Về nội dung: Nghiên cứu trọng tâm của luận án là quan hệ lợi ích trong
thực hiện tự chủ tài chính ở các bệnh viện quân y (qua thực tế Bệnh viện
Quân y 103). Tuy nhiên: thứ nhất, luận án không nghiên cứu tất cả các khâu
của quá trình cung cấp và sử dụng dịch vụ ở bệnh viện quân y mà chỉ tập
trung vào khâu cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh; thứ hai, luận án không
nghiên cứu tất cả các chủ thể, mà chỉ nghiên cứu bốn chủ thể có vai trò quan
trọng nhất trong cung cấp và sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh khi các bệnh
viện quân y thực hiện tự chủ tài chính. Cụ thể, bốn chủ thể đó gồm: Cơ quan
quản lý nhà nước các bệnh viện quân y, Bệnh viện quân y, Thầy thuốc quân y,
Bệnh nhân. Từ các chủ thể đó, hình thành các mối quan hệ lợi ích sau: (1)
Mối quan hệ lợi ích giữa chủ thể Nhà nước với các bệnh viện quân y; (2) Mối
quan hệ lợi ích giữa các bệnh viện quân y với thầy thuốc trong bệnh viện; (3)
Mối quan hệ lợi ích giữa các thầy thuốc quân y với bệnh nhân. Ngoài ra, một
số chủ thể khác có liên quan tới quá trình cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh
ở các bệnh viện quân y như: những người làm công tác hành chính, nhà đầu
tư liên kết, cung cấp dược, cung cấp vật tư tiêu hao, luận án có đề cập tới
nhưng không phân tích, để tập trung phân tích ba mối quan hệ lợi ích cơ bản
nhất trong thực hiện tự chủ tài chính ở các bệnh viện quân y.
Về thời gian: Luận án nghiên cứu quan hệ lợi ích trong thực hiện tự chủ
tài chính ở các bệnh viện quân y từ tháng 2 năm 2018 đến tháng 12 năm 2020,
bởi lẽ đây là thời điểm các bệnh viện quân y có quyết định chính thức của Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng về việc được phép tự chủ tài chính (có xem xét tới
những biểu hiện trước đó liên quan tới tự chủ tài chính). Luận án không nghiên
cứu năm 2021 vì số liệu tự chủ tài chính của các bệnh viện quân y trong năm
2021 không phản ánh chính xác quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trong đó, do
các bệnh viện quân y và đội ngũ thầy thuốc tập trung cho công tác phòng chống
dịch Covid-19 trên cả nước theo lệnh điều động của Bộ Quốc phòng.
181 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Lượt xem: 858 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quan hệ lợi ích trong thực hiện tự chủ tài chính ở các bệnh viện quân y (qua thực tế bệnh viện quân y 103), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN ĐỨC HƯNG
QUAN HỆ LỢI ÍCH TRONG THỰC HIỆN TỰ CHỦ
TÀI CHÍNH Ở CÁC BỆNH VIỆN QUÂN Y
(QUA THỰC TẾ BỆNH VIỆN QUÂN Y 103)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Hà Nội - 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được
trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả luận án
Nguyễn Đức Hưng
ii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN .................................................................................. 8
1.1. Những công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.... 8
1.2. Khái quát kết quả các công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến
đề tài luận án và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu................. 26
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUAN HỆ LỢI ÍCH TRONG
THỰC HIỆN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH Ở CÁC BỆNH VIỆN QUÂN Y.......30
2.1. Một số vấn đề cơ bản về quan hệ lợi ích và tự chủ tài chính ở các
bệnh viện công lập .................................................................................. 30
2.2. Đặc điểm, nội dung và nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích trong thực
hiện tự chủ tài chính ở các Bệnh viện Quân y........................................... 40
2.3. Kinh nghiệm đảm bảo hài hòa quan hệ lợi ích trong thực hiện tự chủ
tài chính ở một số Bệnh viện Quân y và bài học rút ra........................... 69
Chương 3: THỰC TRẠNG QUAN HỆ LỢI ÍCH TRONG THỰC HIỆN TỰ CHỦ
TÀI CHÍNH Ở CÁC BỆNH VIỆN QUÂN Y (QUA THỰC TẾ BỆNH
VIỆN QUÂN Y 103)........................................................................... 77
3.1. Khái quát thực trạng thực hiện tự chủ tài chính ở các Bệnh viện Quân y
giai đoạn 2018 - 2021 .............................................................................. 77
3.2. Thực trạng quan hệ lợi ích trong thực hiện tự chủ tài chính ở Bệnh
viện Quân y 103 giai đoạn 2018 - 2020.................................................. 82
3.3. Đánh giá chung thực trạng quan hệ lợi ích trong thực hiện tự chủ tài
