Luận án Phi trung tâm trong truyện ngắn raymond carver

1. Lí do chọn đề tài Raymond Carver (1939 - 1988) là nhà thơ, nhà văn viết truyện ngắn và thơ, được xem là “một Chekhov của nước Mỹ hậu hiện đại” [18,215], người đã “thổi một luồng gió mới vào thế giới truyện ngắn Mỹ, và ngay lập tức trở thành một bậc thầy về hình thức” (Philadelphia Inquire) [17,trang bìa cuối] có nhiều ảnh hưởng đến văn chương đương đại thế giới. Là nhà văn của khuynh hướng tối giản (“minimalism”, còn được dịch là chủ nghĩa cực hạn, chủ nghĩa thiểu tố), Carver nhất quán với lối viết nghệ thuật đơn giản hóa tới mức tối đa và hết sức kiệm lời trong trần thuật. Trong văn học, nhờ có ông mà “khái niệm cực hạn được dùng rộng rãi” (Lê Huy Bắc) và truyện của ông được xem là “cuốn ngụ ngôn cho cả thập kỉ này” (Jayne Anne Phillips, New York). Nghiên cứu sáng tác của Raymond Carver làm sáng tỏ hơn về khuynh hướng văn chương tối giản và góp phần minh định vị trí của nhà văn trong dòng chảy văn học thế giới. Đã có nhiều công trình nghiên cứu sáng tác văn chương của Carver trên thế giới, nhưng đi sâu xem xét và nghiên cứu truyện ngắn của ông từ góc nhìn của nghệ thuật phi trung tâm - một trong những lí thuyết cơ bản của chủ nghĩa hậu hiện đại, đến nay vẫn còn là khoảng trống. Đề tài nghiên cứu truyện ngắn cực hạn của Carver dựa trên những định đề của lí thuyết hậu hiện đại và nền tảng của khuynh hướng tối giản sẽ là hướng tiếp cận có tính khoa học và có tính thực tiễn cao. Mặc dù, Carver chưa bao giờ và không thích nhận mình là “nhà văn của chủ nghĩa tối giản”, song sáng tác của ông là minh chứng hiển nhiên không thể chối cãi cho khuynh hướng tối giản qua những nguyên tắc đặc trưng. Vì vậy, đề tài của luận án góp thêm một hướng tiếp cận và nghiên cứu về tác phẩm của Raymond Carver.

pdf176 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1817 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phi trung tâm trong truyện ngắn raymond carver, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HẠNH PHI TRUNG TÂM TRONG TRUYỆN NGẮN RAYMOND CARVER LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HẠNH PHI TRUNG TÂM TRONG TRUYỆN NGẮN RAYMOND CARVER Chuyên ngành: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI Mã số: 62.22.02.45 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. LÊ HUY BẮC PGS.TS. LÊ NGUYÊN CẨN HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết quả nghiên cứu trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ một công trình nào khác Tác giả luận án Nguyễn Thị Hạnh Lời cảm ơn Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: GS.TS. Lê Huy Bắc và PGS.TS. Lê Nguyên Cẩn - những nhà khoa học đã tận tình hướng dẫn để Luận án được hoàn thành. Tôi xin trân trọng cảm ơn: Trường Đại học sư phạm Hà Nội; Trường Đại học Hồng Đức, Khoa Khoa học xã hội, Bộ môn Văn học nước ngoài - Trường Đại học Hồng Đức - những cơ quan, đơn vị đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt khóa học. Cảm ơn gia đình, bạn bè đã ủng hộ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Tác giả luận án Nguyễn Thị Hạnh MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................. 5 1.1. Những nghiên cứu về lí thuyết phi trung tâm ................................................. 5 1.1.1. Nghiên cứu về lí thuyết phi trung tâm ở nước ngoài .................................... 5 1.1.2. Nghiên cứu về phi trung tâm ở Việt Nam ................................................... 10 1.1.3. Những vấn đề đặt ra ................................................................................... 