Luận án Quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh

Phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là con đường cơ bản, lâu dài và quan trọng để phát triển quốc gia. Giáo dục phải phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) và góp phần đảm bảo sự phát triển của quốc gia về tri thức và công nghệ, thực hiện ba chức năng: nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Trong những năm gần đây, trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng, Đảng và Nhà nước đã tập trung đưa ra những quyết sách lãnh đạo, đầu tư cho giáo dục nhằm đưa chất lượng GD&ĐT của Việt Nam từng bước phát triển ngang tầm với khu vực và thế giới. Đại hội XI của Đảng xác định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lí giáo dục, phát triển đội ngũ GV và cán bộ quản lí là khâu then chốt.” trở thành yêu cầu cấp thiết cho việc đổi mới giáo dục; Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã được Hội nghị Trung ương 8, Khóa XI thông qua: “Đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện đảm bảo thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước đến hoạt động chính trị của các cơ sở GD&ĐT và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới tất cả ở các ngành học, bậc học ”; Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 nêu mục tiêu tổng quát phát triển giáo dục: đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, NL sáng tạo, NL thực hành, NL ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập; Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng, hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển nhân cách con người. Chất lượng giáo dục tiểu học tốt là tiền đề để phát triển toàn diện con người. Điều 29, Khoản 2, Luật Giáo dục năm 2019 nêu rõ: “Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”. Người GV tiểu học có vị trí, vai trò rất quan trọng, là nhân tố ảnh hưởng đáng kể cho sự hình thành và phát triển PC, NL và trí tuệ cho HS. Vì thế, hoạt động dạy học ở tiểu học phải phát huy được tính chủ động, tích cực của HS, làm phát triển tiềm năng ở mỗi con người. Tính khoa học và nghệ thuật thể hiện đậm nét ở việc quản lí hoạt động trung tâm này của nhà trường. Do vậy, biện pháp quản lí hoạt động dạy học phải là tổng thể tác động quản lí tối ưu, là sự phối hợp hài hòa, hợp lí phương pháp hành chính tổ chức, kế hoạch, giáo dục, thuyết phục, kinh tế ;

doc208 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 197 | Lượt tải: 9download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ MAI THU QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ MAI THU QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Quản lí giáo dục Mã số : 62 14 01 14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. Huỳnh Văn Sơn 2. TS. Võ Văn Nam Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT CBQL Cán bộ quản lí CNTT CNTT CNTT&TT CNTT và truyền thông CT Chương trình ĐH Đại học ĐTB Điểm trung bình GD Giáo dục GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDPT Giáo dục phổ thông GDTH Giáo dục tiểu học GV GV HS Học sinh HTTCDH Hình thức tổ chức dạy học KHXH Khoa học xã hội KTDH Kĩ thuật dạy học NL Năng lực NQ-TW Nghị quyết-Trung ương NXB Nhà xuất bản PC, NL Phẩm chất, năng lực PP Phương pháp PPDH Phương pháp dạy học QĐ Quyết định QLGD Quản lí giáo dục SGK Sách giáo khoa SPSS Statistical Product and Services Solutions THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TS Tần số TT Thứ tự TTg Thủ tướng % Phần trăm DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1. Quy ước thang đo 84 Bảng 2.2. Mô tả khách thể khảo sát của cuộc nghiên cứu 85 Bảng 2.4. Kết quả thực hiện các định hướng trong dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh tiểu học 88 Bảng 2.5. Kết quả xác định mục tiêu dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh tiểu học 90 Bảng 2.6. Kết quả thực hiện đảm bảo các yêu cầu về tri thức trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS tiểu học 92 Bảng 2.8. Thực trạng sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh tiểu học 93 Bảng 2.9. Thực trạng triển khai kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh tiểu học 95 Bảng 2.10. Những yếu tố cụ thể ảnh hưởng tới hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh tiểu học Thành phố Hồ Chí Minh 96 Bảng 2.10. Mức độ nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về tầm quan trọng của công tác quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh 98 Bảng 2.11. Nhận thức của cán bộ quản lí, GV về nhiệm vụ công tác quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh tiểu học trong trường tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh 99 Bảng 2.12. Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về nội dung của công tác quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh tiểu học trong trường tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh 101 Bảng 2.14. Mức độ thực hiện công tác lập kế hoạch quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh tiểu học 105 Bảng 2.14. Thực trạng tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh tiểu học 107 Bảng 2.15. Mức độ thực hiện công tác tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh tiểu học 108 Bảng 2.16. Kết quả tự đánh giá của cán bộ quản lí, giáo viên về thực trạng công tác quản lí việc công tác quản lí việc ứng dụng CNTT, đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học ở trường tiểu học theo định hướng tiếp cận năng lực HS tiểu học tại nhà trường 113 Bảng 2.17. Thực trạng kiểm tra, đánh giá trong quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực HS tiểu học 116 Bảng 2.18. Đánh giá chung của cán bộ quản lí, giáo viên về công tác quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực HS tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh 120 Bảng 2.19. Đánh giá chung của cán bộ quản lí, giáo viên về mức độ hiệu quả của các nhiệm vụ của công tác quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực HS tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh 123 Bảng 2.20. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực HS tiểu học Thành phố Hồ Chí Minh 126 Bảng 3.2. Cách tính điểm của bảng hỏi 146 Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết của các giải pháp 147 Bảng 3.4. Kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi của nhóm các giải pháp 149 Bảng 3.5. Mô thức thực nghiệm 157 Bảng 3.6. Cách quy điểm trung bình(X̅) 158 Bảng 3.7. Mức độ nhận thức của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm về tầm quan trọng của công tác quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực HS tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh trước và sau thực nghiệm 158 Bảng 3.8. Mức độ nhận thức của nhóm đối chứng về nhiệm vụ của công tác quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực HS tiểu học trước và sau thực nghiệm 159 Bảng 3.9. Mức độ nhận thức của nhóm thực nghiệm về nhiệm vụ của công tác quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực HS tiểu học trước và sau thực nghiệm 161 Bảng 3.10. Đánh giá của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm về kết quả thực hiện công tác quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực HS tiểu học trước và sau thực nghiệm 162 Bảng 3.11. Đánh giá của nhóm đối chứng về kết quả thực hiện các nội dung có liên quan đến công tác quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực HS tiểu học trước và sau thực nghiệm 163 Bảng 3.12. Đánh giá của nhóm thực nghiệm về kết quả thực hiện các nội dung có liên quan đến công tác quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực HS tiểu học trước và sau thực nghiệm 164 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là con đường cơ bản, lâu dài và quan trọng để phát triển quốc gia. Giáo dục phải phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) và góp phần đảm bảo sự phát triển của quốc gia về tri thức và công nghệ, thực hiện ba chức năng: nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Trong những năm gần đây, trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng, Đảng và Nhà nước đã tập trung đưa ra những quyết sách lãnh đạo, đầu tư cho giáo dục nhằm đưa chất lượng GD&ĐT của Việt Nam từng bước phát triển ngang tầm với khu vực và thế giới. Đại hội XI của Đảng xác định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lí giáo dục, phát triển đội ngũ GV và cán bộ quản lí là khâu then chốt...” trở thành yêu cầu cấp thiết cho việc đổi mới giáo dục; Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã được Hội nghị Trung ương 8, Khóa XI thông qua: “Đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện đảm bảo thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước đến hoạt động chính trị của các cơ sở GD&ĐT và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới tất cả ở các ngành học, bậc học”; Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 nêu mục tiêu tổng quát phát triển giáo dục: đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, NL sáng tạo, NL thực hành, NL ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập; Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng, hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển nhân cách con người. Chất lượng giáo dục tiểu học tốt là tiền đề để phát triển toàn diện con người. Điều 29, Khoản 2, Luật Giáo dục năm 2019 nêu rõ: “Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”. Người GV tiểu học có vị trí, vai trò rất quan trọng, là nhân tố ảnh hưởng đáng kể cho sự hình thành và phát triển PC, NL và trí tuệ cho HS. Vì thế, hoạt động dạy học ở tiểu học phải phát huy được tính chủ động, tích cực của HS, làm phát triển tiềm năng ở mỗi con người. Tính khoa học và nghệ thuật thể hiện đậm nét ở việc quản lí hoạt động trung tâm này của nhà trường. Do vậy, biện pháp quản lí hoạt động dạy học phải là tổng thể tác động quản lí tối ưu, là sự phối hợp hài hòa, hợp lí phương pháp hành chính tổ chức, kế hoạch, giáo dục, thuyết phục, kinh tế; Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa và kinh tế tri thức đang bùng nổ mạnh mẽ, nền giáo dục Việt Nam đang đứng trước sự thay đổi và đứng trước những cơ hội và thách thức với sự phát triển của nền giáo dục và khoa học công nghệ của thế giới nói chung và trong khu vực nói riêng, đó chính là yêu cầu phải có sự đổi mới căn bản và toàn diện về giáo dục. Yêu cầu đổi mới giáo dục cho thấy vai trò quản lí trong nhà trường hiện nay đã có xu hướng chuyển từ nhà quản lí thụ động sang lãnh đạo và quản lí năng động, thích ứng với mọi sự thay đổi và đáp ứng ngày