Trong những năm qua, dưới tác động và sự hỗ trợ nhiều mặt từ phía Chính
phủ, các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp nhà nước, đã từng bước tăng
trưởng và thích nghi dần với môi trường cạnh tranh của cơ chế kinh tế thị trường,
tuy nhiên, nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có quy mô nhỏ, hiệu quả sản
xuất kinh doanh còn thấp, năng lực cạnh tranh yếu, kể cả các doanh nghiệp nhà
nước đã nhận được nhiều ưu đãi nhất từ các chính sách của Chính phủ. Trước tình
hình đó, Chính phủ đã có chủ trương thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước quy
mô lớn của Việt Nam nhằm mục tiêu để các tập đoàn trở thành các đầu tàu dẫn dắt
thị trường, giúp Chính phủ thực hiện những nhiệm vụ kinh tế – xã hội đã hoạch
định. Việc thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế đến nay vẫn chưa có sự tổng kết
đánh giá những mặt được và chưa được của các tập đoàn, nhất là trong thời gian vừa
qua, các tập đoàn không tập trung vào những lĩnh vực sản xuất chủ yếu mà mình có
thế mạnh, lại đầu tư vốn sang những lĩnh vực mới mà mình chưa có k inh nghiệm
kinh doanh như tài chính, chứng khoán, ngân hàng.đã gây bức xúc trong dư luận
xã hội.
Sở dĩ xảy ra điều đó bởi vì việc nghiên cứu làm rõ sự cần thiết khách quan
thành lập các tập đoàn kinh tế chưa thực sự được quan tâm đúng mức của các
ngành, các cấp, mà chủ yếu việc thành lập các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam diễn ra
có tính chất phong trào và mang tính chất chủ quan. Xuất phát từ những lý do đó, tôi
đã chọn đề tài “PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ” làm luận án tiến sỹ kinh tế của
mình.
25 trang |
Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 2637 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, dưới tác động và sự hỗ trợ nhiều mặt từ phía Chính
phủ, các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp nhà nước, đã từng bước tăng
trưởng và thích nghi dần với môi trường cạnh tranh của cơ chế kinh tế thị trường,
tuy nhiên, nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có quy mô nhỏ, hiệu quả sản
xuất kinh doanh còn thấp, năng lực cạnh tranh yếu, kể cả các doanh nghiệp nhà
nước đã nhận được nhiều ưu đãi nhất từ các chính sách của Chính phủ. Trước tình
hình đó, Chính phủ đã có chủ trương thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước quy
mô lớn của Việt Nam nhằm mục tiêu để các tập đoàn trở thành các đầu tàu dẫn dắt
thị trường, giúp Chính phủ thực hiện những nhiệm vụ kinh tế – xã hội đã hoạch
định. Việc thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế đến nay vẫn chưa có sự tổng kết
đánh giá những mặt được và chưa được của các tập đoàn, nhất là trong thời gian vừa
qua, các tập đoàn không tập trung vào những lĩnh vực sản xuất chủ yếu mà mình có
thế mạnh, lại đầu tư vốn sang những lĩnh vực mới mà mình chưa có kinh nghiệm
kinh doanh như tài chính, chứng khoán, ngân hàng....đã gây bức xúc trong dư luận
xã hội.
Sở dĩ xảy ra điều đó bởi vì việc nghiên cứu làm rõ sự cần thiết khách quan
thành lập các tập đoàn kinh tế chưa thực sự được quan tâm đúng mức của các
ngành, các cấp, mà chủ yếu việc thành lập các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam diễn ra
có tính chất phong trào và mang tính chất chủ quan. Xuất phát từ những lý do đó, tôi
đã chọn đề tài “PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ” làm luận án tiến sỹ kinh tế của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Hiện nay đã có một số công trình trong và ngoài nước nghiên cứu về tập đoàn
kinh tế như:
-“Thành lập và quản lý các tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam” do PGS. TS
Nguyễn Đình Phan làm chủ biên, NXB Chính trị quốc gia năm 1996.
