Phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) là xu hướng tất yếu của thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng, đặc biệt khi nền nông nghiệp đã hoàn thành
mục tiêu an ninh lương thực, thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ của con người về số
lượng hàng nông sản. Do đó, mục tiêu tiếp theo của ngành nông nghiệp là tạo
ra những sản phẩm có chất lượng và giá trị cao hơn. Tuy nhiên, trong nhiều
năm qua, phương thức hóa học hóa nền nông nghiệp nhằm thâm canh tăng vụ
dường như đã đến điểm giới hạn; lạm dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực
vật đã và đang gây ra ô nhiễm môi trường trầm trọng; chất lượng hàng nông
sản suy giảm, không an toàn và không được kiểm soát chặt chẽ ảnh hưởng
tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng, gây bức xúc trong xã hội, làm giảm tính
cạnh tranh của nông sản trên thị trường quốc tế, Vì vậy, nền nông nghiệp
hiện đại hướng đến phát triển nông nghiệp hữu cơ để khắc phục những hạn
chế đó. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ có vai trò nâng cao chất lượng hàng
nông sản, đem đến cho người tiêu dùng những mặt hàng an toàn vệ sinh thực
phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng, không gây bệnh tật
hay các tác dụng phụ. Mặt khác, phát triển nông nghiệp hữu cơ chính là đáp
ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngành nông nghiệp, hạn chế tình
trạng đói nghèo trên thế giới và đưa ngành nông nghiệp hướng tới mục tiêu
phát triển xanh, bền vững, thân thiện, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến
đổi khí hậu. Năm 2019, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn (NN&PTNT), Việt Nam là quốc gia đứng thứ 7 Châu Á và thứ 3 trong
khối ASEAN về quy mô sản xuất NNHC với 76.666ha [16].
161 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 26/12/2022 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
BÙI THỊ TIẾN
QUAN HỆ LỢI ÍCH
TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2022
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
BÙI THỊ TIẾN
QUAN HỆ LỢI ÍCH
TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ: 9 31 01 02
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS, TS ĐOÀN XUÂN THỦY
2. TS. TRẦN HOA PHƢỢNG
HÀ NỘI - 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn
đầy đủ theo quy định.
Tác giả
Bùi Thị Tiến
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN .............................................................................................. 8
1.1. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả nước ngoài .... 8
1.2. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả trong nước .. 16
1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu đã công bố có liên quan đến đề tài
luận án và khoảng trống nghiên cứu ......................................................... 28
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ
LỢI ÍCH TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ ............................. 32
2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quan hệ lợi ích trong phát
triển nông nghiệp hữu cơ .......................................................................... 32
2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ
lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ .............................................. 45
2.3. Kinh nghiệm thực tiễn về hài hòa quan hệ lợi ích trong phát triển
nông nghiệp hữu cơ và bài học cho thành phố Hà Nội ............................. 61
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUAN HỆ LỢI ÍCH TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................ 71
3.1. Khái quát chung về phát triển nông nghiệp hữu cơ ở thành phố
Hà Nội ....................................................................................................... 71
3.2. Thực trạng quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ ở
thành phố Hà Nội ...................................................................................... 81
3.3. Đánh giá chung về quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp
hữu cơ ở thành phố Hà Nội ..................................................................... 101
Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HÀI HÒA QUAN HỆ LỢI ÍCH
TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 ...................... 112
4.1. Xu hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ và quan điểm hài hòa
quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành
phố Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 .............................. 112
4.2. Giải pháp hài hòa quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp
hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn đến
năm 2030 ................................................................................................. 118
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 143
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................... 145
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 146
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BVTV : Bảo vệ thực vật
CNH : Công nghiệp hóa
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
FAO : Food and Agriculture Organization of the United Nations - Tổ
chức lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
FDI : Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GlobalGAP : Global Good Agricultural Practice - là bộ tiêu chuẩn về thực
hành nông nghiệp tốt toàn cầu
HACCP : Hazard Analysis and Critical Control Point - Hệ thống phân
tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn
HĐND : Hội đồng nhân dân
HTX : Hợp tác xã
KH&CN : Khoa học và công nghệ
KT-XH : Kinh tế - xã hội
NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NNHC : Nông nghiệp hữu cơ
NTM : Nông thôn mới
NXB : Nhà xuất bản
PGS : Participatory Guarantee System - Giám sát và bảo đảm chất
lượng sản phẩm hữu cơ theo hệ thống đảm bảo cùng tham gia
SRI : System of Rice Intensification - Hệ thống canh tác lúa cải tiến
UBND : Ủy ban nhân dân
VietGAP : Vietnamese Good Agricultural Practices - Bộ tiêu chí gồm
tiêu chuẩn/quy phạm quy định về thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt của Việt Nam
WTO : World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH
Bảng 3.1: Diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành
phố Hà Nội ............................................................................................ 78
Bảng 3.2: Nhu cầu tiêu thụ hàng nông sản của Hà Nội ...................................... 79
Bảng 3.3: Nhu cầu tiêu thụ hàng nông sản hữu cơ của Hà Nội đến năm 2030 ..... 79
Bảng 3.4: Tỷ lệ quan tâm của người tiêu dùng khi lựa chọn hàng nông sản
hữu cơ .................................................................................................... 93
Bảng 3.5: Tỷ lệ mức độ chấp nhận trả giá khi mua hàng nông sản hữu cơ cao
hơn so với hàng nông sản thường ......................................................... 95
Bảng 4.1: Xu hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ thế giới giai đoạn 2011-2018 . 112
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ xung đột và hài hòa xung đột giữa các chủ thể phát triển NNHC . 99
Hình 3.1: Một số chứng nhận hữu cơ tiêu biểu ................................................... 84
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) là xu hướng tất yếu của thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng, đặc biệt khi nền nông nghiệp đã hoàn thành
mục tiêu an ninh lương thực, thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ của con người về số
lượng hàng nông sản. Do đó, mục tiêu tiếp theo của ngành nông nghiệp là tạo
ra những sản phẩm có chất lượng và giá trị cao hơn. Tuy nhiên, trong nhiều
năm qua, phương thức hóa học hóa nền nông nghiệp nhằm thâm canh tăng vụ
dường như đã đến điểm giới hạn; lạm dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực
vật đã và đang gây ra ô nhiễm môi trường trầm trọng; chất lượng hàng nông
sản suy giảm, không an toàn và không được kiểm soát chặt chẽ ảnh hưởng
tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng, gây bức xúc trong xã hội, làm giảm tính
cạnh tranh của nông sản trên thị trường quốc tế, Vì vậy, nền nông nghiệp
hiện đại hướng đến phát triển nông nghiệp hữu cơ để khắc phục những hạn
chế đó. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ có vai trò nâng cao chất lượng hàng
nông sản, đem đến cho người tiêu dùng những mặt hàng an toàn vệ sinh thực
phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng, không gây bệnh tật
hay các tác dụng phụ. Mặt khác, phát triển nông nghiệp hữu cơ chính là đáp
ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngành nông nghiệp, hạn chế tình
trạng đói nghèo trên thế giới và đưa ngành nông nghiệp hướng tới mục tiêu
phát triển xanh, bền vững, thân thiện, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến
đổi khí hậu. Năm 2019, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn (NN&PTNT), Việt Nam là quốc gia đứng thứ 7 Châu Á và thứ 3 trong
khối ASEAN về quy mô sản xuất NNHC với 76.666ha [16].
Hà Nội - Thủ đô của Việt Nam, có tiềm năng to lớn về tự nhiên, kinh tế
- xã hội, nguồn nhân lực và đặc biệt là thị trường rộng lớn với nhu cầu của
người tiêu dùng về hàng nông sản chất lượng cao ngày càng gia tăng. Chính
quyền thành phố Hà Nội xác định phát triển NNHC là hướng đi bền vững cho
2
ngành nông nghiệp của Thành phố. Trên thực tế, phát triển NNHC ở Hà Nội đã
đạt được một số kết quả tích cực như: xây dựng được một số mô hình sản xuất
NNHC với quy mô vừa và nhỏ nằm rải rác ở các huyện, Ba Vì, Sóc Sơn, Long
Biên, Thạch Thất,; bước đầu đã hình thành môi trường mới để nông dân
tham gia như mô hình nhóm nông dân tự quản, mô hình HTX kiểu mới mà lợi
ích các thành viên HTX và mọi quyết định đều phải có sự thông qua của tất cả
các thành viên, từ đó, vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển NNHC được
tăng lên đáng kể, có thể phát huy được mọi năng lực, khả năng tiếp cận với vốn
tín dụng, khoa học kỹ thuật, gắn với thị trường và “sáu nhà” (nhà nông, nhà
doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà băng, nhà báo và nhà nước). Bên cạnh đó, đã
bước đầu có sự kết hợp giữa kiểm tra chéo và có sự kiểm soát chặt chẽ của
nhiều bên, trong đó có cả người tiêu dùng, người kinh doanh, cơ quan quản lý
nhà nước về chu trình sản xuất và chất lượng sản phẩm NNHC Hà Nội cũng
khuyến khích, đẩy mạnh liên kết, hợp tác dựa trên hài hòa quan hệ lợi ích, áp
dụng phương thức quản lý tiên tiến, phù hợp với cơ chế thị trường,...
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được, NNHC trên địa
bàn Hà Nội vẫn còn một số hạn chế như: quy mô sản xuất NNHC chưa phát
triển tương xứng với nhu cầu và tiềm năng của Thành phố; chất lượng các sản
phẩm NNHC chưa đồng đều; hiệu quả của các mô hình sản xuất NNHC chưa
cao; một số mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nông nghiệp đã hình
thành nhưng chưa ổn định, bền vững; NNHC chưa trở thành lĩnh vực thu hút
đầu tư cả từ phía người nông dân trực tiếp sản xuất và doanh nghiệp trong và
ngoài nước. Đặc biệt, chưa nhận thức rõ và giải quyết thỏa đáng quan hệ lợi
ích giữa các chủ thể trong sản xuất NNHC, làm cho các chủ thể trực tiếp tham
gia sản xuất NNHC chưa tích cực tham gia vào quá trình này. Sự xung đột về
lợi ích giữa các chủ thể không chỉ tác động xấu đến bản thân các chủ thể trong
phát triển NNHC mà còn tác động xấu đến nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ
trên địa bàn Thành phố, làm gia tăng các hạn chế cố hữu của nền NNHC,
đồng thời, có thể gây bất ổn về môi trường kinh doanh, chính trị, xã hội, vừa
3
tác động xấu đến môi trường đầu tư cũng như thu hút các doanh nghiệp đầu tư
vào NNHC vừa gây khó khăn cho cơ quan quản lý Nhà nước, gián tiếp ảnh
hưởng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp nói riêng và mục tiêu kinh tế - xã
hội nói chung trên địa bàn, đồng thời ảnh hưởng xấu và lây lan đến các chủ
thể tham gia NNHC ở các tỉnh, thành phố lân cận. Thực tế này đòi hỏi có
những nghiên cứu, tổng kết lý giải khoa học, để từ đó có những giải pháp thích
hợp, khả thi để góp phần giải quyết các xung đột và xây dựng mối quan hệ hài
hòa các lợi ích giữa các chủ thể tham gia phát triển NNHC. Từ đó, góp phần
thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp của thành phố Hà Nội theo hướng hiện
đại, hiệu quả và phát triển bền vững nói chung và phát triển NNHC trên địa bàn
Thành phố nói riêng. Chính vì vậy, Nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Quan hệ
lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội”
làm đề tài luận án tiến sĩ Kinh tế, ngành Kinh tế chính trị.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ lý luận về quan hệ lợi ích trong phát triển
NNHC, phân tích và đánh giá thực trạng giải quyết quan hệ lợi ích trong phát
triển NNHC trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020, chỉ ra
những kết quả đã đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Từ đó, đề
xuất phương hướng, quan điểm và giải pháp hài hòa quan hệ lợi ích để thúc
đẩy phát triển NNHC ở Thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nêu trên, nhiệm vụ của luận án là:
Một là, làm rõ lý luận về quan hệ lợi ích trong phát triển NNHC. Khảo
cứu kinh nghiệm về giải quyết quan hệ lợi ích trong phát triển NNHC của một
số nước và địa phương trong nước để rút ra bài học cho Thành phố Hà Nội.
Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng quan hệ lợi ích trong phát triển
NNHC trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020, chỉ ra được
những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế làm cơ sở đưa ra quan
4
điểm, phương hướng và giải pháp để hài hòa các quan hệ lợi ích trong phát
triển NNHC trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Ba là, đề xuất quan điểm, giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm
hài hòa quan hệ lợi ích thúc đẩy phát triển NNHC trên địa bàn Thành phố Hà
Nội đến năm 2030.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trong phát triển
NNHC dưới góc độ kinh tế chính trị và đặt trong điều kiện vận hành của nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi của luận án
- Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu về quan hệ lợi ích
giữa nhà nước với các chủ thể trong phát triển NNHC (bao gồm: chủ thể tham
gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ (hộ nông dân, trang trại, hợp tác xã, doanh
nghiệp); chủ thể tham gia chế biến sản phẩm; chủ thể tham gia phân phối sản
phẩm; nhà khoa học, nhà tư vấn; ngân hàng và mối quan hệ lợi ích với người
tiêu dùng) luận án cũng xác định rõ nội dung của quan hệ lợi ích giữa các chủ
thể trong chuỗi giá trị nông nghiệp hữu cơ nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích từ đó
tạo động lực cho phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội
tới năm 2030.
- Về không gian: Luận án tập trung vào các huyện trọng điểm có mô
hình NNHC phát triển mạnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội như: Ba Vì, Sóc
Sơn, Long Biên.
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu quan hệ lợi ích trong phát triển nông
nghiệp hữu cơ giai đoạn 2016 - 2020 và đề xuất giải pháp đến năm 2030.
4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cách tiếp cận
- Về lý luận: Luận án nghiên cứu lý luận dựa trên nền tảng lý luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương
5
chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế, đồng thời, kế thừa những lý
thuyết kinh tế tiêu biểu về quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ.
- Về thực tiễn: Luận án dựa vào thực tiễn quan hệ lợi ích trong phát triển
nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh, thành phố để phân tích thực trạng của quan
hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ làm cơ sở đề xuất giải pháp.
- Kế thừa một số kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp chung, phổ biến trong nghiên cứu
khoa học kinh tế chính trị như: phương pháp trừu tượng hóa khoa học;
phương pháp logic kết hợp với lịch sử; phương pháp hệ thống; phương pháp
phân tích và tổng hợp; phương pháp thu thập thông tin; phương pháp thu thập
tài liệu thông qua các kênh thông tin chính thức của địa phương; phương pháp
khảo sát; phương pháp dự báo và các kiến nghị, đề xuất. Cụ thể như sau:
- Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong chương 1: phương pháp
logic, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp phân tích và tổng hợp. Trong
đó: phương pháp hệ thống và logic được sử dụng để sắp xếp, phân loại các
công trình nghiên cứu đã được công bố theo từng nội dung mà luận án tiếp
cận nhằm đảm bảo tính logic và khoa học; phương pháp phân tích, tổng hợp
được sử dụng để phân tích làm rõ các vấn đề nghiên cứu đã được các nhà
khoa học nghiên cứu làm rõ, đồng thời chỉ ra một số vấn đề chưa được làm rõ
cần tiếp tục nghiên cứu. Đó là căn cứ lựa chọn hướng nghiên cứu của luận án.
- Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong chương 2: phương pháp
hệ thống hóa, phương pháp logic, phương pháp phân tích và tổng hợp,
phương pháp trừu tượng hóa khoa học, cụ thể: Phương pháp hệ thống hóa,
phương pháp phân tích, phương pháp logic lịch sử được tác giả áp dụng để hệ
thống, khái quát và phân tích làm rõ các vấn đề lý luận về lợi ích, lợi ích kinh
tế, nông nghiệp hữu cơ, chuỗi giá trị nông nghiệp đã được các nhà khoa
học phân tích, nêu ra trong các công trình nghiên cứu đã được công bố;
6
phương pháp phân tích, phương pháp trừu tượng hóa khoa học được tác giả
áp dụng để xây dựng các khái niệm có liên quan trực tiếp tới đối tượng nghiên
cứu của luận án, chỉ ra nội dung, các nhân tố ảnh hưởng tới quan hệ lợi ích
trong phát triển NNHC. Từ đó làm cơ sở đánh giá thực trạng quan hệ lợi ích
trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong chương 3: phương pháp
thu thập thông tin; phương pháp khảo sát; phương pháp thống kê; phương
pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp mô hình hóa.
Trong đó: phương pháp khảo sát được sử dụng để lấy số liệu sơ cấp cho đề
tài. Đối tượng khảo sát là các chủ thể tham gia phát triển nông nghiệp hữu cơ
trên địa bàn thành phố Hà Nội, cách thức khảo sát là xác định mẫu điều tra
theo phương pháp chọn mẫu trong đó tập trung vào nhóm đối tượng trực tiếp
sản xuất hàng nông sản hữu cơ, quy mô mẫu khảo sát gồm 100 phiếu điều tra;
phương pháp thống kê được sử dụng để thống kê số liệu về các mô hình nông
nghiệp hữu cơ của thành phố Hà Nội trong khoảng thời gian nghiên cứu làm
cơ sở đánh giá thực trạng; phương pháp phân tích, phương pháp trừu tượng
hóa khoa học được sử dụng để phân tích số liệu đã được hệ thống nhằm tìm ra
khuynh hướng giải quyết các quan hệ lợi ích trong sản xuất NNHC; phương
pháp tổng hợp, trừu tượng hóa khoa học được sử dụng để chỉ ra những kết
quả, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế của quan hệ lợi ích trong phát triển
NNHC trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong chương 4: trong chương
này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp dự báo;
phương pháp phân tích; phương pháp đề xuất, kiến nghị, cụ thể như: phương
pháp dự báo được tác giả sử dụng để đưa ra những dự báo về xu hướng phát
triển NNHC và nhu cầu về các sản phẩm NNHC trên phạm vi thế giới và
trong phạm vi Việt Nam. Từ đó chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với
phát triển NNHC; phương pháp phân tích, đề xuất được sử dụng để đưa ra các
7
giải pháp nhằm hài hòa quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trong sản xuất NNHC
nhằm tạo động lực thúc đẩy sản xuất NNHC phát triển đáp ứng yêu cầu mới
của cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế; phương pháp kiến
nghị được tác giả sử dụng để đưa ra những kiến nghị đối với các cơ quan hữu
quan trong việc ban hành các chính sách, tạo lập cơ chế góp phần hài hòa
quan hệ lợi ích giữa các chủ thể nhằm thúc đẩy NNHC phát triển.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Làm rõ hơn khái niệm quan hệ lợi ích trong phát triển NNHC, xây
dựng khung phân tích về nội dung mối quan hệ giữa các chủ thể và tiêu chí
đánh giá mối quan hệ lợi ích trong phát triển NNHC.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quan hệ lợi ích trong phát triển NNHC
trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020, chỉ ra được những
thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế.
- Trên cơ sở những hạn chế, luận án dự báo xu thế phát triển NNHC, đề
xuất một số quan điểm, giải pháp hài hòa quan hệ lợi ích trong phát triển
NNHC trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2030.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, hình vẽ,
bảng biểu minh họa và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của quan hệ lợi ích trong phát
triển nông nghiệp hữu cơ.
Chương 3: Thực trạng quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu
cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Chương 4: Quan điểm và giải pháp hài hòa quan hệ lợi ích trong phát
triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến 2030.
8
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TIÊU BIỂU CỦA CÁC TÁC
GIẢ NƢỚC NGOÀI
1.1.1. lý thuyết và nghiên cứu về phát triển nông nghiệp hữu cơ
- Nadia Scialabba, Caroline