càng cao của xã hội. Quản lí nhà trường được thực hiện theo quan điểm mới: quản lí bằng pháp luật, thực hiện cơ chế phân cấp, tự chủ tự chịu trách nhiệm và thực hiện theo phương thức tương tác, lấy nhà trường làm trung tâm, và bắt đầu từ bậc Tiểu học; Chương trình GDPT 2018 thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, qui định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của HS, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, làm căn cứ quản lí chất lượng giáo dục phổ thông; đồng thời là cam kết của Nhà nước nhằm bảo đảm chất lượng của hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thông. Theo Bộ GD&ĐT, chương trình giáo dục phổ thông mới hướng tới mục tiêu chung: Cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp HS làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước, nhân loại (BGD&ĐT, 2018); Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, nhất là giáo dục Tiểu học trong giai đoạn hiện nay, dạy học theo định hướng tiếp cận NL người học ở bậc tiểu học cần được xem là vấn đề trọng tâm, mục đích hướng đến từng HS được trực tiếp tham gia hoạt động thực tiễn, qua đó phát triển tư duy, nhận thức và tình cảm, hình thành các kĩ năng và tích lũy kinh nghiệm của cá nhân. Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận NL người học cần phải có nghiên cứu chuyên sâu, đề xuất các giải pháp cụ thể; TP. HCM là thành phố đông dân nhất cả nước. Cùng với sự thay đổi về chương trình giáo dục phổ thông, dạy học theo định hướng tiếp cận NL của HS tiểu học được triển khai ở các cấp từ tinh thần đến hành động cụ thể với những chiến lược và định hướng cụ thể. Những điều trên tác động đến đội ngũ CBQL, GV, đặc biệt là công tác quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận NL HS tiểu học. Tuy nhiên, thực tế cũng đặt ra bài toán cần tìm hiểu, khảo sát cũng như đề xuất giải pháp quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận NL HS ở các trường tiểu học tại TP. HCM đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục cũng như góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của Thành phố. Với những lí do nêu trên, đề tài: “Quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận NL học sinh tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh” được xác lập. Đề tài bổ sung, phát triển lí luận về công tác quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận NL HS tiểu học tại TP. HCM. Khảo sát đánh giá đúng thực trạng hoạt động dạy học ở tiểu học theo định hướng tiếp cận NL HS tiểu học; thực trạng công tác quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận NL HS tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh, từ đó xác định giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận NL của người học ở các trường tiểu học tại TP. HCM. 2. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa và bổ sung cơ sở lí luận về quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NL HS tiểu học, phân tích, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NL HS tiểu học tại TP. HCM, từ đó, đề xuất một số giải pháp quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NL HS tiểu học tại TP. HCM. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận NL học sinh tiểu học tại TP. HCM. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận NL học sinh tiểu học tại TP. HCM. 4. Giả thuyết nghiên cứu Công tác quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận NL HS tiểu học tại TP. HCM đạt được một số kết quả tích cực, nhưng vẫn còn nhiều bất cập trong công tác quản lí hoạt động dạy học như: công tác lập kế hoạch tổ chức dạy học, quản lí công tác tổ chức hoạt động dạy học, chỉ đạo hoạt động, công tác kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận NL HS tiểu học chưa thực sự khoa học và hiệu quả. Nếu đề xuất và triển khai có hiệu quả các giải pháp quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận NL HS tiểu học thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiểu học tại TP. HCM. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lí luận về công tác quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận NL HS tiểu học. 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận NL HS ở các trường tiểu học tại TP. HCM. 5.3. Xây dựng và thực nghiệm một số giải pháp quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận NL HS tiểu học tại TP. HCM. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung - Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận một số NL cơ bản của HS tiểu học trong bối cảnh bước đầu triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 vì khó khăn của điều kiện nghiên cứu; - Xây dựng các giải pháp quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận NL HS ở các trường tiểu học dựa trên cơ sở lí luận và thực trạng quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận NL HS ở các trường tiểu học tại TP. HCM; - Thực nghiệm quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận NL HS ở trường tiểu học tại TP. HCM giới hạn một số biện pháp thuộc giải pháp đã đề xuất; - Đề tài nghiên cứu công tác quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận NL HS ở các trường tiểu học tại TP. HCM với chủ thể quản lí là Hiệu trưởng. 