Luận án Phát triển tư duy biện chứng của học sinh trong dạy học hình học ở trường Trung học phổ thông

Đất nước ñang trên ñường ñổi mới, cần có những con người phát triển toàn diện, năng ñộng và sáng tạo. Muốn vậy phải bắt ñầu từ sự nghiệp giáo dục, ñào tạo và ñòi hỏi ngành giáo dục (GD), ñào tạo (ĐT) phải ñổi mới ñể ñáp ứng nhu cầu xã hội. Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), trong ñó có PPDH môn Toán sẽ góp phần quan trọng trong sự nghiệp GD và ĐT. Tình hình dạy học (DH) môn Toán trong những năm gầnñây cho thấy: Giáo viên (GV) quan tâm ñến rèn luyện tư duy (TD) lôgic,TD sáng tạo, . ít chú ý ñến rèn luyện tư duy biện chứng (TDBC) cho học sinh (HS). Một nguyên nhân có thể là nhiều GV chưa hiểu TDBC một cách ñầy ñủ, chưa thấy tầm quan trọng của TDBC. Bên cạnh ñó, trong quá trình học Toán, HS bộc lộ những yếu kém về TDBC, nhìn các ñối tượng Toán học một cách rời rạc, trong trạng thái tĩnh mà chưa thấy mối liên hệ phụ thuộc, sự vận ñộng biến ñổi, quá trình phát sinh và phát triển, chưa thấy sự thống nhất và mâu thuẫn giữa các mặt ñối lập, nên chưa hiểu rõ bản chất của Toán học. Do ñó, nhiều HS gặp khó khăn khi giải các bài toán, nhất là các bài toán ñòi hỏi phải có sáng tạo trong lời giải. Hiện nay, rèn luyện và phát triển TDBC cho HS qua DH Toán là một ñề tài mang tính thời sự. TDBC ñã ñược Nguyễn Cảnh Toàn ñề cập trong ([149] ) và trong ([147], [148] ). TDBC còn ñược Đào Tam quan tâm với khía cạnh "Một số cơ sở phương pháp luận của Toán học và việc vận dụng chúng trong dạy học Toán ở trường phổ thông"trong NCGD số 9/1998.

pdf226 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 4918 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển tư duy biện chứng của học sinh trong dạy học hình học ở trường Trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc Vinh - - -  - - - NguyÔn THanh h−ng ph¸t triÓn t− duy biÖn chøng cña häc sinh trong d¹y häc h×nh häc ë tr−êng trung häc phæ th«ng LuËn ¸n tiÕn sÜ gi¸o dôc häc Vinh - 2009 Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc Vinh - - -  - - - NguyÔn THanh h−ng ph¸t triÓn t− duy biÖn chøng cña häc sinh trong d¹y häc h×nh häc ë tr−êng trung häc phæ th«ng Chuyªn ngµnh: lý luËn vµ Ph−¬ng ph¸p d¹y häc bé m«n to¸n M· sè: 62 14 10 01 LuËn ¸n tiÕn sÜ gi¸o dôc häc Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: PGS.TS. V−¬ng d−¬ng minh Vinh - 2009 Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, kÕt qu¶ nªu trong LuËn ¸n lµ trung thùc vµ ch−a tõng ®−îc ai c«ng bè trong bÊt k× c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ LuËn ¸n Nguyễn Thanh Hưng LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Vương Dương Minh – Thầy đã đặt vấn đề nghiên cứu và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận án. Tác giả xin trân trọng cảm ơn GS. TS. Đào Tam, TS. Chu Trọng Thanh, TS. Nguyễn Văn Thuận cùng các giảng viên của Bộ môn Phương pháp giảng dạy Toán, Khoa Toán, Trường Đại học Vinh đã đóng góp nhiều ý kiến quí báu và giúp đỡ tác giả trong quá trình hoàn thiện luận án. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô giáo trong Khoa Toán, Khoa Đào tạo Sau đại học, BGH Trường Đại học Vinh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Trường ĐHSP Hà Nội, quí Thầy Cô đã đóng góp cho tôi nhiều ý kiến sâu sắc trong quá trình thực hiện Luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn các Thầy, Cô giáo của Khoa Sư Phạm, BGH Trường Đại học Tây Nguyên - nơi tôi công tác, đã tạo mọi điều kiện về tinh thần cũng như vật chất trong suốt thời gian học tập của tôi. Tác giả tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo Bùi Khắc Tuấn - Trường THPT Trần Phú, TP. Buôn Ma Thuột, Tỉnh DakLak và quí Thầy, Cô giáo Bộ môn Toán cũng như các em học sinh của trường, đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ tác giả trong quá trình thực nghiệm Luận án này. Tác giả MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5 1.1. Cơ sở lí luận 5 1.1.1. Khái niệm về tư duy 5 1.1.2. Khái niệm tư duy toán học 8 1.1.3. Khái niệm tư duy biện chứng 8 1.1.4. Các đặc trưng cơ bản của tư duy biện chứng 10 1.1.5. Các loại hình tư duy toán học 18 1.1.6. Sự cần thiết phải rèn luyện và phát triển tư duy biện chứng cho học sinh trong dạy học môn Toán 34 1.1.7. Tư duy biện chứng có thể rèn luyện và phát triển cho học sinh trong dạy học môn Toán 40 1.2. Hoạt động tư duy trong dạy học môn Toán 47 1.2.1. Khái niệm hoạt động 47 1.2.2. Quan điểm hoạt động trong dạy học môn Toán 48 1.2.3. Đổi mới phương pháp dạy học môn Toán 49 1.2.4. Hoạt động hóa người học khi dạy học các tình huống điển hình 49 1.3. Những biểu hiện của tư duy biện chứng trong dạy học môn Hình học ở trường THPT 60 1.4. Tình hình rèn luyện và phát triển tư duy biện chứng ở trường phổ thông 64 1.4.1. Tình hình rèn luyện và phát triển duy biện chứng ở trường phổ thông 64 1.4.2. Nguyên nhân 65 1.5. Kết luận Chương 1 66 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY BIỆN CHỨNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC HÌNH HỌC Ở TRƯỜNG THPT 67 2.1. Môn Hình học ở trường THPT 67 2.1.1. Mục tiêu dạy học môn Hình học ở trường THPT 67 2.1.2. Nội dung dạy học môn Hình học ở trường THPT 68 2.1.3. Phương pháp dạy học môn Hình học ở trường THPT 68 2.1.4. Đặc điểm sách giáo khoa môn Hình học ở trường THPT 69 2.2. Đặc điểm xây dựng chương trình Hình học ở trường THPT 71 2.2.1. Hình học và không gian hình học ở trường phổ thông 71 2.2.2. Những đặc điểm có liên quan đến việc rèn luyện tư duy biện chứng 73 2.3. Những căn cứ của việc đề ra các biện pháp rèn luyện và phát triển tư duy biện chứng cho học sinh thông qua dạy học Hình học ở trường THPT 74 2.3.1. Căn cứ vào đặc điểm của môn Hình học 74 2.3.2. Căn cứ vào nhu cầu của thực tiễn 75 2.3.3. Căn cứ vào mối quan hệ biện chứng của môn Hình học với các môn học khác 76 2.4. Những định hướng của việc đề ra các biện pháp rèn luyện và phát triển tư duy biện chứng cho học sinh thông qua dạy học Hình học ở trường THPT 78 2.4.1. Rèn luyện và phát triển tư duy biện chứng trước hết phải đáp ứng được