Luận án Quản lý chất lượng tại các trường cao đẳng áp dụng mô hình khung quản lý chất lượng của tổng cục giáo dục nghề nghiệp

Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, thể hiện qua sự hình thành các cộng đồng kinh tế, chính trị xã hội như Châu Âu, ASEAN đã đề ra các yêu cầu cần thiết và phát triển về nguồn nhân lực chất lượng cao cho mọi quốc gia, nhằm đáp ứng quá trình vừa cạnh tranh, vừa hội nhập quốc tế. Cùng với quá trình phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và công nghệ hiện đại, quá trình toàn cầu hoá, nền kinh tế dựa nhiều vào tri thức sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển, duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, tạo nhiều việc làm, giải quyết tốt hơn các quan hệ xã hội, cải thiện đời sống con người; Sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ, mỗi tổ chức phụ thuộc vào chất lượng nguồn nhân lực (Nguyễn Thanh Phương, 2018). Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay đang tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp (CSGDNN) Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, trong đó, vấn đề then chốt là mô hình quản trị, nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (Tổng cục GDNN, 2019). Trong những năm qua, Hoạt động quản lý chất lượng (QLCL) được các cấp lãnh đạo và các cơ sở giáo dục quan tâm nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Việc xây dựng hệ thống QLCL theo hướng đổi mới quản trị nhà trường, nâng cao chất lượng đào tạo là hướng đi đúng đắn góp phần thực hiện thành công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam. Hiện nay, cùng với hoạt động kiểm định chất lượng thì việc xây dựng HT QLCL trong nhà trường là nền tảng quan trọng trong việc bảo đảm và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đang trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ trong Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 22/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI: “Đảm bảo các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, .hệ thống giáo dục và đào tạo”; “Đổi mới công tác quản lý giáo dục, trong đó coi trọng QLCL”; “Chuẩn hóa các điều kiện đảm bảo chất lượng và quản lý quá trình đào tạo; chú trọng QLCL đầu ra” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013).

docx240 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 67 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý chất lượng tại các trường cao đẳng áp dụng mô hình khung quản lý chất lượng của tổng cục giáo dục nghề nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------šš&››-------- LÊ HOÀNG VŨ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH KHUNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA TỔNG CỤC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------šš&››-------- LÊ HOÀNG VŨ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH KHUNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA TỔNG CỤC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP Chuyên ngành: Quản lí giáo dục Mã số: 62 14 01 14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Kim Dung 2. TS. Đặng Thị Ngọc Lan Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân. Các số liệu trình bày trong luận án là trung thực. Kết quả của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận án Lê Hoàng Vũ MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ AUN-QA ASEAN University Network Quality Assurance Mạng lưới đảm bảo chất lượng giáo dục đại học của Đông Nam Á APQN Asia Pacific Quality Network Mạng lưới chất lượng khu vực Châu Á Thái Bình Dương AQAN ASEAN Quality Assurance Network Mạng lưới đảm bảo chất lượng Đông Nam Á CBQL Cán bộ quản lý CĐ Cao đẳng CSGDNN Cơ sở giáo dục nghề nghiệp CV Chuyên viên BĐCL Bảo đảm chất lượng ĐGNB Đánh giá nội bộ QLCL Quản lý chất lượng GDNN Giáo dục nghề nghiệp GV Giảng viên GDĐT