chính ở Bệnh viện Quân y 103.............................................................. 101
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO HÀI HÒA QUAN HỆ LỢI
ÍCH TRONG THỰC HIỆN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH Ở CÁC BỆNH
VIỆN QUÂN Y ................................................................................ 117
4.1. Dự báo xu hướng và quan điểm về đảm bảo hài hòa quan hệ lợi ích
trong thực hiện tự chủ tài chính ở các Bệnh viện Quân y..................... 117
4.2 Giải pháp đảm bảo hài hòa quan hệ lợi ích trong thực hiện tự chủ tài
chính ở các Bệnh viện Quân y .............................................................. 125
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 155
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................... 157
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 158
PHỤ LỤC........................................................................................................ 168
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQP : Bộ Quốc phòng
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
KT : Kinh tế
KTTT : Kinh tế thị trường
KT - XH : Kinh tế - xã hội
NCS : Nghiên cứu sinh
QĐ : Quân đội
QP - AN : Quốc phòng - An ninh
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tỉ lệ khám, điều trị bằng bảo hiểm y tế của bệnh nhân ở các Bệnh
viện Quân y từ năm 2018 - 2020..................................................... 78
Bảng 3.2. Cơ cấu nguồn thu bình quân hàng năm tại các Bệnh viện Quân y
giai đoạn 2016 - 2020...................................................................... 79
Bảng 3.3: Số liệu kinh phí được cấp và nộp ngân sách nhà nước hàng năm của
Bệnh viện Quân y 103..................................................................... 87
Bảng 3.4. Số liệu cán bộ xin chuyển ra và tiếp nhận mới............................... 89
Bảng 3.5. Thu nhập tăng thêm cho người lao động hàng tháng ..................... 92
Bảng 3.6. Số liệu cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng ......................................... 93
Bảng 3.7. Số lượng đề tài nghiên cứu hàng năm ............................................ 95
Bảng 3.8. Số lượng bệnh nhân khám, điều trị............................................... 100
v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Các mối quan hệ lợi ích trong tự chủ tài chính ở các Bệnh viện
Quân y ........................................................................................... 47
Sơ đồ 2.2. Mối quan hệ lợi ích giữa chủ thể Nhà nước với các Bệnh viện
Quân y trong thực hiện tự chủ tài chính........................................ 49
Sơ đồ 2.3. Mối quan hệ lợi ích giữa các Bệnh viện Quân y với đội ngũ thầy
thuốc trong bệnh viện.................................................................... 51
Sơ đồ 2.4. Mối quan hệ lợi ích giữa chủ thể là thầy thuốc quân y với bệnh
nhân ............................................................................................... 56
Biểu đồ 3.1. Kinh phí đầu tư mua sắm mới máy móc .................................... 91
Biểu đồ 3.2. Kinh phí đấu thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế............................ 91
Biểu đồ 3.3. Số lượng kỹ thuật mới được triển khai....................................... 97
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua hệ thống y tế công lập của Việt Nam luôn được
Đảng, Nhà nước, Chính phủ quan tâm đầu tư toàn diện và đã đảm bảo tốt sứ
mệnh chăm sóc sức khỏe cho người dân cả nước. Tuy nhiên, hiện nay để các
bệnh viện công lập phát triển và đứng vững trong nền kinh tế thị trường
(KTTT) nếu chỉ dựa vào nguồn ngân sách nhà nước cấp là chưa đủ. Từ thực
tế đó, những năm gần đây Chính phủ, Bộ Y tế đã có nhiều nghị định, văn bản,
quy định, hướng dẫn thực hiện về cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp công lập nói chung và các bệnh viện công lập nói riêng. Tự chủ tài
chính hiện nay là điều kiện cần thiết để thực hiện phương thức quản trị y tế
tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân. Kết
quả tự chủ tài chính ở các bệnh viện công lập thời gian qua đã mang lại lợi ích
thiết thực cho các chủ thể: Nhà nước giảm chi ngân sách; bệnh viện năng
động, sáng tạo có điều kiện đầu tư nhiều trang thiết bị y tế hiện đại; đời sống
đội ngũ thầy thuốc, trình độ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp được nâng lên;
bệnh nhân thỏa mãn nhiều hơn nhu cầu về sức khỏe của mình Những lợi
ích đó chính là động lực cho sự phát triển của ngành Y tế Việt Nam.