12 1.2. Những công trình nghiên cứu về Raymond Carver ...................................... 14 1.2.1. Nghiên cứu về Raymond Carver ở nước ngoài .......................................... 14 1.2.2. Nghiên cứu về Raymond Carver ở Việt Nam .............................................. 32 Tiểu kết ..................................................................................................................... 36 Chương 2: PHI TRUNG TÂM NHÂN VẬT ........................................................ 37 2.1. Đa trung tâm trong tổ chức nhân vật ............................................................. 37 2.1.1. Tính chất “đồng thời” trong thế giới nhân vật trung tâm .......................... 37 2.1.2. Dịch chuyển nhân vật trung tâm ................................................................. 47 2.2. Phá vỡ sự độc tôn về giới ................................................................................. 50 2.2.1. Phi trung tâm nam giới ............................................................................... 50 2.2.2. Phi trung tâm nữ giới .................................................................................. 56 2.3. Nhân vật là những “mảnh vỡ” ........................................................................ 62 2.3.1. Nhân dạng bất toàn sau mảnh ghép ........................................................... 63 2.3.2. Nhân vật là những mảnh vỡ không thể kết nối ........................................... 69 Tiểu kết ..................................................................................................................... 73 Chương 3: PHÂN TÁN ĐIỂM NHÌN.................................................................... 75 3.1. Đa điểm nhìn song hành và lắp ghép .............................................................. 75 3.1.1. Nhiều điểm nhìn cùng hướng về một sự kiện .............................................. 76 3.1.2. Các điểm nhìn song hành và lắp ghép xuyên suốt câu chuyện................... 80 3.2. Đối thoại và hoán vị điểm nhìn ....................................................................... 87 3.2.1. Khách quan hóa điểm nhìn ......................................................................... 88 3.2.2. Trò chơi luân chuyển điểm nhìn ................................................................. 93 3.3. Giọng trung tính và vật hóa điểm nhìn ........................................................ 101 3.3.1. Giọng điệu nước đôi của người kể ........................................................... 101 3.3.2. Vật hóa điểm nhìn ..................................................................................... 105 Tiểu kết ................................................................................................................... 110 Chương 4: PHÂN MẢNH CỐT TRUYỆN ......................................................... 112 4.1. Cốt truyện đa tầng và song song ................................................................... 112 4.1.1. Phân tầng cốt truyện không đồng bộ ........................................................ 113 4.1.2. Phân tầng cốt truyện theo lớp lang .......................................................... 121 4.2. Cốt truyện đứt đoạn và tái sinh .................................................................... 126 4.2.1. Đứt đoạn và tái sinh được tạo bởi sự sắp xếp phi logic ........................... 127 4.2.2. Cốt truyện gián đoạn và kết nối ................................................................ 