Giáo dục và Đào tạo TĐG Tự đánh giá TQM Total Quality Management Quản lý chất lượng tổng thể EFQM European Foundation for Quality Management Mô hình nền tảng Châu Âu về quản lý chất lượng NH Người học ISO International Organization for Standardization Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa INQAAHE International Network for Quality Assurance Agencies in Higher Education Mạng lưới quốc tế các tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học DANH MỤC CÁC BẢNG Tên Nội dung Trang Bảng 2.1 Số lượng mẫu khảo sát 59 Bảng 2.2 Bảng qui ước thang đo mức độ thực hiện 62 Bảng 2.3 Qui ước thang đo các yếu tố ảnh hưởng 63 Bảng 2.4 Kết quả thực hiện quản lý nội dung chương trình 80 Bảng 2.5 Kết quả thực hiện quản lý hoạt động dạy và học 82 Bảng 2.6 Kết quả thực hiện về quản lý người học 84 Bảng 2.7 Kết quả thực hiện về quản lý nhân sự 86 Bảng 2.8 Kết quả thực hiện về quản lý cơ sở vật chất và thiết bị 87 Bảng 2.9 Kết quả thực hiện về quản lý nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế 89 Bảng 2.10 Kết quả thực hiện về quản lý quan hệ trường - ngành 90 Bảng 2.11 Kết quả thực hiện quản lý về tài chính 92 Bảng 2.12 Kết quả thực hiện về đánh giá, phân tích và cải tiến 93 Bảng 2.13 Kết quả thực hiện quản lý về hỗ trợ và điều hành 94 Bảng 2.14 Kết quả thực hiện về quản lý tài liệu và hồ sơ 96 Bảng 2.15 Kết quả về việc nâng cao nhận thức, sự cần thiết của hoạt động quản lý chất lượng 97 Bảng 2.16 Kết quả về việc xây dựng sứ mạng, chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, quyền hạn trách nhiệm và mô tả công việc 99 Bảng 3.1 Quy ước mã hoá số liệu thăm dò 140 Bảng 3.2 Số lượng các đối tượng tham gia khảo sát 140 Bảng 3.3 Kết quả đánh giá tính cần thiết của giải pháp đề xuất 142 Bảng 3.4 Kết quả đánh giá tính hiệu quả của các giải pháp đề xuất 143 Bảng 3.5 Kết quả tương quan giữa tính cần thiết và tính hiệu quả của các giải pháp đề xuất 145 Bảng 3.6 So sánh tương quan thứ hạng tính cần thiết và tính hiệu quả của các giải pháp đã đề xuất 146 Bảng 3.7 Tổng hợp khách thể thực nghiệm 149 Bảng 3.8 Kết quả về trình độ kiến thức của cán bộ quản lí, giảng viên và chuyên viên về quản lí chất lượng 152 Bảng 3.9 Kết quả về trình độ kỹ năng của cán bộ quản lí, giảng viên và chuyên viên về quản lí chất lượng 155 Bảng 3.10 Bảng tần suất kết quả kiểm tra về kiến thức 157 Bảng 3.11 Bảng tần suất kết quả kiểm tra về kỹ năng 158 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ Tên Nội dung Trang Sơ đồ 1.1 Mô hình CIPO 24 Sơ đồ 1.2 Các thành tố quản lý chất lượng trong mô hình khung quản lý chất lượng của trường Cao đẳng 42 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức ở trường Cao đẳng 56 Sơ đồ 3.1 Cấu trúc tổ chức bảo đảm chất lượng trường Cao đẳng 120 Hình 1.1 Mô hình khung hệ thống quản lý chất lượng trong trường Cao đẳng 39 Biểu đồ 2.1 Trình độ cán bộ, viên chức trong trường Cao đẳng 57 Biểu đồ 2.2 Số liệu về giới tính của khách thể điều tra 60 Biểu đồ 2.3 Số liệu về chức danh của khách thể điều tra 61 Biểu đồ 2.4 Số liệu về trình độ đào tạo của khách thể điều tra 61 Biểu đồ 2.5 Số liệu về thâm niên công tác của khách thể điều tra 61 Biểu đồ 2.6 Kết quả qui trình quản lý nội dung chương trình 66 Biểu đồ 2.7 Kết quả qui trình quản lý hoạt động dạy và học 68 Biểu đồ 2.8 Kết quả qui trình quản lý kết quả đào tạo 69 Biểu đồ 2.9 Kết quả qui trình quản lý người học 70 Biểu đồ 2.10 Kết quả qui trình quản lý cơ sở vật chất 73 Biểu đồ 2.11 Kết quả qui trình quản lý nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế 74 Biểu đồ 2.12 Kết quả qui trình quản lý đánh giá, phân tích và cải tiến các hoạt động quản lý chất lượng 76 Biểu đồ 2.13 Đánh giá của cán bộ quản lí, giảng viên và chuyên viên về việc tiến hành đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng 100 Biểu đồ 2.14 Kết quả về việc hoàn thiện