Các bệnh viện quân y là một bộ phận của nền y tế nước nhà. Dựa trên
nền tảng truyền thống, trong nhiều năm qua các bệnh viện quân y đã chú
trọng xây dựng đội ngũ thầy thuốc giỏi về chuyên môn, giàu về kinh nghiệm,
tích cực hợp tác với các chuyên gia hàng đầu trong nước và ở một số quốc gia
có nền y học tiên tiến trên thế giới; đầu tư trang thiết bị máy móc, phương
pháp chẩn đoán và điều trị bệnh tiên tiến, hiện đại nâng cao chất lượng khám,
điều trị cho bệnh nhân; chú trọng chăm lo tốt đời sống (cả vật chất và tinh
thần) cho cán bộ, nhân viên; đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ quân sự
quốc phòng; thực hiện tốt và có trách nhiệm với cộng đồng thông qua nhiều
2
hoạt động từ thiện, xã hội có ý nghĩa Bên cạnh những kết quả đạt được các
bệnh viện quân y cũng đang đứng trước không ít khó khăn, thách thức như:
diễn biến bất thường của tình hình dịch bệnh, tác động cạnh tranh và mặt trái
của nền KTTT; xu thế hội nhập quốc tế; việc gìn giữ y đức, xây dựng phát
triển nguồn nhân lực;
Thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà
nước, ngày 13-2-2018, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ban hành Chỉ thị số
85/CT-BQP về việc tự chủ tài chính đối với các bệnh viện và cơ sở khám, chữa
bệnh trong Quân đội. Chấp hành Chỉ thị, hoạt động của các bệnh viện quân y
đã có sự đổi mới về tổ chức hệ thống, tài chính y tế, khoa học công nghệ và
thông tin, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh hướng tới mục tiêu công
bằng, hiệu quả và phát triển. Tỷ lệ tự chủ tài chính của các bệnh viện tăng dần
qua hàng năm, kinh phí ngân sách nhà nước cấp chi thường xuyên giảm dần.
Tuy nhiên, tự chủ tài chính, là cơ chế hoàn toàn mới đối với các bệnh viện
quân y, nên khi thực hiện đã nảy sinh không ít những vấn đề phức tạp, nhất là
lợi ích và giải quyết quan hệ lợi ích giữa các chủ thể. Đây là vấn đề rất quan
trọng, nếu không giải quyết tốt quan hệ lợi ích giữa các chủ thể sẽ xuất hiện
những mâu thuẫn, xảy ra mất đoàn kết trong nội bộ bệnh viện, hiệu quả thực
hiện nhiệm vụ giảm sút mọi biện pháp phát huy tính tích cực, năng động,
sáng tạo của con người và các nguồn lực khác trong xây dựng bệnh viện quân
y sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn. Xung đột lợi ích chính là lực
cản và tác động tiêu cực tới sự phát triển lâu dài của các bệnh viện quân y trong
tự chủ tài chính. Do vậy, vấn đề quan hệ lợi ích cần phải được nghiên cứu và
giải quyết một cách căn cơ thông qua các giải pháp phù hợp thực tiễn.