mục đích của việc dạy, học môn Toán ở trường phổ thông 78 2.4.2. Khai thác chương trình và sách giáo khoa hiện hành để rèn luyện và phát triển tư duy biện chứng 78 2.4.3. Rèn luyện và phát triển tư duy biện chứng dựa trên định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay 79 2.4.4. Rèn và phát triển tư duy biện chứng cần chú trọng tới việc rèn luyện, bồi dưỡng cách thức tìm tòi và vận dụng kiến thức của từng lĩnh vực Toán học cho học sinh 82 2.4.5. Rèn luyện và phát triển tư duy biện chứng cho học sinh cần căn cứ vào thành tựu nghiên cứu về tư duy biện chứng của Tâm lí học, Giáo dục học hiện đại 83 2.5. Những biện pháp thực hiện nhằm góp phần rèn luyện và phát triển tư duy biện chứng cho học sinh thông qua dạy học Hình học ở trường THPT 85 2.5.1. Biện pháp 1: Làm cho học sinh biết xem xét các đối tượng Toán học trong cả quá trình lịch sử phát triển của nó và xem xét đối tượng Toán học một cách khách quan để thấy nguồn gốc ra đời, điều kiện tồn tại, bản chất của đối tượng 85 2.5.2. Biện pháp 2: Làm cho học sinh biết xem xét các đối tượng Toán học dưới nhiều khía cạnh khác nhau và xem xét các đối tượng Toán học trong mối liên hệ với các đối tượng Toán học có liên quan 108 2.5.3. Biện pháp 3: Làm cho học sinh biết phát hiện những thay đổi từ sự biến đổi về lượng sang biến đổi về chất 142 2.5.4. Biện pháp 4: Làm cho học sinh có khả năng xem xét đối tượng Toán học trong sự mâu thuẫn và thống nhất 146 2.5.5. Biện pháp 5: Làm cho học sinh biết xem xét một đối tượng Toán học đồng thời xem xét phủ định của đối tượng đó 148 2.3.6. Biện pháp 6: Làm cho học sinh thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức Toán học với thực tiễn 153 2.5.7. Biện pháp 7: Làm cho học sinh biết chú trọng các thao tác tư duy 159 2.5.8. Sự lựa chọn và phối hợp các biện pháp 164 2.6. Kết luận chương 2 167 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 168 3.1. Mục đích thực nghiệm 168 3.2. Tổ chức và nội dung thực nghiệm 168 3.2.1. Tổ chức thực nghiệm 168 3.2.2. Nội dung thực nghiệm 169 3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm 174 3.3.1. Đánh giá định tính 174 3.3.2. Đánh giá định lượng 176 3.4. Kết luận chương 3 188 KẾT LUẬN 189 Các công trình đã công bố của tác giả 190 TÀI LIỆU THAM KHẢO 192 PHỤ LỤC 1 Phiếu hỏi 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Viết tắt Viết đầy đủ Viết tắt Viết đầy đủ PP Phương pháp TT Tiếp tuyến PPDH Phương pháp dạy học CCGD Cải cách giáo dục DH Dạy học TTGK Tri thức giáo khoa GV Giáo viên TTPP Tri thức phương pháp HS Học sinh TTKH Tri thức khoa hoc SGK Sách giáo khoa HH Hình học SGV Sách giáo viên ND Nội dung PT Phổ thông TD Tư duy THPT Trung học phổ thông TDBC Tư duy biện chứng GD Giáo dục mp Mặt phẳng KHGD Khoa học giáo dục KG Không gian ĐT Đào tạo PPTĐ Phương pháp tọa độ HĐ Hoạt động HTĐ Hệ tọa độ KHTN Khoa học tự nhiên TXĐ Tập xác định KHXH Khoa học xã hội SP Sư phạm KH Khoa học BT Bài tập đpcm điều phải chứng minh TT Tiếp tuyến DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Trang