Nông nghiệp Việt Nam được xác định là một mặt trận kinh tế hàng đầu.
Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến phát triển nông nghiệp nông thôn, coi
đây là lĩnh vực có ý nghĩa chiến lược đối với phát triển KT - XH (kinh tế-xã hội)
của đất nước.
Theo tinh thần nghị quyết XIII của Đảng, hướng đi của ngành Nông
nghiệp Việt Nam được xác định: “Phát triển nông nghiệp hàng hoá tập trung
quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững. Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, sạch,
nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, thông
minh, thích ứng với biến đổi khí hậu”[39, tr 124].
Để hiện thực hóa chủ trương và mục tiêu phát triển nông nghiệp, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã phê duyệt chiến lược phát triển
KH&CN (khoa học và công nghệ) ngành nông nghiệp và đã triển khai nhiều
chương trình, dự án KH&CN cấp quốc gia gắn với chi tiêu công trong nông
nghiệp, mà cụ thể là chi thường xuyên NSNN (ngân sách nhà nước). Thông qua
chi thường xuyên NSNN, Nhà nước đã đóng vai trò chủ đạo trong việc trợ giúp
cung cấp cho xã hội được nhiều sản phẩm KH&CN có chất lượng, thúc đẩy phát
triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh
và bền vững.
Tuy nhiên, bên cạnh các mặt tích cực đã đạt được, quản lý chi thường
xuyên NSNN cho KH&CN trong nông nghiệp còn tồn tại những hạn chế nhất
định, thể hiện thông qua một số mặt: Mức độ chi tiêu chưa đáp ứng được nhu
cầu thực tế; Cơ chế, phương thức và quy trình quản lý chi thường xuyên NSNN
cho KH&CN trong nông nghiệp còn bộc lộ những hạn chế nhất định, chưa thực
sự gắn với mục tiêu tiết kiệm và nâng cao hiệu quả chi NSNN và chính sách ưu
tiên phát triển nông nghiệp đặt ra; Chi thường xuyên NSNN cho KH&CN trong
nông nghiệp thời gian qua vẫn mang tính chất dàn trải, chưa tạo ra bước đột phá
về KH&CN để thực hiện các chương trình mục tiêu trọng điểm của ngành nông
nghiệp. Xét về tính hiệu quả và mức độ chi thường xuyên NSNN cho KH&CN2
trong nông nghiệp ở nước ta thời gian qua cũng còn khá khiêm tốn.
194 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 683 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ trong nông nghiệp ở bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
PHẠM VĂN HÀO
QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
CHO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG NÔNG NGHIỆP
Ở BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI-2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
PHẠM VĂN HÀO
QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
CHO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG NÔNG NGHIỆP
Ở BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng
Mã số: 9340201
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. BÙI TIẾN HANH
2. TS. VÕ THỊ PHƯƠNG LAN
HÀ NỘI-2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và có nguồn
gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày .. tháng năm 2022
Tác giả Luận án
Phạm Văn Hào
i
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN
LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG NÔNG NGHIỆP 22
1.1. KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG NÔNG NGHIỆP, CHI
THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO KH&CN TRONG
NÔNG NGHIỆP 22
1.1.1. Khái quát về KH&CN trong nông nghiệp 22
1.1.2. Chi thường xuyên NSNN cho KH&CN trong nông nghiệp 26
1.2. QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
CHO KHOA HOC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG NÔNG NGHIỆP 33
1.2.1. Khái niệm, mục tiêu, yêu cầu quản lý chi thường xuyên NSNN
cho KH&CN trong nông nghiệp 33
1.2.2. Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên NSNN cho KH&CN. 35
1.2.3. Cơ chế, phương thức quản lý chi thường xuyên NSNN cho
KH&CN trong nông nghiệp 38
1.2.4. Nội dung quản lý chi thường xuyên NSNN cho KH&CN trong
nông nghiệp 43
1.2.5. Tiêu chí đánh giá quản lý chi thường xuyên NSNN cho
KH&CN trong nông nghiệp. 49
1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên NSNN
cho KH&CN trong nông nghiệp 54
1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT
57
ii
NAM
1.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới 57
1.3.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 62
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN
NSNN CHO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở BỘ NN&PTNT 66
2.1. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, CHI
THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ Ở BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIAI ĐOẠN 2016 – 2020.
