3.1 Quan hệ Mỹ và Chile trước khi ký kết FTAMỹ và Chile là đối tác chiến lược với nhiều hợp tác sâu rộng và chia sẻ nhiều giá trị chung ngoài lợi ích về mặt kinh tế. Đó lại chính là bắt nguồn từ cam kết mạnh mẽ đối với các giá trị dân chủ; hội nhập kinh tế và mở cửa thị trường; tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như năng lượng, khoa học và công nghệ, và giáo dục; và giải quyết các thách thức toàn cầu về an ninh và phát triển. Hai nước tham vấn thường xuyên và ở cấp cao về các vấn đề cùng quan tâm, bao gồm các lĩnh vực thương mại quốc tế, ngoại giao đa phương, an ninh, trao đổi học thuật, hợp tác quân sự, khoa học và sức khỏe cộng đồng. Cung cấp các dịch vụ công dân Mỹ, giúp duy trì một nền dân chủ sôi nổi, hòa hợp và hội nhập. Về quan hệ kinh tế song phương: với Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) từ năm 2004 cho phép xuất khẩu miễn thuế sang Chile 100% từ năm 2015 hàng tiêu dùng và công nghiệp của Mỹ. Hiệp định FTA Mỹ-Chile xóa bỏ thuế quan, giảm các rào cản đối với thương mại dịch vụ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo tính minh bạch trong quy định, đảm bảo không phân biệt đối xử trong thương mại các sản phẩm kỹ thuật số, cam kết các bên duy trì luật cạnh tranh nghiêm cấm hành vi kinh doanh phản cạnh tranh và yêu cầu hiệu quả thực thi các biện pháp bảo vệ lao động và môi trường. Thương mại hàng hóa và dịch vụ song phương giữa Mỹ và Chile trị giá khoảng 31,1 tỷ USD vào năm 2020. Hợp tác an ninh và phát triển quan hệ đa phương giữa Mỹ và Chile được thể hiện qua nhiều sáng kiến như Chương Trình Hợp Tác Quốc Phòng và Hiệp Ước An Ninh Liên Mỹ (TIAR), giúp tăng cường an ninh khu vực. Hai nước cũng tham gia các sáng kiến đa phương như Sáng Kiến Hợp Tác Châu Mỹ và…
185 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 30 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quan hệ kinh tế mỹ- Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
------------------------------
LÊ THỊ THU TRANG
QUAN HỆ KINH TẾ MỸ- CHILE
TỪ SAU HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO 2004
ĐẾN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2024
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
------------------------------
LÊ THỊ THU TRANG
QUAN HỆ KINH TẾ MỸ- CHILE
TỪ SAU HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO 2004
ĐẾN NAY
Ngành : Kinh tế Quốc tế
Mã số : 9.31.01.06
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. CÙ CHÍ LỢI
2. TS. NGUYỄN DUY LỢI
HÀ NỘI - 2024 MỤC LỤC
DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT .................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 1
Chương 1 .................................................................................................................................. 9
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ KINH TẾ MỸ-CHILE SAU
FTA 2004 ĐẾN NAY ............................................................................................................... 9
1.1.Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................................... 9
1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .................................................................................... 13
Chương 2 ................................................................................................................................ 28
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI MỸ-CHILE .......... 28
2.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................................... 28
2.1.1. Lý thuyết về thương mại quốc tế .............................................................................. 33
2.1.2. Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................................................ 38
2.1.3 Lý thuyết về FTA và vai trò của các FTA ................................................................. 28
2.2 Cơ sở thực tiễn .................................................................................................................. 43
2.2.1 Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa và tự do hóa thương mại ................................ 43
2.2.2 Chính sách thương mại -đầu tư và quan điểm của Mỹ về FTA ................................. 46
2.2.3 Chính sách thương mại-đầu tư và quan điểm của Chile về FTA ................................. 50
2.2.4. Lọi ích của Mỹ và Chile khi thực hiện FTA ................................................................ 55
2.2.5 Những cam kết cơ bản của FTA Mỹ-Chile ................................................................ 60
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................................... 62
Chương 3 ................................................................................................................................ 65
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ CỦA MỸ - CHILE SAU FTA 2004 ĐẾN NAY 65
3.1 Quan hệ Mỹ và Chile trước khi ký kết FTA ..................................................................... 65
3.2 Quan hệ thương mại Mỹ - Chile từ sau FTA đến nay ...................................................... 68
3.2.1 Xu thế biến đổi thương mại song phương ................................................................. 68
3.2.2. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Chile sang Mỹ ........................................................ 74