2
-“Mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam đến năm 2020” của nhóm tác
giả do Phạm Quang Trung chủ biên xuất bản năm 2013.
-“Hiệu quả đầu tư của các khu vực kinh tế thông qua hệ số ICOR”, của tác giả
Bùi Trinh (2009).
- “Báo cáo về thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước”, của nhóm tác giả
Trần Tiến Cường, Nguyễn Cảnh Nam (2011), Viện Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý
Trung ương.
Nhìn chung, ngoài công trình của nhóm tác giả do Phạm Quang Trung chủ
biên và bảng báo cáo thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước của nhóm Trần
Tiến Cường và Nguyễn Cảnh Nam có phân tích sơ bộ về tình hình thực tế hoạt động
của các tập đoàn kinh tế nhà nước, còn các công trình nghiên cứu khác đã liệt kê ở
trên chỉ tập trung nghiên cứu về khía cạnh lý thuyết của mô hình tập đoàn kinh tế.
Trong thực tế, qua những năm thực hiện thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước
trên cơ sở tổ chức lại các tổng công ty nhà nước đã bộc lộ nhiều vấn đề về lý luận và
thực tiễn của mô hình tập đoàn kinh tế cần phải giải quyết như: Sự cần thiết tồn tại
và phát triển mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước, vị trí vai trò của các tập đoàn kinh
tế nhà nước trong nền kinh tế quốc dân, tính kinh tế và phi kinh tế của mô hình tập
đoàn, các mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước hiệu quả, con đường hình thành và
phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước, các tiêu chí thành lập và đánh giá hiệu quả
của mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước....cần phải tập trung nghiên cứu nhằm có
những giải pháp phù hợp cho sự phát triển mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước tại
Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng. Đây cũng là những
câu hỏi nghiên cứu cho luận án này phải giải quyết.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
3.1 Mục tiêu của đề tài
Đề tài luận án nhằm thực hiện các mục tiêu sau:
Thứ nhất, trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về sự hình thành tập đoàn kinh
tế. Kinh nghiệm về sự hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế trên thế giới cho
Việt Nam. Sự cần thiết hình thành và phát triển các tập đoành kinh tế nhà nước ở
Việt Nam trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
3
Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của
các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong thời gian từ năm 2006 đến nay.
Đánh giá vị trí, vai trò và hiệu quả kinh doanh của các tập đoàn kinh tế nhà nước
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Thứ ba, đưa ra các giải pháp cơ bản để tái cơ cấu lại các tập đoàn kinh tế nhà
nước trong bối cảnh cơ cấu lại nền kinh tế để đổi mới mô hình tăng trưởng, tạo sự
phát triển kinh tế bền vững trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế.
3.2 Nhiệm vụ của đề tài
Để thực hiện mục tiêu của đề tài, luận án cần tập trung giải quyết những vấn
đề cơ bản sau đây:
- Cơ sở khoa học và thực tiễn của sự hình thành và phát triển của các tập đoàn
kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Sử dụng các công cụ phân tích kinh tế để làm rõ thực trạng hoạt động sản
xuất kinh doanh của các tập đoàn kinh tế nhà nước trong giai đoạn 2006 – 2012. Chỉ
ra những thành tựu đạt được, những hạn chế, yếu kém của ác tập đoàn kinh tế nhà
nước trong thời gian qua.
- Đánh giá được vị trí, vai trò và hiệu quả kinh doanh của các tập đoàn kinh tế
nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự
quan lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp có tính khả thi để củng cố, xây dựng và phát triển các
tập đoàn kinh tế nhà nước từ nay đến năm 2020.
4. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu tập đoàn kinh tế ở Việt Nam là vấn đề mới cả về lý luận và
thực tiễn. Trong thực tế, sự hình thành và hoạt động của các tập đoàn kinh tế thuộc
các thành phần kinh tế còn ít. Do việc thu thập số liệu cho phân tích các hoạt động
của các tập đoàn kinh tế khó khăn, các số liệu chưa thống nhất và chuẩn xác. Đồng
thời hiện nay, xã hội đang quan tâm đến tính hiệu quả của mô hình tập đoàn kinh tế
nhà nước mà Chính phủ quyết định tổ chức thí điểm từ các Tổng công ty 90, 91. Vì
vậy, vấn đề về sự tồn tại và phát triển của các tập đoàn kinh tế nhà nước là vấn đề
4
rất mang tính thời sự và phức tạp cần có sự nghiên cứu một cách hệ thống, nên trong
khuôn khổ của luận án tiến sỹ, đề tài chỉ giới hạn tập trung nghiên cứu mô hình tập
đoàn kinh tế nhà nước mà không đi sâu nghiên cứu các tập đoàn kinh tế tư nhân.
Hướng chính của luận án là nghiên cứu các vấn đề sau:
- Về mặt lý luận đề tài tập trung nghiên cứu tính tất yếu khách quan tồn tại và
phát triển tập đoàn kinh tế nói chung và tập đoàn kinh tế nhà nước nói riêng. Xác
định quan điểm của sự phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước và những tác động của
nó đối với đời sống kinh tế – xã hội.
- Về mặt thực tiễn, đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển của các tập
đoàn kinh tế nhà nước trong những năm gần đây sau khi đã được thí điểm thành lập
từ các tổng công ty nhà nước. Đánh giá vị trí, vai trò, tác động tích cực và tiêu cực
của mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước đến các hoạt động kinh tế – xã hội.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
5.1 Phƣơng pháp định tính
Phương pháp định tính là tổng hợp các cơ sở lý thuyết về tập đoàn kinh tế và
tập đoàn kinh tế nhà nước qua mô hình của các nước như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản,
Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ
Phân tích và tổng hợp các đặc điểm, điều kiện hình thành các tập đoàn kinh tế
và các mối quan hệ một cách khách quan và khoa học. Mô tả một cách đơn giản và
hợp lý các mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước dưới dạng văn bản, biểu đồ, đồ
thịtheo lý thuyết kinh tế tối ưu thuộc phạm vi kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô.
Mô tả các hoạt động của các tập đoành kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong
trạng thái tĩnh có tính tới sự biến động của nền kinh tế qua từng thời kỳ.
Mô hình kinh tế nhà nước được xây dựng trên một số tiêu thức lượng biến có
mối quan hệ đặc thù trong nền kinh tế ở Việt Nam. Các biến số nội sinh được tính
toán giá trị và xác định xu hướng phát triển các tập đoàn kinh tế . Các biến số ngoại
sinh được xác định là mô hình các tập đoàn kinh tế của Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản,
Trung Quốc, Hàn Quốctừ góc độ sở hữu và cơ chế đầu tư, quản lý và giám sát.
5.2 Phƣơng pháp định lƣợng
Phương pháp thống kê kinh tế: Thu thập và tổng hợp các số liệu kinh tế của các tập
5
đoàn kinh tế nhà nước qua niên giám thống kê của Tổng cục thống kê, các báo cáo
tổng hợp của các tập đoàn kinh tế nhà nước từ năm 2006 đến năm 2012.
Phương pháp thống kê kinh tế lượng: Xây dựng các tham số chính thức qua số
liệu thống kê để phân tích và đánh giá mối quan hệ giữa các biến số kinh tế của các
tập đoành kinh tế nhà nước trong thời gian qua.
6. Đóng góp mới của luận án
Dưới góc độ là một luận án khoa học của một ngành học thuộc về lý thuyết
kinh tế nên luận án đã đạt được những điểm mới sau:
- Xác định được tính tất yếu, quan điểm, tác động và sự phát triển của mô hình
tập đoàn kinh tế nhà nước trong nền kinh tế quốc dân, nhằm làm cơ sở lý luận cho
các cơ quan quản lý chức năng có thể hoạch định chính sách phù hợp để quản lý,
phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam trong thời gian tới.
