Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài của Đảng và cách mạng
Việt Nam, đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân
tộc và sự tiến bộ của nhân loại. Người không chỉ được tôn vinh là Anh hùng
giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa lớn, mà còn là Nhà ngoại giao kiệt xuất đã
kiến tạo và dẫn dắt nền ngoại giao cách mạng non trẻ của Việt Nam đạt được
những thành tựu to lớn trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và dựng xây
xã hội mới. Ngoài tư tưởng ngoại giao vô cùng sâu sắc, quý giá, Hồ Chí Minh
còn để lại cho hậu thế một tấm gương sáng ngời về phong cách ngoại giao
mẫu mực, có sức thu hút và lan tỏa mạnh mẽ, đậm chất nhân văn, tiêu biểu
cho trường phái ngoại giao Việt Nam thời hiện đại.
Đối với nhiều chính khách trên thế giới, phong cách ngoại giao Hồ Chí
Minh đã để lại những ấn tượng sâu sắc, sự cảm phục chân thành, trở thành tấm
gương giá trị để soi chiếu và ngợi ca. Chủ tịch Thượng nghị viện Chilê Xanvađo
Agiede, sau khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tháng 5/1969, nhận xét: “Chưa
bao giờ chúng tôi thấy sự giản dị và sự vĩ đại lại kết tinh ở một con người như
Hồ Chí Minh” [71; 157]. Đánh giá cao hoạt động ngoại giao của Hồ Chí Minh,
có nhà nghiên cứu còn cho rằng, sự ủng hộ của quốc tế đối với Việt Nam trong
hai cuộc kháng chiến sẽ không nhiều đến thế, lớn đến thế nếu người đứng đầu
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không phải là Hồ Chí Minh. Sức hấp
dẫn và cảm hóa kỳ diệu ở Người không chỉ toát lên từ tư tưởng, đạo đức, mà còn
cả phong cách của Người đã làm cho bè bạn quốc tế dành cho dân tộc nhỏ bé
nhưng kiên cường của Người mối thiện cảm và sự ủng hộ lớn lao. Thông qua
những hoạt động ngoại giao sôi nổi, phong phú và đầy hiệu quả, Hồ Chí Minh
đã có những cống hiến vĩ đại vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam, góp
phần to lớn vào sự phát triển của phong trào đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ
của nhân loại.
168 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ MAI LAN
PHONG CÁCH NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC
HÀ NỘI - 2023
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................... 6
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án .......................... 6
1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề
cần tiếp tục nghiên cứu ......................................................................... 26
Chương 2: CƠ SỞ HÌNH THÀNH PHONG CÁCH NGOẠI GIAO
HỒ CHÍ MINH ........................................................................................... 32
2.1. Các khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài ............................... 32
2.2. Cơ sở khách quan hình thành phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh........ 39
2.3. Nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh ..................................................... 60
Chương 3: NỘI DUNG VÀ ĐẶC TRƯNG PHONG CÁCH NGOẠI GIAO
HỒ CHÍ MINH................................................................................................ 73
3.1. Nội dung phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh ............................. 73
3.2. Đặc trưng phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh .......................... 108
Chương 4: GIÁ TRỊ PHONG CÁCH NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH ........ 118
4.1. Phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh đóng góp quan trọng vào kinh
nghiệm ngoại giao của Việt Nam và thế giới ..................................... 118
4.2. Phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh góp phần khẳng định vị thế của
dân tộc, xây dựng và phát triển mối quan hệ Việt Nam với quốc tế ...... 121
4.3. Phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh góp phần làm cho các dân tộc
hiểu biết, đoàn kết với nhau vì một thế giới hòa bình, tiến bộ và giúp
cho cách mạng Việt Nam nhận được sự ủng hộ to lớn của quốc tế ... 135
4.4. Phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh là hình mẫu cho cán bộ ngoại
giao ngày nay học tập, noi theo ............................................................. 140
KẾT LUẬN .................................................................................................. 150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 155
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...... 153
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài của Đảng và cách mạng
Việt Nam, đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân
tộc và sự tiến bộ của nhân loại. Người không chỉ được tôn vinh là Anh hùng
giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa lớn, mà còn là Nhà ngoại giao kiệt xuất đã
kiến tạo và dẫn dắt nền ngoại giao cách mạng non trẻ của Việt Nam đạt được
những thành tựu to lớn trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và dựng xây
xã hội mới. Ngoài tư tưởng ngoại giao vô cùng sâu sắc, quý giá, Hồ Chí Minh
còn để lại cho hậu thế một tấm gương sáng ngời về phong cách ngoại giao
mẫu mực, có sức thu hút và lan tỏa mạnh mẽ, đậm chất nhân văn, tiêu biểu
cho trường phái ngoại giao Việt Nam thời hiện đại.