Bảng 1.1: Sự phụ thuộc của y với x 32 Bảng 1.2: Bảng biến thiên 38 Bảng 2.1: Mối quan hệ giữa đơn vị độ và đơn vị radian 97 Bảng 3.1: Phân tích kết quả bài kiểm tra thực nghiệm khối 10 176 Bảng 3.2: Xếp hạng điểm số bài kiểm tra thực nghiệm khối 10 178 Bảng 3.3: Phân tích kết quả bài kiểm tra thực nghiệm số 1 khối 11 179 Bảng 3.4: Xếp hạng điểm số bài kiểm tra thực nghiệm số 1 khối 11 180 Bảng 3.5: Phân tích kết quả bài kiểm tra thực nghiệm số 2 khối 11 181 Bảng 3.6: Xếp hạng điểm số bài kiểm tra thực nghiệm số 2 khối 11 183 Bảng 3.7: Phân tích kết quả bài kiểm tra thực nghiệm số 1 khối 12 184 Bảng 3.8: Xếp hạng điểm số bài kiểm tra thực nghiệm số 1 khối 12 185 Bảng 3.9: Phân tích kết quả bài kiểm tra thực nghiệm số 2 khối 12 186 Bảng 3.10: Xếp hạng điểm số bài kiểm tra thực nghiệm số 2 khối 12 187 Sơ đồ 1.1: Sơ đồ lôgic của luận án. Sơ đồ 1.2: Quá trình TD 7 Sơ đồ 1.3: Mối quan hệ giữa TD sáng tạo, TD độc lập, TD tích cực 33 Sơ đồ 1.4: Dòng hoạt động 48 Sơ đồ 1.5: Sự hình thành và phát triển tâm lí người 48 Sơ đồ 2.1: Phân tích giải VD3 113 Sơ đồ 2.2: Phân tích giải VD2 160 Hình 1.1 đến Hình 1.19; Hình 2.1 đến Hình 2.68. Sơ đồ 1.1: SƠ ĐỒ LÔGIC CỦA LUẬN ÁN Tư duy hình thức (dựa vào lôgic hình thức) Tư duy biện chứng (dựa vào lôgic biện chứng) Tính mâu thuẫn và thống nhất Tư duy BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 BP1 BP7 Quan điểm hoạt động trong dạy học môn toán ở trường THPT Các căn cứ Các định hướng Tính khách quan Tính lịch sử Tính toàn diện Tính thay đổi Thực nghiệm sư phạm Kết luận 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đất nước đang trên đường đổi mới, cần có những con người phát triển toàn diện, năng động và sáng tạo. Muốn vậy phải bắt đầu từ sự nghiệp giáo dục, đào tạo và đòi hỏi ngành giáo dục (GD), đào tạo (ĐT) phải đổi mới để đáp ứng nhu cầu xã hội. Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), trong đó có PPDH môn Toán sẽ góp phần quan trọng trong sự nghiệp GD và ĐT. Tình hình dạy học (DH) môn Toán trong những năm gần đây cho thấy: Giáo viên (GV) quan tâm đến rèn luyện tư duy (TD) lôgic, TD sáng tạo, ... ít chú ý đến rèn luyện tư duy biện chứng (TDBC) cho học sinh (HS). Một nguyên nhân có thể là nhiều GV chưa hiểu TDBC một cách đầy đủ, chưa thấy tầm quan trọng của TDBC. Bên cạnh đó, trong quá trình học Toán, HS bộc lộ những yếu kém về TDBC, nhìn các đối tượng Toán học một cách rời rạc, trong trạng thái tĩnh mà chưa thấy mối liên hệ phụ thuộc, sự vận động biến đổi, quá trình phát sinh và phát triển, chưa thấy sự thống nhất và mâu thuẫn giữa các mặt đối lập, nên chưa hiểu rõ bản chất của Toán học. Do đó, nhiều HS gặp khó khăn khi giải các bài toán, nhất là các bài toán đòi hỏi phải có sáng tạo trong lời giải. Hiện nay, rèn luyện và phát triển TDBC cho HS qua DH Toán là một đề tài mang tính thời sự. TDBC đã được Nguyễn Cảnh Toàn đề cập trong ([149]) và trong ([147], [148]). TDBC còn được Đào Tam quan tâm với khía cạnh "Một số cơ sở phương pháp luận của Toán học và việc vận dụng chúng trong dạy