3.2.3 Cơ cấu hàng Chile nhập khẩu từ Mỹ ......................................................................... 80
3.2.4. Đánh giá khả năng tiếp cận thị trường lẫn nhau của Mỹ và Chile ............................. 87
3.3 Quan hệ đầu tư Mỹ - Chile sau khi ký FTA ..................................................................... 97
3.3.1 Thực trạng dòng FDI vào Chile ................................................................................. 97
3.3.2 Thực trạng dòng đầu tư trực tiếp từ Mỹ đến Chile .................................................. 108
3.3.3. Đầu tư trực tiếp của Chile vào Mỹ ............................................................................ 120
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................................. 122
Chương 4 .............................................................................................................................. 124
ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ KINH TẾ MỸ-CHILE VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHO VIỆT NAM 124
4.1 Một số nhận xét về quan hệ kinh tế Mỹ-Chile sau FTA 2004 ................................................ 124
4.2 Xu hướng phát triển quan hệ kinh tế Mỹ-Chile .............................................................. 128
4.2.1 Thuận lợi .................................................................................................................. 124
4.2.2.Thách thức ............................................................................................................... 127
4.2.3. Triển vọng quan hệ kinh tế Mỹ-Chile ....................... Error! Bookmark not defined.
4.3 Một số hàm ý cho Việt Nam ........................................................................................... 132
4.3.1. Lợi ích và thách thức của các FTA với Việt Nam .................................................. 132
4.3.2 Quan hệ thương mại của Việt Nam với Mỹ và Chile .............................................. 135
4.3.3 Một số hàm ý cho Việt Nam .................................................................................... 146
Tiểu kết chương 4 ................................................................................................................. 151
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 156
PHỤ LỤC ............................................................................................................................. 168
DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Asia-Pacific Economic Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
APEC
Cooperation châu Á – Thái Bình Dương
Hiệp định thương mại tự do
BFTA Bilateral Free trade aggrement
song phương
General Directorate of Tổng vụ hợp tác kinh tế quốc
DIRECON International Economic tế - Chile
Relations-Chile
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
Generalized System of Hệ thống ưu đãi thuế quan
GSP
Preferences phổ cập
United Nations Economic Ủy ban Kinh tế Liên hợp
ECLAC/CEPAL Commission for Latin America quốc về Châu Mỹ Latinh và
and the Caribbean Caribe
EU European Union Liên minh Châu Âu
FDI Foreign direct investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA Free trade aggrement Hiệp định thương mại tự do
The Free Trade Area of the Khu vực thương mại tự do
FTAA
Americas châu Mỹ
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
Khối thị trường chung Nam
MERCOSUR Southern Common Market
Mỹ
MFN Most Favoured Nation Nguyên tắc tối huệ quốc
North America Free Trade Hiệp định thương mại tự do
NAFTA
Agreement Bắc Mỹ
Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát
OECD
Cooperation and Development triển kinh tế
Trans-Pacific Strategic Economic Hiệp định đối tác xuyên Thái
TPP
Partnership Agreement Bình Dương
United States International Trade Ủy ban thương mại quốc tế
USITC
Commission Mỹ
Union of South American Liên minh các quốc gia Nam
UNASUR
Nations Mỹ
WB World Bank Ngân hàng thế giới
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Thương mại hàng hóa Chile-Mỹ (2003-2016) .................................. 68
Bảng 2: Tóm tắt thương mại hàng hóa giữa Chile và Mỹ ............................. 72
Bảng 3: Hàng xuất khẩu của Chile sang Mỹ phân theo nhóm ................. Error!
Bookmark not defined.
Bảng 4: 12 mặt hàng xuất khẩu chỉnh của Mỹ sang Chile 2016--2021 ......... 78
Bảng 5: 12 mặt hàng xuất khẩu chỉnh của Chile sang Mỹ 2016--2021 .......... 85
Bảng 6: FDI tích lũy ở Chile từ 2003-2016 .................................................. 100
Bảng 7: FDI tích lũy từ Mỹ tới một số ngành của Chile (triệu đôla) ........... 116
Bảng 8: Sản xuất năng lượng ở Chile ( triệu đôla) ...................................... 130
Bảng 9: Thương mại hàng hóa Việt Nam - Chile ......................................... 140
Bảng 10: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu từ Việt Nam sang Chile ............ 142
Bảng 11: Một số hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Chile ............................ 144
Biểu đồ 1: Khung lý thuyết IDP ...................... Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 2: Xu hướng xuất nhập khẩu Mỹ -Chile 2003-2016 ......................... 70
Biểu đồ 3: Các hàng hóa chính Chile xuất khẩu sang Mỹ 2003-2016 .... Error!
