Một là, các công trình nghiên cứu đã trình bày đƣợc một số ý về nội hàm có liên quan đến quan hệ lợi ích trong khai thác du lịch nhƣ: khái niệm, nội dung và vai trò của quan hệ lợi ích và khái niệm về di sản, những đặc điểm của di sản
Bên cạnh đó, các công trình cũng cho thấy rõ những đặc điểm, tình hình khai thác di sản cho phát triển du lịch ở các quốc gia trên thế giới hiện nay.
Hai là, các nghiên cứu nêu rõ vai trò tầm quan trọng của khai thác di sản cho du lịch nhằm phát triển KT - XH của đất nƣớc và sự cần thiết phải gắn kết du lịch với thƣơng mại, cơ cấu hạ tầng, giao thông vận tải cũng nhƣ cần phải tăng cƣờng khả năng liên kết giữa các vùng, các địa phƣơng lân cận với nhau để tạo ra một khu vực DL đồng bộ và chuyên nghiệp.
Ba là, các nghiên cứu đã phân tích các yếu tố tham gia trong hoạt động của khai thác di sản cho phát triển du lịch, là: các chủ thể hoạt động sản xuất - kinh doanh, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, sản phẩm - dịch vụ du lịch, tài nguyên du lịch, chiến lƣợc và kế hoạch kinh doanh. Bên cạnh đó các công trình trên trình bày và phân tích khá kỹ về điều kiện đảm bảo việc khai thác di sản cho phát triển du lịch là: nguồn nhân lực trong hoạt động du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật, chất lƣợng dịch vụ và các vấn đề quản lý, quy hoạch phát triển DL, tổ chức và quản lý của ngành DL.
Bốn là, các công trình nghiên cứu những bài học kinh nghiệm quan trọng trong việc khai thác di sản cho phát triển du lịch. Chỉ ra những kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế du lịch địa phƣơng, tạo dựng hình ảnh và sản phẩm dịch vụ DL để thu hút du khách cho phát triển kinh tế DL của các địa phƣơng.
Năm là, các công trình nghiên cứu đến thực trạng về KTDL và thị trƣờng du lịch. Trong đó, các tác giả phân tích những thành công, hạn chế và đề xuất các giải pháp để phát triển kinh tế du lịch ở các khu vực này.
Sáu là, ở một số công trình nghiên cứu khác, các tác giả cũng đề xuất những phƣơng hƣớng, mục tiêu và các nhóm giải pháp nhằm phát triển du lịch, thị trƣờng du lịch và kinh doanh, là: Tăng cƣờng cơ chế chính sách thu hút, nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ để phát triển kinh tế du lịch; Nâng cao chất lƣợng sản phẩm DL để thu hút du khách; Chuyên nghiệp hóa cách thức vận hành các nguồn lực du lịch, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực du lịch.
170 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 8 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quan hệ lợi ích trong khai thác di sản cho phát triển du lịch ở tỉnh Luông Pra Bang, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
SOMCHAY YATHOTOU
QUAN HỆ LỢI ÍCH TRONG KHAI THÁC DI SẢN
CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH LUÔNG PRA BANG,
NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2023
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
SOMCHAY YATHOTOU
QUAN HỆ LỢI ÍCH TRONG KHAI THÁC DI SẢN
CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH LUÔNG PRA BANG,
NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 931 01 02
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ TUẤN NGHĨA
HÀ NỘI - 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc
trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả luận án
SOMCHAY YATHOTOU
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN ...................................................................................................... 8
1.1. Những công trình nghiên cứu bàn về quan hệ lợi ích trong khai thác di sản
cho phát triển du lịch .............................................................................................. 8
1.2. Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu đã công bố và những vấn
đề cần tiếp tục nghiên cứu về quan hệ lợi ích trong khai thác di sản cho triển du
lịch ...................................................................................................................... 16
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUAN
HỆ LỢI ÍCH TRONG KHAI THÁC DI SẢN CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH .. 19
2.1. Khái niệm, đặc trƣng của quan hệ lợi ích trong khai thác di sản cho phát
triển du lịch ........................................................................................................... 19