học Toán ở trường phổ thông" trong NCGD số 9/1998. Thông qua DH môn Toán, cùng với các loại TD khác, TDBC góp phần tạo cơ sở trang bị cho HS những hiểu biết về thế giới quan duy vật BC để nhận thức hiện thực khách quan, hiểu sâu sắc bản chất Toán học và đào tạo HS trở thành những con người phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo, phù hợp với yêu cầu xã hội hiện nay. Mặt khác, Toán học nói chung và Toán học phổ thông (PT) nói riêng trong quá trình phát sinh và phát triển đều tuân theo các đặc trưng cơ bản của TDBC, do đó môn Toán nói chung, môn Hình học nói riêng rất thuận lợi để rèn luyện và phát triển TDBC cho HS. 2 Từ yêu cầu cấp thiết phải đổi mới PPDH của ngành GD, từ tình hình dạy và học Toán hiện nay, chúng tôi chọn đề tài: "Phát triển tư duy biện chứng của học sinh trong dạy học Hình học ở trường trung học phổ thông". 2. Mục đích nghiên cứu Luận án xây dựng những biện pháp để phát triển TDBC cho HS. Từ đó, vận dụng các biện pháp này vào DH Hình học nhằm góp phần nâng cao chất lượng DH môn Toán. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các đặc trưng cơ bản của TDBC và những áp dụng của TDBC vào dạy học môn HH ở trường THPT. Khách thể nghiên cứu của luận án là các hoạt động (HĐ) dạy và học môn HH của GV và HS ở trường THPT. Đối tượng khảo sát của luận án là HS (diện đại trà) của một số trường THPT, GV dạy môn Toán ở trường THPT thuộc các tỉnh DakLak, Dak Nông, Bình Phước và Hà Tĩnh. 4. Giả thuyết khoa học Trong quá trình DH Hình học ở trường THPT, nếu chú ý rèn luyện và phát triển TDBC của HS, trên cơ sở vận dụng các đặc trưng của TDBC cùng với hệ thống các biện pháp sư phạm (SP) tương thích và tôn trọng nội dung (ND) chương trình sách giáo khoa (SGK) hiện hành thì sẽ góp phần phát triển TDBC cho HS, từ đó chất lượng DH Toán ở trường THPT sẽ được nâng cao. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án có nhiệm vụ góp phần làm rõ những vấn đề sau: - Khái niệm TDBC. - Các đặc trưng cơ bản của TDBC. - Mối liên hệ giữa TDBC với các loại TD khác - Sự cần thiết rèn luyện và phát triển TDBC cho HS trong DH Toán. - TDBC có thể phát triển được cho HS thông qua DH môn HH ở trường THPT. 3 - Vấn đề đổi mới PPDH môn Toán nói chung môn HH nói riêng theo định hướng HĐ hóa người học. - Trình bày các định hướng sư phạm, căn cứ của việc đề ra các biện pháp rèn luyện TDBC. - Đưa ra những biện pháp thực hiện góp phần rèn luyện và phát triển TDBC cho HS qua DH Hình học ở trường THPT. 6. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lí luận Nghiên cứu các tài liệu về Triết học, tài liệu bàn luận về việc vận dụng Triết học vào các HĐ nhận thức và DH Toán. Nghiên cứu các tài liệu về TDBC. Nghiên cứu tài liệu về Tâm lí học, GD học và Lí luận DH. Nghiên cứu lịch sử phát sinh và phát triển của HH. - Phương pháp điều tra và quan sát Sử dụng phiếu hỏi (phiếu điều tra) để tìm hiểu về sự quan tâm của GV toán THPT về TDBC và việc vận dụng trong DH. Dự một số giờ dạy của GV ở trường THPT để biết thực tế DH môn HH của GV và HS. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tổ chức thực nghiệm (TN) sư phạm (SP) để xem xét tính khả thi và tính hiệu quả của đề tài. - Phương pháp phân tích, đánh giá Luận án chú ý sử dụng PP phân tích định tính, định lượng nhằm rút ra những kết luận liên quan đến các nội dung được xem xét. Đánh giá kết quả bằng PP thống kê trong khoa học giáo dục (KHGD). 7. Những vấn đề đưa ra bảo vệ 7.1. TDBC; 7.2. Các đặc trưng cơ bản của TDBC trong môn Toán; 7.3. Những định hướng, các căn cứ của việc đề ra bảy biện pháp rèn luyện và phát triển TDBC của HS; 7.4. Có thể xây dựng những biện pháp rèn luyện và phát triển TDBC cho HS thông qua DH Hình học nói riêng và môn Toán nói chung; 4 7.5. Tính khả thi những biện pháp sư phạm (SP) đề xuất, tính hiệu quả rèn luyện và phát triển TDBC cho HS thông qua các biện pháp đó. 8. Những đóng góp mới của luận án - Về mặt lí luận Làm rõ khái niệm TDBC, các đặc trưng của nó; Xác định cơ sở khoa học (căn cứ, định hướng) để xây dựng nội dung, PP rèn luyện TDBC cho HS; Đề xuất được những biện pháp DH nhằm rèn luyện và phát triển TDBC cho HS; Góp phần làm sáng tỏ ND "Rèn luyện và phát triển TDBC cho HS" trong DH Toán ở trường phổ thông (PT) nói chung, DH môn HH nói riêng ở trường THPT theo quan điểm HĐ. - Về mặt thực tiễn Góp phần xây dựng cách rèn luyện TDBC cho HS thông qua giải toán HH. Xây dựng được những biện pháp rèn luyện và phát triển TDBC cho HS trong DH Toán. Vận dụng một số biện pháp "Rèn luyện và phát triển TDBC cho HS" vào thực tiễn DH Hình học ở trường PT. Luận án là tài liệu tham khảo cho các GV khi thực hiện một nhiệm vụ "Rèn luyện và phát triển TDBC cho HS qua DH môn Toán". 9. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục (Các công trình đã công bố của tác giả, Tài liệu tham khảo, Phiếu hỏi), luận án có 3 chương. Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn; Chương 2: Một số biện pháp góp phần rèn luyện và phát triển tư duy biện chứng cho học sinh thông qua dạy học Hình học ở trường THPT; Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lí luận Vấn đề bồi dưỡng, rèn luyện và phát triển TDBC của HS đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này: Các tác giả Nguyễn Bá Kim [75, tr. 16 - 48]; Phạm Văn Hoàn [54, tr. 52]; Nguyễn Cảnh Toàn [147, tr. 146 - tr. 149]; Đào Tam [133]; Trần Thúc Trình [54, tr. 52], [156]; Nguyễn Gia Cốc [54, tr. 52]; Phạm Gia Đức [39, tr. 74 - 75]; Nguyễn Văn Lộc [88, tr. 5 - 6]; ... và nhiều tác giả khác trong các công trình nghiên cứu của mình đã giải quyết nhiều nội dung về lí luận cũng như thực tiễn của vấn đề phát triển TDBC cho HS. Trên thế giới, nhiều nhà tâm lí học, GD học như: [1] có Alêxêep M., Onhisuc V., Crugliăc M., Zabôtin V., Vecxcle X., Macarencô A. X.; [112], [113] có Ôganhexian, Kôliaghin Iu. M., Lucankin G. L., Xannhixki V. Ia.; [130] có Rudavin R. I., Nưxanbaép A., Sliakhin G.; [107] có Molôtsi; Đào Văn Trung [153]; quan tâm nghiên cứu về TD nói chung, TDBC của HS nói riêng và vấn đề bồi dưỡng, rèn luyện và phát triển TDBC cho