- Làm rõ được thực trạng hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước trong
thời gian qua nhằm đánh giá những thành tựu và hạn chế của các tập đoàn kinh tế
nhà nước đến kinh tế – xã hội.
- Đề xuất được các giải pháp khả thi nhằm xây dựng và phát triển các tập đoàn
kinh tế nhà nước phù hợp về số lượng, ngành nghề và đủ mạnh về chất lượng, nhằm
làm đầu tàu cho sự phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam trong thời gian tới.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Luận án đã góp phần hệ thống hoá lý thuyết về tập đoàn kinh tế khi đã làm rõ
hơn tính tất yếu, vị trí, vai trò, tác động của các tập đoàn kinh tế nhà nước đến kinh
tế – xã hội Việt Nam. Từ đó, luận án là một tài liệu tham khảo phục vụ cho việc
nghiên cứu và giảng dạy môn Kinh tế học và các chuyên đề về doanh nghiệp nhà
nước và mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu
khoa học kinh tế ở nước ta hiện nay.
- Những kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học cho các cơ quan
chức năng trong quá trình hoạch định chính sách quản lý và phát triển các tập đoàn
kinh tế nhà nước Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận án được chia thành 3 chương như sau:
6
Chương 1: Những lý luận cơ bản về tập đoàn kinh tế.
Chương 2: Thực trạng hoạt động và phát triển của tập đoàn kinh tế nhà nước ở
Việt Nam thời gian qua.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước trong
hội nhập quốc tế.
CHƢƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ
Trong lý luận hiện nay chưa có một định nghĩa chính thức về tập đoàn kinh tế
mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau. Có thể khái quát các quan niệm về mô hình
tập đoàn kinh tế như sau:
Thứ nhất, về tên gọi tập đoàn. Ở các nước khác nhau tên gọi về tập đoàn kinh
tế cũng rất khác nhau. Nhiều nước gọi tập đoàn kinh tế là group hay business group,
Ấn Độ dùng thuật ngữ business houses, Nhật Bản trước Chiến tranh thế giới thứ II
gọi là zaibatsu và sau Chiến tranh hế giới thứ II gọi là keiretsu, Hàn Quốc dùng từ
chaebol, Trung Quốc dùng từ tập đoàn doanh nghiệp.
Thứ hai, tập đoàn kinh tế có thể được nhận thức như là một tổ hợp các công ty
độc lập về mặt pháp lý gồm một công ty mẹ và nhiều công ty hay chi nhánh góp vốn
cổ phần chịu sự kiểm soát của công ty mẹ.
Thứ ba, tập đoàn kinh tế là sự liên kết giữa nhiều chủ thể kinh tế khác nhau có
chung lợi ích, có mối quan hệ sở hữu và khế ước với nhau, cùng tiến hành hoạt động
sản xuất kinh doanh trong một hoặc nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế khác nhau.
Thứ tư, tập đoàn kinh doanh là một tổ chức kinh tế có kết cấu tổ chức nhiều
cấp, liên kết với nhau bằng quan hệ tài sản và quan hệ hợp tác nhằm đáp ứng đòi hỏi
của nền sản xuất lớn xã hội hóa cao.
Từ những cách hiểu trên có thể hiểu một cách khái quát: Tập đoàn kinh tế là
một tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hoạt động trong cùng một
ngành hay nhiều ngành khác nhau, trên phạm vi một hay nhiều nước, có quan hệ
với nhau về vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết
khác, xuất phát từ lợi ích của các doanh nghiệp tham gia liên kết. Trong đó, thường
7
có một “công ty mẹ” nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các “công ty
con” về mặt tài chính và chiến lược phát triển.