Bookmark not defined.
Biểu đồ 4: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Mỹ vào Chile .............. Error!
Bookmark not defined.
Biểu đồ 5: Dòng FDI vào Chile và tỷ lệ FDI/GDP hàng năm ........................ 99
Biểu đồ 6: Tỷ số FDI tích lũy/GDP (%) ....................................................... 100
Biểu đồ 7: Dòng FDI* của Mỹ vào Chile từ 2003-2020 (tỷ đô) ................... 112
Biểu đồ 8: FDI tích lũy của Mỹ vào Chile (triệu đô la) ................................ 113
Biểu đồ 9: Cơ cấu FDI của Mỹ vào Chile theo một số ngành ...................... 114
Biểu đồ 10: Thương mại hàng hóa Việt Nam - Chile ................................... 141
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chile và Mỹ là hai quốc gia châu Mỹ và đã thiết lập quan hệ từ rất sớm
và càng trở nên khăng khít kể từ khi Mỹ ủng hộ nền dân chủ Chile từ cuối
những năm 1980, đầu những năm 1990. Chile là một trong những đối tác
quan trọng nhất của Mỹ ở Mỹ Latinh, điển hình cho một nền kinh tế thành
công theo đồng thuận Washington. FTA giữa hai nước có hiệu lực từ
1/1/2004 càng là minh chứng quan hệ bền vững và phát triển giữa hai bên.
Là một trong sáu đối tác đầu tiên đàm phán thành công FTA với Mỹ
(ngoài ra còn có Canada, Mexico, Jordan, Singapore, and Israel), Chile đàm
phán FTA với tất cả các đối tác có thể trên phạm vi toàn cầu. Từ đó hình
thành một hệ thống các thỏa thuận tự do hóa thương mại với bản thân là trục
của một “hệ thống nan hoa” các FTA. Nhờ vậy, các doanh nghiệp và nhà đầu
tư nước ngoài tại quốc gia này được hưởng điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều
khi tiếp cận thị trường các nước trong “hệ nan hoa” so với nhà đầu tư tại các
nước khác. Và trong trường hợp này, FTA không chỉ tạo cơ hội tiếp cận thị
trường nước ngoài mà còn tăng đáng kể sức hấp dẫn của môi trường đầu tư và
môi trường thương mại quốc gia này.
Vào thời điểm năm 2004, FTA giữa Mỹ và Chile là một hiệp định tự do
toàn diện nhất của Mỹ ký với một nước khác: một hiệp định không loại trừ
bất cứ vấn đề nào bao gồm cả những nội dung về nông nghiệp, dệt may, thiết
lập cân bằng thỏa đáng các vấn đề mua sắm chính phủ, lao động, môi trường,
công đoàn, thương mại điện tử,... [84] Đây là một trong hiệp định tự do thế hệ
mới đầu tiên. Khác với FTA truyền thống vì ngoài lĩnh vực thương mại, đầu
tư hiệp định bao trùm cả các lĩnh vực phi thương mại, các cam kết về thuế của
cả lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ sâu hơn và yêu cầu thực thi cao hơn.
1
Nghiên cứu quan hệ kinh tế của Mỹ và Chile sau gần 20 năm thực hiện
FTA này là một đề tài cần thiết khi nghiên cứu về khu vực Mỹ Latinh và cụ
thể hơn là các mối quan hệ trong khu vực. Bên cạnh đó, Mỹ và Chile là hai
nền kinh tế có sự khác biệt rất lớn về quy mô nền kinh tế Mỹ gấp hàng trăm
lần Chile. Xét về mặt trình độ phát triển kinh tế Việt Nam và Chile có sự khác
biệt nhưng quy mô kinh tế có sự tương đồng. Vì vậy những thành công và
thách thức của quan hệ kinh tế của Mỹ và Chile cùng những vấn đề xung
quanh quan hệ này cần được nghiên cứu để đưa ra hàm ý cho Việt Nam trên
con đường hội nhập và phát triển. Cụ thể là Việt Nam nên chăng thúc đẩy
FTA song phương với Mỹ.
