Luận án Quản lý các trường đại học thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên theo hướng tự chủ

Về việc trao quyền tự chủ cho các trường đại học, chủ yếu trao quyền tự chủ cho các trường đại học công lập là xu thế tất yếu để phát triển giáo dục và hội nhập với quốc tế. Giao quyền cho các trường đại học công lập là một xu thế tất yếu bởi 3 lý do chính sau đây [15]: Thứ nhất, vì phải đáp ứng các quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường. Thứ hai, để có sản phẩm đa dạng, có phổ chất lượng phù hợp, nhằm đáp ứng với mọi nhu cầu của thị trường. Thứ ba, vì không còn được bao cấp nguồn lực hoàn toàn. Thứ tư, để các trường chủ động trong việc nâng cao không ngừng chất lượng, hiệu quả và hiệu suất của mình. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận rằng, giáo dục đại học được hiểu đó là một dịch vụ công phục vụ cho lợi ích cộng đồng mà trước hết là quyền lợi người học và người dạy. Đồng thời cơ chế tự chủ đại học vẫn đặt dưới sự giám sát của nhà nước thông qua việc cấp ngân sách, tài trợ học bổng, chính sách mục tiêu phát triển giáo dục đại học cũng như công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Do đó về nguyên tắc quản lý nhà nước đối với các trường đại học công lập và tư thục là như nhau. Điểm khác biệt rõ nét nhất đó chính là gốc sở hữu của trường đại học công lập là cơ quan quản lý nhà nước (cơ quan chủ quan), do đó việc thực hiện quản lý tự chủ của các trường này có nhiều rào cản mang tính thủ tục hơn các trường đại học tư thục. Vấn đề thiết yếu là tự chủ nên được xem như là một con đường để tìm kiếm phương cách thúc đẩy sự xuất sắc trong học thuật, trong quản lý tài chính, và trong quản trị của các trường. Đi chệch ra khỏi quỹ đạo đó, có thể kết luận một cách chắc chắn rằng tự chủ đã được sử dụng một cách sai lầm. Tự chủ trong học thuật là sự tự do của trường đại học trong việc quyết định những vấn đề thuộc về học thuật như là chương trình, tài liệu giảng dạy, phương pháp sư phạm, kỹ thuật đánh giá thành quả học tập của sinh viên. Tự chủ trong quản trị là sự tự do của cơ sở đào tạo trong việc sắp xếp và tổ chức các sự kiện, các mối quan hệ liên quan đến công việc lập kế hoạch, tổ chức và điều phối. Sự tự do trong công việc như vậy sẽ thúc đẩy sự năng động và sự phát triển của từng cá nhân và kéo theo đó là sự vững mạnh của trường đại học. Sự tự chủ về tài chính là sự tự do của cơ sở đào tạo trong việc sử dụng các nguồn lực tài chính theo chiến lược ưu tiên mà mình lựa chọn. Tự chủ và tự chịu trách nhiệm là hai mặt của một vấn đề duy nhất. Trách nhiệm giải trình khiến các trường đại học phải điều chỉnh sự tự do đã được trao cho họ theo con đường của sự tự chủ [14].

pdf322 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 842 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý các trường đại học thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên theo hướng tự chủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------------------------ ZHANG HAI RUO QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH VIÊN THUỘC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN THEO HƯỚNG TỰ CHỦ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2024 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------------------------------ ZHANG HAI RUO QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH VIÊN THUỘC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN THEO HƯỚNG TỰ CHỦ Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9 31 01 10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Nhuận Kiên THÁI NGUYÊN - 2024 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, là kết quả hoạt động nghiêm túc, tìm tòi trong quá trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung trong luận án là hoàn toàn trung thực, mọi trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Các thông tin trích dẫn trong luận án được trích dẫn đầy đủ, chính xác từ các sách, báo, tạp chí. Những kết quả nghiên cứu của luận án được tác giả công bố trên các tạp chí khoa học và không trùng với bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, ngày tháng năm Tác giả luận án Zhang Hai Ruo LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận án “Quản lý các trường đại học thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên theo hướng tự chủ”, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo và các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế &QTKD, Ban Giám đốc Đại học Thái Nguyên, các văn phòng và các ban chức năng, các trường Đại học thành viên của Đại học Thái Nguyên. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành về những sự giúp đỡ đó. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trần Nhuận Kiên - người thầy trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, thầy cô và bạn bè của tôi tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Nông Lâm, Đại học Sư phạm, Đại học Kỹ thuật công nghiệp, Đại học Y Dược, Đại học Khoa học, Đại học CNTT và truyền thông và gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án này. Trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm Tác giả luận án Zhang Hai Ruo I MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................... I DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... V DANH MỤC SƠ ĐỐ, BIỂU ĐỒ ............................................................................ VII MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3 4. Những đóng góp mới của luận án ........................................................................... 3 5. Kết cấu của luận án ................................................................................................. 