134 4.2.3. Đứt đoạn và dư thừa trong cốt truyện tổng - phân - hợp ......................... 136 4.3. Cốt truyện kết nối tự do và ngẫu nhiên ....................................................... 138 Tiểu kết ................................................................................................................... 146 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...... 151 THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 152 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Raymond Carver (1939 - 1988) là nhà thơ, nhà văn viết truyện ngắn và thơ, được xem là “một Chekhov của nước Mỹ hậu hiện đại” [18,215], người đã “thổi một luồng gió mới vào thế giới truyện ngắn Mỹ, và ngay lập tức trở thành một bậc thầy về hình thức” (Philadelphia Inquire) [17,trang bìa cuối] có nhiều ảnh hưởng đến văn chương đương đại thế giới. Là nhà văn của khuynh hướng tối giản (“minimalism”, còn được dịch là chủ nghĩa cực hạn, chủ nghĩa thiểu tố), Carver nhất quán với lối viết nghệ thuật đơn giản hóa tới mức tối đa và hết sức kiệm lời trong trần thuật. Trong văn học, nhờ có ông mà “khái niệm cực hạn được dùng rộng rãi” (Lê Huy Bắc) và truyện của ông được xem là “cuốn ngụ ngôn cho cả thập kỉ này” (Jayne Anne Phillips, New York). Nghiên cứu sáng tác của Raymond Carver làm sáng tỏ hơn về khuynh hướng văn chương tối giản và góp phần minh định vị trí của nhà văn trong dòng chảy văn học thế giới. Đã có nhiều công trình nghiên cứu sáng tác văn chương của Carver trên thế giới, nhưng đi sâu xem xét và nghiên cứu truyện ngắn của ông từ góc nhìn của nghệ thuật phi trung tâm - một trong những lí thuyết cơ bản của chủ nghĩa hậu hiện đại, đến nay vẫn còn là khoảng trống. Đề tài nghiên cứu truyện ngắn cực hạn của Carver dựa trên những định đề của lí thuyết hậu hiện đại và nền tảng của khuynh hướng tối giản sẽ là hướng tiếp cận có tính khoa học và có tính thực tiễn cao. Mặc dù, Carver chưa bao giờ và không thích nhận mình là “nhà văn của chủ nghĩa tối giản”, song sáng tác của ông là minh chứng hiển nhiên không thể chối cãi cho khuynh hướng tối giản qua những nguyên tắc đặc trưng. Vì vậy, đề tài của luận án góp thêm một hướng tiếp cận và nghiên cứu về tác phẩm của Raymond Carver. Kế thừa truyền thống nghệ thuật kể chuyện của A. Chekhov, E. Hemingway, Raymond Carver đem lại một hình thức tự sự mới cho văn học Mỹ nửa sau thế kỷ XX. Bằng lối viết của khuynh hướng tối giản kết hợp với nguyên lí phi trung tâm, Carver xóa bỏ đặc tính một trung tâm duy nhất trong văn học trước đây, kiến tạo những trung tâm mới trên nhiều phương diện nghệ thuật, từ nhân vật, điểm nhìn cho đến cốt truyện, tạo ra phong cách nghệ thuật độc đáo của riêng ông, góp phần làm nên tính chất dân chủ hóa trong đời sống văn chương. Từ đó, tác giả đem lại cơ hội cho bạn đọc nhập cuộc và nhận ra một diễn ngôn mới của nước Mỹ dưới “thời đại 2 Reagan”, những hoài nghi, bất ổn, những nguy cơ và sự tan vỡ “giấc mơ Mỹ” mà con người hậu công nghiệp đang hàng ngày, hàng giờ đang phải đối mặt và tìm kiếm lối đi. Ở Việt Nam, việc giới thiệu và nghiên cứu Carver cũng như tác phẩm của ông chưa nhiều. Cho đến nay, ngoài một số luận văn thạc sĩ, chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào xem xét truyện ngắn Carver từ những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa hậu hiện đại. Hơn nữa, trong nhà trường hiện nay, nhất là trường đại học, việc tiếp cận với những vấn đề mới của văn học như văn học hậu hiện đại bên cạnh cơ hội bổ sung kiến thức, trau dồi hoạt động nghiên cứu khoa học, tích lũy kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy đang là một nhu cầu cần thiết. Nghiên cứu truyện ngắn của một trong số các nhà văn hậu hiện đại tiêu biểu như Raymond Carver, ở một phạm vi nhất định, đề tài sẽ đóng góp được nhu cầu trên. Tất cả những lí do trên là căn cứ khoa học cho phép chúng tôi thực hiện đề tài: Phi trung tâm trong truyên ngắn Raymond Carver. 