Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng trên bán đảo Đông Dương, có hơn
2.000 km đường biên giới tiếp giáp với nhau. Trải qua quá trình đấu tranh lâu dài,
gian khổ, hai dân tộc đã luôn đoàn kết, kề vai sát cánh bên nhau trong đấu tranh
giành độc lập tự do, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ khi có Đảng Cộng sản lãnh
đạo, mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ
tịch Cayxỏn Phômvihản cùng các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công
vun đắp đã không ngừng được củng cố, phát triển và nâng lên tầm cao mới. Mối
quan hệ thủy chung, trong sáng hiếm có này đã đi suốt chặng đường lịch sử vẻ
vang, trở thành tài sản vô giá, qúy báu của hai dân tộc và nhân dân hai nước; là biểu
hiện sinh động của sự kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước chân chính với
chủ nghĩa quốc tế vô sản, là mẫu mực về chính sách láng giềng hợp tác, hữu nghị
giữa hai nước. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn luôn thực hiện nghĩa vụ
quốc tế đối với cách mạng Lào theo quan điểm giúp nhân dân nước bạn là “mình tự
giúp mình" của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mối quan hệ ấy ngày càng thể hiện rõ nét,
sinh động, hiệu quả giữa các tỉnh của hai nước có chung đường biên giới, cùng nhau
đấu tranh chống lại âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, để cùng tồn tại và
phát triển, trong đó có tỉnh Quảng Nam và tỉnh Sê Kông.
Tỉnh Quảng Nam giáp với tỉnh Sê Kông về địa lý, hai tỉnh có chung đường
biên giới dài 157,422 km, có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, truyền
thống, điều kiện kinh tế - xã hội. Đây là cơ sở khách quan, tiền đề bền vững của mối
quan hệ hữu nghị đoàn kết gắn bó keo sơn giữa nhân dân hai tỉnh trong cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi
lên CNXH. Mối quan hệ hữu nghị truyền thống hiếm có ấy càng có ý nghĩa đặc biệt
đối với nhân dân hai nước nói chung và hai tỉnh Quảng Nam, Sê Kông nói riêng
trong sự nghiệp đổi mới, trước nhiều vận hội mới nhưng không ít thách thức trong
bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
190 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam (CHXHCN Việt Nam) với tỉnh Sê Kông (CHDCND Lào) từ năm 1997 đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ MINH ĐỨC
QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA TỈNH QUẢNG NAM
(CHXHCN VIỆT NAM) VỚI TỈNH SÊ KÔNG
(CHDCND LÀO) TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC
HÀ NỘI - 2022
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ MINH ĐỨC
QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA TỈNH QUẢNG NAM
(CHXHCN VIỆT NAM) VỚI TỈNH SÊ KÔNG
(CHDCND LÀO) TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015
Ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 9229013
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. TRẦN THỊ THU HƢƠNG.
2. TS. PHẠM VĂN HỒ.
HÀ NỘI - 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Thị Thu Hương và TS Phạm Văn Hồ. Kết
quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, các quan điểm và dữ liệu mà luân án
kế thừa của các tác giả đi trước đều có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn theo
đúng quy định. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa công bố trong các công
trình khác.
