Nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là đang trong quá trình toàn cầu hóa tương
đối hiệu quả. Tiến trình toàn cầu hóa nền kinh tế đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng mang
lại không ít thách thức cho các DN Việt Nam. Một trong những thách thức hàng đầu đó
là áp lực cạnh tranh ngày càng cao, không những đến từ các DN trong nước mà còn đến
từ các DN nước ngoài. Trong bối cảnh đó, bài toán đặt ra cho các DN Việt Nam là làm
thế nào để sản xuất ra sản phẩm chất lượng tốt với chi phí tối ưu. Yêu cầu đó đòi hỏi các
DN phải không ngừng thực hiện đổi mới trong quản lý, hiện đại hóa phương thức sản
xuất kinh doanh, tái cơ cấu nhằm mục tiêu phân phối và sử dụng nguồn lực một cách
hiệu quả nhất, trong đó công tác quản trị chi phí phải được đặt lên hàng đầu.
Có một nguyên tắc quan trọng trong quản trị đó là muốn quản trị tốt phải đo
lường được, đo lường đúng sẽ ra quyết định đúng (Cooper và Kaplan,1988). Phương
pháp xác định chi phí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác quản trị chi phí.
Bởi vì, đó là công cụ đo lường và cung cấp thông tin về chi phí và giá thành cho các đối
tượng sử dụng thông tin kế toán, đặc biệt là cho các nhà quản trị DN trong quá trình ra quyết
định. Do đó, việc lựa chọn vận dụng phương pháp xác định chi phí phù hợp có ảnh hưởng
quan trọng đến quyết định của những đối tượng sử dụng thông tin kế toán nói chung và
quyết định điều hành sản xuất kinh doanh của nhà quản trị nói riêng (Drury, 2007).
Việc đo lường chi phí của một đối tượng chi phí theo một mục đích quản lý nào
đó là kết quả cụ thể của phương pháp xác định chi phí. Tuy nhiên, một nhiệm vụ quan
trọng hơn của phương pháp xác định chi phí là cung cấp thông tin giúp nhà quản trị có
những giải pháp tác động lên những chi phí này nhằm sử dụng tối ưu nguồn lực (Vương
Đình Huệ & Đoàn Xuân Tiên, 2002). Muốn vậy, cần phải xác định được nguyên nhân,
gốc rễ làm phát sinh chi phí, từ đó có biện pháp phù hợp nhằm can thiệp, tác động vào
các tác nhân đó. Đó là lý do trong DN mục đích của phương pháp xác định chi phí không
chỉ dừng lại ở việc đo lường chi phí và tính giá thành của các sản phẩm một cách tin
cậy, kịp thời phục vụ công tác lập BCTC và xác định giá bán sản phẩm, mà còn là công
cụ cung cấp thông tin quan trọng phục vụ công tác kiểm soát chi phí, cắt giảm lãng phí,
sử dụng tối ưu nguồn lực và cải tiến hoạt động.
252 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phương pháp xác định chi phí dựa trên cơ sở hoạt động tại một số doanh nghiệp sản xuất thuộc tổng công ty Viglacera - CTCP, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
*****
LÊ THỊ HIÊN
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ
DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG
TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
THUỘC TỔNG CÔNG TY VIGLACERA - CTCP
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
*****
LÊ THỊ HIÊN
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ
DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG
TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
THUỘC TỔNG CÔNG TY VIGLACERA - CTCP
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 9.34.03.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. PHẠM THỊ THU THỦY
2. PGS.TS. MAI NGỌC ANH
HÀ NỘI - 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong
luận án là trung thực. Những kết quả trong luận án chưa từng được công bố trong bất cứ
một công trình nào khác.
Tác giả luận án
Lê Thị Hiên
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc và lòng biết ơn chân
thành tới thầy cô hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Thị Thu Thủy (Trường Đại học Thương
mại) và PGS.TS. Mai Ngọc Anh (Học viện Tài Chính). Trân trọng cảm ơn thầy cô đã
luôn tận tình hướng dẫn, hỗ trợ và đồng hành cùng tác giả trong suốt quá trình thực hiện
và hoàn thành luận án.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô, các nhà khoa học trong và ngoài
Trường Đại học Thương mại đã góp ý cho tác giả chỉnh sửa luận án trong suốt quá trình
nghiên cứu.