Xuất phát từ những lý do trên, nhận thức được tầm quan trọng, tính cấp
thiết của vấn đề, NCS lựa chọn đề tài: “Quan hệ lợi ích trong thực hiện tự
chủ tài chính ở các Bệnh viện Quân y (Qua thực tế Bệnh viện Quân y
103)” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ kinh tế, ngành Kinh tế chính trị.
3
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ lý luận về quan hệ lợi ích trong thực hiện tự chủ tài chính ở các
bệnh viện quân y; trên cơ sở đó luận án phân tích, đánh giá thực trạng quan hệ
lợi ích trong thực hiện tự chủ tài chính ở các bệnh viện quân y thông qua thực
tiễn ở Bệnh viện Quân y 103 và từ đó đưa ra những giải pháp nhằm đảm bảo
hài hòa quan hệ lợi ích trong thực hiện tự chủ tài chính ở các bệnh viện quân y.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án xác định những
nhiệm vụ cần thực hiện:
Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan tới đề tài của
luận án để xác định những nội dung mà các đề tài khác đã nghiên cứu và có
thể kế thừa, khẳng định những khoảng trống luận án cần nghiên cứu tiếp.
Thứ hai, làm rõ một số khái niệm liên quan tới đề tài; luận giải quan
niệm, đặc điểm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng tới quan hệ lợi ích trong
thực hiện tự chủ tài chính ở các bệnh viện quân y.
Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng của quan hệ lợi ích trong thực
hiện tự chủ tài chính ở các bệnh viện quân y (qua thực tế Bệnh viện Quân y
103) kể từ khi có quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (13/2/2018 đến
nay) về việc tự chủ tài chính. Chỉ ra những kết quả, hạn chế về quan hệ lợi ích
trong thực hiện tự chủ tài chính, tìm ra được những nguyên nhân của những
kết quả, hạn chế đó để có cơ sở đưa ra những giải pháp phù hợp;
Thứ tư, đề xuất các giải pháp chủ yếu góp phần đảm bảo hài hòa quan
hệ lợi ích trong thực hiện tự chủ tài chính ở các bệnh viện quân y.
3. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quan hệ lợi ích trong thực hiện tự
chủ tài chính; các mối quan hệ lợi ích cơ bản trong cung cấp và sử dụng dịch
vụ khám, chữa bệnh khi các bệnh viện quân y thực hiện tự chủ tài chính.
4
3.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu trọng tâm của luận án là quan hệ lợi ích trong
thực hiện tự chủ tài chính ở các bệnh viện quân y (qua thực tế Bệnh viện
Quân y 103). Tuy nhiên: thứ nhất, luận án không nghiên cứu tất cả các khâu
của quá trình cung cấp và sử dụng dịch vụ ở bệnh viện quân y mà chỉ tập
trung vào khâu cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh; thứ hai, luận án không
nghiên cứu tất cả các chủ thể, mà chỉ nghiên cứu bốn chủ thể có vai trò quan
trọng nhất trong cung cấp và sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh khi các bệnh
viện quân y thực hiện tự chủ tài chính. Cụ thể, bốn chủ thể đó gồm: Cơ quan
quản lý nhà nước các bệnh viện quân y, Bệnh viện quân y, Thầy thuốc quân y,
Bệnh nhân. Từ các chủ thể đó, hình thành các mối quan hệ lợi ích sau: (1)
Mối quan hệ lợi ích giữa chủ thể Nhà nước với các bệnh viện quân y; (2) Mối
quan hệ lợi ích giữa các bệnh viện quân y với thầy thuốc trong bệnh viện; (3)
Mối quan hệ lợi ích giữa các thầy thuốc quân y với bệnh nhân. Ngoài ra, một
số chủ thể khác có liên quan tới quá trình cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh
ở các bệnh viện quân y như: những người làm công tác hành chính, nhà đầu
tư liên kết, cung cấp dược, cung cấp vật tư tiêu hao, luận án có đề cập tới
nhưng không phân tích, để tập trung phân tích ba mối quan hệ lợi ích cơ bản
nhất trong thực hiện tự chủ tài chính ở các bệnh viện quân y.
Về thời gian: Luận án nghiên cứu quan hệ lợi ích trong thực hiện tự chủ
tài chính ở các bệnh viện quân y từ tháng 2 năm 2018 đến tháng 12 năm 2020,
bởi lẽ đây là thời điểm các bệnh viện quân y có quyết định chính thức của Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng về việc được phép tự chủ tài chính (có xem xét tới
những biểu hiện trước đó liên quan tới tự chủ tài chính). Luận án không nghiên
cứu năm 2021 vì số liệu tự chủ tài chính của các bệnh viện quân y trong năm
2021 không phản ánh chính xác quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trong đó, do
các bệnh viện quân y và đội ngũ thầy thuốc tập trung cho công tác phòng chống
dịch Covid-19 trên cả nước theo lệnh điều động của Bộ Quốc phòng.
5
Về không gian: Luận án nghiên cứu quan hệ lợi ích trong thực hiện tự
chủ tài chính ở các bệnh viện quân y (Qua thực tế Bệnh viện Quân y 103) là
chủ yếu.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính
sách của Nhà nước về vấn đề quan hệ lợi ích, tự chủ tài chính; đồng thời kế
thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học đã được
thẩm định có liên quan tới đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Tác giả luận án sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học để
nghiên cứu, đồng thời kết hợp với các phương pháp khác như: phương pháp
logic kết hợp với lịch sử, phân tích và tổng hợp, sử dụng số liệu thống kê và
mô hình hóa để nghiên cứu.
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Thứ nhất, thu thập số liệu: Đối với số liệu thứ cấp, NCS thu thập số
liệu từ báo cáo tổng kết năm và báo cáo tổng kết công tác đảng, công tác
chính trị hàng năm của Cục Quân y, Bệnh viện Quân y (tập trung Bệnh viện
Quân y 103) và những số liệu được công bố trên các tạp chí của Quân đội.
Đối với số liệu sơ cấp, NCS sử dụng phương pháp điều tra xã hội học thông
qua khảo sát bằng phiếu điều tra với hai đối tượng: thầy thuốc đang công tác
tại Bệnh viện Quân y 103 và các thầy thuốc công tác tại các bệnh viện quân y
về Học viện Quân y học sau đại học; người bệnh đến khám, chữa bệnh tại
Bệnh viện Quân y 103 để thu thập số liệu thực tế, nhằm làm rõ hơn đối tượng
nghiên cứu của luận án.
Thứ hai, xử lý số liệu: Các số liệu sau khi thu thập được, NCS nhập vào
phần mềm Excel, tính toán ra con số tuyệt đối và tỉ lệ phần trăm để minh họa
cho các nội dung phân tích.
6
Thứ ba, phân tích số liệu: Từ số liệu thứ cấp và sơ cấp được NCS sử
dụng phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích, nhận xét để làm rõ mối quan
hệ lợi ích trong thực hiện tự chủ tài chính ở các bệnh viện quân y và Bệnh
viện Quân y 103.
- Ngoài ra, NCS còn tiến hành gặp gỡ, trao đổi, xin ý kiến của các
chuyên gia về tình tình hình tự chủ tài chính của các bệnh viện quân y và
quan hệ lợi ích giữa các chủ thể. Thông qua ý kiến nhận định của các chuyên
gia giúp tác giả luận án đánh giá chính xác hơn thực trạng giải quyết mối
quan hệ lợi ích và đề ra những giải pháp phù hợp với thực tiễn.
5. Những giá trị khoa học và thực tiễn của luận án
Thứ nhất, luận án cung cấp một hướng tiếp cận mới về lĩnh vực tự chủ
tài chính trong các bệnh viện quân y, ngoài cách tiếp cận theo góc độ kinh tế
tài chính và quản lý kinh tế. Cách tiếp cận của luận án về quan hệ lợi ích được
thực hiện dưới góc độ kinh tế chính trị đối với lĩnh vực tự chủ tài chính. Vì
vậy, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ quan niệm, nội dung và
các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích trong thực hiện tự chủ tài chính ở
các bệnh viện quân y.
Thứ hai, qua nghiên cứu, phân tích thực tế, luận án làm rõ hơn thực
trạng quan hệ lợi ích trong thực hiện tự chủ tài chính ở các bệnh viện quân y.
Đó là quan hệ lợi ích giữa: chủ thể quản lý nhà nước với các bệnh viện quân
y; bệnh viện quân y với thầy thuốc trong bệnh viện; các thầy thuốc quân y với
bệnh nhân. Từ đó chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân ưu điểm,
hạn chế trong giải quyết quan hệ lợi ích khi bệnh viện quân y thực hiện tự chủ
tài chính.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp có tính toàn diện và khả thi nhằm đảm
bảo hài hòa quan hệ lợi ích cho các chủ thể khi tham gia vào quá trình thực
hiện tự chủ tài chính ở các bệnh viện quân y.
7
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận án gồm 4 chương sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quan hệ lợi ích trong thực hiện tự
chủ tài chính ở các Bệnh viện Quân y.
Chương 3. Thực trạng quan hệ lợi ích trong thực hiện tự chủ tài chính ở các
Bệnh viện Quân y (Qua thực tiễn Bệnh viện Quân y 103).
Chương 4. Quan điểm và giải pháp đảm bảo hài hòa quan hệ lợi ích trong
thực hiện tự chủ tài chính ở các Bệnh viện Quân y.
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.1. Nhóm các công trình khoa học nghiên cứu về quan hệ lợi ích
Quan hệ về lợi ích là vấn đề quan trọng trong nền sản xuất và đời sống
nên từ lâu đã có nhiều tác giả và công trình khoa học trong và ngoài nước
nghiên cứu về quan hệ lợi ích.
- Trong tác phẩm “The Wealth of Nations” (1776) (Của cải của các dân
tộc), Adam Smith (1723 - 1790) đã phân tích rất nhiều vấn đề về KTTT. Khi
nghiên cứu về phân công lao động xã hội, ông nhận thấy lợi ích kinh tế và
phân công lao động xã hội là hai phạm trù có mối quan hệ với nhau, vì lợi ích
kinh tế mà con người luôn tìm cách nâng cao trình độ, kỹ năng, kỹ xảo nhằm
gia tăng lợi ích của bản thân. Khi giải thích mối quan hệ lợi ích kinh tế
A.Smith cho rằng: Cần phải có sự công bằng trong đời sống xã hội, những
người nào làm ra mọi của cải (lương thực, vải vóc, nhà cửa) cho toàn xã
hội, cần phải được hưởng một phần số của cải mà họ làm ra bằng sức lao
động của chính họ. Ông cũng làm sáng tỏ mối quan hệ giữa lợi ích chung của
toàn dân tộc và lợi ích riêng của từng cá nhân: Không có một xã hội nào lại có
thể phồn vinh, hạnh phúc trong khi đa số dân chúng sống khổ sở, cơ cực. Hơn
nữa A.Smith còn có một quan điểm hết sức độc đáo và thực tế khi ông cho
rằng động lực thúc đẩy người lao động tạo ra nhiều của cải cho mỗi quốc gia,
dân tộc chính là lợi ích kinh tế của mỗi cá nhân, hay nói cách khác giải quyết
tốt mối quan hệ lợi ích sẽ thúc đẩy tính tích cực của người lao động. Ông cho
rằng: Sự đền bù đầy đủ lao động khuyến khích mọi sự phát triển và làm tăng
thêm tính nhẫn nại, cần cù lao động của người dân bình thường; tiền công lao
9
động là sự cổ vũ, khuyến khích sự cần cù và tính siêng năng, theo bản chất
của con người sự cần cù, siêng năng lại càng cao khi sự khuyến khích vật chất
càng lớn. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng khi trả tiền công cao, người lao động
làm hết sức mình và có thể hủy hoại sức khỏe của mình trong mấy năm.