Nghiên cứu sinh
Lê Minh Đức
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................... 6
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án .................................... 6
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam
– Lào, Lào - Việt Nam ............................................................................................ 6
1.1.2. Các công trình nghiên cứu đề cập đến quan hệ Việt Nam - Lào trên
một số lĩnh vực cụ thể và hợp tác tại một số địa phương ..................................... 14
1.1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến quan hệ hợp tác giữa
tỉnh Quảng Nam với tỉnh Sê Kông ....................................................................... 23
1.2. Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
và những nội dung luận án tập trung giải quyết ...................................................... 25
1.2.1. Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ....... 25
1.2.2. Những nội dung luận án tập trung giải quyết ............................................. 27
Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................................ 28
Chƣơng 2: QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA TỈNH QUẢNG NAM VỚI TỈNH SÊ
KÔNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005 .................................................................. 29
2.1. Những yếu tố tác động tới quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh
Sê Kông từ năm 1997 đến năm 2005 ......................................................................... 29
2.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên, đặc điểm kinh tế và truyền lịch sử thống văn
hóa - xã hội ........................................................................................................... 29
2.1.2. Bối cảnh thế giới và trong nước tác động đến quan hệ hợp tác giữa tỉnh
Quảng Nam với tỉnh Sê Kông những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI ........ 35
2.2. Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh Sê Kông trƣớc năm 1997 ............... 43
2.2.1. Liên minh đoàn kết chiến đấu trong lịch sử và 30 năm chiến tranh cách
mạng (1945-1975) ................................................................................................ 43
2.2.2. Mối quan hệ Quảng Nam - Sê Kông trong công cuộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc từ năm 1975 đến năm 1996 ............................................................... 47
2.3. Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh Sê Kông từ năm 1997 đến
năm 2005 ...................................................................................................................... 49
2.3.1. Trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao ............................................................. 49
2.3.2. Trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh và công tác biên giới .......................... 52
2.3.3. Trên lĩnh vực kinh tế .................................................................................. 56
Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................................ 61
Chƣơng 3: BƢỚC PHÁT TRIỂN MỚI TRONG QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA
TỈNH QUẢNG NAM VỚI TỈNH SÊ KÔNG TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015 .... 63
3.1. Những yếu tố tác động đến quan hệ hợp tác giữa hai nước trong tình hình mới ...... 63
3.1.1. Bối cảnh thế giới, khu vực .......................................................................... 63
3.1.2. Quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam, Lào trong thời kỳ mới ............. 64
3.1.3. Yêu cầu thực tiễn đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam với
tỉnh Sê Kông ......................................................................................................... 67
3.2. Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh Sê Kông từ năm 2006
đến năm 2015 ............................................................................................................... 70
3.2.1. Trên lĩnh vực chính trị, đối ngoại ............................................................... 70
3.2.2. Trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh, công tác biên giới .............................. 74
3.2.3. Trên lĩnh vực kinh tế .................................................................................. 81
3.2.4. Trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo ................................................................. 91
3.2.5. Trên lĩnh vực văn hóa, thông tin, y tế và một số hoạt động hợp tác khác ......... 98
3.2.6. Công tác kết nghĩa giữa các địa phương của tỉnh Quảng Nam với tỉnh
Sê Kông .............................................................................................................. 102
Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................................... 115
Chƣơng 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ....................................... 117
4.1. Những thành tựu, hạn chế ................................................................................. 117
4.1.1. Những thành tựu nổi bật ........................................................................... 117
4.1.2. Một số hạn chế .......................................................................................... 133
4.1.3. Một số đặc điểm quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh Sê Kông .... 137
4.2. Một số kinh nghiệm ............................................................................................ 140
Tiểu kết chƣơng 4 ...................................................................................................... 145
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 146
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............................. 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 152
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 171
CỤM TỪ VIẾT TẮT
BCH: Ban Chấp hành.
CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa.
CHDCND: Cộng hòa Dân chủ nhân dân.
CNXH: Chủ nghĩa xã hội.
KT - XH: Kinh tế - xã hội.
UBND: Ủy ban nhân dân.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng trên bán đảo Đông Dương, có hơn
2.000 km đường biên giới tiếp giáp với nhau. Trải qua quá trình đấu tranh lâu dài,
gian khổ, hai dân tộc đã luôn đoàn kết, kề vai sát cánh bên nhau trong đấu tranh
giành độc lập tự do, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ khi có Đảng Cộng sản lãnh
đạo, mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ
tịch Cayxỏn Phômvihản cùng các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công
vun đắp đã không ngừng được củng cố, phát triển và nâng lên tầm cao mới. Mối
quan hệ thủy chung, trong sáng hiếm có này đã đi suốt chặng đường lịch sử vẻ
vang, trở thành tài sản vô giá, qúy báu của hai dân tộc và nhân dân hai nước; là biểu
hiện sinh động của sự kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước chân chính với
chủ nghĩa quốc tế vô sản, là mẫu mực về chính sách láng giềng hợp tác, hữu nghị
giữa hai nước. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn luôn thực hiện nghĩa vụ
quốc tế đối với cách mạng Lào theo quan điểm giúp nhân dân nước bạn là “mình tự
giúp mình" của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mối quan hệ ấy ngày càng thể hiện rõ nét,
sinh động, hiệu quả giữa các tỉnh của hai nước có chung đường biên giới, cùng nhau
đấu tranh chống lại âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, để cùng tồn tại và
phát triển, trong đó có tỉnh Quảng Nam và tỉnh Sê Kông.
