Luận án Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Trà Vinh đến năm 2015
1. Tính cấp thiết của đề tài Văn kiện Đại biểu toàn quốc lần thứ IXcủa Đảng đã nêu: “Năm 2010 tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng ít nhất gấp đôi năm 2000; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ”. Về phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2001-2005 trong báo cáo đã viết: “Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đạihóa. Nâng cao rõ rệt hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế ”. Đối với mỗi quốc gia, mỗi vùng hay mỗi tỉnh đều cần thiết phải xác định một cơ cấu kinh tế hợp lý trong đóxác định đúng đắnmối quan hệ giữa các khu vực kinh tế, các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, giữa các thành phần kinh tế. Những mối quan hệ trên được xác lập chặt chẽthể hiện cả về số lượng và chất lượng. Việc xác định cơ cấu kinhtế hợp lý là nhân tố rấtquan trọng trong tăng trưởng và phát triển bền vững nền kinh tế. Ngược lại, tăng trưởng và phát triển kinh tế có tác động đến cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế không cố định mà thay đổi tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Đối với nước ta trong thời gian qua, cơ chế quản lý thayđổi từ quản lý nền kinh tế theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, do vậy việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế là tất yếu khách quan. Sau 20 năm chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và liên tục nhiều năm. Mức sống của một bộ phận lớn dân cư đô thị và nông thôn được cải thiện rõ nét, bước đầu đã có tích lũy từ nộibộ nền kinh tế đề đầu tư cho phát triển. Những thành quả đã đạt được trong thờigian qua bắtnguồn từ những chủ trương và chính sách phát triển kinh tế đúng đắn hợp lý,trong đó có chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tỉnh Trà Vinh nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Longvới diện tích 221.515 ha và số dân 1.018,2 ngàn người (số liệunăm 2004) là tỉnh nghèo, GDP/người năm 1995 mới đạt 2,1 triệu đồng, năm2000 cũng mới đạt2,9 triệu đồng, năm 2004 đạt 4 triệu đồng và ước năm 2005đạt 4,3 triệu đồng, cơ cấu kinh tế lạc hậu, là tỉnh sản xuất nông nghiệp là cơ bản. Đến 2005 ngành nông lâm ngư nghiệp vẫn chiếm trên 61,1%, ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 9,8%, ngành dịch vụ chiếm 29,1% (theo giá cố định1994 )trong cơ cấu kinh tế.Muốn đưa nềnkinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, bềnvững, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân thì một trong những điều kiện tiênquyết là phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh TràVinh lần thứ VIII(tháng 12/2005) đã xác định phương hướng củathời kỳ 2006-2010 như sau: “ Khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực, đẩy mạnh chuyển dịchcơ cấu kinh tế theohướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông ngư nghiệp và kinh tế nông thôn,tập trung phát triển kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn giai đoạn 5 năm trước (2001-2005), rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các tỉnh trong khu vực, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ”. Về quan điểm tư tưởng chỉ đạo, văn kiện đã xác định: “ phát triển nhanh các ngành nghề kinh tế, tạo ra bước đột phá về chuyển đổi cơ cấu kinh tế,cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực, gắn sảnxuất với thị trường tiêu thụ các sản phẩm làm ra, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh củacác sản phẩm, các donh nghiệp và toàn nền kinh tế ” [61] Như vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay của tỉnh Trà Vinh. Việc xác định cơcấu như thế nào là hợp lý để tạo điều kiện cho tỉnh sử dụng có hiệu quả tài nguyên của mình, phát huy đượcthế mạnh, đảm bảo được các mục tiêu trước mắt và lâu dài. Đó là một việc rất cấp thiết không những có ý nghĩa lý luận khoa học mà còn là đòi hỏi bức xúccủa cuộc sống. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Từ trước tới nay có nhiều bài báo, tạp chí và các công trình nghiên cứu về cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch của nó. Đối với tỉnh Trà Vinh, các công trình nghiêncứu có liên quan đến cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành là: - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Trà Vinh giai đọan 1996-2010 của Trung tâm nghiên cứu Kinh tế miền Nam Bộ kế hoạch và Đầu tư. [41] - Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm ngư nghiệp thời kỳ 2003-2010 của Phân viện Quy hoạch và thiếtkế Nông nghiệp [40] - Quy hoạch tổng thể thủy sản đến năm 2010 của Phân viện kinh tế và qui hoạch thủy sản [44] Như vậy những công trình nghiên cứu trên đây chỉ tập trung vào công tác quy hoạch mà chưa có một công trình nghiên cứu toàn diện về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ý thức được vấn đề đó, với yêu cầu khách quan của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tôi chọn đề tài “Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Trà Vinh đến năm 2015” làm luận án tiến sĩ. 3. Mục tiêu và nội dung của luận án a) Mục tiêu Trên cơ sở nghiêncứu lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế có tính đến kinh nghiệm của một số nước và thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Trà Vinh để xác định phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngànhcủa tỉnh đến năm 2015. b) Nội dung - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơcấu kinh tế, nghiên cứu các mô hình chuyển dịch cơ cấu của một số nước trong khu vực và việc vận dụng kinh nghiệm đó vào hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam. Đánh giá thực trạngchuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơcấu các ngànhcủa các khu vực kinh tế tỉnh Trà Vinh. Xác định quan điểm phương hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các giải pháp thúc đẩy chuyểndịch cơ cấu kinh tế ngành. 4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài: - Đối tượng: Đề tài nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinhtế của các ngành kinh tế đồng thời nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành. - Phạm vi: + Về không gian được giới hạn trong tỉnh Trà Vinh. + Về thời gian, đề tài lấy mốc thời gian từ 1995 đến 2005 để đánh giáthực trạng từ đó nghiên cứu phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đến năm 2015. - Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp chủ yếu như phuơngpháp duy vật biện chứng; duy vật lịch sử của chủ nghĩa Macxít; phương pháp so sánh, phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp thống kê, phương pháp chuyên gia và các phương pháp khác Trong tính toán dùng giá cố định và giá thực tế. Dựa vào số liệu, tài liệu của các ngành, đặc biệt của ngành thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tưTrà Vinh, đề tài tổng hợp, xử lý phân tíchđể đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm đảm bảo tính khách quan và thực tiễn cho các nhận xét, đánh giá. Ngoài ra, đề tài cũng kế thừa các kết quả nghiên cứu củacác Bộ, ngành và địa phương có liên quan đến đề tài. 5. Những đóng góp của luận án - Tổng hợp một số vấn đề lý luận cơ bản về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Lần đầu tiên đánh giá toàn diện cơ cấu kinh tế của tỉnh mang tính khoa học và thực tiễn. - Luận án đã đưa ra phương hướng các giải pháp mang tính toàn diện, đột phá cho sự chuyển dịch cơ cấu. - Góp phần cung cấp có cơ sở, căn cứ trong việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho các cấp của địa phương.