Đối với nhiều chính khách trên thế giới, phong cách ngoại giao Hồ Chí
Minh đã để lại những ấn tượng sâu sắc, sự cảm phục chân thành, trở thành tấm
gương giá trị để soi chiếu và ngợi ca. Chủ tịch Thượng nghị viện Chilê Xanvađo
Agiede, sau khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tháng 5/1969, nhận xét: “Chưa
bao giờ chúng tôi thấy sự giản dị và sự vĩ đại lại kết tinh ở một con người như
Hồ Chí Minh” [71; 157]. Đánh giá cao hoạt động ngoại giao của Hồ Chí Minh,
có nhà nghiên cứu còn cho rằng, sự ủng hộ của quốc tế đối với Việt Nam trong
hai cuộc kháng chiến sẽ không nhiều đến thế, lớn đến thế nếu người đứng đầu
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không phải là Hồ Chí Minh. Sức hấp
dẫn và cảm hóa kỳ diệu ở Người không chỉ toát lên từ tư tưởng, đạo đức, mà còn
cả phong cách của Người đã làm cho bè bạn quốc tế dành cho dân tộc nhỏ bé
nhưng kiên cường của Người mối thiện cảm và sự ủng hộ lớn lao. Thông qua
những hoạt động ngoại giao sôi nổi, phong phú và đầy hiệu quả, Hồ Chí Minh
đã có những cống hiến vĩ đại vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam, góp
phần to lớn vào sự phát triển của phong trào đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ
của nhân loại.
Quán triệt, vận dụng tư tưởng, phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh,
ngành ngoại giao Việt Nam đã không ngừng phát triển và đã có những đóng
2
góp to lớn, quan trọng vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc. Hiện
nay, yêu cầu phát triển mạnh mẽ của đất nước đang đặt ra những nhiệm vụ
mới đối với ngành ngoại giao. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của
Đảng (cuối tháng 1 - đầu tháng 2/2021) đã đề ra những mục tiêu phát triển
của đất nước vào các năm 2025, 2030, 2045, trong đó, mục tiêu dài hạn là đến
năm 2045 Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Để đạt được
mục tiêu quan trọng đó, Đại hội đã xác định một trong những nhiệm vụ cơ
bản của công tác đối ngoại là: “Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối
ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động
các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của
đất nước” [23; 162].
Trong hoàn cảnh thế giới đang có những diễn biến phức tạp, khó lường
để khẳng định vị thế quốc tế của đất nước, bảo vệ lợi ích chính đáng của dân
tộc, phát huy cao nhất sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, Việt
Nam không chỉ cần có đường lối, chính sách đối ngoại đúng đắn, mà còn cần
phải có phong cách ngoại giao tài tình, hiệu quả của đội ngũ cán bộ làm công
tác đối ngoại.