2.2. Các quan hệ lợi ích, tiêu chí đánh giá, nhân tố ảnh hƣởng đến quan hệ lợi ích
trong khai thác di sản cho phát triển du lịch ........................................................ 36
2.3. Kinh nghiệm giải quyết quan hệ lợi ích trong khai thác di sản cho phát
triển du lịch của một số tỉnh nƣớc ngoài và một số bài học rút ra cho tỉnh
Luông Pra Bang ............................................................................................ 51
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG QUAN HỆ LỢI ÍCH TRONG KHAI THÁC DI SẢN
CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH LUÔNG PRA BANG, CỘNG HÒA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN 2015 -2021 ................................... 65
3.1. Khái quát về hệ thống di sản của tỉnh Luông Pra Bang, điều kiện và tiềm năng
cho phát triển du lịch của tỉnh Luông Pra Bang, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào . 65
3.2. Biểu hiện các quan hệ lợi ích và phân tích các nhân tố ảnh hƣởng tới quan
hệ lợi ích trong khai thác di sản cho phát triển du lịch ở tỉnh Luông Pra Bang
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào .......................................................................... 80
3.3. Đánh giá chung quan hệ lợi ích trong khai thác di sản cho phát triển du lịch
ở tỉnh Luông Pra Bang và những vấn đề đặt ra .................................................. 106
Chƣơng 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT HÀI HÒA QUAN HỆ
LỢI ÍCH TRONG KHAI THÁC DI SẢN CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở
TỈNH LUÔNG PRA BANG, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐẾN
NĂM 2030 .......................................................................................................... 114
4.1. Cơ hội, thách thức và quan điểm giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích trong
khai thác di sản cho phát triển du lịch ở tỉnh Luông Pra Bang nƣớc Cộng hòa dân
chủ nhân dân Lào ............................................................................................... 114
4.2. Những giải pháp chủ yếu để đảm bảo hài hòa quan hệ lợi ích trong khai thác
di sản cho phát triển du lịch ở Luông Pra Bang đến năm 2030 ......................... 122
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 155
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân
DL : Du lịch
DN : Doanh nghiệp
DSVH : Di sản văn hóa
KTDL : Kinh tế du lịch
KT - XH : Kinh tế - xã hội
NLĐ : Ngƣời lao động
PTDL : Phát triển du lịch
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Luông Pra Bang giai đoạn 2015 - 2021 .................... 68
Bảng 3.2: Số lƣợng dự án đầu tƣ trên địa bàn Luông Pra Bang giai đoạn 2015 - 2021 ..... 69
Bảng 3.3: Các khu du lịch ở 4 huyện miền Bắc năm 2021 ....................................... 71
Bảng 3.4: Các khu du lịch ở 5 huyện miền Trung năm 2021 ................................... 72
Bảng 3.5: Các khu du lịch ở 3 huyện miền Nam năm 2021 ..................................... 72
Bảng 3.6: Cơ sở lƣu trú du lịch ở tỉnh Luông Pra Bang giai đoạn 2015 - 2021 ....... 76
Bảng 3.7: Các nhóm dự án du lịch cần gọi vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc ............ 79
Bảng 3.8: Số lƣợng khách du lịch đến Luông Pra Bang thời kỳ 2015 - 2021 .......... 80
Bảng 3.9: Doanh thu ngành du lịch Luông Pra Bang thời kỳ 2015 - 2021............... 81
Bảng 3.10: Số lƣợng lao động làm trong ngành du lịch ở tỉnh Luông Pra Bang giai
đoạn 2015 -2021 ........................................................................................................ 96
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế phát triển kinh tế trên thế giới hiện nay, hoạt động du lịch
đang ngày càng trở nên phổ biến, chiếm vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế
- xã hội. Xu hƣớng du lịch về văn hoá, di tích lịch sử và di sản cũng đƣợc nhiều
du khách trên thế giới quan tâm. Du lịch văn hóa là loại hình du lịch đặc biệt vì
nó giúp cho du khách cảm nhận đƣợc các giá trị văn hóa, có thêm những hiểu
biết về vùng đất nơi mình đặt chân đến. Du lịch xuất hiện muộn hơn so với các
ngành kinh tế khác. Tuy nhiên, du lịch đã nhanh chóng trở thành ngành kinh tế
hàng đầu trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế
giới trong đó có nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào.
Thông qua phát triển du lịch, thu nhập bình quân của ngƣời dân địa phƣơng
cao lên, đời sống vật chất của ngƣời dân đƣợc cải thiện hơn, góp phần giữ vững
ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng; giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc, bảo tồn phát huy di sản của đất nƣớc.
CHDCND Lào rất chú trọng khai thác di sản cho phát triển du lịch. Di sản
và du lịch có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ. Du lịch không chỉ dựa vào di sản để
phát triển, mà còn mang sứ mệnh cao cả đó là tôn vinh giá trị di sản đồng thời
bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản đã đƣợc kết tinh và gìn giữ. Quan hệ lợi
ích trong khai thác di sản văn hóa cho phát triển du lịch luôn đồng hành - gắn liền
với việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, là nguồn lực quan trọng để phát triển
đất nƣớc, vì di sản chính là một trong những nội lực thu hút du khách trong và
ngoài nƣớc giúp ngành du lịch phát triển.
Luông Pra Bang là địa phƣơng cố đô của nƣớc CHDCND Lào có nhiều
tiềm năng di sản cho phát triển du lịch. Bên cạnh những thuận lợi về điều kiện
đó, sự phát triển du lịch ở cố đô có gia tăng nhƣng chƣa ổn định. Trong quá trình
phát triển du lịch, còn nảy sinh nhiều mặt tiêu cực nhƣ phá hủy cảnh quan môi
trƣờng sinh thái, làm thay đổi bản sắc văn hóa dân tộc, các di sản văn hóa vật thể
và phi vật thể đang bị xâm hại một cách khó quản lý, thị trƣờng du lịch ở tỉnh
Luông Pra Bang còn nhỏ bé. Khách du lịch trong nƣớc và quốc tế đến Luông Pra
2
Bang vẫn chƣa nhiều. So sánh với các nƣớc trong khu vực, thời gian lƣu trú của
khách du lịch đến Luông Pra Bang ngắn và mức chi tiêu của du khách vẫn còn
thấp. Sản phẩm du lịch chƣa thật phong phú, chƣa phát huy đƣợc lợi thế của địa
phƣơng và tài nguyên du lịch để tạo ra sản phẩm du lịch đặc sắc và có hiệu quả
cao. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch thấp, giá cả hàng hóa và dịch
vụ chƣa ổn định.
Mặt khác ở tỉnh Luông Pra Bang, việc liên kết, phát triển dịch vụ cho du
lịch đã hình thành và phát triển từ nhiều năm trƣớc đến nay. Dịch vụ du lịch là
loại hình hoạt động có sự liên kết nhƣ: doanh nghiệp, ngƣời dân (nhân viên phục
vụ) và có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc. Trong đó, mối liên kết giữa ngƣời dân và
doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt. Du lịch mang lại lợi ích kinh tế cho cả ngƣời
dân, doanh nghiệp và Nhà nƣớc, tạo động lực cho quá trình phát triển nói chung.
Đặc biệt, trong phát triển du lịch, ngƣời dân và doanh nghiệp có đƣợc những lợi
ích nhƣ: có cơ hội tiếp cận thị trƣờng, chủ trƣởng chính sách của Đảng và Nhà
nƣớc về phát triển du lịch, sự hỗ trợ của Nhà nƣớc; tiếp cận đƣợc thông tin tin cậy
đầy đủ và kịp thời, ngƣời dân sẽ có việc làm, có thu nhập, không phải đi làm xa ở
các tỉnh khác, doanh nghiệp co lợi nhuận Nhà nƣớc thu đƣợc nhiều ngân sách hơn.
Tuy vậy, thực tế cho thấy, quan hệ lợi ích kinh tế giữa ngƣời dân, doanh
nghiệp và Nhà nƣớc trong khai thác di sản cho phát triển du lịch ở Luông Pra
Bang vẫn còn tồn tại nhiều mâu thuẫn, những bất hợp lý, thua thiệt cho cả ngƣời
dân, doanh nghiệp và Nhà nƣớc mà nguyên nhân xuất phát từ cả phía ngƣời dân
lẫn phía doanh nghiệp và Nhà nƣớc. Vấn đề cơ bản là chƣa giải quyết hài hòa
quan hệ lợi ích kinh tế giữa ngƣời dân và doanh nghiệp. Để quan hệ lợi ích kinh
tế ổn định và phát triển bền vững thì việc đảm bảo hài hòa về quan hệ lợi ích
kinh tế giữa ngƣời dân và doanh nghiệp trong khai thác di sản cho phát triển du
lịch ở Luông Pra Bang là rất quan trọng. Về lý thuyết, quan hệ lợi ích giữa các
chủ thể kinh tế đã đƣợc các nhà nghiên cứu đề cập. Tuy nhiên những công trình
nghiên cứu mới dừng lại ở phạm vi các ngành nông nghiệp hoặc đề cập tác động
của phát triển du lịch đến các lợi ích của Nhà nƣớc, địa phƣơng, khách du lịch;
vai trò của Nhà nƣớc đối với phát triển du lịch. Vì vậy việc hình thành cơ sở lý
3
luận về quan hệ lợi ích trong khai thác di sản cho phát triển du lịch là sự cần
thiết. Do đó, cần có những nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện, tìm giải pháp hữu
hiệu nhằm giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể trong khai
thác di sản cho phát triển du lịch. Để góp phần tìm giải pháp những vấn đề đã
nêu trên nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề: “Quan hệ lợi ích trong khai thác di
sản cho phát triển du lịch ở tỉnh Luông Pra Bang, nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào” để làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế
chính trị học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích của luận án
Trên cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quan hệ lợi ích trong khai
thác di sản cho phát triển du lịch; thực trạng quan hệ lợi ích trong khai thác di
sản cho phát triển du lịch ở tỉnh Luông Pra Bang giai đoạn 2015 -2021, đề xuất
quan điểm và giải pháp đảm bảo hài hòa quan hệ lợi ích kinh tế trong khai thác
di sản cho phát triển dụ lịch bền vững ở tỉnh Luông Pra Bang đến năm 2030.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án xác định thực hiện các
nhiệm vụ sau:
Một là, tổng quan các các công trình nghiên cứu trong nƣớc và quốc tế đã
công bố liên quan đến đề tài luận án, xác định những vấn đề đã đƣợc giải quyết
có thể kế thừa và phát triển, những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu.
Hai là, khái quát và làm rõ hơn cơ sở lý luận về quan hệ lợi ích trong khai
thác di sản cho phát triển du lịch trên địa bàn cấp tỉnh.
Ba là, nghie n cứu kinh nghiẹ m về quan hệ lợi ích trong khai thác di sản cho
phát triển du lịch của một số tỉnh của các nƣớc, gồm: Việt Nam, Thái Lan, Căm
pu chia, rút ra bài học kinh nghiẹ m cho tỉnh Luông Pra Bang, nƣớc CHDCND
Lào.
Bốn là, đánh giá thực trạng quan hệ lợi ích trong khai thác di sản cho phát
triển du lịch trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2021 của tỉnh Luông Pra
Bang. Chỉ rõ thành tựu và hạn chế của quan hệ lợi ích trong khai thác di sản cho
4
phát triển du lịch, làm rõ nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế đó, rút ra
những vấn đề đặt ra ở tỉnh Luông Pra Bang hiện nay.
Năm là, dự báo cơ hội và thách thức đối với quan hệ lợi ích trong khai thác
di sản cho phát triển du lịch mang lại đối với hoạt động du lịch của tỉnh Luông
Pra Bang nƣớc CHDCND Lào đến năm 2030.
Sáu là, đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm giải quyết hài hòa quan
hệ lợi ích trong khai thác di sản cho phát triển du lịch của tỉnh Luông Pra Bang,
nƣớc CHDCND Lào đến năm 2030.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng của luận án là nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quan hệ lợi ích
trong khai thác di sản cho phát triển du lịch ở tỉnh Luông Pra Bang của nƣớc
CHDCND Lào.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu các quan hệ lợi ích trong khai thác di sản
cho phát triển du lịch gồm hình thức tổ chức, cơ chế vận hành, khai thác, quan hệ
phân phối lợi ích kinh tế giữa các chủ thể để tìm giải pháp giải quyết hài hòa
quan hệ lợi ích và thúc đẩy phát triển ngành du lịch mạnh mẽ và hiệu quả hơn.
Trong đó trọng tâm các mối quan hệ nhƣ sau:
1) Quan hệ lợi ích giữa doanh nghiệp và ngƣời dân lao động (cộng đồng)
2) Quan hệ lợi ích giữa (cộng đồng) ngƣời dân và Nhà nƣớc
3) Quan hệ lợi ích giữa Nhà nƣớc và doanh nghiệp
4) Quan hệ lợi ích giữa các địa phƣơng trong vùng có di sản
Phạm vi về không gian: Tác giả chọn phạm vi nghiên cứu, thực trạng quan
hệ lợi ích trong khai thác di sản cho phát triển du lịch và đề xuất giải pháp hài
hòa quan hệ lợi ích cho phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luông Pra Bang, nƣớc
CHDCND Lào.
Phạm vi về di sản: Luận án trọng tâm vào khai thác di sản thiên nhiên, di
sản văn hóa vật thể ở Cố đô Luông Pra Bang, nƣớc CHDCND Lào.
5
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng quan hệ lợi ích trong khai thác
di sản cho phát triển du lịch ở tỉnh Luông Pra Bang giai đoạn 2015 - 2021; đề
xuất phƣơng hƣớng và giải pháp hài hòa quan hệ lợi ích trong khai thác di sản
phát triển du lịch ở tỉnh Luông Pra Bang đến năm 2030.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên những quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin bao
gồm chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để làm rõ cơ sở lý luận về
quan hệ lợi ích trong khai thác di sản cho phát triển du lịch trong điều kiện mới
của kinh tế thị trƣờng và hội nhập. Đồng thời, luận án dựa trên đƣờng lối, chính
sách về phát triển kinh tế và các thị trƣờng du lịch nói chung, quan hệ lợi ích
trong khai thác di sản cho phát triển du lịch nói riêng của Đảng và Nhà nƣớc
nƣớc CHDCND Lào để phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất phƣơng hƣớng,
giải pháp về quan hệ lợi ích để thúc đẩy phát triển du lịch. Cùng với đó, luận án
cũng dựa trên cơ sở lý luận liên ngành của kinh tế du lịch, kinh tế học thể chế để
thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đã xác định, luận án sử dụng các
phƣơng pháp nghiên cứu của chuyên ngành kinh tế chính trị nhƣ: Trừu tƣợng
hóa khoa học, phân tích tổng hợp, thống kê so sánh; lôgic, kết hợp với lịch sử, sơ
đồ hóa, mô hình hóa. Các phƣơng pháp nêu trên đƣợc sử dụng trong các chƣơng
của luận án cụ thể nhƣ sau:
-Sử dụng phƣơng pháp thu thập, phân loại tài liệu bao gồm các công trình
nghiên cứu thuộc cấp Bộ ngành và quốc gia, các sách báo, tạp chí đã công bố có
liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận án. Sử dụng phƣơng pháp phân tích, so
sánh để xác định những kết quả đạt đƣợc của các công trình đã công bố có liên
quan đến đề tài luận án, xác định khoảng trống về lý luận và thực tiễn cần đƣợc
tiếp tục giải quyết và xác định hƣớng nghiên cứu, điểm mới của đề tài luận án
mà nghiên cứu sinh lựa chọn.
- Sử dụng phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học để tìm hiểu bản chất, mối
liên hệ giữa các quan hệ lợi ích trong trong khai thác di sản cho phát triển du
6
lịch. Đồng thời, luận án sử dụng phƣơng pháp lôgic kết hợp với lịch sử, phƣơng
pháp phân tích và tổng hợp để làm rõ vai trò của quan hệ lợi ích trong khai thác
di sản cho phát triển du lịch, nội dung, và các nhân tố ảnh hƣởng đến quan hệ lợi
ích trong khai thác di sản cho phát triển của du lịch, nghiên cứu kinh nghiệm thực
tiễn về quan hệ lợi ích trong khai thác di sản cho phát triển du lịch.
- Luận án sử dụng các phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin, thống kê,
mô tả, bảng số liệu, đồ thị để phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu với lý
luận, đánh giá thực trạng quan hệ lợi ích trong khai thác di sản cho phát triển du
lịch ở tỉnh Luông Pra Bang, chỉ ra thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế
của quan hệ lợi ích trong khai thác di sản cho phát triển du lịch từ năm 2015 -
2021.
Các tài liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các nguồn chính thức trên các báo cáo
và đƣợc công bố trên các sách, báo, tạp chí và các công trình nghiên cứu có liên
quan ở trong và ngoài nƣớc; các tài liệu của các cơ quan quản lý ngành du lịch,
Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và Văn phòng tỉnh ủy và một số tài liệu của Chính phủ
nƣớc CHDCND Lào và các số liệu của tỉnh Luông Pra Bang trong phạm vi thời
gian mà luận án xác định nghiên cứu.
- Sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, dự báo để làm rõ các yếu tố tác động đến
quan hệ lợi ích trong thác di sản cho phát triển du lịch, dự báo xu hƣớng và triển
vọng phát triển du lịch ở tỉnh Luông Pra Bang, nƣớc CHDCND Lào tới năm
2030.
Đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế
và thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luông Pra Bang đến năm 2030.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1. Đóng góp về lý luận
Luạ n án làm rõ hơn một số vấn đề lý luạ n về quan hệ lợi ích trong khai thác
di sản cho phát triển du lịch, tiêu chí đánh giá, nhân tố ảnh hƣởng đến quan hệ
lợi ích trong khai thác di sản cho phát triển du lịch ở địa phƣơng.
7
5.2. Đóng góp về thực tiễn
Một là, luận án phân tích kinh nghiệm của một số nƣớc về quan hệ lợi ích
trong khai thác di sản cho phát triển du lịch. Rút ra bài học cho tỉnh Luông Pra Bang
Làm rõ thực trạng về quan hệ lợi ích trong khai thác di sản cho phát triển du
lịch của tỉnh Luông Pra Bang giai đoạn 2015 -2021 chỉ ra những vấn đề về quan
hệ lợi ích trong khai thác di sản cho phát triển du lịch của tỉnh Luông Pra Bang,
nƣớc CHDCND Lào cần giải quyết.
Hai là, luận án đề xuất giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo hài hòa quan hệ lợi
ích trong khai thác di sản cho phát triển du lịch ở tỉnh Luông Pra Bang, nƣớc
CHDCND Lào đến năm 2030
Ba là, kết quả của luận án còn là tài liệu tham khảo cần thiết cho những nhà
nghiên cứu, hoạch định chính sách và nghiên cứu giảng dạy ở các trƣờng đại học
và cao đẳng có liên quan đến đào tạo về di sản và ngành du lịch của tỉnh Luông
Pra Bang nói riêng và của nƣớc CHDCND Lào nói chung.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, hình vẽ, bảng biểu
minh họa và phụ lục, nội dung luận án đƣợc kết cấu bao gồm 4 chƣơng nhƣ sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quan hệ lợi ích trong
khai thác di sản cho phát triển du lịch
Chương 3: Thực trạng quan hệ lợi ích trong khai thác di sản cho phát triển
du lịch của tỉnh Luông Pra Bang, CHDCND Lào.
Chương 4: Phƣơng hƣớng giải pháp và giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích
trong khai thác di sản cho phát triển du lịch của tỉnh Luông Pra Bang, CHDCND
Lào đến năm 2030.
8
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU BÀN VỀ QUAN HỆ LỢI ÍCH
TRONG KHAI THÁC DI SẢN CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1.1 . Các công trình nghiên cứu bàn về phát triển du lịch nói chung
- Cuốn sách: “Handbook of Tourism Economics: Analysis, New Applications
and