Tỉnh Quảng Nam giáp với tỉnh Sê Kông về địa lý, hai tỉnh có chung đường
biên giới dài 157,422 km, có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, truyền
thống, điều kiện kinh tế - xã hội. Đây là cơ sở khách quan, tiền đề bền vững của mối
quan hệ hữu nghị đoàn kết gắn bó keo sơn giữa nhân dân hai tỉnh trong cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi
lên CNXH. Mối quan hệ hữu nghị truyền thống hiếm có ấy càng có ý nghĩa đặc biệt
đối với nhân dân hai nước nói chung và hai tỉnh Quảng Nam, Sê Kông nói riêng
trong sự nghiệp đổi mới, trước nhiều vận hội mới nhưng không ít thách thức trong
bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Xét trong tổng thể mối quan hệ hợp tác giữa hai
nước Việt Nam - Lào, mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh Sê Kông
là sự biểu hiện sinh động, cụ thể của quan hệ hợp tác địa phương. Trên cơ sở quan
2
hệ hợp tác đặc biệt giữa hai nước, quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh Sê
Kông ngày càng được củng cố và không ngừng phát triển. Từ sau năm 1975, quan
hệ hai nước Việt Nam - Lào nói chung, tỉnh Quảng Nam và tỉnh Sê Kông nói riêng
có những chuyển biến mới. Từ quan hệ chủ yếu về chính trị, đối ngoại, quân sự,
chuyển sang quan hệ hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, giáo dục – đào tạo... Đặc biệt từ năm 1997,
khi tỉnh Quảng Nam được tái lập, quan hệ hợp tác với tỉnh Sê Kông có những bước
phát triển mới, đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực.
Hiện nay, trong bối cảnh hai nước Việt Nam và Lào tiếp tục thực hiện đường lối
đối ngoại độc lập, tự chủ, hợp tác toàn diện và phát triển, đa phương hóa và đa dạng hóa
quan hệ đối ngoại; tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; đặc biệt là việc thực
hiện Hiệp ước hữu nghị và hợp tác, các nội dung hợp tác mang tính chiến lược Việt Nam
- Lào đang đi vào chiều sâu, nhiệm vụ xây dựng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn
diện giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh Sê Kông càng được tích cực đẩy mạnh.
Do đó, nghiên cứu quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh Sê Kông từ
năm 1997 đến năm 2015 nhằm tổng kết, đánh giá những thành tựu đạt được, những hạn
chế trong quá trình thực hiện quan hệ hợp tác, nhằm góp phần thúc đẩy hơn nữa mối
quan hệ hợp tác với tỉnh Sê Kông, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển KT - XH, bảo đảm
quốc phòng, an ninh giữa hai tỉnh. Đồng thời, nghiên cứu mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh
Quảng Nam với tỉnh Sê Kông trong thời kỳ đổi mới cũng góp phần tổng kết thực tiễn
quá trình thực hiện chính sách đối ngoại giữa hai nước Việt Nam – Lào trên một địa
phương cụ thể, có nhiều đặc thù cả về điều kiện tự nhiên và lịch sử, truyền thống.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề: “Quan hệ hợp tác giữa tỉnh
Quảng Nam (CHXHCN Việt Nam) với tỉnh Sê Kông (CHDCND Lào) từ năm
1997 đến năm 2015” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình thực hiện quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh Sê
Kông từ năm 1997 đến năm 2015, góp phần tổng kết thực tiễn quan hệ đối ngoại
giữa hai nước Việt Nam – Lào ở một địa bàn cụ thể, từ đó, cung cấp những cơ sở
3
khoa học cho việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa các địa phương của hai nước
ngày càng hiệu quả hơn trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
- Làm rõ những yếu tố tác động tới quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam
với tỉnh Sê Kông từ khi tái lập tỉnh đến năm 2015.