Hơn nữa, đất nước càng hội nhập sâu rộng thì ngành ngoại giao càng
cần phát huy vai trò, vị thế của mình để đóng góp nhiều hơn nữa cho công
cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Trong bối cảnh đó,
việc tiếp tục nghiên cứu, học tập và vận dụng phong cách ngoại giao Hồ Chí
Minh là một việc làm mang ý nghĩa sâu sắc, giúp cho cán bộ ngành ngoại
giao học tập, làm theo để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Phong
cách ngoại giao Hồ Chí Minh” làm đề tài luận án tiến sĩ Hồ Chí Minh học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Làm rõ nội dung và giá trị của phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến phong cách ngoại giao
3
Hồ Chí Minh, xác định những nội dung luận án sẽ tiếp thu, kế thừa, những
vấn đề phải tiếp tục giải quyết.
- Phân tích những cơ sở hình thành nên phong cách ngoại giao Hồ Chí
Minh.
- Làm rõ những nội dung và đặc trưng phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh.
- Phân tích, luận giải các giá trị của phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phong cách ngoại giao của Hồ Chí Minh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh là một vấn đề rộng lớn, có nhiều
cách tiếp cận. Trong điều kiện của một luận án, nghiên cứu sinh tập trung
nghiên cứu cơ sở hình thành, nội dung, đặc trưng và các giá trị của phong
cách ngoại giao Hồ Chí Minh.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách của
nhà nước về ngoại giao.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận án, nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp logic - lịch
sử, phân tích - tổng hợp, khái quát hóa, chuyên gia, thu thập thông tin, xử lý
thông tin, so sánh và phương pháp liên ngành của khoa học xã hội và nhân
văn như: lịch sử, ngoại giao, chính trị học, tâm lý học.
Trong đó, phương pháp cụ thể được thực hiện nghiên cứu ở các chương
là:
Chương 1: Để tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và
xác định vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập thông
tin từ các tài liệu trong các thư viện, các tài liệu do các chuyên gia giới
thiệu; xử lý thông tin, so sánh thông tin để chắt lọc và phân loại các tài liệu,
4
tìm ra những nhiệm vụ nghiên cứu mà các tác giả trước đó chưa thực hiện.
Tác giả cũng sử dụng phương pháp logic – lịch sử, phân tích – tổng hợp và
tham khảo ý kiến các chuyên gia (người hướng dẫn, Hội đồng tư vấn, chuyên
gia nghiên cứu về Hồ Chí Minh, chuyên gia nghiên cứu về ngoại giao).
Chương 2: Tác giả tham khảo ý kiến chuyên gia, phân tích tài liệu, so
sánh, tổng hợp, logic – lịch sử, liên ngành, khái quát hóa để làm rõ các khái
niệm liên quan đến đề tài luận án và phân tích cơ sở hình thành phong cách
ngoại giao Hồ Chí Minh.
Chương 3: Các phương pháp được sử dụng để làm rõ nội dung và đặc
trưng phong cách Hồ Chí Minh là phân tích - tổng hợp, khái quát hóa, tham
khảo ý kiến chuyên gia.
Chương 4: Phân tích – tổng hợp, tham khảo ý kiến chuyên gia, khái
quát hóa là những phương pháp chủ yếu tác giả sử dụng để phân tích các giá
trị của phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh.
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án trình bày một cách có hệ thống, về phong cách ngoại giao Hồ
Chí Minh:
- Khái niệm và cơ sở hình thành phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh.
- Làm rõ nội dung, đặc trưng của phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh.
- Phân tích các giá trị của phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh.
Việc nghiên cứu, phân tích các giá trị của phong cách ngoại giao Hồ
Chí Minh có ý nghĩa đóng góp đối với sự vận dụng, phát triển của Đảng và
Nhà nước trong việc xây dựng phong cách ngoại giao cho đội ngũ cán bộ
ngoại giao trong công cuộc đổi mới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần hình thành cơ sở lý luận cho việc xây dựng phong
cách ngoại giao của cán bộ trong hệ thống chính trị, đặc biệt là cán bộ ngành
ngoại giao.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
5
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu phục vụ bổ ích
công tác giảng dạy, nghiên cứu, học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh, đặc biệt là tư tưởng, phong cách ngoại giao của Người.