Tác giả xin tri ân sự hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi của Khoa sau Đại học và
Khoa Kế toán Trường Đại học Thương mại để tác giả có thể nhanh chóng hoàn thiện
các quy trình và các thủ tục trong quá trình thực hiện luận án.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các nhà quản trị, các kế toán tại một số DNSX
thuộc TCT Viglacera đã giúp đỡ tác giả trong quá trình phỏng vấn, thực hiện thu thập
phiếu điều tra. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc và phòng
kế toán Công ty CP Bê tông khí Viglacera đã giúp đỡ tác giả rất nhiều trong việc tìm
hiểu thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh và thu thập số liệu thực tế tại Công ty.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến bố mẹ, gia đình, các anh chị em trong
gia đình và các bạn bè, đồng nghiệp tại Trường Đại học Ngoại thương đã giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi và động viên tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận án.
Tác giả luận án
Lê Thị Hiên
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................. viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ DỰA
TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ...............17
1.1. Tổng quan về chi phí và phương pháp xác định chi phí trong doanh nghiệp
sản xuất ........................................................................................................ 17
1.1.1. Chi phí và phân loại chi phí .........................................................................17
1.1.2. Phương pháp xác định chi phí trong doanh nghiệp sản xuất .......................23
1.2. Phương pháp xác định chi phí dựa trên cơ sở hoạt động .................... 29
1.2.1. Khái niệm phương pháp xác định chi phí dựa trên cơ sở hoạt động ...........29
1.2.2. Nội dung phương pháp xác định chi phí dựa trên cơ sở hoạt động ............34
1.2.3. So sánh phương pháp xác định chi phí dựa trên cơ sở hoạt động và phương
pháp xác định chi phí truyền thống .......................................................................48
1.3. Kinh nghiệm áp dụng phương pháp xác định chi phí dựa trên cơ sở hoạt
động tại một số doanh nghiệp sản xuất trên thế giới và bài học cho doanh
nghiệp sản xuất Việt Nam ........................................................................... 51
1.3.1. Kinh nghiệm áp dụng phương pháp xác định chi phí dựa trên cơ sở hoạt động
tại một số doanh nghiệp sản xuất trên thế giới ......................................................51
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam .................60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................64
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ... 65
2.1. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 65
2.1.1. Phương pháp nghiên cứu định tính..............................................................66
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ..........................................................67
iv
2.2. Quy trình nghiên cứu ........................................................................... 78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................80
CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ
DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
THUỘC TỔNG CÔNG TY VIGLACERA-CTCP ..................................................81
3.1. Tổng quan về TCT Viglacera và một số DNSX thuộc TCT Viglacera 81
3.1.1. Giới thiệu tổng quan về TCT Viglacera và một số DNSX thuộc TCT
Viglacera ................................................................................................................81
3.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng ..............92
3.2. Tình hình áp dụng phương pháp xác định chi phí tại một số DNSX thuộc
TCT Viglacera .............................................................................................. 94
3.2.1. Đặc điểm phương pháp xác định chi phí tại một số DNSX thuộc TCT
Viglacera ................................................................................................................94
3.2.2. Phương pháp xác định chi phí tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera .. 101
3.3. Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng
phương pháp ABC tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera ..................... 116
3.3.1 Thống kê mô tả .......................................................................................... 117
3.3.2. Kiểm định sự phù hợp của thang đo ......................................................... 118
3.3.3. Phân tích nhân tố khám phá ..................................................................... 120