- Tái hiện quá trình thực hiện quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh
Sê Kông từ năm 1997 đến năm 2015.
- Đánh giá những thành tựu nổi bật, những hạn chế trong quá trình triển khai
thực hiện quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015.
- Rút ra một số đặc điểm, kinh nghiệm từ thực tiễn quan hệ hợp tác giữa tỉnh
Quảng Nam với tỉnh Sê Kông.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu lịch sử quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh Sê Kông
từ năm 1997 đến năm 2015.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Tập trung nghiên cứu quá trình thực hiện quan hệ hợp tác
giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh Sê Kông từ năm 1997 đến năm 2015:
Giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2005: là giai đoạn đánh dấu thời gian đầu tái
lập tỉnh Quảng Nam, mốc thời gian này phù hợp với phân chia thời kỳ quan hệ hợp
tác giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh Sê Kông từ năm 1997 đến năm 2015, đồng thời
phù hợp với các báo cáo tổng kết công tác đối ngoại của địa phương và nhiệm kỳ
Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam.
Giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2015: Đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa tỉnh
Quảng Nam với tỉnh Sê Kông, đây là giai đoạn hai tỉnh đẩy mạnh các hoạt động đối
ngoại nhằm phát huy tiềm năng lợi thế, tạo động lực cho sự phát triển giữa hai tỉnh.
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu các hoạt động hợp tác giữa hai tỉnh trên các
lĩnh vực chính trị, đối ngoại; quốc phòng, an ninh và công tác biên giới; kinh tế
(thương mại, đầu tư xây dựng, nông - lâm nghiệp, du lịch); giáo dục - đào tạo; công
4
tác kết nghĩa giữa các địa phương và hợp tác giữa cơ quan, ban, ngành của tỉnh
Quảng Nam với tỉnh Sê Kông.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại tỉnh Quảng Nam (CHXHCN Việt Nam)
và tỉnh Sê Kông (CHDCND Lào), trong đó, tập trung nghiên cứu việc triển khai
thực hiện quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh Sê Kông trên một số lĩnh
vực cụ thể.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Phương pháp luận nghiên cứu của luận án dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước về quan hệ đối ngoại nói chung, quan hệ hợp tác toàn diện
giữa nước CHXHCN Việt Nam với nước CHDCND Lào nói riêng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử và phương pháp
logic, kết hợp với các phương pháp khác: phương pháp tổng hợp, so sánh, khảo sát
thực tiễn... để luận giải các vấn đề liên quan đến nội dung luận án.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Làm rõ cơ sở hình thành mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam với
tỉnh Sê Kông từ năm 1997 đến năm 2015.
- Làm rõ mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh Sê Kông trên
các lĩnh vực cụ thể, công tác kết nghĩa giữa các địa phương và hợp tác giữa cơ quan,
ban, ngành giữa hai tỉnh. Góp phần tổng kết thực tiễn quá trình hiện thực hóa đường
lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đối với CHDCND Lào tại
một địa phương cụ thể.
- Nhận xét những kết quả đạt được, những hạn chế, rút ra những đặc điểm,
kinh nghiệm của mối quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh. Đề xuất một số nội dung nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh trong thời gian tới.
- Luận án góp phần giáo dục lịch sử truyền thống quan hệ hữu nghị, hợp tác
giữa hai tỉnh Quảng Nam, Sê Kông nói riêng và quan hệ đặc biệt giữa hai nước Việt
Nam - Lào nói chung.