Kết quả nghiên cứu của luận án cũng góp phần cung cấp nguồn tài liệu
tham khảo cho các cán bộ ngoại giao học tập, rèn luyện theo phong cách
ngoại giao Hồ Chí Minh.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham thảo, kết cấu đề
tài gồm 4 chương, 11 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Cùng với sự nghiệp hoạt động quốc tế sôi nổi và phong phú, hoạt động
ngoại giao của Hồ Chí Minh thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều cơ
quan, tổ chức, cá nhân cả trong nước và quốc tế. Chính vì vậy, những công
trình nghiên cứu về tư tưởng, phương pháp, nghệ thuật, phong cách ngoại
giao Hồ Chí Minh cũng chiếm số lượng tương đối lớn. Đặc biệt, trong những
năm gần đây, khi Việt Nam tích cực chủ động hội nhập quốc tế, việc nghiên
cứu di sản Hồ Chí Minh trong lĩnh vực ngoại giao để rút ra những kinh
nghiệm và những gợi mở quý báu góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
ngoại giao càng thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu khoa học và các nhà
hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực ngoại giao.
1.1.1. Nghiên cứu cơ sở hình thành phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh
Trong khi khảo sát tài liệu liên quan đến cơ sở hình thành phong cách
ngoại giao Hồ Chí Minh, ngoài việc tìm kiếm các tài liệu trực tiếp về vấn đề này,
tác giả luận án cũng thu thập thông tin từ những tài liệu liên quan đến bối cảnh
lịch sử, cơ sở hình thành nên tư tưởng, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh, và
những công trình viết về những hoạt động ngoại giao của Người qua các thời kỳ
hoạt động cách mạng từ khi ra đi tìm đường cứu nước đến năm 1969.
Sách Hồ Chí Minh - Những hoạt động quốc tế, Phan Ngọc Liên [72] đã
tái hiện một cách tương đối đầy đủ, hệ thống, chi tiết về những hoạt động
quốc tế của Hồ Chí Minh. Những hoạt động quốc tế này có liên quan mật
thiết đến những hoạt động ngoại giao, đặc biệt là các hoạt động ngoại giao
của Hồ Chí Minh từ khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã
được phân tích trong phần IV “Tiếp xúc với đồng minh chống Nhật (Thời kỳ
vận động giải phóng dân tộc 1941 – 1945”, phần V “Những hoạt động ngoại
giao trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)”, phần VI
7
“Trong những năm miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả nước đấu tranh
cho độc lập, thống nhất Tổ quốc (1954 – 1969)”. Nguồn thông tin phong phú
này đã cung cấp những luận giải về cơ sở thực tiễn trong việc hình thành
phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh từ năm 1941 đến năm 1969.
Cuốn Tìm hiểu nền tảng văn hóa dân tộc trong tư tưởng cách mạng Hồ
Chí Minh, John Lê Văn Hóa1 [54] đã tập trung lý giải mối liên hệ giữa văn
hóa chính trị Việt Nam và những hành động chính trị của Hồ Chí Minh, ảnh
hưởng hình mẫu người quân tử trong Nho giáo với nhà lãnh đạo cách mạng,
sự kết hợp truyền thống và cách mạng ở Hồ Chí Minh. Cuốn sách là một góc
nhìn độc đáo lý giải cội nguồn văn hóa sâu xa làm nên con người Hồ Chí
Minh – nhà cách mạng, nhà ngoại giao đầy “chất văn hóa”.