Mỹ là đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam, với kim ngạch
thương mại hai chiều lên đến khoảng 90 tỷ USD vào năm 2023. Tuy nhiên, để
đạt được lợi ích tối đa từ mối quan hệ này, Việt Nam cần xây dựng một thể
chế thương mại ổn định và bền vững với Mỹ. Nghiên cứu về quan hệ kinh tế
giữa Mỹ và Chile sau Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) năm 2004 đã cho
thấy sự thành công nổi bật khi Chile đã tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu của
họ đến Mỹ chỉ sau vài năm thực hiện FTA. Việc học hỏi từ những kinh
nghiệm này có thể giúp Việt Nam phát triển mối quan hệ thương mại vững
chắc và có lợi với Mỹ trong tương lai..
Nói tóm lại tìm hiểu quan hệ kinh tế Mỹ - Chile sau FTA 2004 không
chỉ làm phong phú và sâu sắc hơn những nghiên cứu về khu vực Châu Mỹ, cụ
thể hơn là xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa ở khu vực, mà còn có thể có có
những khuyến nghị giúp cho quá trình hội nhập và phát triển của Việt Nam.
2.Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu: nghiên cứu làm rõ quan hệ kinh tế (cụ thể là quan hệ thương
mại và đầu tư) Mỹ - Chile trong giai đoạn từ 2004 từ khi hai nước ký Hiệp
2
định thương mại tự do đến nay , chỉ ra những thành công, hạn chế của quan
hệ kinh tế này. Luận án sẽ thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Tổng quan các công trình liên quan đến thương mại quốc tế, quan hệ
thương mại song phương, hiệp định thương mại tự do, các nhân tố chủ yếu tác
động đến quan hệ giữa Chile và Mỹ hiện nay (những nhân tố nội tại của hai
nước và những nhân tố khu vực, quốc tế), các vấn đề liên quan đến thương
mại và đầu tư giữa hai nước. Từ đó đánh giá và tìm ra khoảng trống nghiên
cứu cho luận án.
- Thu thập dữ liệu, hệ thống hóa các dữ liệu có liên quan tới thương mại
và đầu tư giữa Mỹ và Chile.
- Phân tích và đánh giá được thực trạng quan hệ thương mại Mỹ - Chile
từ sau FTA 2004 đến nay; thự trạng dòng vốn FDI giữa Mỹ và Chile từ 2004
đến nay.
- Đưa ra những nhận xét về quan hệ thương mại, đầu tư trực tiếp giữa
Mỹ và Chile kể từ sau khi hai nước ký Hiệp định thương mại.
- Dự báo xu hướng phát triển quan hệ thương mại, đầu tư FDI Mỹ - Chile.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm của Chile trong xử lý quan hệ với
Mỹ, từ đó đưa ra một số hàm ý cho Việt Nam trong quá trình phát triển và hội
nhập kinh tế quốc tế hiện nay nói chung, hàm ý của mối quan hệ này đối với
quan hệ thương mại của Việt Nam với Chile và Mỹ nói riêng.
3. Đối tượng và phạm vi đối tượng nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là
quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Chile trong lĩnh vực thương mại và đầu tư trực tiếp
giữa hai nước. FTA giữa hai nước được đánh dấu mốc thời gian bắt đầu chuỗi
thời gian thu thập dữ liệu nghiên cứu để thấy sự thay đổi trong quan hệ hai nước.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Mốc thời gian nghiên cứu là từ 2004 và cập nhật cho tới hiện nay. Các
3
thành phần của quan hệ kinh tế có thương mại, đầu tư, hỗ trợ phát triển, tài
chính và lao động. Tuy nhiên do các vấn đề về tài chính, lao động và các lĩnh
vực khác là khá rộng, vì vậy, luận án sẽ giới hạn nghiên cứu ở các vấn đề liên
quan đến quan hệ thương mại và đầu tư trực tiếp giữa Mỹ và Chile từ năm
2004 sau khi FTA giữa hai nước có hiệu lực cho tới nay.
Phạm vi không gian: Luận án tập trung phân tích quan hệ kinh tế giữa Mỹ
và Chile. Tuy nhiên, quan hệ kinh tế Mỹ - Chile chịu tác động của nhiều nhân
tố khác, và vì vậy, trong quá trình phân tích các nhân tố Trung Quốc, hoặc các
nước Mỹ latinh khác sẽ được đề cập tới.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận (cách tiếp cận):
Luận án áp dụng phương pháp luận phân tích quan hệ kinh tế quốc tế
trong quá trình phân tích. Một cách cụ thể, luận án sẽ phân tích tác động của
Hiệp định thương mại tự do Mỹ - Chile tới quan hệ thương mại song phương
giữa hai nước nhằm đánh giá những tác động thuận lợi hoặc khó khăn của
việc ký kết Hiệp định thương mại tới thương mại và đầu tư trực tiếp giữa Mỹ
và Chile.