66
2.1.1. Hệ thống các đơn vị, tổ chức thực hiện các hoạt động KH&CN
trực thuộc Bộ NN&PTNT 66
2.1.2. Khái quát kết quả KH&CN của các đơn vị, tổ chức trực thuộc
Bộ NN&PTNT 70
2.1.3. Chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho khoa học và công
nghệ ở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 74
2.2. TÌNH HÌNH THỰC TẾ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC CHO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở BỘ
NN&PTNT 79
2.2.1. Cơ sở pháp lý về quản lý chi thường xuyên NSNN cho
KH&CN trong nông nghiệp ở Bộ NN&PTNT 79
2.2.2. Thực trạng xây dựng, phân bổ giao kế hoạch (dự toán) chi
thường xuyên NSNN cho KH&CN trong nông nghiệp ở Bộ NN&PTNT 80
2.2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện dự toán chi thường xuyên NSNN
cho KH&CN ở Bộ NN&PTNT. 90
2.2.4. Quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho KH&CN
ở Bộ NN&PTNT. 109
2.2.5. Kiểm tra, kiểm soát và đánh giá quản lý chi thường xuyên
NSNN cho KH&CN ở Bộ NN&PTNT 113
2.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI
THƯỜNG XUYÊN NSNN CHO KH&CN Ở BỘ NN&PTNT.
119
2.3.1. Những kết quả đạt được 119
2.3.2. Những hạn chế, bất cập 121
iii
2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế 126
CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN
NSNN CHO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở BỘ NN&PTNT 130
3.1. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ NÔNG NGHIỆP, QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN
THIỆN QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
CHO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN 130
3.1.1. Mục tiêu và nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ trong
nông nghiệp ở Việt Nam đến 2025, tầm nhìn 2030 130
3.1.2. Quan điểm và định hướng hoàn thiện quản lý chi thường xuyên
ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ trong nông nghiệp ở Bộ
NNN&PTNT đến năm 2025, tầm nhìn 2030 134
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO KH&CN Ở BỘ NN&PTNT ĐẾN
NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030 138
3.2.1. Giải pháp về quản lý chi thường xuyên NSNN cho KH&CN
theo kết quả đầu ra 138
3.2.2. Giải pháp về tiêu chí và phương thức phân phân bổ chi thường
xuyên NSNN cho KH&CN ở Bộ NN&PTNT 146
3.2.3. Giải pháp về lập và thông báo dự toán chi thường xuyên NSNN
cho KH&CN ở Bộ NN&PTNT 148
3.2.4. Giải pháp về chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN 148
3.2.5. Giải pháp về quyết toán và công khai chi thường xuyên NSNN
cho KH&CN ở Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 150
3.2.6. Giải pháp về kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyên
NSNN cho KH&CN ở Bộ NN&PTNT. 151
3.2.7. Các giải pháp hỗ trợ 152
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 156
3.3.1. Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ 156
3.3.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính, Bộ KH&CN 157
3.3.3. Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước 158
iv
KẾT LUẬN 160
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA
NGHIÊN CỨU SINH 162
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 163
PHỤ LỤC 169
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
ATTP An toàn thực phẩm
CNC Công nghệ cao
DN Doanh nghiệp
FAO Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc
HTX Hợp tác xã
KBNN Kho bạc nhà nước
KH&CN Khoa học và Công nghệ
KTXH Kinh tế-xã hội
KTNN Kiểm toán nhà nước
LAC Châu Mỹ Latinh và Caribê
NSNN Ngân sách nhà nước
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NSTW Ngân sách trung ương
NSĐP Ngân sách địa phương
R&D Nghiên cứu và phát triển
TFP Năng suất tổng hợp