6.2. Về địa bàn nghiên cứu - Địa bàn tập trung nghiên cứu ở 4 quận/ thành phố tại TP. HCM: Thủ Đức, Bình Thạnh, Quận 3, Quận 12; - Địa bàn thực nghiệm tại một số trường tiểu học ở 2 quận/ thành phố: Thủ Đức, Quận 3 của TP. HCM. 6.3. Về thời gian nghiên cứu Tháng 01/2019 - Tháng 01/2021 (03 năm). 7. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp tiếp cận 7.1.1. Tiếp cận hệ thống - cấu trúc Theo cách tiếp cận hệ thống - cấu trúc, mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại dưới dạng một hệ thống với các yếu tố hợp thành, có liên hệ với nhau. Hệ thống không tồn tại độc lập mà có liên hệ với các hệ thống khác. Vận dụng vào đề tài nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy công tác hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận NL HS tiểu học luôn có mối quan hệ biện chứng với các yếu tố khác trong sự phát triển của công tác quản lí GD&ĐT ở các trường Tiểu học tại TP. HCM như: công tác quản lí tài chính, quản lí cơ sở vật chất, quản lí nhân sự,... Bên cạnh đó, xem quản lí hoạt động dạy học phát triển năng lực HS là một hệ thống với nhiều thành tố cấu thành hoạt động: quản lí công tác phát triển chương trình dạy học; kế hoạch dạy học; đổi mới hình thức, phương pháp dạy học; công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; và các điều kiện để thực hiện hoạt động dạy học. Các thành tố này có mối liên hệ chặt chẽ, biện chứng. Đây chính là cấu trúc hệ thống mà đề tài tiếp cận để xác lập cơ sở lí luận cũng như khảo sát, đánh giá thực trạng. 7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic Quan điểm lịch sử - logic đòi hỏi phải thực hiện quá trình nghiên cứu đối tượng bằng phương pháp lịch sử, tức là tìm hiểu, phát hiện sự nảy sinh, phát triển của đối tượng trong khoảng thời gian và không gian cụ thể với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để phát hiện cho được quy luật tất yếu của quá trình giáo dục. Với cách tiếp cận này, chúng tôi nghiên cứu hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận NL của người học và công tác quản lí quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận NL HS tiểu học cũng trong quá trình phát triển theo từng giai đoạn. Từ đó, phát hiện ra yếu tố mang tính bản chất, tính quy luật của sự vận động và phát triển của quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận NL HS tiểu học tại TP. HCM; Tiếp cận logic đòi hỏi phải xem xét và phân tích hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận NL HS tiểu học và công tác quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận NL HS tiểu học tại TP. HCM theo một quá trình suy luận biện chứng, logic từ trước đến nay, ở trong nước và ngoài nước. 7.1.3. Tiếp cận thực tiễn Xem xét mối liên hệ giữa lí luận và thực tiễn để tìm ra các biện pháp cấp thiết, khả thi và có hiệu quả trong việc quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận NL HS tiểu học tại TP. HCM. Các giải pháp quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận NL HS tiểu học tại TP. HCM đề xuất phải từ thực tiễn và đảm bảo tính khả thi dựa trên điều kiện nhất định của các trường tiểu học tại TP. HCM. 7.1.4. Tiếp cận tích hợp Hoạt động dạy học có mối quan hệ chặt chẽ và tương quan với quản lí hoạt động dạy học trong nhà trường. Hoạt động dạy học cần được xem xét về mục tiêu, nội dung, phương pháp của hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học. Khi quản lí hoạt động dạy học, tác giả luận án sử dụng các chức năng quản lí để quản lí các thành tố của hoạt động dạy học. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận - Phương pháp hồi cứu tài liệu: các văn kiện, tài liệu trong nước và nước ngoài, về lí luận giáo dục và quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận NL người học. Phân tích, tổng hợp các tài liệu về lí luận giáo dục, quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận NL HS tiểu học trong nước và trên thế giới nhằm xác lập cơ sở lí luận cho đề tài. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Phương pháp này sử dụng các phiếu hỏi với hệ thống các câu hỏi dành cho cán bộ quản lí (CBQL) và GV về thực trạng quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận NL HS tiểu học, đánh giá ưu điểm, nhược điểm để làm cơ sở để đề xuất đổi mới hoạt động quản lí. Ngoài ra, phương pháp này cũng được sử dụng để khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất trong đề tài. 7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp này nhằm thu thập thông tin nhằm bổ sung cho dữ liệu khảo sát từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để làm rõ thực trạng công tác quản lí hoạt động dạy học theo định hướng NL HS tiểu học tại TP. HCM; - Phỏng vấn sâu các CBQL, các TTCM và GV các trường tiểu học. Phỏng vấn về thực trạng công tác quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận NL HS. 7.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm - Phương pháp này nhằm thu thập thông tin, phân tích các sản phẩm liên quan đến hoạt động dạy học và quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS; làm rõ hơn các vấn đề liên quan tới thực trạng hoạt độ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_quan_li_hoat_dong_day_hoc_theo_dinh_huong_tiep_can_n.doc
  • docĐóng góp mới của LA_ Mai Thu.doc
  • pdfQĐ HỘI ĐỒNG NCS MAI THU.pdf
  • docTom tat Luan an Mai Thu.doc
Luận văn liên quan