Tập đoàn kinh tế nhà nước là doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, hoạt động
theo mô hình công ty mẹ – công ty con hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực,
ngành nghề giữ vị trí trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân hoặc giữ vị trí chi phối
trong nền kinh tế quốc dân. Nó là một bộ phận quan trọng của thành phần kinh tế
nhà nước, đồng thời là một trong những công cụ kinh tế chủ yếu để nhà nước thực
hiện vai trò điều tiết kinh tế trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Từ khái niệm trên có thể thấy tập đoàn kinh tế nhà nước là một doanh nghiệp
thuộc thành phần kinh tế nhà nước, bộ phận nòng cốt để thành phần kinh tế nhà
nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chế độ sở hữu trong các tập
đoàn kinh tế nhà nước chủ yếu là công hữu. Mặc dù với mục tiêu đa dạng hóa sở
hữu, có thể thực hiện cổ phần hóa các tập đoàn kinh tế nhà nước nhưng vẫn phải
đảm bảo sở hữu nhà nước giữ phần chi phối để chúng thực sự vẫn là các doanh
nghiệp nhà nước. Về phạm vi hoạt động các tập đoàn kinh tế nhà nước chỉ tồn tại và
phát triển trong các lĩnh vực, ngành nghề giữ vị trí trọng yếu và chi phối đối với
toàn bộ đời sống kinh tế – xã hội của nền kinh tế chứ không phải là trong tất cả các
lĩnh vực và ngành nghề của nền kinh tế. Nó là công cụ điều tiết kinh tế của Nhà
nước đối với thị trường.
Mô hình tập đoàn kinh tế cho phép huy động được các nguồn lực vật chất, lao
động và vốn trong xã hội vào quá trình sản xuất kinh doanh, tạo ra sự hỗ trợ cho
việc cải tổ cơ cấu sản xuất, hình thành những công ty hiện đại, quy mô lớn có tiềm
lực kinh tế lớn, phát huy tính kinh tế nhờ quy mô. Có tác động rất lớn trong việc đẩy
mạnh nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ mới vào sản xuất của
công ty do lợi thế về vốn, về cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, thiết bị nghiên
cứu.
Tuy nhiên, tập đoàn kinh tế có quy mô vốn lớn, lao động nhiều, doanh thu
mạnh và thị phần rất lớn nên trong hoạt động sản xuất kinh doanh dễ dẫn đến độc
8
quyền, đồng thời, nếu quy mô tập đoàn mở rộng đến một mức nào đó thì tính không
hiệu quả của quy mô sẽ xuất hiện và nó ít linh hoạt trước những biến động của thị
trường và khi có khủng hoảng, sự phá sản của các tập đoàn kinh tế sẽ gây tác động
rất lớn cho nền kinh tế – xã hội hơn là phát triển các doanh nghiệp quy mô vừa và
nhỏ. Tuy quy mô sản xuất lớn, quy mô vốn lớn và quy mô lao động lớn nhưng việc
tạo thêm việc làm trong nền kinh tế của các tập đoàn kinh tế sẽ không nhiều nếu so
với các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ.
Xuất phát từ những phân tích ở trên, có thể thấy rằng các tập đoàn kinh tế nhà
nước được hình thành và phát triển ở Việt Nam dựa trên các cơ sở khoa học và thực
tiễn sau:
Trước hết, về cơ sở khoa học xuất phát từ sự tác động và yêu cầu đòi hỏi của
các quy luật kinh tế khách quan đang vận động trong nền kinh tế thị trường Việt
Nam hiện nay: Quy luật QHSX phải phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX;
Quy luật giá trị; Quy luật cạnh tranh; Quy luật cung – cầu; Quy luật tích lũy và tích
tụ vốn; .