4.2 Phương pháp nghiên cứu:
Để làm rõ những nội dung cơ bản đặt ra của Đề tài, trong quá trình
nghiên cứu Luận án sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:
(1) Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử
dụng trong tất cả các chương, mục, tiểu mục của luận án.
(2) Phương pháp thống kê được sử dụng chủ yếu ở Chương 3 của luận
án. Thông qua thống kê phân tích kết quả của quan hệ thương mại Mỹ - Chile
sau 2004 sẽ cho thấy bức tranh tổng thể về quan hệ kinh tế hai nước dưới sự
điều chỉnh của FTA 2004.
4
(3) Phương pháp hệ thống hóa: Phương pháp này được sử dụng xuyên
suốt toàn bộ luận án, giúp trình bày các vấn đề, nội dung trong luận án theo
một trình tự, bố cục logic, chặt chẽ, các nội dung bám sát chủ đề nghiên cứu.
(4) Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng trong một số
chương, mục, tiểu mục của luận án, giúp so sánh, đối chiếu nhiều khía cạnh,
giá trị trong cùng một vấn đề hoặc nhiều vấn đề trong một lĩnh vực, nhằm đưa
ra những đánh giá đúng đắn.
Số liệu được dùng trong luận văn là các thống kê từ các Bộ, ngành của
Chile và Mỹ, luận án sẽ sử dụng các số liệu thống kê, công trình nghiên cứu
của các tổ chức quốc tế có uy tín và có ảnh hưởng đến chính sách kinh tế của
Chile và Mỹ như WTO, WB, CEPAL, DIRECON,USITC
4.2 Khung phân tích
Luận án dựa trên những khung lý thuyết về quan hệ kinh tế song
phương giữa hai quốc gia Mỹ và Chile để phân tích thực trạng quan hệ kinh tế
hai nước trên lĩnh vực cụ thể là thương mại và đầu tư trực tiếp. Có nhiều yếu
tố có tác động tới quan hệ thương mại- đầu tư giữa hai quốc gia bao gồm: bối
cảnh quốc tế và khu vực, lợi ích (động cơ thúc đẩy quan hệ), chính trị-an
ninh, chia sẻ giá trị, chính sách (FTA), sự tham gia của các đối tác khác. Các
yếu tố đó cùng tác động và tạo nên thực trạng tổng thể về những biến thiên
trong chất, lượng và cơ cấu trong thương mại và đầu tư giữa Mỹ và Chile. Từ
đó luận án đánh giá những thành tựu và những hạn chế trong quan hệ thương
mại và đầu tư giữa hai nước đồng thời chỉ ra triển vọng quan hệ này trong
thời gian tới cùng với một số hàm ý cho Việt Nam.
5
Chính trị, Cơ
Bối cảnh
Lợi ích an ninh hội
- Thành
tựu Triển
THƯƠNG MẠI
- Hạn vọng
MỸ CHI - LÊ
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP chế
Thách
Giá trị Chính Các đối thức
sách tác
5. Đóng góp mới của Luận án
- Luận án là công trình nghiên cứu hệ thống và chuyên sâu đầu tiên ở
Việt Nam quan hệ kinh tế Mỹ và Chile cho thấy rõ về quá trình phát triển,
bản chất và biến động của mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai bên.
- Từ nghiên cứu thực trạng mối quan hệ thương mại - đầu tư giữa một
nước có quy mô và trình độ kinh tế lớn mạnh nhất thế giới như Mỹ với một
nền kinh tế nhỏ hơn và trình độ phát triển thấp hơn là Chile có thể đánh giá
được những thách thức và thời cơ giữa hai đối tác bất tương xứng trong
thương mại và đầu tư. Sau FTA quan hệ kinh tế giữa 2 nước có bước tăng
trưởng tốt mang lại nhiều thuận lợi cho Chile. Tuy nhiên cũng có những hạn
chế không trong như kỳ vọng. Thêm vào đó mối quan hệ này sẽ còn gặp
nhiều thách thứ trước bối cảnh Trung Quốc vân gia tăng sự hiện diện của
mình trong khu vực Mỹ Latinh về cả kinh tế và chính trị.