3.3.4. Kết quả phân tích hồi quy ......................................................................... 122
3.3.5. Phân tích các nhân tố tác động ................................................................. 126
3.4. Đánh giá tình hình áp dụng phương pháp xác định chi phí tại một số
DNSX thuộc TCT Viglacera ...................................................................... 129
3.4.1. Những kết quả đạt được ........................................................................... 129
3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................... 132
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 136
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ DỰA
TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THUỘC
TỔNG CÔNG TY VIGLACERA-CTCP ............................................................... 137
4.1. Định hướng phát triển của TCT Viglacera và một số DNSX thuộc TCT
Viglacera .................................................................................................... 137
v
4.2. Các yêu cầu có tính nguyên tắc trong việc áp dụng phương pháp ABC
tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera ..................................................... 139
4.3. Giải pháp áp dụng phương pháp ABC tại một số DNSX thuộc TCT
Viglacera .................................................................................................... 141
4.3.1. Giải pháp về mô hình áp dụng phương pháp ABC .................................. 141
4.3.2. Giải pháp về quy trình triển khai áp dụng phương pháp ABC ................. 153
4.3.3. Giải pháp về các giai đoạn áp dụng phương pháp ABC .......................... 155
4.4. Một số khuyến nghị nhằm tạo điều kiện thuận lợi thực hiện các giải pháp
áp dụng phương pháp ABC tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera ....... 158
4.4.1. Đối với TCT Viglacera và một số DNSX thuộc TCT Viglacera ............. 158
4.4.2. Đối với Nhà nước ..................................................................................... 162
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ......................................................................................... 164
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 165
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................. 167
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 168
DANH MỤC PHỤ LỤC ........................................................................................... 175
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCTC Báo cáo tài chính
CPSX Chi phí sản xuất
NLV Nguyên vật liệu
NC Nhân công
SXC Sản xuất chung
TSCĐ Tài sản cố định
DN Doanh nghiệp
DNSX Doanh nghiệp sản xuất
TCT Viglacera Tổng Công ty Viglacera-CTCP
Phương pháp ABC
Activity-based costing
Phương pháp xác định chi phí dựa trên cơ sở hoạt động
Phương pháp ABM
Activity-based management
Phương pháp quản trị dựa trên cơ sở hoạt động
Phương pháp ABB
Activity-based budgeting
Phương pháp lập ngân sách dựa trên cơ sở hoạt động
Phương pháp TDC
Tranditional costing
Phương pháp xác định chi phí truyền thống
Mô hình TDABC
Time-driven activity-based costing
Mô hình ABC theo thời gian
Ma trận EAD
Expense-Activity-Dependence matrix
Ma trận Chi phí - Hoạt động
Ma trận APD
Activity-Product-Dependence matrix
Ma trận Hoạt động - Sản phẩm
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Điểm khác nhau giữa phương pháp TDC và phương pháp ABC .................50
Bảng 2.1: Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp
dụng phương pháp ABC trong DN ................................................................................74
Bảng 2.2: Mối quan hệ giữa các lý thuyết nền và các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp
dụng phương pháp ABC ................................................................................................74
Bảng 2.3: Tổng hợp các tiêu chí và nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng phương
pháp ABC tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera ......................................................76
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp phân loại chi phí theo chức năng có chi tiết theo từng yếu tố
chi phí tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera ............................................................96
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất trực tiếp (Tháng 06/2020) ....................... 104
Bảng 3.3: Bảng thống kê các tiêu thức phân bổ chi phí SXC áp dụng tại một số DNSX
thuộc TCT Viglacera .................................................................................................. 108