HS. 1.1.1. Khái niệm về tư duy TD có tác dụng to lớn trong đời sống xã hội. Người ta dựa vào TD để nhận thức những quy luật khách quan của tự nhiên, xã hội và lợi dụng những quy luật đó trong HĐ thực tiễn của mình” [130, tr. 876]. Nhận thức cảm tính có vai trò quan trọng trong đời sống tâm lí của con người, nó cung cấp vật liệu cho các HĐ tâm lí cao hơn. Tuy nhiên, thực tế cuộc sống luôn đặt ra những vấn đề mà bằng cảm tính, con người không thể nhận thức và giải quyết được. Muốn cải tạo thế giới, con người phải đạt tới mức độ nhận thức cao hơn, nghĩa là phải TD. Có rất nhiều cách định nghĩa về TD, sau đây là một số quan điểm: - Theo cách hiểu của Rubinstêin X. L: “TD - đó là sự khôi phục trong ý nghĩ của chủ thể về khách thể với mức độ đầy đủ hơn, toàn diện hơn so với các tư liệu cảm tính xuất hiện do tác động của khách thể” [dẫn theo 143, tr. 8]. 6 - Theo Phạm Minh Hạc “TD là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối quan hệ có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan”. Hoặc: “TD là một quá trình tâm lí liên quan chặt chẽ với ngôn ngữ - quá trình tìm tòi và sáng tạo cái chính yếu, quá trình phản ánh một cách từng phần hay khái quát thực tế trong khi phân tích và tổng hợp nó. TD sinh ra trên cơ sở HĐ thực tiễn, từ nhận thức cảm tính và vượt xa giới hạn của nó” [dẫn theo 143, tr. 8]. TD thể hiện ở những khái niệm, phán đoán, suy luận. Các thao tác TD chủ yếu là: Phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá. “TD, sản phẩm cao nhất của cái vật chất được tổ chức một cách đặc biệt là bộ não, là quá trình phản ánh tích cực thế giới khách quan trong các khái niệm, phán đoán, lí luận ... TD xuất hiện trong quá trình HĐ sản xuất xã hội của con người và bảo đảm phản ánh thực tại một cách gián tiếp, phát hiện những mối liên hệ hợp quy luật của thực tại ... TD chỉ tồn tại trong một mối liên hệ không thể tách rời khỏi HĐ lao động và lời nói, là HĐ chỉ tiêu biểu cho xã hội loài người. Cho nên, TD của con người được thực hiện trong mối liên hệ chặt chẽ nhất với lời nói, và những kết quả của TD được ghi nhận trong ngôn ngữ. Tiêu biểu cho TD là những quá trình như trừu tượng hoá, phân tích và tổng hợp, việc nêu lên những vấn đề nhất định và tìm cách giải quyết chúng, việc đề xuất những giả thiết, những ý niệm, ... Kết quả của quá trình TD bao giờ cũng là một ý nghĩ nào đó. Khả năng phản ánh thực tại một cách khái quát của TD được biểu hiện ở khả năng của con người có thể xây dựng những khái niệm chung, gắn liền với sự trình bày những quy luật tương ứng. Khả năng phản ánh thực tại một cách gián tiếp của TD được biểu hiện ở khả năng suy lí, kết luận lôgic, chứng minh của con người. Xuất phát từ chỗ phân tích những sự kiện có thể tri giác được một cách trực tiếp, nó cho phép nhận thức được những gì không thể tri giác được nhờ các giác quan. Những khái niệm và những hệ thống khái niệm (những lí luận KH) ghi lại (khái quát hoá) kinh nghiệm của loài người, là sự tập trung những tri thức của con người và là điểm
Luận văn liên quan