- Mặc dù hiện nay Mỹ đã trở thành đối tác thương mại thứ 2 sau Trung
Quốc ở Chile nhưng FDI từ Mỹ là dòng vốn quan trọng đối với nền kinh tế
Chile. Quan hệ kinh tế giữa hai nước vẫn có triển vọng phát triển vì những lý
6
do thuận lợi về mặt khoảng cách địa lý và quan hệ đối tác chiến lược gần gũi
cũng như chia sẻ những giá trị chung.
- Về mặt chính sách, từ thực thế phân tích quan hệ thương mại - đầu tư
Mỹ-Chile luận án rút ra một số bài học trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế
giữa Việt Nam và Mỹ cũng như giữa Việt Nam và Chile.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Ý nghĩa về mặt lý luận, luận án đã hệ thống và cung cấp khung phân
tích rõ ràng để phân tích thực trạng và đánh giá quan hệ thương mại-đầu tư
giữa Mỹ và Chile, một thí dụ cho sự khác biệt về quy mô trong quan hệ giữa
hai đối tác. Thông qua đó thấy được sự vận động của những lý thuyết về lợi
thế tuyệt đối, lợi thế so sánh (tương đối) là động lực để thúc đẩy thương mại,
tạo ra cải cho mỗi quốc gia. Đối với FDI, lý thuyết chiết trung (mô hình OLI)
giải thích rõ những lợi ích của Mỹ khi trở thành nhà đầu tư FDI số 1 tại Chile;
lý thuyết về các bước phát triển đầu tư (IDP) giải thích cho thực trạng Chile
đang ở giai đoạn nhận đầu tư FDI từ Mỹ và mới bắt đầu có một phần nhỏ
dòng FDI theo hướng ngược lại từ Chile sang Mỹ.
Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Luận án đã cung cấp những mô tả, phân tích,
đánh giá quan hệ kinh tế của Mỹ và Chile, tập trung vào lĩnh vực đầu tư và
thương mại thời gian từ 2004, sau khi FTA giữa hai bên có hiệu lực, đến nay.
Bên cạnh đó, luận án cũng đưa ra dự báo về triển vọng quan hệ thương
mại, đầu tư giữa Mỹ và Chile đồng thời đề xuất một số hàm ý cho Việt Nam
trong tăng cường và phát triển hợp tác quốc tế với Mỹ và Chile.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài các trang bìa, mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục tài
liệu tham khảo, luận án bao gồm phần mở đầu, 4 chương và phần kết luận.
Phần Mở đầu.
7
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về quan hệ kinh tế Mỹ-
Chile sau FTA 2004 đến nay.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của quan hệ kinh tế Mỹ - Chile.
Chương 3: Quan hệ thương mại và đầu tư của Mỹ- Chilesau FTA 2004
đến nay.
Chương 4: Triển vọng quan hệ kinh tế giữa Mỹ - Chilesau FTA và một
số hàm ý cho Việt Nam.
Phần kết luận: Trình bày kết quả rút ra từ quá trình nghiên cứu.
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ KINH TẾ
MỸ-CHILE SAU FTA 2004 ĐẾN NAY
1.1.Tình hình nghiên cứu trong nước
Quan hệ thương mại và đầu tư là hai hình thức thể hiện quan hệ kinh tế
quốc tế rõ và phổ biến nhất. Ngoài ra còn có các các quan hệ về trao đổi khoa
học công nghệ (quan hệ quốc tế về sở hữu trí tuệ trong FTA liên quan đến
thương mại), dịch chuyển sức lao động, tài chính quốc tế, viện trợ,.. Từ những
năm đầu thế kỷ XXI, các quốc gia trên thế giới ngày càng gắn chặt với nhau
thông qua các công cụ như thương mại hàng hóa, dịch vụ; dòng đầu tư; sự di
chuyển của tài chính tiền tệ và dòng lao động [1] [2].