4 Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................................. 5 1.1. Tình hình nghiên cứu ........................................................................................... 5 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................... 5 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước khác .................................................................. 11 1.2. Đánh giá chung về kết quả của các công trình khoa học đã nghiên cứu ........... 13 1.3. Khoảng trống cần nghiên cứu ............................................................................ 17 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH VIÊN THUỘC ĐẠI HỌC VÙNG THEO HƯỚNG TỰ CHỦ 19 2.1. Cơ sở lý luận về quản lý các trường đại học thành viên thuộc đại học vùng theo hướng tự chủ ............................................................................................................. 19 2.1.1. Khái niệm, điều kiện thực hiện quản lý theo hướng tự chủ trong các trường đại học công lập ........................................................................................................ 19 2.1.2. Bản chất, vai trò quản lý các trường đại học công lập theo hướng tự chủ .... 29 2.1.3. Quản lý các trường đại học vùng theo hướng tự chủ .......................................... 31 2.1.4. Nội dung quản lý các trường đại học theo hướng tự chủ ............................... 37 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý các trường đại học công lập theo hướng tự chủ 57 2.2. Bối cảnh pháp lý về phát triển tự chủ ................................................................ 64 2.3. Kinh nghiệm quản lý các trường đại học theo hướng tự chủ của một số nước trên thế giới và ở Việt Nam ....................................................................................... 68 II 2.3.1. Kinh nghiệm quản lý các trường đại học theo hướng tự chủ của một số nước trên thế giới ............................................................................................................... 68 2.3.2. Kinh nghiệm quản lý các trường đại học theo hướng tự chủ ở Việt Nam ...... 79 2.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra về quản lý các trường đại học thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên theo hướng tự chủ .................................................................. 89 Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 92 3.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 92 3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 92 3.2.1. Chọn địa điểm nghiên cứu .............................................................................. 92 3.2.2. Thu thập số liệu ............................................................................................... 93 3.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin ................................................................... 103 3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin .................................................................. 103 3.2.5. Phương pháp xử lý thông tin sơ cấp .............................................................. 105 3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................ 112 Chương 4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH VIÊN THUỘC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN THEO HƯỚNG TỰ CHỦ ......................... 115 4.1. Giới thiệu chung về Đại học Thái Nguyên ...................................................... 115 4.2. Thực trạng quản lý các trường đại học thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên theo hướng tự chủ .................................................................................................... 117 4.2.1. Thực trạng quản lý về tổ chức và nhân sự theo hướng tự chủ ...................... 119 4.2.2. Thực trạng quản lý về học thuật và hoạt động chuyên môn theo hướng tự chủ128 4.2.3. Thực trạng quản lý về tài chính tài sản theo hướng tự chủ .......................... 140 4.3. Đánh giá năng lực và kết quả thực hiện quản lý các trường đại học thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên theo hướng tự chủ ...................................................... 142 4.3.1. Đánh giá năng lực và kết quả thực hiện quản lý về tổ chức và nhân sự theo hướng tự chủ ........................................................................................................... 142 4.3.2. Đánh giá năng lực và kết quả thực hiện quản lý về học thuật và hoạt động chuyên môn theo hướng tự chủ ............................................................................... 143 4.3.3. Đánh giá năng lực và kết quả thực hiện tự chủ về tài chính, tài sản............ 152 4.3.4. Đánh giá năng lực và kết quả thực hiện trách nhiệm giải trình ................... 157 III 4.4. Đánh giá tình hình thực hiện quản lý theo hướng tự chủ thông qua Bộ chỉ số năng lực tự chủ cơ sở giáo dục đại học ................................................................... 158 4.5. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý các trường đại học thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên theo hướng tự chủ ...................................................... 161 4.6. Đánh giá theo mô hình SWOT ......................................................................... 183 4.7. Đánh giá chung về quản lý trường đại học thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên theo hướng tự chủ ...................................................................................... 187 4.7.1. Những kết quả đạt được ................................................................................ 