ thuộc chéo với hai phương pháp ước tính thay thế: mô hình nhóm trung bình gộp (Pooled Mean Group - PMG) và mô hình nhóm trung bình (Mean Group - MG). Bằng cách sử dụng hai công cụ này, nghiên cứu cho phép tính đến tính không đồng nhất của từng quốc gia và cho phép sự phụ thuộc chéo có khả năng phát sinh từ nhiều yếu tố không quan sát được. Mô hình 2: Để xem xét khả năng nền TTKT bị ảnh hưởng bất lợi bởi “quá nhiều tài chính” hay không, luận án tính đến tác động phi tuyến của PTTC lên TTKT. Cụ thể, nghiên cứu áp dụng cách tiếp cận đa thức bậc hai của PTTC như một yếu tố quyết định tăng trưởng theo đề xuất Lind và Mehlum (2010), Samargandi và cộng sự (2015), trong đó đề xuất áp dụng các thử nghiệm cho các mối quan hệ hình chữ U hoặc U ngược. Bằng cách áp dụng thử nghiệm này, cả hai điều kiện cần và đủ cho sự tồn tại của mẫu hình chữ U hoặc U ngược có thể được xác minh, và giải quyết được các nhược điểm của các mô hình thực nghiệm trước đó cũng như xác định chính xác ảnh hưởng thật sự của PTTC lên TTKT. Thứ hai, để giải quyết mục tiêu nghiên cứu thứ hai, luận án thực hiện kiểm định theo trình tự 2 bước như sau: Bước 1: Luận án xây dựng và phát triển mô hình tăng trưởng tân cổ điển mở rộng theo đề xuất Liu và Zhang (2020) với Tiến bộ kỹ thuật trung tính Hicks (Hicks Neutral Technical Progress) để tìm ra CTTC tối ưu trong mối quan hệ với TTKT. Qua đó, luận án tiến hành phân tích tác động của CTTC lên TTKT khi có ảnh hưởng bởi mức độ PTTC. Bước 2: Để xem xét liệu CTTC của các quốc gia trong phạm vi nghiên cưu có dựa trên quan điểm của chủ nghĩa cấu trúc mới hay không, luận án phân tích mối quan hệ nhân quả có tính đến sự phụ thuộc chéo giữa thị trường tài chính (TTTC), trung gian tài chính (TGTC) với TTKT tại các khung thời gian khác nhau với các tần số khác nhau, bằng cách phân tách chuỗi dữ liệu ban đầu bằng phép biến đổi Wavelet. Qua đó, có cơ sở để tìm ra quan điểm chủ nghĩa cấu trúc mới có tồn tại trong hệ thống CTTC tại các quốc gia, bằng cách áp dụng mô hình PMG-NARDL đối với hai nhóm quốc gia AE và DE. 1.5. Đóng góp của luận án 1.5.1. Đóng góp về cơ sở lý luận Thứ nhất, Luận án xây dựng bộ chỉ số đo lường PTTC mới với các khía cạnh là: độ sâu tài chính, khả năng tiếp cận, tính hiệu quả và tính ổn định. Tính đến nay, bộ chỉ số này được xem gần như đầy đủ nhất và khái quát nhất tất cả các khía cạnh của PTTC. Cụ thể, bộ chỉ số PTTC mới mà luận án xây dựng đã thể hiện được quy mô tài chính của tổ chức tài chính (TCTC) và TTTC, mức độ mà các cá nhân có thể sử dụng dịch vụ tài chính, hiệu quả của các TGTC và TTTC trong vai trò là trung gian các nguồn lực, và sự ổn định của hệ thống tài chính. Bộ chỉ số mới này đã khắc phục được các khuyết điểm của các chỉ số đo lường PTTC truyền thống cũng như bộ chỉ số PTTC gần nhất do IMF đưa ra, đó là, (i) không đơn thuần chỉ sử dụng một hoặc một vài chỉ tiêu đơn giản theo phương pháp truyền thống, mà sử dụng phương pháp đa chiều để đo lường PTTC với tổng cộng 29 chỉ tiêu bao gồm cả ngân hàng, các TCTC phi ngân hàng và TTTC; (ii) bổ sung thêm khía cạnh ổn địn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_phat_trien_tai_chinh_cau_truc_tai_chinh_va_tang_truo.docx
  • pdfCV gửi Cục CNTT-BGDĐT-30-11.pdf
  • pdfDONG GOP MOI_E.pdf
  • pdfDONG GOP MOI_V.pdf
  • pdfTOM TAT LUAN AN _E.pdf
  • pdfTOM TAT LUAN AN_V.pdf
Luận văn liên quan