và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng 102 Biểu đồ 2.15 Kết quả về việc xây dựng văn hóa chất lượng, huy động được mọi thành viên trong nhà trường tham gia vào hoạt động hệ thống quản lý chất lượng 103 Biểu đồ 2.16 Kết quả về việc Xây dựng hệ thống thông tin hệ thống quản lý chất lượng, kịp thời hỗ trợ hữu hiệu hoạt động hệ thống quản lý chất lượng 104 Biểu đồ 2.17 Kết quả về việc đảm bảo các điều kiện cho quản lý chất lượng 105 Biểu đồ 2.18 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý chất lượng đẳng thuộc nhóm cán bộ quản lí 106 Biểu đồ 2.19 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý chất lượng thuộc nhóm giảng viên và chuyên viên 107 Biểu đồ 3.1 Biểu đồ tương quan giữa sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 146 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, thể hiện qua sự hình thành các cộng đồng kinh tế, chính trị xã hội như Châu Âu, ASEAN đã đề ra các yêu cầu cần thiết và phát triển về nguồn nhân lực chất lượng cao cho mọi quốc gia, nhằm đáp ứng quá trình vừa cạnh tranh, vừa hội nhập quốc tế. Cùng với quá trình phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và công nghệ hiện đại, quá trình toàn cầu hoá, nền kinh tế dựa nhiều vào tri thức sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển, duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, tạo nhiều việc làm, giải quyết tốt hơn các quan hệ xã hội, cải thiện đời sống con người; Sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ, mỗi tổ chức phụ thuộc vào chất lượng nguồn nhân lực (Nguyễn Thanh Phương, 2018). Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay đang tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp (CSGDNN) Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, trong đó, vấn đề then chốt là mô hình quản trị, nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (Tổng cục GDNN, 2019). Trong những năm qua, Hoạt động quản lý chất lượng (QLCL) được các cấp lãnh đạo và các cơ sở giáo dục quan tâm nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Việc xây dựng hệ thống QLCL theo hướng đổi mới quản trị nhà trường, nâng cao chất lượng đào tạo là hướng đi đúng đắn góp phần thực hiện thành công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam. Hiện nay, cùng với hoạt động kiểm định chất lượng thì việc xây dựng HT QLCL trong nhà trường là nền tảng quan trọng trong việc bảo đảm và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đang trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ trong Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 22/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI: “Đảm bảo các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, ...hệ thống giáo dục và đào tạo”; “Đổi mới công tác quản lý giáo dục, trong đó coi trọng QLCL”; “Chuẩn hóa các điều kiện đảm bảo chất lượng và quản lý quá trình đào tạo; chú trọng QLCL đầu ra” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013). Bên cạnh đó, trong đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020 được ban hành hành kèm theo Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23/5/2014 về phê duyệt Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020 về các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện đề án, trong đó có nội dung:“Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đào tạo ở các trường nghề được lựa chọn” (Thủ tướng chính phủ, 2014). Trong giai đoạn 2014-2015, Tổng Cục giáo dục nghề nghiệp đã triển khai thí điểm xây dựng mô hình HT QLCL dạy nghề ở các trường Cao đẳng được tập trung đầu tư thành trường chất lượng cao. Các trường Cao đẳng đã xây dựng và trình phê duyệt HT QLCL; xây dựng chương trình, tài liệu; kiểm soát; chỉ đạo, phân công các đơn vị nghiên cứu, rà soát tình hình thực tiễn để tiến hành xây dựng HT QLCL; xây dựng chi tiết các nội dung QLCL; Ban hành Mô hình khung HT QLCL