Bảng 3.4: Bảng tổng hợp chi phí SXC (Tháng 06/2020) ........................................... 110
Bảng 3.5: Bảng phân bổ chi phí SXC (Tháng 06/2020) ............................................ 111
Bảng 3.6: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (Tháng 06/2020) ..... 113
Bảng 3.7: Giá trị Cronbach Alpha kiểm định sự phù hợp của thang đo .................... 118
Bảng 3.8: Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập ........................ 120
Bảng 3.9: Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc .......................... 122
Bảng 3.10: Thống kê mô tả và tương quan giữa các biến sử dụng trong mô hình .... 123
Bảng 3.11: Kết quả phân tích hồi quy ........................................................................ 124
Bảng 3.12: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .......................................... 125
Bảng 3.13: Kết quả đánh giá nhân tố sự ủng hộ của ban lãnh đạo ............................. 127
Bảng 3.14: Kết quả đánh giá khả năng truyền thông ................................................. 127
Bảng 3.15: Kết quả đánh giá trình độ công nghệ sản xuất ......................................... 128
Bảng 3.16: Kết quả đánh giá mức độ sử dụng thông tin từ phương pháp xác định chi phí ... 128
Bảng 3.17: Kết quả đánh giá Áp lực cạnh tranh của DN ........................................... 129
Bảng 4.1: Danh mục chi phí SXC phát sinh (Tháng...) .............................................. 143
Bảng 4.2: Ma trận chi phí – hoạt động (Ma trận EAD) (Tháng...) ............................. 145
Bảng 4.3: Ma trận Hoạt động – Sản phẩm (Ma trận APD) (Tháng...) ....................... 147
Bảng 4.4: Báo cáo giá thành đơn vị sản phẩm theo hoạt động .................................. 150
Bảng 4.5: Báo cáo chi tiết chi phí hoạt động theo tổ hợp chi phí .............................. 151
viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mô hình phân bổ chi phí SXC theo phương pháp truyền thống ..................27
Sơ đồ 1.2: Mô hình phân bổ chi phí chung theo phương pháp ABC ............................35
Sơ đồ 1.3: Mối quan hệ giữa các khái niệm cơ bản trong phương pháp ABC ..............39
Sơ đồ 1.4: Quy trình triển khai phương pháp ABC .......................................................44
Sơ đồ 1.5: Mô hình ABC tiêu chuẩn .............................................................................46
Sơ đồ 2.1: Mô hình thiết kế hỗn hợp gắn kết: định lượng gắn kết trong định tính .......66
Sơ đồ 2.2: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng phương pháp ABC tại
một số DNSX thuộc TCT Viglacera .............................................................................75
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý TCT Viglacera.............................................82
Sơ đồ 3.2: Các đơn vị thành viên thuộc TCT Viglacera ...............................................84
Sơ đồ 3.3: Tổ chức bộ máy quản lý tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera ...............85
Sơ đồ 3.4: Quy trình sản xuất liên tục tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera ...........91
Sơ đồ 3.5: Tổ chức bộ máy kế toán tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera ...............92
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là đang trong quá trình toàn cầu hóa tương
đối hiệu quả. Tiến trình toàn cầu hóa nền kinh tế đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng mang
lại không ít thách thức cho các DN Việt Nam. Một trong những thách thức hàng đầu đó
là áp lực cạnh tranh ngày càng cao, không những đến từ các DN trong nước mà còn đến
từ các DN nước ngoài. Trong bối cảnh đó, bài toán đặt ra cho các DN Việt Nam là làm
thế nào để sản xuất ra sản phẩm chất lượng tốt với chi phí tối ưu. Yêu cầu đó đòi hỏi các
DN phải không ngừng thực hiện đổi mới trong quản lý, hiện đại hóa phương thức sản
xuất kinh doanh, tái cơ cấu nhằm mục tiêu phân phối và sử dụng nguồn lực một cách
hiệu quả nhất, trong đó công tác quản trị chi phí phải được đặt lên hàng đầu.
Có một nguyên tắc quan trọng trong quản trị đó là muốn quản trị tốt phải đo
lường được, đo lường đúng sẽ ra quyết định đúng (Cooper và Kaplan,1988). Phương
pháp xác định chi phí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác quản trị chi phí.
Bởi vì, đó là công cụ đo lường và cung cấp thông tin về chi phí và giá thành cho các đối
tượng sử dụng thông tin kế toán, đặc biệt là cho các nhà quản trị DN trong quá trình ra quyết
định. Do đó, việc lựa chọn vận dụng phương pháp xác định chi phí phù hợp có ảnh hưởng
quan trọng đến quyết định của những đối tượng sử dụng thông tin kế toán nói chung và
quyết định điều hành sản xuất kinh doanh của nhà quản trị nói riêng (Drury, 2007).
Việc đo lường chi phí của một đối tượng chi phí theo một mục đích quản lý nào
đó là kết quả cụ thể của phương pháp xác định chi phí. Tuy nhiên, một nhiệm vụ quan
trọng hơn của phương pháp xác định chi phí là cung cấp thông tin giúp nhà quản trị có
những giải pháp tác động lên những chi phí này nhằm sử dụng tối ưu nguồn lực (Vương
Đình Huệ & Đoàn Xuân Tiên, 2002). Muốn vậy, cần phải xác định được nguyên nhân,
gốc rễ làm phát sinh chi phí, từ đó có biện pháp phù hợp nhằm can thiệp, tác động vào
các tác nhân đó. Đó là lý do trong DN mục đích của phương pháp xác định chi phí không
chỉ dừng lại ở việc đo lường chi phí và tính giá thành của các sản phẩm một cách tin
cậy, kịp thời phục vụ công tác lập BCTC và xác định giá bán sản phẩm, mà còn là công
cụ cung cấp thông tin quan trọng phục vụ công tác kiểm soát chi phí, cắt giảm lãng phí,
sử dụng tối ưu nguồn lực và cải tiến hoạt động.
Mặc dù việc xác định chính xác chi phí của một sản phẩm hay dịch vụ có thể là
không làm được do chi phí chung - một nhân tố cấu thành trong giá thành sản phẩm
2
không thể tính được trực tiếp cho các đối tượng tính giá mà phải tiến hành phân bổ cho
các đối tượng tính giá dựa trên kỹ thuật phân bổ chi phí, nhưng nhiệm vụ của kế toán là
cung cấp cho người ra quyết định những thông tin tin cậy nhất có thể về chi phí và giá
thành. Do đó, khoa học về kế toán không ngừng nghiên cứu và phát triển các phương
pháp xác định chi phí nhằm mục đích tính đúng nhất, tính đủ nhất giá thành của sản
phẩm và cung cấp thông tin phục vụ kiểm soát chi phí trong DN.
Phương pháp xác định chi phí truyền thống với đặc trưng là sử dụng một tiêu
thức duy nhất khi phân bổ chi phí SXC cho các đối tượng chi phí đang bộc lộ những hạn
chế rất lớn, không đáp ứng được yêu cầu về thông tin chi phí của nhà quản trị cả về khía
cạnh đo lường chi phí và khía cạnh cung cấp thông tin phục vụ kiểm soát chi phí và nâng
cao hiệu quả hoạt động (Shillinglaw, 1989; Maskell và cộng sự, 2009).
Bên cạnh phương pháp xác định chi phí truyền thống, đã có một số phương pháp
xác định chi phí hiện đại ra đời trên cơ sở các mô hình quản trị chi phí hiện đại như:
Phương pháp xác định chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (Activity-Based Costing, viết
tắt là phương pháp ABC), phương pháp xác định chi phí theo mục tiêu (Target Costing),
phương pháp xác định chi phí theo chu kỳ sản phẩm (Life-Cycle Costing), phương pháp
kaizen... trong đó phương pháp ABC được cho là phương pháp ưu việt, không những
cung cấp thông tin tin cậy, kịp thời về chi phí và giá thành sản phẩm mà còn cung cấp
thông tin về cơ chế, cách thức và nguồn gốc làm phát sinh chi phí giúp DN kiểm soát chi
phí, cải tiến quá trình kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm sử dụng tối ưu nguồn
lực, nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh. Phương pháp
ABC không chỉ đơn thuần là một phương pháp tính giá mà còn được coi là công cụ nền
tảng phục vụ phương pháp quản trị hiện đại - phương pháp quản trị dựa trên cơ sở hoạt
động (Activity-Based Management, viết tắt là ABM).
Tổng Công ty Viglacera-CTCP (viết tắt là TCT Viglacera) là đơn vị chuyên sản
xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, nguyên liệu nhiên liệu, đầu tư kinh doanh bất động
sản, khai thác chế biến và kinh doanh khoáng sản... trong đó mảng sản xuất kinh doanh
vật liệu xây dựng là một trong những mảng kinh doanh cốt lõi của TCT. TCT Viglacera