Thông qua 10 chương của cuốn sách Lược sử ngoại giao Việt Nam các
thời trước, Nguyễn Lương Bích [13], những nhân vật lịch sử với những việc
làm cụ thể đã được tái hiện sinh động giúp cho người đọc nhận rõ được tâm
lực, tài trí, bản lĩnh của ông cha ta thể hiện trong các hoạt động ngoại giao từ
buổi đầu dựng nước cho đến khi thực dân Pháp phát động chiến tranh xâm
lược và hoàn thành đánh chiếm Việt Nam. Theo đó, cơ sở của truyền thống
ngoại giao Việt Nam chính là tình yêu đất nước, ý chí độc lập, tinh thần dân
chủ, nguyện vọng hòa bình và hữu nghị. Đây cũng là những giá trị tinh thần
vĩnh hằng mà dân tộc Việt Nam không ngừng phát huy qua các thời kỳ lịch
sử. Qua những câu chuyện sinh động này, cuốn sách cung cấp những tri thức
để khái quát nên những nét độc đáo trong văn hóa ngoại giao truyền thống
qua các thời kỳ lịch sử - một trong những tiền đề hình thành phong cách ngoại
giao Hồ Chí Minh.
Cuốn Ngoại giao Đại Việt, Lưu Văn Lợi [70] đề cập đến ngoại giao của
Việt Nam trong 900 năm, từ thời Lý Trần đến thời Tây Sơn. Tiếp cận từ góc độ
địa chính trị và tư tưởng, cuốn sách chủ yếu nghiên cứu ngoại giao Việt Nam
trong mối quan hệ với Trung Quốc, qua đó thể hiện bản lĩnh, văn hóa ngoại
1 Tác giả công tác tại Khoa Chính trị trường đại học Tổng hợp Northwestern – Hoa Kỳ. Dịch từ nguyên bản
tiếng Anh CULTURAL FOUNDATION OF HOCHIMINH’S REVOLUTIONARY IDEOLOGY của trường
ĐHTH Northewestern, xuất bản tại U.M.I. Michigan – USA – 1989.
8
giao Việt Nam trong một thời kỳ dài của lịch sử. Những thông tin này có liên
quan đến truyền thống ngoại giao Việt Nam – một trong những cơ sở lý luận
hình thành phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh.
Trong cuốn sách Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại
giao, do tác giả Vũ Dương Huân làm chủ biên [43], tác giả Nguyễn Đình
Luân dành 12 trang viết về “cội nguồn phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh”
trình bày kết quả tìm hiểu về cội nguồn của phong cách ngoại giao Hồ Chí
Minh từ ba yếu tố: nhân cách, dân tộc và thời đại.
- Từ cội nguồn nhân cách, tác giả cho rằng, phong cách là thể hiện nhân
cách con người; phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh phản ánh nhân cách văn
hóa Hồ Chí Minh.
- Từ cội nguồn dân tộc thì trong phong cách ngoại giao của Hồ Chí Minh
có sự kế thừa văn hóa Việt Nam, tinh hoa ngoại giao truyền thống như: hòa
bình, hòa hiếu, nhân nghĩa, tâm công, kết hợp đánh với đàm... Mối liên hệ giữa
văn hóa dân tộc với phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh được tác giả xem xét
ở hai chiều biện chứng là “dân tộc hóa cá nhân” và “cá nhân hóa dân tộc”.
- Tiếp cận từ góc độ thời đại, tác giả cho rằng mối quan hệ biện chứng
của Hồ Chí Minh với thời đại trước hết được thể hiện thông qua thực tiễn hoạt
động quốc tế 30 năm lâu dài và gian khổ của Người.
Tuy tiếp cận từ những góc độ khác nhau, song những nội dung trên đây
cũng chứa đựng nhiều thông tin về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và cơ sở chủ
quan hình thành phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh.
Trong cuốn sách Bác Hồ với văn hóa Trung Quốc, Lương Duy Thứ
[121], tác giả đã dành bài đầu tiên để viết về Hồ Chí Minh với văn hóa Trung
Quốc - sự gặp gỡ giữa những nhân cách văn hóa và cá tính sáng tạo. Tuy
không trực tiếp đề cập đến cơ sở hình thành phong cách ngoại giao Hồ Chí
Minh, nhưng bài viết cũng chứa đựng những thông tin về cơ sở hình thành
nên nhân cách và cá tính Hồ Chí Minh. Tác giả khẳng định, nhân cách Hồ Chí
Minh bắt nguồn từ truyền thống văn hóa dân tộc nhưng cũng chung đúc từ
9
nhiều nền văn hóa gần gũi, trong đó rõ nhất là văn hóa Trung Hoa. Đây là một
công trình làm sáng rõ hơn một vài khía cạnh của cơ sở hình thành phong
cách ngoại giao Hồ Chí Minh.
Sách Hồ Chí Minh – Nhà tư tưởng lỗi lạc của tác giả Song Thành [114]
là một công trình lớn nghiên cứu khá toàn diện về Hồ Chí Minh bao gồm
những nội dung liên quan đến đề tài luận án. Cụ thể, ở chương 12, tác giả viết
về tư tưởng và phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh, trong đó trực tiếp đề cập
đến cơ sở hình thành phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh. Tác giả lý giải
phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh được hình thành từ các nhân tố:
- Ý chí kiên cường đấu tranh cho độc lập, thống nhất của Tổ quốc, cho tự
do, hạnh phúc của nhân dân; đó là cơ sở tạo nên dũng khí của nhà ngoại giao Hồ
Chí Minh giúp Người sẵn sàng đương đầu với mọi bất trắc, hiểm nguy, với mọi
đối thủ, dù khôn ngoan, xảo quyệt như thế nào.
- Trí tuệ sáng suốt, học vấn uyên bác: đi nhiều, biết rộng, hiểu sâu về
lịch sử, đất nước, văn hóa, con người, ngôn ngữ, phong tục tập quán của
nhiều dân tộc trên thế giới; biết rõ cả tâm lý, sở thích cá nhân của người đối
thoại, theo đúng phương châm “biết người, biết mình, trăm trận trăm thắng”.
- Trái tim nhân hậu, cốt cách thanh cao và đức khiêm tốn phi thường
của một chính khách đã đạt tới sự thống nhất hài hòa giữa tầm cao chính trị
với tinh thần nhân văn trong sáng.
- Phương pháp hành xử uyển chuyển, linh hoạt, “dẻo như cánh cung,
lao thẳng về đích như một mũi tên”.
Thông qua cuốn sách Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923
– 1938), Nguyễn Thị Kim Dung (Chủ biên) [18], các tác giả tái hiện lại
những năm tháng học tập, làm việc của Hồ Chí Minh ở Liên Xô: từ một
người yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, trở thành người cộng sản,
hoạt động trên đất nước của Lênin trong những năm 1923 – 1924, 1927,
1934 – 1938. Những thông tin trong tài liệu cho thấy hoạt động quốc tế
phong phú và sự trải nghiệm thực tế là nhân tố quan trọng góp phần định
hình phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh.
10
Luận án tiến sĩ “Văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong
bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam Hiện nay” của Hoàng Diệu Thúy
[120], 2019, đã đề cập một cách hệ thống và tương đối toàn diện về văn hóa
ngoại giao Hồ Chí Minh, từ hệ thống khái niệm, cơ sở hình thành, đặc trưng
cơ bản và giá trị văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh đến việc vận dụng văn hóa
ngoại giao Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Trong đó,
tác giả đã phân tích cơ sở thực tiễn, cơ sở lý luận và nhân tố chủ quan hình
thành văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh. Văn hóa ngoại giao và phong cách
ngoại giao có mối quan hệ mật thiết với nhau, vì vậy cơ sở hình thành cũng có
nhiều điểm tương đồng với nhau.
Ngoài ra, có một số tác giả viết bài liên quan đến cơ sở hình thành
phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh: Vũ Trọng Lâm (2020), “Vận dụng tư
tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay”,
Tạp chí Cộng sản, (942); Phạm Thị Hồng Ngân (2020), “Áp dụng biện pháp
đàm phán trực tiếp trong giải quyết tranh chấp quốc tế”, Tạp chí Sinh hoạt lý
luận (168 – 3/20