trong trường Cao đẳng. Tuy nhiên, hoạt động QLCL trong trường Cao đẳng đang tồn tại những vấn đề bất cập, chưa thể hiện sự ảnh hưởng nhiều và trực tiếp của HT QLCL đến hoạt động quản lí trường Cao đẳng. Hiệu quả HT QLCL còn thấp so với yêu cầu và mục tiêu đặt ra: Xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động QLCL còn lúng túng ở hầu hết các trường Cao đẳng áp dụng mô hình khung QLCL. Một số ít CBQL, GV, CV chưa thực sự hiểu rõ về hiệu quả hoạt động QLCL trong HT QLCL đã triển khai nên còn có tâm lý ngại thay đổi, làm việc theo thói quen cũ dẫn đến việc triển khai hoạt QLCL ở nhà trường chưa hiệu quả. Việc rà soát, xác định những điểm còn tồn tại trong từng nội dung QLCL còn chưa được thực hiện. Chưa huy động được sự tham gia góp ý của CBQL, GV và CV trong xây dựng và cải tiến HT QLCL cho phù hợp với tình hình thực tế của trường Cao đẳng. Hệ thống thông tin phục vụ cho HT QLCL còn rời rạc, chưa theo hệ thống, số liệu chỉ phục vụ cho các đơn vị thực hiện chưa hiệu quả (Báo cáo tổng kết hoạt động BĐCL ở trường Cao đẳng áp dụng mô hình khung QLCL 2018, 2019, 2020, 2021). Kinh phí, nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động QLCL còn thiếu và yếu (Tổng cục GDNN, 2015). Những tồn tại và bất cập nói trên ở trường cao đẳng áp dụng mô hình khung QLCL có nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân cơ bản là Quy định về bảo đảm chất lượng bên trong trường Cao đẳng là nội dung mới chưa được quy định trong Luật GDNN. Xây dựng HT QLCL theo định hướng quản trị hiện đại là yêu cầu hoàn toàn mới, không dễ thay đổi từ nhận thức đến hành động của đội ngũ CB, GV trong nhà trường. Nhận thức của cán bộ quản lý các cấp (cơ quan chủ quản, Sở Lao động Thương binh và Xã hội), của lãnh đạo cơ sở GDNN nhất là người đứng đầu về tầm quan trọng, sự cần thiết xây dựng HT BĐCL bên trong các trường Cao đẳng chưa đầy đủ hoặc chưa thể hiện quyết tâm cao và chưa dành nguồn lực hỗ trợ cần thiết để trường Cao đẳng thực hiện các quy định hệ thống BĐCL theo quy định; Đội ngũ giảng viên, chuyên gia lĩnh vực BĐCL còn thiếu về số lượng, nguồn huy động chưa đa dạng; một số CSGDNN chưa cử cán bộ lãnh đạo tham gia tập huấn, số lượng CB, GV mỗi trường được tập huấn còn ít nên khó khăn trong việc triển khai, chương trình, tài liệu tập huấn lần đầu tiên ban hành, chưa cập nhật, đổi mới cách thức để đảm bảo tính linh hoạt phù hợp với sự lựa chọn đa dạng của các CSGDNN (Tổng cục GDNN, 2020). Trước bối cảnh đó, để thực hiện quan điểm và mục tiêu trên, việc đổi mới cơ chế quản lý và bảo đảm chất lượng đào tạo là ưu tiên hàng đầu, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước và các CSGDNN thiết lập chính sách, tổ chức thực hiện việc xây dựng và phát triển và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng (HT QLCL) trong nhà trường là việc làm hết sức cần thiết. Các mô hình BĐCL, QLCL và hệ thống BĐCL bên trong Cơ sở GDNN được trường cao đẳng đề cao, được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu hệ thống, chuyên sâu về HT QLCL trong trường Cao đẳng áp dụng mô hình khung QLCL. Vì những lí do trên, đề tài: “Quản lý chất lượng tại các trường cao đẳng áp dụng mô hình khung quản lý chất lượng của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp” được chọn nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp mang tính đột phá ở hoạt động QLCL trong trường cao đẳng áp dụng mô hình khung QLCL góp phần nâng cao chất lượng hoạt động trong trường Cao đẳng, thiết thực thực hiện Nghị quyết 29 Hội nghị lần thứ tám của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về hoạt động QLCL trong trường Cao đẳng, thực trạng hoạt động QLCL trong trường cao đẳng áp dụng mô hình khung QLCL, đề tài đề xuất các giải pháp đề xuất các giải pháp QLCL, qua đó góp phần cải tiến và nâng cao hoạt động QLCL ở trường cao đẳng áp dụng mô hình khung QLCL hiện nay. 3. Khách thể nghiên cứu Quản lý chất lượng ở trường cao đẳng áp dụng mô hình khung quản lý chất lượng. 