Ở Nam Mỹ, Chile là một trong những quốc gia có quan hệ gần gũi với
Mỹ kể từ khi hai nước "hâm nóng" lại quan hệ từ cuối những năm 80 đầu
những năm 90 của thế kỷ XX và ngày càng phát triển. Một trong những dấu
mốc quan trọng của quan hệ này là Hiệp định thương mại tự do giữa hai bên
được ký năm 2003, có hiệu lực ngày 1/1/2004. Ở Việt Nam cũng đã có nhiều
nghiên cứu về quan hệ với các đồng minh của Mỹ ở châu Á, các nghiên cứu về
các chính sách ngoại giao và kinh tế Mỹ, các nghiên cứu về khu vực Mỹ Latinh
và một số nước lớn trong khu vực. Tuy nhiên những nghiên cứu về quan hệ về
Mỹ và Chile, đặc biệt là quan hệ kinh tế vẫn còn một khoảng trống lớn.
Chỉ có một số ít các công trình về quan hệ kinh tế, chính trị của Mỹ đối
với khu vực Mỹ latinh trong đó có soi chiếu đến quan hệ Mỹ-Chile. Hoặc một
số những công trình về kinh tế khu vực Mỹ Latinh có bàn đến chính sách
thương mại ưu tiên thúc đẩy các FTAs của Chiletrong đó có FTAs với Mỹ.
Bàn về vai trò của FTA Mỹ-Chile đối với quan hệ 2 nước và khu vực
Mỹ Latinh Nguyễn Xuân Trung (2006-a) cho rằng: Mỹ xúc tiến FTA với
9
Chile chậm hơn một số nước khác do ban đầu nước này theo đuổi các Hiệp
định thương mại đa phương (NAFTA và FTAA) hơn là song phương. Tuy
nhiên sau một thời gian khi FTAA thất bại và các lợi thế thương mại của các
nước đối tác có FTAs với Chilengày càng rõ ràng, Mỹ đã chuyển hướng sang
BFTA, bắt đầu với Chile. Về góc độ kinh tế, sau hai năm có hiệu lực, rõ ràng
FTA này đã mang lại những lợi ích kinh tế rõ rệt cho cả Mỹ và Chilekhi trao
đổi thương mại hai bên tăng lên hơn 30% ngay vào năm sau đó. Thêm vào đó
khả năng cạnh tranh của Mỹ ở Chile đã được cải thiện rất nhiều. Đồng thời
khả năng cạnh tranh của Chile trên trường quốc tế cũng được nâng lên. Hơn
thế nữa, theo tác giả, hiệp định thương mại tự do này mang màu sắc chính trị
thể hiện những toan tính địa kinh tế và địa chính trị" rất rõ ràng. Đó là tiến sâu
hơn vào khu vực Mỹ Latinh bằng cách thúc đẩy tự do hóa và cải cách, vai trò
của Mỹ ở khu vực sẽ tăng lên nhờ các ràng buộc về kinh tế, thúc đẩy những
hợp tác và liên minh, liên kết trong khu vực và tìm ra lối thoát cho bế tắc
FTAA bằng các hiệp định song phương [9].
Tiếp tục với các nghiên cứu về chính sách thương mại của Mỹ, vai trò
với các nước thành viên, Nguyễn Xuân Trung (2006-b) đã chỉ ra những lợi
ích của các công ty Mỹ và các nước thành viên tham gia FTA, lấy ví dụ điển
hình với Chile, Singapore và Úc. Các chính sách miễn giảm thuế quan thúc
đẩy thương mại tăng trưởng tạo nhiều việc làm. Bên cạnh đó người tiêu dùng
cũng được hưởng lợi khi thuế quan giảm, cạnh tranh khắc nghiệt hơn làm giá
thành sản phẩm giảm và chất lượng được nâng cao. Các FTA với Mỹ không
chỉ tạo giá trị thương mại gia tăng mà còn có tác động tích cực tới dòng vốn
đầu tư. FTA với Chiletạo một khuôn khổ pháp luật an toàn và có thể dự báo
được cho các nhà đầu tư Mỹ và cũng đảm bảo cho họ có cơ hội công bằng với
các nhà đầu tư khác tại Chile. Đầu tư phát triển sẽ giúp gia tăng hơn nữa tiềm
năng tăng trưởng kinh tế, hiện đại hóa các nền kinh tế dịch vụ và phổ biến
10
công nghệ cao cũng như công nghệ quản lý hiệu quả của Mỹ cho Chilecũng
như các nước khác. Để phù hợp với tiêu chuẩn đặt ra khi kí kết, FTA thúc đẩy
đổi mới, cải cách và tái cơ cấu kinh tế ở các nước đối tác với Mỹ. FTA sẽ
hướng các nước đối tác phát triển các ngành thế mạnh xuất khẩu của mình,
đồng thời tăng cường và hiện đại hóa các ngành sản xuất, kinh doanh liên kết.
FTA giữa Mỹ-Chilecó vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm trong lĩnh
vực công nghệ cao, hướng tới việc thúc đẩy bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tự do
hóa hoàn toàn trong lĩnh vực công nghệ thông tin, lĩnh vực trước đây không
phải là thế mạnh của Chile. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, BFTA còn là
công cụ các nước đối tác có mối quan hệ chặt chẽ, gần gũi hơn về chính trị và
an ninh. Ngoài ra tác giả còn chỉ ra những mặt trái của BFTA chủ yếu là
những tác động tiêu cực tới các nước đối tác kém phát triển hơn. Đó là những
áp lực do cạnh tranh có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước,
phân bổ lợi ích không đồng đều và các nước yếu hơn như Chile, Úc hay
Singapore sẽ bị yếu thế hơn khi đàm phán FTA với Mỹ [10].
Đề cập tới thực tiễn và những vấn đề trong tiến trình tự do thương mại
của Mỹ, Bùi Thành Nam (2002 và 2006) nhận định có những điều chỉnh
chính sách thương mại của Mỹ từ phát triển thương mại đa phương dưới thời
Clinton sang ưu tiên các hiệp định thương mại song phương dưới thời tổng
thống Bush. Năm 2004, Mỹ đã hoàn thành FTAs với Chilevà tiếp đó là 5
nước Trung Mỹ (Costa Rica, EL Salvador, Guatemala, Honduras và
Nicaragua". Nếu không có FTA với Chile các nhà nhập khẩu Mỹ mỗi năm
mất 800 triệu USD và ảnh hưởng tới khoảng 10.000 lao động. Thêm vào đó,
FTA giữa Mỹ và Chilelà bước đi đầu tiên hướng tới mục tiêu hoàn tất FTAA
ở khu vực Mỹ Latinh khi Chile trở thành điển hình của sự thành công sẽ cuốn
hút các nước khác đi theo vòng xoáy của thương mại tự do [5] [6].
11
Bàn về khía cạnh chính trị của các FTA của Mỹ, Nguyễn Lan Hương
(2013), đề cập đến thời điểm điều chỉnh chính sách thương mại Mỹ từ đa
phương sang song phương từ năm 2002, khi tiến trình FTAA bị tạm dừng.
Bắt đầu là FTA với Chilevà sau đó là một loạt các FTAs ở Mỹ Latinh và
nhiều khu vực khác. Chiến lược đàm phán FTAs ở khu vực theo trục nan mà
Mỹ là trục chính tạo cho Mỹ có lợi thế trên phương diện kinh tế và các nhiều
phương diện khác khi kết hợp chúng trong quan hệ thương mại. Để đổi lấy
những nhượng bộ của Mỹ trong tiếp cận thị trường thì Chile phải tuân theo
những nguyên tắc ràng buộc trong tất cả các lĩnh vực được đề cập: thương
mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, thu mua chính phủ,...[12].
Sau FTA với Chileở Mỹ Latinh, Mỹ đã thúc tiến một loạt các FTA với
các nước trong khu vực và ngoài khu vực khác nước. Trong bối cảnh hội nhập
quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là các hội nhập về kinh tế. Quan hệ Mỹ-
Chilecàng trở nên gần gũi và có vai trò quan trọng trong các quan hệ đa
phương khác. Như Liên minh Thái Bình Dương gồm 4 thành viên sáng lập là
Chile. Mexico, Peru và Colombia đều là những nước theo đuổi thương mại tự
do và được sự ủng hộ rất lớn của Mỹ đều là các nền kinh tế phát triển ở khu
vực, luôn ổn định và phát triển trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới có
nhiều bất lợi. Gần đây nhất là sự hình thành của TPP với sự tham gia của Mỹ,
Chile, Peru, Mexico và một số nước thuộc châu Á Thái Bình Dương trong đó
có Việt Nam.
Các nghiên cứu trên chủ yếu chỉ ra các nhân tố dẫn tới FTA Mỹ- Chile
hoặc vai trò chính trị của FTA đối với khu vực và quốc tế, hoặc xu hướng
theo đuổi các FTA của Mỹ và Chileđể đạt được mục tiêu kinh tế và chính trị
nói chung. Chưa thực sự có những nghiên cứu chuyên sâu về quan hệ Mỹ -
Chile cũng như phân tích được thực trạng quan hệ và tác động của FTA 2004
đến quan hệ kinh tế giữa hai nước.
12