UBND Uỷ ban nhân dân
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu Tên bảng Trang
Bảng 2.1 Chi ngân sách trung ương cho hoạt động KH&CN
trong nông nghiệp ở Bộ NN&PTNT (2016 – 2020)
75
Bảng 2.2 Quy mô chi thường xuyên NSNN cho hoạt động khoa
học và công nghệ ở Bộ NN&PTNT (2016-2020)
76
Bảng 2.3 Cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho hoạt động
KH&CN ở Bộ NN&PTNT giai đoạn 2016-2020
78
Bảng 2.4 Tổng hợp dự toán chi thường xuyên NSNN cho hoạt
động KH&CN theo nội dung chi do các đơn vị ở Bộ
NN&PTNT lập (2016-2020)
82
Bảng 2.5 Tổng hợp dự toán chi thường xuyên NSNN cho hoạt
động KH&CN đã phân bổ cho các đơn vị, tổ chức trực
thuộc Bộ NN&PTNT (giai đoạn 2016 – 2020)
86
Bảng 2.6 Tổng hợp dự toán chi thường xuyên NSNN cho hoạt
động KH&CN đã phân bổ theo nội dung chi ở Bộ
NN&PTNT (2016-2020)
87
Bảng 2.7 Tỷ lệ phê duyệt dự toán chi thường xuyên NSNN cho
hoạt động KH&CN theo nội dung chi ở Bộ
NN&PTNT (2016-2020)
88
Bảng 2.8 Tình hình chi NSNN cho thực hiện nhiệm vụ thường
xuyên theo chức năng của các viện trực thuộc bộ
NN&PTNT (2016 – 2020)
91
Bảng 2.9 Tình hình chi NSNN cho các hoạt động không thường
xuyên ở các viện trực thuộc Bộ NN&PTNT (giai đoạn
2016 – 2020)
95
Bảng 2.10 Tỷ trọng chi NSNN cho mua sắm, sửa chữa tài sản ở
các viện nghiên cứu trực thuộc Bộ NN&PTNT (giai
đoạn 2016 – 2020)
96
Bảng 2.11 Cơ cấu chi thường xuyên NSNN thực hiện vụ KH&CN 100
vii
cấp nhà nước và cấp bộ ở Bộ NN&PTNT (giai đoạn
2016 – 2020)
Bảng 2.12 Cơ cấu chi NSNN thực hiện vụ KH&CN cấp Bộ theo
loại hình đơn vị trực thuộc Bộ NN&PTNT (giai đoạn
2016 – 2020)
103
Bảng 2.13 Tỷ lệ phê duyệt quyết toán chi thường xuyên NSNN
cho hoạt động KH&CN theo nội dung chi ở Bộ
NN&PTNT (giai đoạn 2016-2020)
110
Bảng 2.14 Tổng hợp quyết toán chi thường xuyên NSNN cho
hoạt động KH&CN ở các đơn vị, tổ chức trực thuộc Bộ
NN&PTNT (giai đoạn 2016-2020)
111
Bảng 2.15 Kết quả tiết kiệm chi thường xuyên NSNN cho
KH&CN ở Bộ NN&PTNT qua kiểm tra, kiểm soát
trong giai đoạn 2016-2020
114
Bảng 2.16 Tổng hợp chênh lệch giữa số thực chi và dự toán chi
thường xuyên NSNN cho hoạt động KH&CN ở Bộ
NN&PTNT (2016 – 2020)
115
Bảng 2.17 Tổng hợp chênh lệch về cơ cấu thực chi và dự toán chi
thường xuyên NSNN cho KH&CN ở Bộ NN&PTNT
giai đoạn 2016-2020
116
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu Tên hình Trang
Hình 2.1 Cơ cấu chi NSTW cho KH&CN trong nông nghiệp ở
Bộ NN&PTNT giai đoạn 2016-2020 75
viii
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Số hiệu Tên bảng Trang
Phụ lục 01 Chi ngân sách nhà nước cho KH&CN và chi NSNN
cho KH&CN trong nông nghiệp
169
Phụ lục 02 Tổng hợp kinh phí KH&CN các đề tài, dự án thuộc
chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
172
Phụ lục 03 Danh mục dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ (Tiếp
tục và bắt đầu thực hiện từ năm 2017)
176
Phụ lục 04 Chênh lệch cơ cấu thực chi và dự toán chi thường
xuyên NSNN cho KH&CN ở Bộ NN&PTNT các năm
trong giai đoạn 2016 - 2020
181
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Nông nghiệp Việt Nam được xác định là một mặt trận kinh tế hàng đầu.
Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến phát triển nông nghiệp nông thôn, coi
đây là lĩnh vực có ý nghĩa chiến lược đối với phát triển KT - XH (kinh tế-xã hội)
của đất nước.
Theo tinh thần nghị quyết XIII của Đảng, hướng đi của ngành Nông
nghiệp Việt Nam được xác định: “Phát triển nông nghiệp hàng hoá tập trung
quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững. Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, sạch,
nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, thông
minh, thích ứng với biến đổi khí hậu”[39, tr 124].