4. Đối tượng nghiên cứu Quản lý chất lượng ở các trường cao đẳng áp dụng mô hình khung quản lý chất lượng của Tổng cục giáo dục nghề nghiệp. 5. Giả thuyết nghiên cứu Hoạt động QLCL ở trường cao đẳng áp dụng mô hình khung QLCL đang tồn tại những bất cập và hạn chế nhất định, cơ chế quản lí hầu như không thay đổi kể từ khi triển khai HT QLCL trong nhà trường. Nếu khái quát, hệ thống hóa được lí luận về hoạt động QLCL theo tiếp cận thành tố, nội dung các hoạt động của HT QLCL và tiếp cận hệ thống- chức năng quản lý (hệ thống/khung quản lý chất lượng); Khảo sát, đánh giá khách quan, toàn diện thực trạng HT QLCL thì có thể đề xuất được các giải pháp QLCL trong trường cao đẳng cần thiết, khả thi góp phần cải thiện và nâng cao hoạt động QLCL trong trường cao đẳng áp dụng mô hình khung QLCL. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận về hoạt động QLCL ở trường cao đẳng áp dụng mô hình khung QLCL. 6.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động QLCL ở trường cao đẳng áp dụng mô hình khung QLCL. 6.3. Đề xuất các giải pháp QLCL ở trường cao đẳng áp dụng mô hình khung QLCL. 6.4. Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất. 6.5. Thực nghiệm một giải pháp QLCL ở trường cao đẳng áp dụng mô hình khung QLCL. 7. Phạm vi nghiên cứu 7.1. Về nội dung nghiên cứu Luận án tiếp cận nghiên cứu mô hình khung QLCL ở trường cao đẳng gồm các nội dung: i) Quản lý nội dung chương trình; ii) Quản lý hoạt động giáo dục và đào tạo; iii) Quản lý người học; iv) Quản lý tổ chức nhân sự; v) Quản lý cơ sở vật chất; vi) Quản lý nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế; vii) Quản lý quan hệ trường – ngành; vi) Quản lý tài chính; ix) Quản lý hoạt động đánh giá, phân tích và cải tiến; x) Quản lý hỗ trợ điều hành; xi) Quản lý tài liệu và hồ sơ. 7.2. Về chủ thể quản lý Chủ thể hoạt động QLCL ở trường cao đẳng áp dụng mô hình khung QLCL trong đề tài là: Cán bộ quản lý (CBQL) cấp trường (Ban giám hiệu), CBQL cấp đơn vị (Lãnh đạo các Phòng/Khoa/Trung tâm) ở trường cao đằng áp dụng mô hình khung QLCL. 7.3. Về đối tượng khảo và địa bàn nghiên cứu - Đối tượng khảo sát, gồm có 3 nhóm: + Nhóm 1: Cán bộ quản lí cấp trường và Cán bộ quản lí cấp đơn vị (Ban giám hiệu; lãnh đạo các khoa, phòng, trung tâm). + Nhóm 2: Giảng viên (tổ trưởng chuyên môn và GV trường cao đẳng). + Nhóm 3: Chuyên viên phụ trách hoạt động QLCL tại các đơn vị ở trường cao đẳng. - Địa bàn nghiên cứu: là trường cao đẳng áp dụng mô hình khung QLCL gồm: Trường CĐN Công nghiệp Hà Nội; Trường CĐN Cơ khí Nông nghiệp; Trường CĐN Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc; Trường CĐN Du lịch Huế; Trường CĐN Đà Lạt, và Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu. - Khảo sát thực trạng QLCL của 259 khách thể điều tra tại 06 trường cao đẳng áp dụng mô hình khung QLCL. - Khảo sát về sự cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất của 250 khách thể điều tra tại 06 trường cao đẳng trên. Thử nghiệm 01 giải pháp đã đề xuất ở trường cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu. 7.4. Về thời gian thực hiện Nghiên cứu được tiến hành: từ tháng 10/2018 đến 12/2021. 8. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp tiếp cận 8.1.1. Tiếp cận hệ thống Tiếp cận quan điểm nghiên cứu về QLCL như một hệ thống bao gồm các thành tố: mục đích, nội dung, hình thức, chủ thể, khách thể, các điều kiện quản lý. Các thành tố này có mối liên hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động QLCL ở trường cao đẳng áp dụng mô hình khung QLCL thì các giải pháp QLCL phải tác động một cách đồng bộ lên tất cả các nội dung QLCL và các quan hệ giữa chúng để tạo nên sự đổi mới toàn diện của HT QLCL trong nhà trường. 