5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Tái hiện quá trình thực hiện quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh
Sê Kông từ năm 1997 đến năm 2015, góp phần khẳng định tính đúng đắn của
đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước CHXNCH Việt Nam đối với
Đảng và Nhà nước CHDCND Lào trong công cuộc đổi mới.
- Từ việc đánh giá khách quan những thành công, hạn chế trong quá trình
thực hiện hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh Sê Kông, rút ra một số đặc điểm và
kinh nghiệm trong thực hiện quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh, góp phần cung cấp
những cơ sở khoa học cho việc bổ sung các chủ trương, chính sách và tổ chức chỉ
đạo thực hiện hợp tác toàn diện giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh Sê Kông trong thời
gian tới.
- Khẳng định sự cần thiết phải tăng cường quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng
Nam với tỉnh Sê Kông nhằm bổ sung cho nhau, phát huy tiềm năng, thế mạnh của
hai tỉnh để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh giữa hai
tỉnh trong thời gian tới.
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo lịch sử, tuyên truyền cho cán
bộ, đảng viên, thế hệ trẻ hai tỉnh Quảng Nam, Sê Kông nhất là đối với các lưu học
sinh của hai tỉnh đang học tập, nghiên cứu tại tỉnh Quảng Nam và tỉnh Sê Kông,
cũng như nhân dân các xã biên giới của hai tỉnh, các huyện tỉnh Quảng Nam có
quan hệ hợp tác, kết nghĩa với các huyện của tỉnh Sê Kông.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Danh mục các công trình khoa học có liên quan đến đề
tài luận án của tác giả, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án gồm 4
chương.
6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Trong suốt chiều dài lịch sử quan hệ hữu nghị hợp tác toàn diện giữa hai
nước Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là mối quan hệ hữu nghị, truyền thống, mẫu
mực, thủy chung, trong sáng hiếm có trên thế giới. Do đó, quan hệ hợp tác giữa hai
nước được các nhà lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước qua các thời kỳ, giới
nghiên cứu, các học giả quan tâm nghiên cứu trên nhiều góc độ, lĩnh vực khác nhau,
có thể nêu ra như sau:
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác toàn diện Việt
Nam – Lào, Lào - Việt Nam
Năm 2007, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam - Lào do Ban Tuyên giáo
Trung ương chủ trì tổ chức tại Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ
ngoại giao và 30 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào. Tham
gia Hội thảo có gần 40 tác giả nhà nghiên cứu là lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung
ương của hai nước Việt Nam - Lào, các nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu trên các lĩnh
vực của hai nước tham gia. Có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả đề cập
đến quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trên các lĩnh vực, tiêu biểu là các bài
viết Quan hệ giữa Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam là
mối quan hệ thủy chung, trong sáng và đặc biệt của Đại sứ nước CHDCND Lào tại
Việt Nam. Bài viết Đảng lãnh đạo công tác đối ngoại nhân dân thời kỳ đổi mới và
quan hệ đối ngoại nhân dân với Lào của tác giả Vũ Xuân Hồng. Bài viết Quan hệ
giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào: Sự thủy chung
trong sáng, quan hệ hữu nghị đặc biệt của tác giả Lê Công Phụng. Đây là những
công trình nghiên cứu chuyên sâu, đề cập đến mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa
hai Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào.
Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế về mối quan hệ Việt Nam – Lào do Viện
Khoa học Xã hội Việt Nam – Viện Khoa học Xã hội quốc gia Lào tổ chức năm
2007, do Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội xuất bản. Kỷ yếu gồm 27 tham luận của các
7
nhà khoa học, các chuyên gia, trong đó có 12 tham luận của các nhà khoa học, nhà
nghiên cứu, các đồng chí lãnh đạo của Việt Nam và 15 tham luận của đại diện các
ban, ngành trực thuộc Trung ương, địa phương của nước CHDCND Lào. Các tham
luận của Hội thảo có nội dung phong phú, đề cập đến nhiều lĩnh vực trong quan hệ
hợp tác Việt Nam – Lào trong quá khứ, hiện tại và hướng đến tương lai trên các lĩnh
vực. Các tham luận Hội