Để hiện thực hóa chủ trương và mục tiêu phát triển nông nghiệp, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã phê duyệt chiến lược phát triển
KH&CN (khoa học và công nghệ) ngành nông nghiệp và đã triển khai nhiều
chương trình, dự án KH&CN cấp quốc gia gắn với chi tiêu công trong nông
nghiệp, mà cụ thể là chi thường xuyên NSNN (ngân sách nhà nước). Thông qua
chi thường xuyên NSNN, Nhà nước đã đóng vai trò chủ đạo trong việc trợ giúp
cung cấp cho xã hội được nhiều sản phẩm KH&CN có chất lượng, thúc đẩy phát
triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh
và bền vững.
Tuy nhiên, bên cạnh các mặt tích cực đã đạt được, quản lý chi thường
xuyên NSNN cho KH&CN trong nông nghiệp còn tồn tại những hạn chế nhất
định, thể hiện thông qua một số mặt: Mức độ chi tiêu chưa đáp ứng được nhu
cầu thực tế; Cơ chế, phương thức và quy trình quản lý chi thường xuyên NSNN
cho KH&CN trong nông nghiệp còn bộc lộ những hạn chế nhất định, chưa thực
sự gắn với mục tiêu tiết kiệm và nâng cao hiệu quả chi NSNN và chính sách ưu
tiên phát triển nông nghiệp đặt ra; Chi thường xuyên NSNN cho KH&CN trong
nông nghiệp thời gian qua vẫn mang tính chất dàn trải, chưa tạo ra bước đột phá
về KH&CN để thực hiện các chương trình mục tiêu trọng điểm của ngành nông
nghiệp. Xét về tính hiệu quả và mức độ chi thường xuyên NSNN cho KH&CN
2
trong nông nghiệp ở nước ta thời gian qua cũng còn khá khiêm tốn.
Với trình độ của cách mạng KH&CN 4.0 như hiện nay thì KH&CN thực
sự là chìa khóa để thúc đẩy phát triển các hoạt động KTXH. Văn kiện đại hội
Đảng XIII cũng đã xác định rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ thể chế,
chính sách ứng dụng, phát triển KH&CN. Chuyển đổi cơ chế đầu tư, quản lý tài
chính KH&CN theo nguyên tắc đặt hàng, dựa vào kết quả, hiệu quả cuối cùng”
[ 39, tr 141]. Do vậy, việc nghiên cứu bổ sung lý luận quản lý chi thường xuyên
NSNN cho KH&CN trong nông nghiệp cũng như hoàn thiện công tác thực tiễn
quản lý thường xuyên NSNN cho KH&CN trong nông nghiệp ở Bộ NN&PTNT
hiện đang là vấn đề có tính thời sự cấp thiết.
Chính vì vậy, NCS đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý chi thường
xuyên ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ trong nông nghiệp ở
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế với
mong muốn đóng góp một phần vào việc nghiên cứu tìm kiếm giải pháp hoàn
thiện quản lý chi thường xuyên NSNN cho KH&CN trong nông nghiệp ở Bộ
NN&PTNT nước ta thời gian tới.
2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến cơ chế quản lý chi
thường xuyên NSNN cho KH&CN
(1) Phạm Thu Thủy (2018), “Đổi mới cơ chế quản lý chi ngân sách nhà
nước cho hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh
tế, Học viện Ngân hàng [60].
Luận án đã hệ thống hóa, bổ sung, luận giải làm rõ lý luận cơ bản về cơ
chế quản lý chi NSNN cho KH&CN đặc biệt là các nội dung cấu thành cơ chế
quản lý chi NSNN, các nhân tố ảnh hưởng tới cơ chế quản lý chi NSNN cho
KH&CN. Trên cơ sở khung lý thuyết đã nêu, tác giả đi sâu phân tích, đánh giá
thực trạng cơ chế quản lý chi NSNN cho KH&CN ở Việt Nam trên hai khía
cạnh: Một là, Cơ chế phân bổ NSNN cho KH&CN ; Hai là, Cơ chế sử dụng
kinh phí NSNN cho KH&CN. Từ phân tích đánh giá thực trạng, luận án đã chỉ
ra những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế của cơ chế quản lý chi
NSNN cho KH&CN ở Việt Nam. Tác giả luận án đề xuất 3 nhóm giải pháp với
09 giải pháp cụ thể nhằm đổi mới cơ chế quản lý chi NSNN cho KH&CN ở Việt
3
Nam. Các giải pháp cụ thể như: Phân bổ ngân sách gắn với các ưu tiên trong
chiến lược phát triển KH&CN và kết quả hoạt động của các tổ chức KH&CN;
Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan trong phân bổ, thực hiện và giám sát sử
dụng kinh phí NSNN cho KH&CN ; Đổi mới cơ chế sử dụng NSNN cho
KH&CN theo hướng kiểm soát kết quả KH&CN...