8.1.2. Tiếp cận chức năng quản lí Tiếp cận các chức năng quản lí (lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá) giúp luận án xác định được hướng nghiên cứu và tập trung vào các chức năng QLCL trong trường cao đẳng áp dụng mô hình khung QLCL. 8.1.3. Tiếp cận thực tiễn Quan điểm này đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu phải bám sát thực tiễn hoạt động QLCL ở trường cao đẳng áp dụng mô hình khung QLCL qua việc khảo sát, đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất giải pháp QLCL phù hợp các đặc điểm, điều kiện, khả năng và nhu cầu từ thực tiễn hoạt động QLCL ở trường cao đẳng. Kết quả nghiên cứu có thể vận dụng vào thực tiễn hoạt động QLCL ở trường cao đẳng áp dụng mô hình khung QLCL. 8.2. Phương pháp nghiên cứu 8.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận 8.2.1.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu Mục đích: phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan nhằm hiểu biết sâu sắc, đầy đủ hơn bản chất cũng như những dấu hiệu đặc thù của vấn đề nghiên cứu, trên cơ sở đó sắp xếp chúng thành một hệ thống lí thuyết của đề tài. Cách thức thực hiện: Nghiên cứu và sử dụng các tài liệu, văn kiện, chỉ thị của Đảng và nhà nước, văn bản của Bộ LĐTB-XH; quy định, quy chế ở trường cao đẳng; hoạt động QLCL, báo cáo hoạt động BĐCL hằng năm, báo cáo TĐG chất lượng ở trường cao đẳng áp dụng mô hình khung QLCL. Thu thập tài liệu qua website, tổng hợp báo cáo hằng năm bản điện tử, các bài báo, các báo cáo tự đánh giá kiểm định chất lượng, các tài liệu tập huấn của Tổng cục GDNN triển khai đến trường cao đẳng. 8.2.1.2. Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập Phương pháp này được sử dụng để rút ra những luận điểm có tính khái quát về các vấn đề nghiên cứu, từ những quan điểm, quan niệm độc lập của các tác giả khác nhau. 8.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 8.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Mục đích: Thu thập thông tin để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động QLCL ở trường cao đẳng áp dụng mô hình khung QLCL, đánh giá sự cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất. Cách thức thực hiện: Chọn mẫu, khách thể khảo sát; xây dựng công cụ khảo sát (bảng hỏi, thang đo, thang đánh giá); thực hiện khảo sát; xử lí và đánh giá kết quả khảo sát. 8.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn Mục đích: Đây là phương pháp nghiên cứu định tính cơ bản thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với khách thể khảo sát nhằm hỗ trợ thu thập thông tin về hoạt động QLCL ở trường cao đẳng áp dụng mô hình khung QLCL. Cụ thể, bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin định lượng đã thu thập được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Cách thức thực hiện: Với phương pháp phỏng vấn sâu và phỏng vấn chuyên gia, tác giả luận án xin phép người phỏng vấn ghi âm lại các cuộc phỏng vấn. Sau đó, các đoạn băng phỏng vấn sẽ được nghe lại, ghi tóm tắt ra giấy, đọc các bảng tóm tắt và thống kê các ý tương đồng trong các câu trả lời của người được phỏng vấn, thống kê các ý giống nhau có liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu, tổng hợp; Qua đó, mô tả và phân tích trong báo cáo thực trạng ở chương 2 của Luận án. 8.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động Mục đí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_quan_ly_chat_luong_tai_cac_truong_cao_dang_ap_dung_m.docx
  • pdf1. LUAN AN _LE HOANG VU.pdf
  • doc2. TOM TAT LUAN AN_TIENG VIET.doc
  • pdf2. TOM TAT LUAN AN_TIENG VIET.pdf
  • doc3. TOM TAT LUAN AN_TIENG ANH.doc
  • pdf3. TOM TAT LUAN AN_TIENG ANH.pdf
  • doc4. TRANG THONG TIN DONG GOP MOI_TIENG VIET.doc
  • pdf4. TRANG THONG TIN DONG GOP MOI_TIENG VIET.pdf
  • doc5. TRANG THONG TIN DONG GOP MOI_TIENG ANH.doc
  • pdf5. TRANG THONG TIN DONG GOP MOI_TIENG ANH.pdf
  • pdfQĐ HĐ LÊ HOÀNG VŨ.pdf
Luận văn liên quan