2. Mục đích nghiên cứu Lựa chọn đề tài này, Luận án đặt ra những mục đích cơ bản sau đây: 2.1. Chỉ ra một cách hệ thống những đặc điểm cơ bản của nghệ thuật phi trung tâm, về sự tan rã của kiểu nhân vật trung tâm, nghệ thuật phân tán điểm nhìn và phân mảnh cốt truyện trong truyện ngắn của Raymond Carver. 2.2. Nhận diện những đóng góp của nghệ thuật phi trung tâm trong truyện ngắn Raymond Carver trong xu hướng dân chủ hóa văn chương thế giới và cảm quan thời đại của sự đổ vỡ những “giấc mơ Mỹ dưới thời Reagan”, không những tạo ra dấu ấn riêng cho nhà văn mà còn góp phần làm nên diện mạo của văn học Mỹ nửa sau thế kỷ XX. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung tìm hiểu nghệ thuật phi trung tâm trong truyện ngắn của Raymond Carver dựa trên ba phương diện: nhân vật, điểm nhìn và cốt truyện. 3.2. Phạm vi tác phẩm nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là truyện ngắn của Raymond Carver. Những trích dẫn tác phẩm đưa vào luận án được chúng tôi trực tiếp dịch từ cuốn Raymond Carver (2009), Collected stories (Will you please be quiet, please?, What we talk 3 about when we talk about love, Cathedral, Stories from Furious seasons, Fire and Where I`m calling from, Beginners, Other stories and Selected Essays), The Library of America (gồm 82 truyện ngắn và 4 tiểu luận), tham khảo một số bản dịch Em làm ơn im đi được không? (Lâm Vũ Thao dịch (2012), Nxb Văn học), Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình (Dương Tường, Nguyễn Hạnh Quyên dịch (2012), Nxb Văn hoá Sài Gòn), Thánh đường (Phạm Minh Điệp dịch (2013), Nxb Văn học), một số truyện ngắn được tuyển chọn trong Truyện ngắn Hậu hiện đại thế giới (Nxb Hội nhà văn, Trung tâm Văn hoá Đông Tây, 1999). 4. Phương pháp nghiên cứu * Cơ sở phương pháp luận: Chúng tôi dựa vào nền tảng lí thuyết phê bình giải cấu trúc trong mối tương quan với mĩ học hậu hiện đại để triển khai đề tài. * Các phương pháp cụ thể: Để thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu chính: - Phương pháp lịch sử - loại hình: dùng để khảo sát sự hình thành và vận động của lý thuyết truyện ngắn hậu hiện đại, đặc trưng và các quan niệm riêng của các nhà lý luận và Raymond Carver trong các lĩnh vực triết học, văn học, và các phương diện nghệ thuật trần thuật. - Phương pháp cấu trúc - hệ thống: dùng để tìm hiểu, nghiên cứu một cách hệ thống các mô hình trần thuật phi trung tâm như nhân vật, điểm nhìn và cốt truyện theo nguyên tắc hậu hiện đại của Raymond Carver. - Phương pháp văn hóa - lịch sử: dùng để khảo sát quá trình hình thành truyện ngắn Raymond Carver (điều kiện triết học, kinh tế - xã hội, văn hóa - nghệ thuật) và nghiên cứu đặc thù lịch sử, văn hóa, văn học dân tộc trong truyện ngắn Raymond Carver. - Phương pháp so sánh - đối chiếu: dùng để nghiên cứu những tương đồng và riêng biệt trong tư duy nghệ thuật truyện ngắn Raymond Carver với tác giả văn xuôi theo xu hướng cổ điển, hiện đại và hậu hiện đại trong văn học thế giới. - Phương pháp phân tích – tổng hợp: dùng để nghiên cứu những biểu hiện làm nên giá trị nội dung cũng như hình thức nghệ thuật các tác phẩm của Carver. 5. Đóng góp của luận án 5.1. Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu truyện ngắn của Raymond Carver - một nhà văn của khuynh hướng cực hạn dưới góc nhìn của lí thuyết phi trung tâm, từ đó chỉ ra xu hướng dân chủ hóa trong lối viết truyện ngắn làm nên sức hấp dẫn 4 của văn chương Mỹ những thập niên cuối thế kỉ XX và có sức lan tỏa đến văn chương đương đại thế giới ở ba bình diện lớn: nhân vật phi trung tâm, nghệ thuật phân tán điểm nhìn và phân mảnh cốt truyện. 5.2. Từ việc nghiên cứu nghệ thuật phi trung tâm trong truyện ngắn của Carver, luận án chỉ ra sự tương tác hai chiều giữa sáng tác và cảm quan thời đại. Phi trung tâm không chỉ làm nên diện mạo, đặc trưng phong cách nghệ thuật của Carver mà hơn thế, nó góp phần làm nên diễn ngôn về “mặt trái của nước Mỹ dưới thời Reagan”, một nước Mỹ “ngập ngụa trong sự phân hủy, bế tắc, mất niềm tin và những đổ vỡ”. Từ đó, hình ảnh nước Mỹ - trung tâm một thời của thế giới, giấc mộng của con người Mỹ những thập niên cuối thế kỷ XX được thay thế bằng hành trình kiếm tìm một thế giới mới, thế giới của những cái bình dị, đời thường. 6. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án được cấu trúc thành bốn chương: Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu. Chương 2. Phi trung tâm nhân vật. Chương 3. Phân tán điểm nhìn. Chương 4. Phân mảnh cốt truyện. 5 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Raymond Carver là nhà văn có tầm ảnh hưởng lớn không chỉ trong phạm vi nước Mỹ thế kỉ XX mà đến nay, sáng tác cũng như cuộc đời, tiểu sử... của ông vẫn tiếp tục gây nhiều tranh cãi và là đối tượng của nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều nước. Tuy nhiên, do điều kiện sưu tầm cũng như khả năng tập hợp, xử lí tư liệu nên bước đầu chúng tôi mới chỉ khảo sát được một số tài liệu nhất định dưới đây. 1.1. Những nghiên cứu về lí thuyết phi trung tâm 1.1.1. Nghiên cứu về lí thuyết phi trung tâm ở nước ngoài Khái niệm hậu hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại, đến nay, không còn mới mẻ, tuy vẫn còn nhiều tranh cãi nhưng không thể phủ nhận sự tồn tại của chúng là có thật. Từ Jean-François Lyotard (1924-1998) với Hoàn cảnh hậu hiện đại, J. Derrida (1930-2004) với Cấu trúc, kí hiệu và trò chơi trong diễn ngôn các khoa học nhân văn cho đến Liviu Petrescu (1941-1999) với Thi pháp chủ nghĩa hậu hiện đại,... chủ nghĩa hậu hiện đại đã được bàn luận một cách thấu đáo và hệ thống từ hoàn cảnh ra đời cho đến những vấn đề về thuật ngữ, thi pháp... Không phải ngay từ đầu, khi khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại được xác lập thì các khái niệm mang tính định đề như phi trung tâm, liên văn bản, đa trị, trò chơi... cũng xuất hiện. Trải qua quá trình phân tích, chứng minh trên nhiều bình diện: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, thông tin, công nghệ,... nghĩa là có sự tác động tổng hợp nhiều yếu tố, các nhà nghiên cứu hậu hiện đại đã rút ra được những khái niệm mang tính bản chất nhất, đặc thù nhất của chủ nghĩa hậu hiện đại. Nhà nghiên cứu hậu hiện đại quan niệm thế giới là một khối hỗn độn (chaos). Các sự vật, hiện tượng đan bện, gắn kết vào nhau, chúng tồn tại không theo một trật tự nào mà mang tính ngẫu nhiên (contigency). Thừa nhận có sự tồn tại hỗn độn ấy nghĩa là thừa nhận sự xuất hiện có tính ngẫu nhiên. Do vậy, không có gì là trung tâm hoặc có xu hướng trở thành trung tâm trong thế giới ấy. Và đặc tính “phi trung tâm” ngay lập tức có mặt, thế chân cho tính “trung tâm” vốn tồn tại trong quan niệm trước kia. Đặc biệt, nguyên tắc trò chơi xuất hiện chính thức loại bỏ quan niệm cấu trúc có tính trung tâm - được trung tâm hoá, đồng thời xác lập sự tồn tại