Như vậy, trong luận án này các giải pháp tác giả đề xuất cũng khá toàn
diện, phù hợp với xu hướng tương lai, đặc biệt là cơ chế quản lý chi NSNN theo
kết quả KH&CN. Tuy nhiên, các hình thức, phương thức cụ thể áp dụng trong
quản lý chi NSNN theo cơ chế này chưa được đề cập chi tiết cụ thể. Bên cạnh
đó, các nội dung quản lý chi NSNN theo chu trình ngân sách chưa được đề cập
cụ thể. Đây là một khoảng trống luận án của NCS sẽ đi sâu nghiên cứu trong
công tác quản lý chi NSNN cho KH&CN ở Bộ NN&PTNT.
(2) Nguyễn Trường Giang (2016),“Đổi mới cơ chế quản lý tài chính
khoa học và công nghệ ở Việt Nam đến năm 2020”, Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp bộ-Bộ Tài chính [40].
Trên cơ sở khái quát cơ chế quản lý tài chính và phân tích khẳng định sự
cần thiết phải đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với KH&CN ở Việt Nam, đề
tài đã đi sâu phân tích đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính đối với
KH&CN ở Việt Nam giai đoạn từ 2011 đến 2015, chỉ ra những bất cập của cơ
chế quản lý tài chính KH&CN. Từ đó, đề tài đề xuất một số giải pháp đổi mới
cơ chế quản lý tài chính đối với KH&CN giai đoạn 2016-2020 ở nước ta. Các
giải pháp đề xuất tập trung vào: Cơ chế, chính sách quản lý vốn đầu tư cho phát
triển KH&CN; Cơ chế lập dự toán kinh phí cho KH&CN ; Cơ chế phân bổ và
giám sát sử dụng kinh phí thực hiện đề, tài dự án KH&CN.
Như vậy, liên quan đến chi NSNN cho KH&CN, đề tài nghiên cứu mới
chủ yếu đề cập đến cơ chế quản lý chi NSNN như: cơ chế lập dự toán chi, cơ
chế phân bổ và giám sát sử dụng kinh phí NSNN cho KH&CN, chưa đi sâu
nghiên cứu đề xuất hình thức và biện pháp cụ thể trong quản lý chi NSNN ở các
khâu lập, phân bổ dự toán chi, cấp phát các khoản chi cũng như chưa đi sâu
nghiên cứu nội dung quyết toán và kiểm tra, kiểm soát chi thường xuyên NSNN
cho KH&CN. Đây cũng là những nội dung mà luận án của NCS sẽ đi sâu nghiên
cứu ở phạm vi Bộ NN&PTNT.
4
(3) Nguyễn Thị Minh Nga, “Đổi mới cơ chế quản lý chi tiêu ngân sách
nhà nước cho khoa học và công nghệ”, Tạp chí Khoa học công nghệ Việt Nam,
số 14/2013 [50].
Nội dung cơ bản của nghiên cứu này trước hết là tác giả đã chỉ ra những
điểm hạn chế trong quản lý chi NSNN cho KH&CN ở các khâu: phân bổ lập
ngân sách đầu tư, quản lý sử dụng ngân sách và quyết toán chi NSNN. Đây cũng
là các nội dung quản lý chi NSNN cho KH&CN nhưng chưa được đề cập sâu
sắc. Từ những hạn chế đã chỉ ra, tác giả đã đưa ra các khuyến nghị đổi mới cơ
chế quản lý chi NSNN cho KH&CN trong điều kiện tăng cường phát triển kinh
tế thị trường đó là tự chủ và khoán chi, nhằm thúc đẩy phát triển KH&CN trong
các viện nghiên cứu, trường đại học. Những khuyến nghị về đổi mới cơ chế
quản lý chi tiêu ngân sách cho KH&CN đề cập trong bài báo là một trong những
vấn đề tác giả sẽ nghiên cứu vận linh hoạt để đề xuất giải pháp phù hợp cho
công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho KH&CN ở các đơn vị trực thuộc
Bộ NN&PTNT.
2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến phân bổ chi thường
xuyên và công cụ, chính sách, giải pháp quản lý chi thường xuyên ngân sách
nhà nước cho Khoa học và Công nghệ.
(4). Vũ Thị Bạch Tuyết (2000), “Các giải pháp tài chính nhằm phát triển
KH&CN ở Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất
nước”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính [66].
Luận án đã khái quát lý luận về KH&CN như: khái niệm, đặc trưng, vai
trò của KH&CN đối với sự nghiệp CNH-HĐH đất nước; Vai trò của tài chính
đối với việc phát triển KH&CN. Về khảo sát kinh nghiệm quốc tế, luận án đã
phân tích kinh nghiệm sử dụng tài chính phát triển KH&CN của một số nước có
nền kinh tế tương đồng với Việt Nam để rút ra một số bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam. Chương 2, luận án đi sâu phân tích đánh giá thực trạng sử dụng các
giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển KH&CN nước ta giai đoạn 1987-1999,
trong đó tập trung vào giải pháp phân bổ chi thường xuyên và quản lý chi
thường xuyên NSNN cho KH&CN. Từ những hạn chế đã nêu, Luận án đã đề
xuất một số giải pháp tài chính như: đổi mới chính sách phân bổ và quản lý chi
thường xuyên NSNN, hoàn thiện chính sách thuế, sử dụng linh hoạt công cụ tín
5
dụng, tỷ giá hối đoái nhằm phát triển KH&CN của Việt Nam sau năm 2000.
Kết quả nghiên cứu thực trạng và đề xuất đổi mới chính sách phân bổ và
quản lý chi thường xuyên NSNN để thúc đẩy phát triển KH&CN ở Việt Nam
được đề cập trong luận án là kiến thức hữu ích giúp cho NCS có thể kế thừa,
nghiên cứu phát triển mở rộng thêm trong luận án của mình.
(5). Phạm Thị Hà (2017), “Sử dụng công cụ tài chính thúc đẩy phát triển
thị trường công nghệ ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính
[42].
Luận án đã hệ thống hóa các quan điểm và nêu rõ quan điểm cá nhân về công
nghệ, thị trường công nghệ và phát triển thị trường công nghệ ; Làm rõ bản chất
các công cụ tài chính (chi NSNN, thuế, tín dụng, các quỹ KH&CN) và cơ chế
tác động của các công cụ tài chính đến phát triển các yếu tố của thị trường
công nghệ.
Từ khung lý thuyết đã nêu, Luận án đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng
sử dụng các công cụ tài chính (chi NSNN, thuế, tín dụng, các quỹ KH&CN) đến
phát triển thị trường công nghệ Việt Nam giai đoạn 2011-2015. Trong đó tác giả
đã dành một thời lượng đáng kể đề cập đến việc sử dụng công cụ chi NSNN (chi
thường xuyên NSNN). Qua đánh giá thực trạng, luận án đã chỉ rõ những hạn chế,
trong việc sử dụng các công cụ tài chính để thúc đẩy phát triển thị trường công
nghệ Việt Nam thời gian qua cũng như những nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó.
Luận án đã đề xuất 04 quan điểm sử dụng các công cụ tài chính thúc đẩy
phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam bao gồm: Một là: Sử dụng các công
cụ tài chính phải hướng vào việc tạo lập và phát triển các yếu tố của thị trường
công nghệ; Hai là: Sử dụng các công cụ tài chính phải hướng tới mục tiêu rõ
ràng và tăng cường sự phối hợp giữa các công cụ tài chính nhằm thúc đẩy sự
phát triển của thị trường công nghệ; Ba là: Sử dụng các công cụ tài chính phải
đảm bảo từng bước giảm “bao cấp” NSNN đầu tư cho thị trường công nghệ;
Bốn là: Sử dụng các công cụ tài chính phải khuyến khích huy động nguồn lực
xã hội vào phát triển thị trường công nghệ
Các giải pháp đề xuất được chia thành 04 nhóm giải pháp (09 giải pháp cụ
thể) nhằm hoàn thiện việc sử dụng các công cụ tài chính: chi NSNN, thuế, tín
dụng, các quỹ K