Thứ hai, Việt Nam đã chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đánh dấu quá trình
này bằng việc Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức WTO từ đầu năm 2007
và hiện nay đang tiếp tục chủ động đàm phán gia nhập các hiệp định song phương
và đa phương trong khu vực, đáng chú ý nhất là đàm phán gia nhập Hiệp định đối
tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Thứ ba, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước như của Việt Nam, Nhà nước đã chủ động hình
thành nên các doanh nghiệp lớn, trên cơ sở sáp nhập các doanh nghiệp nhỏ trong
cùng ngành, hoặc khác ngành, bởi vì, Nhà nước chủ trương tập trung phát triển
doanh nghiệp nhà nước, để đảm bảo vị trí chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước,
đảm bảo doanh nghiệp nhà nước đủ mạnh, điều tiết được thị trường, cạnh tranh
được với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác trong và ngoài nước.
Để đánh giá hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước, cần xác
định các tiêu chí sau:
- Tiêu chí ổn định kinh tế vĩ mô. Đây là tiêu chí quan trọng xuất phát từ nhiệm
vụ chính trị - xã hội của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước. Nội dung của
9
tiêu chí này là: Xác định mức đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của các doanh
nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước; Xác định kết quả đóng góp của các doanh
nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước vào việc ổn định mức giá cả thị trường, kiềm chế
lạm phát; Xác định mức nộp ngân sách nhà nước góp phần lành mạnh nền tài chính
quốc gia của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước.
- Tiêu chí tham gia bình ổn thị trường. Nội dung của tiêu chí này bao gồm: Xác
định mức độ tham gia ổn định cung, cầu về hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp,
tập đoàn kinh tế nhà nước đang hoạt động; Ổn định giá cả hàng hóa trên thị trường,
giảm giá bán hàng hóa của doanh nghiệp mình để kéo giá thị trường của hàng hóa
đó xuống khi thị trường xuất hiện hiện tượng đầu cơ tăng giá đối với mặt hàng đó.
- Tiêu chí về xã hội. Nội dung của tiêu chí này bao gồm: Xác định mức đóng
góp của doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước vào việc giải quyết việc làm cho
người lao động, tăng thu nhập xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho
người lao động; Xác định mức cung cấp những hàng hóa và dịch vụ xã hội mà các
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không muốn, không thể, không có
đủ điều kiện tham gia.
- Các tiêu chí kinh tế - tài chính. Hệ thống các chỉ tiêu bao gồm:
Thứ nhất, hệ thống chỉ tiêu xem xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp có:
Hệ số thanh toán hiện hành của doanh nghiệp; Hệ số thanh toán nhanh của doanh
nghiệp; Hệ số nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp và tính trên toàn tập đoàn; Hệ
số tự tài trợ vốn của doanh nghiệp và tính trên toàn bộ tập đoàn.
Thứ hai, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, của cả tập đoàn: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu; Tỷ suất lợi
nhuận trên tổng tài sản; Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản lưu động.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TẬP ĐOÀN
KINH TẾ NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
10
Chính phủ đã thực hiện thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước từ
năm 2005 với các tập đoàn sau: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia; Tập đoàn Bưu chính
Viễn thông; Tập đoàn Điện lực; Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản; Tập
đoàn Dệt May; Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy; Tập đoàn Công nghiệp Cao su;
Tập đoàn Hóa chất; Tập đoàn Bảo việt; Tập đoàn Viễn thông Quân đội.
Quan hệ sở hữu trong các tập đoàn kinh tế nhà nước thuộc quan hệ sở hữu Nhà
nước. Quan hệ tổ chức quản lý của các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam được
thể hiện qua cơ cấu tổ chức công ty mẹ - công ty con.
Thực trạng hoạt động của một số tập đoàn kinh tế nhà nước thời gian qua, thể
hiện sau đây:
Về tình hình vốn:
Nếu xem xét tổng vốn chủ sở hữu của một số các tập đoàn kinh tế nhà nước từ
năm 2006 đến 2010 thì cho thấy vốn chủ sở hữu của các tập đoàn kinh tế này đã gia
tăng dần qua các năm. Năm 2006, tổng vốn chủ sở hữu của 6 tập đoàn kinh tế gồm: