Luận án Phương hướng bồi dưỡng năng lực tiếp nhận thơ tự do cho học sinh trung học phổ thông
Lý do chọn đề tài: Việc bồi dưỡng năng lực tiếp nhận thơ tự do là công việc cần thiết để nâng cao chất lượng học văn. Đây là thể thơ có đời sống, sức sống đặc trưng mà lâu nay chúng ta vẫn đồng nhất với việc dạy và học thơ nói chung. Thơ tự do với đặc trưng thể loại, đòi hỏi phải có phương hướng, biện pháp chiếm lĩnh riêng. Chính điều đó đã đặt ra vấn đề phải tìm phương hướng bồi dưỡng năng lực tiếp nhận thơ tự do cho học sinh Trung học phổ thông. Lịch sử vấn đề: Về nghiên cứu lý luận về thơ tự do Thơ tự do không bị câu thúc bởi số lượng câu chữ, vần điệu, cấu trúc bài thơ biến đổi linh hoạt, cởi mở theo cảm xúc, hình thức thơ không gò ép niêm luật như thơ truyền thống. Xu thế phát triển của thơ tự do ngày càng phong phú, lớn mạnh trong thơ Việt Nam hiện đại. ? Có nhiều ý kiến bàn về thơ tự do, nhưng các bài viết chưa đẩy tới điểm mút của thể loại. Mỗi bài viết chỉ khởi dậy một phương diện, nên không làm bộc lộ đầy đủ đặc trưng về thể loại. Về phương pháp dạy thơ tự do - Khi hướng dẫn các phương pháp, biện pháp phân tích thơ, tác giả chưa đề cập con đường riêng để phân tích , tiếp nhận thơ tự do. - Nắm vững tính chất và đặc điểm độc đáo của thể loại thơ tự do để định hướng phương pháp. Mục đích và nhiệm vụ của luận án: 1. Mục đích 1.1. Chỉ ra được đặc trưng cơ bản của thơ tự do. 1.2. Tìm các phương pháp biện pháp cụ thể để phân tích thơ tự do, từ đó nâng cao hiệu quả giờ dạy văn. 1.3. Bồi dưỡng năng lực tiếp nhận thơ tự do cho giáo viên và học sinh. 2. Nhiệm vụ của luận án 2.1. Nghiên cứu đặc trưng thơ tự do từ các vấn đề cụ thể như: Khái niệm tự do trong thơ, câu thơ, nhịp điệu, ngôn ngữ, cái tôi trữ tình và tứ thơ. 2.2. Nghiên cứu năng lực tiếp nhận thơ tự do của học sinh và đề xuất phương hướng bồi dưỡng cho học sinh. 2.3. Khảo sát dạy và học thơ tự do trong nhà trường THPT, tiến hành thực nghiệm ở trường phổ thông để khẳng định giá trị của những đề xuất khoa học đã nêu. Phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp tổng hợp và triển khai lí luận 2. Phương pháp khảo sát 3. Phương pháp thực nghiệm. Ý nghĩa của luận án: Chỉ ra đặc trưng thơ tự do. Tìm ra phương hướng bồi dưỡng năng lực tiếp nhận thơ tự do để giúp học sinh THPT tự khám phá, cảm thụ, chiếm lĩnh thể loại này trong các giờ giảng chính khoá. Mặt khác, dựa trên những đặc trưng thơ tự do cũng như những biện pháp phân tích, học sinh có thể tìm hiểu những tác phẩm thơ ngoài chương trình, ngoài giờ học trên lớp. Giới hạn luận án: Đề tài nghiên cứu đặc trưng thơ tự do qua những bài thơ tự do được giảng dạy trong chương trình THPT, và đề xuất những phương hướng, biện pháp giảng dạy thơ tự do sau đó dạy thực nghiệm, đối chứng. Giả thuyết khoa học: Nếu lí luận về đặc trưng thơ tự do và những đề xuất về "phương hướng bồi dưỡng năng lực tiếp nhận thơ tự do cho học sinh THPT" có tính khả thi thì chúng tôi đã đóng góp một nội dung khoa học khá quan trọng cho lí luận dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại. Luận án sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học văn nói chung, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả dạy học thơ tự do trong chương trình phổ thông. Kết cấu luận án: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận án được chia làm 3 chương: Chương 1: Thơ tự do và đặc trưng thơ tự do. Chương 2: Thơ tự do trong chương trình trung học phổ thông và việc bồi dưỡng năng lực tiếp nhận thơ tự do cho giáo viên và học sinh. Chương 3: Thực nghiệm dạy học theo phương hướng bồi dưỡng năng lực tiếp nhận thơ tự do cho học sinh.