của khái niệm phi trung tâm bên cạnh khuynh hướng từ bỏ quan niệm tổng thể của tác phẩm và xác lập quan niệm mới về tính đa trị của văn bản cùng một số nguyên tắc 6 đặc thù khác của chủ nghĩa hậu hiện đại như: mảnh vỡ (phân mảnh), hỗn độn, hư vô, rễ chùm... Chặng mốc này có thể được xem là một cuộc cách mạng của chủ nghĩa hậu hiện đại về nhận thức cũng như trong lí luận và khơi mở cho thực tiễn tiếp nhận văn bản sau này. Khái niệm “trung tâm” vốn xuất hiện trong chủ nghĩa cấu trúc như là một sự định danh, định tính của chủ nghĩa hiện đại. J. Derrida cho rằng: “trung tâm là phần cốt lõi có tính chất sinh tử của mọi hệ thống: đó là nơi mà chúng ta sẽ không có một phương cách nào thay thế nếu bị khiếm khuyết. Tại trung tâm, một nhân tố duy nhất có thể hiện hữu là yếu tố trung tâm: không có bất cứ một thành tố nào trong hệ thống có thể thay thế được nó - trung tâm bao giờ cũng mang tính tuyệt đối” (Dẫn lại theo Lã Nguyên) [172]. Từ việc phân tích đặc điểm của vai trò trung tâm trong hệ thống thần học Thiên Chúa giáo La Mã (lấy Thượng Đế làm minh hoạ) cho đến khuôn mẫu của lí thuyết ngôn ngữ Saussure, Derrida đi đến kết luận: “trung tâm của một hệ thống là yếu tố không có giá trị tương đương và không có bất cứ một yếu tố nào trong hệ thống có thể thay thế hay hoán đổi, nó là khởi thuỷ và cũng là chung cục cho mọi yếu tố trong hệ thống quy chiếu đến”. Từ đó, ông chỉ ra, “trung tâm là một phần tạo nên hệ thống mà không thuộc về hệ thống, không phải là một thành phần của tính toàn thể, tính chất trung tâm tự bản chất của nó đã bị phi trung tâm hoá (decentralization) (Bằng chứng là Thượng Đế sáng tạo thế giới và vũ trụ, điều hành vũ trụ nhưng không phải là một yếu tố của vũ trụ). Thậm chí là “không thể và không bao giờ có một hệ thống lí thuyết mang tính chất toàn trị vì trong bất cứ một hệ thống nào cũng đều có những nhân tố tự do vượt thoát ra ngoài sự chi phối của trung tâm mà ông gọi đó là trò chơi của ngôn ngữ (play of language)” [171]. Derrida đã tư duy về “trò chơi” từ phía không hiện hữu, phi trung tâm. Ông viết: “Đã đến lúc phải nghĩ rằng không có trung tâm nào cả, không thể hình dung về trung tâm trong hình thức của một hữu thể hiện hữu, trung tâm không phải là thứ tự nhiên, cũng không phải một tiêu điểm cố định mà là một chức năng, một phi tiêu điểm (nonfocus) cho phép vô số sự thay thế của các kí hiệu hoạt động. Đó chính là lúc ngôn ngữ xâm lấn khắp cái phổ quát, là lúc mà, trong sự vắng mặt của một trung tâm hay nguồn gốc, mọi sự đều trở thành diễn ngôn - giả định như chúng ta có thể đồng ý về từ này - nghĩa là, một hệ thống, trong đó, cái được biểu đạt trung tâm, cái được biểu đạt khởi nguyên hay siêu nghiệm không bao giờ nằm hoàn toàn bên ngoài một hệ thống của những khác biệt. Sự vắng mặt của cái được 7 biểu đạt siêu nghiệm đã mở rộng phạm vi và trò chơi của sự biểu đạt nghĩa đến vô tận” [Dẫn lại 15,119-120]. Tiếp đến, trong Cấu trúc, kí hiệu và trò chơi trong diễn ngôn các khoa học nhân văn (Structure Sign and Play in the Discourse of Human Sciences), từ việc nhận thấy trung tâm vừa chi phối cấu trúc đồng thời vừa thoát khỏi cấu trúc tính, J. Derrida viết: “Trung tâm là điểm mà tại đó sự thay thế các nội dung, các thành tố hoặc các thuật ngữ không còn có thể nữa. Tại trung tâm, phép hoán vị của sự thay đổi các thành tố (dĩ nhiên chúng có thể là những cấu trúc bao bọc bên trong một cấu trúc) bị ngăn cấm. Ít nhất, phép hoán vị này luôn chứa đựng cái bị ngăn cấm. Vì thế, nó có thể được cho là, trung tâm được tạo nên từ sự xác định duy nhất là
Luận văn liên quan