187 4.7.2. Những mặt hạn chế ....................................................................................... 190 4.7.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập .................................................... 197 Chương 5. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH VIÊN THUỘC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN THEO HƯỚNG TỰ CHỦ 198 5.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu tăng cường quản lý theo hướng tự chủ cho các trường đại học thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên .................................... 198 5.1.1. Quan điểm tăng cường quản lý theo hướng tự chủ cho các trường đại học thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên ................................................................... 198 5.1.2. Phương hướng tăng cường quản lý theo hướng tự chủ cho các trường đại học thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên ................................................................... 198 5.1.3. Mục tiêu tăng cường quản lý theo hướng tự chủ cho các trường đại học thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên ............................................................................. 199 5.2. Giải pháp tăng cường quản lý các trường đại học thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên theo hướng tự chủ ...................................................................................... 200 5.2.1. Nhóm giải pháp về chính sách pháp lý cấp đại học...................................... 200 5.2.2. Giải pháp về lộ trình, kế hoạch ở cấp đại học .............................................. 204 5.2.3. Giải pháp ở cấp độ trường đại học thành viên ............................................. 208 5.3. Kiến nghị .......................................................................................................... 215 5.3.1. Kiến nghị Bộ Tài chính ................................................................................. 215 5.3.2. Kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo ............................................................... 217 5.3.3. Kiến nghị đối với Nhà nước .......................................................................... 219 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 221 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 223 IV DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ tiếng Việt 1 AUN-QA ASEAN University Network - Quality Assurance 2 CNTT Công nghệ thông tin 3 CNH - HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa 4 CSVC Cơ sở vật chất 5 CTĐT Chương trình đào tạo 6 CSGD Cơ sở giáo dục 7 ĐH Đại học 8 ĐHKTCN Đại học Kỹ thuật công nghiệp 9 ĐHNL Đại học Nông lâm 10 ĐHQG Đại học Quốc gia 11 ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội 12 ĐHSP Đại học Sư phạm 13 ĐHTN Đại học Thái Nguyên 14 ĐHTV Đại học thành viên 15 ĐMST Đổi mới sáng tạo 16 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 17 GDĐH Giáo dục đại học 18 HTQT Hợp tác quốc tế 19 LHS Lưu học sinh 20 LKĐTQT Liên kết đào tạo quốc tế 21 NCKH Nghiên cứu khoa học 22 NCKH&CGCN Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ 23 NCS Nghiên cứu sinh 24 NĐ-CP Nghị định Chính phủ 25 TCTC Tự chủ tài chính V DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Số phiếu điều tra hợp lệ phân theo khối người tham gia .............................. 94 Bảng 3.2. Thang đo tổng hợp đã hiệu chỉnh để đưa vào phân tích định lượng ............ 96 Bảng 4.1. Tổng số Đội ngũ cán bộ viên chức phân trong DHTNvà các trường đại học thành viên ............................................................................................. 121 Bảng 4.2. Hiện trạng Đội ngũ cán bộ viên chức phân trong DHTN ........................... 122 Bảng 4.3. Số lượng ngành đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề giai đoạn 2017-2021 .............................................................. 130 Bảng 4.4. Chương trình tiên tiến nhập khẩu trình độ đại học ..................................... 130 Bảng 4.5. Số lượng các chuyên ngành đào tạo sau đại học giai đoạn 2017-2021 ...... 131 Bảng 4.6. Báo cáo số liệu tiềm lực khoa học và công nghệ giai đoạn 2020-2021 ..... 132 Bảng 4.7. Các bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí Việt Nam và các nước khác ............................................................................................................. 135 Bảng 4.8. Tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp hệ chính quy giai đoạn 2017 - 2021 của Đại học Thái Nguyên ................................................................... 144 Bảng 4.9. Quy mô tuyển sinh sau đại học giai đoạn 2017 - 2021 .............................. 144 Bảng 4.10. Số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp hệ chính quy giai đoạn 2017 - 2021 của Đại học Thái Nguyên ....................................... 145 Bảng 4.11. Số người tốt nghiệp sau đại học qua các năm .......................................... 146 Bảng 4.12. Số lượng nhiệm vụ NCKH, ĐMST các cấp thực hiện giai đoạn 2017- 2021 ............................................................................................................................. 148 Bảng 4.13. Kết quả/Sản phẩm thực hiện các nhiệm vụ KHCN các cấp giai đoạn 2017-2021 ................................................................................................... 149 Bảng 4.14. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo .............................................. 163 Bảng 4.15. KMO and Bartlett's Test ........................................................................... 167 Bảng 4.16. Kiểm định sự phù hợp của dữ liệu và tính đơn hướng của thang đo ....... 168 Bảng 4.17. Trọng số hồi quy của các biến quan sát .................................................... 170 Bảng 4.18. Hệ số tương quan giữa các thang đo ......................................................... 172 Bảng 4.19. Kiểm định giá trị phân biệt giữa các thành phần của thang đo ................ 175 Bảng 4.20. Độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích .................................................. 178 VI Bảng 4.21. Kiểm định mô hình ................................................................................... 179 Bảng 4.22. Trọng số hồi quy chưa chuẩn hóa ............................................................. 181 Bảng 4.23. Hệ số hồi quy chuẩn hóa ........................................................................... 182 Bảng 4.24. Bảng phân tích SWOT về quản lý các đại học thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên theo hướng tự chủ ................................................................. 183 Bảng 4.25. Các kết hợp chiến lược của SWOT về quản lý các đại học thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên theo hướng tự chủ .......................................... 186 VII DANH MỤC SƠ ĐỐ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 3.1. Khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý các trường đại học thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên theo hướng tự chủ ........................ 106 Sơ đồ 3.2 Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 108 Sơ đồ 4.1.Cơ cấu tổ chức của DHTN .......................................................................... 121 Biểu đồ 4.2. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các khoản thu của ĐHTN giai đoạn 2017-2021 .. 156 Biểu đồ 4.3. Đánh giá chung về năng lực tự chủ của Trường Đại học KT&QTKD .. 159 Biểu đồ 4.4. Đánh giá chung về năng lực tự chủ của Trường Đại học Y dược .......... 160 Biểu đồ 4.5. Đánh giá chung về năng lực tự chủ của Trường Đại học Nông lâm ...... 161 Hình 4.6. Mô hình đo lường bậc 1 ............................................................................. 169 Hình 4.7. Mô hình đo lường bậc 2 .............................................................................. 180 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trước bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đổi mới công nghệ, giáo dục trở thành nền tảng tạo động lực cho sức mạnh nội lực và ngoại lực phát triển kinh tế xã hội. Các trường đại học đóng vai trò quan trọng trong hệ thống đổi mới sáng tạo của nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, cạnh tranh trong giáo dục đang diễn ra mạnh mẽ giữa các trường đại học không chỉ tại Việt Nam mà còn với các quốc gia khác. Trước tình hình mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm đến phát triển giáo dục và đào tạo. Việt Nam đang chủ động và tích cực hội nhập, phát triển theo từng bước, trong đó chuyển đổi các trường đại học theo hướng tự chủ đang là xu thế mới, có ý nghĩa quan trọng để giáo dục đại học phát huy được sức mạnh tối ưu, tạo sự khác biệt và khẳng định vị thế của các trường đại học. Song song với quá trình phát triển đó, quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học và thực hiện quản lý các cơ sở giáo dục đại học theo hướng tự chủ đang tạo nên một cuộc cách mạng toàn diện. Điều này cũng tạo ra môi trường thuận lợi, tác động và tăng sức ép đối với cải cách quản lý giáo dục đại học trên các mặt. Nghị quyết số 77/NQ-CP năm 2014 của Chính phủ đã đánh dấu những bước khởi đầu trong lộ trình thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, tuy nhiên, trong và sau quá trình thực hiện, Việt Nam vẫn đang xây dựng hành lang pháp lý thích ứng với sự phát triển của xu hướng và yêu cầu tất yếu của xu hướng tự chủ tại các trường đại học công lập với việc ban hành Luật giáo dục đại học sửa đổi năm 2018, Nghị quyết số 99/2019/NQ-CP của Chính phủ. Đây là điểm thuận lợi và cũng là thách thức lớn cho các trường đại học và đặc biệt là các trường đại học vùng trước xu thế phát triển tất yếu này. Trong khi đó, tự chủ giáo dục đại học một mặt giúp các trường đại học chủ động hơn trong việc quyết định một số vấn đề nhưng mặt khác lại là thách thức trong vấn đề huy động các nguồn lực khác như về chuyên môn, tài chính, nhân sự, tài sản, Đại học Thái Nguyên là một trong ba đại học vùng của cả nước, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đại học Thái Nguyên quản lý bảy trường đại học, 2 phân hiệu, 1 trường cao đẳng, một trường và 1 khoa trực thuộc và trung tâm trực thuộc. Đại học Thái Nguyên là cơ quan quản lý phân quyền tự chủ cho các trường thành viên để thực hiện quản lý đại học được theo hướng tự chủ. 2 Trải qua thời gian xây dựng và phát triển, Đại học Thái Nguyên đã có những bước phát triển nhất định, có những đóng góp quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và từng bước thực hiện quản lý theo hướng tự chủ, phát huy tối đa hiệu quả các nguồn lực mang lại, với sứ mệnh “là Đại học Vùng, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ chất lượng cao; đóng góp cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của khu vực trung du, miền núi phía Bắc và cả nước.” Trong những năm gần đây, trao quyền tự chủ cho các trường thành viên của Đại học Thái Nguyên và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_cac_truong_dai_hoc_thanh_vien_thuoc_dai_hoc.pdf
  • pdfBản tiếng Anh Tóm tắt luận án tiến sĩ NCS. Zhang Hai Ruo.pdf
  • pdfBản tiếng Việt Tóm tắt luận án tiến sĩ NCS. Zhang Hai Ruo.pdf
  • docxTA + TV Trang thông tin luận án TS Zhang Hai Ruo.docx
Luận văn liên quan