Giáo dục tiểu học (GDTH) là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục
quốc dân nhằm mục tiêu “hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh
tiếp tục học trung học cơ sở” [3].
Đào tạo giáo viên tiểu học là một yêu cầu cấp thiết, đáp ứng nguồn nhân
lực cho các trường tiểu học, trong bối cảnh giáo dục tiểu học đang triển khai
thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT). Đây là chương
trình giáo dục được xây dựng dựa trên cơ sở bảo đảm “phát triển phẩm chất và
năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng
cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận
dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống;
tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên; thông qua
các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm
năng của mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo
dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó [9].
Chương trình đào tạo (CTĐT) là yếu tố cốt lõi khi nghiên cứu về một
mô hình giáo dục, một cơ sở đào tạo hay bất kỳ một nội dung nào liên quan đến
giáo dục. Hiểu về CTĐT một cách toàn diện và sâu sắc sẽ giúp cho những người
làm giáo dục có những định hướng rõ ràng hơn trong hoạt động đào tạo. Hơn
một thế kỉ qua, CTĐT luôn luôn là vấn đề được quan tâm nghiên cứu ở cả
phương diện lý luận và thực tiễn. Đối với xây dựng và phát triển CTĐT đã có
nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tùy vào cách tiếp cận khác nhau mà người ta
thiết kế nên những CTĐT khác nhau. Những mô hình CTĐT truyền thống
thường nhấn mạnh đầu vào, mục tiêu các môn học, nội dung, kiến thức và giảng
viên. Tuy nhiên, càng ngày sự tập trung càng chuyển dần sang đầu ra và kết
quả học tập của sinh viên (SV).
246 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý chương trình đào tạo giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN NGỌC HIỀN
QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TIẾP CẬN CDIO
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN, 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN NGỌC HIỀN
QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TIẾP CẬN CDIO
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9140114
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Thái Văn Thành
NGHỆ AN, 2023
NĂM 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án Quản lý chương trình đào tạo giáo viên tiểu
học tiếp cận CDIO là công trình nghiên cứu độc lập. Các kết quả được trình
bày trong luận án chưa được bất kỳ công trình nghiên cứu nào công bố.
Nghệ An, ngày 16 tháng 01 năm 2023
Tác giả luận án
Nguyễn Ngọc Hiền
ii
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Nhà
trường; các thầy giáo, cô giáo của Chuyên ngành Quản lý Giáo dục, Khoa Tâm
lý - Giáo dục, Trường Sư phạm, Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS. Thái Văn Thành đã tận tình hướng
dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, cán bộ quản lý, giảng viên,
sinh viên các trường đại học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát,
phỏng vấn để thu thập số liệu.
Tôi chân thành cảm ơn gia đình, bạn hữu, đồng nghiệp đã quan tâm, động
viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng song luận án có thể vẫn còn những
hạn chế, thiếu sót. Kính mong các nhà khoa học, các Cô giáo, Thầy giáo và các
bạn đóng góp ý kiến để tôi tiếp tục hoàn thiện luận án.
Xin trân trọng cám ơn!
Nghệ An, ngày 16 tháng 01 năm 2023
Tác giả luận án
Nguyễn Ngọc Hiền
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................. vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................ 3
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................. 4
6. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ........................................ 4
7. Luận điểm bảo vệ ....................................................................................... 6
8. Đóng góp mới của luận án .......................................................................... 7
9. Cấu trúc của luận án ................................................................................... 8
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO
TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TIẾP CẬN CDIO .......................................... 9
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ................................................ 9
1.1.1. Những nghiên cứu về CTĐT và CTĐT tiếp cận CDIO ......................... 9
1.1.2. Những nghiên cứu về CTĐT giáo viên tiếp cận CDIO ....................... 16
1.1.3. Những nghiên cứu về quản lý CTĐT giáo viên tiếp cận CDIO ........... 19
1.1.4. Đánh giá chung về nghiên cứu tổng quan ........................................... 20
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN .......................................................... 21
1.2.1. Chương trình đào tạo .......................................................................... 21
1.2.2. Giáo viên tiểu học ............................................................................... 23
1.2.3. Tiếp cận CDIO ................................................................................... 24
1.2.4. Chương trình đào tạo giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO ...................... 27
1.2.5. Quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO ............................... 29
iv
1.3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TIẾP CẬN CDIO
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY ................................................................ 31
1.3.1. Khung năng lực giáo viên tiểu học trong bối cảnh hiện nay ................ 31
1.3.2. Mục tiêu, CĐR CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO .................... 34
1.3.3. Cấu trúc, nội dung CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO ........... 38
1.3.4. Dạy học và đánh giá trong CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO .. 44
1.4. VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU
HỌC TIẾP CẬN CDIO ................................................................................ 46
1.4.1. Sự cần thiết phải quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO ..... 46
1.4.2. Nội dung quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO............ 49
1.4.3. Chủ thể quản lý CTĐT đào tạo giáo viên tiểu học theo tiếp cận CDIO 59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................. 62
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TIẾP CẬN CDIO ................................................. 63
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
ĐƯỢC KHẢO SÁT ..................................................................................... 63
2.1.1. Trường Đại học Vinh .......................................................................... 63
2.1.2. Trường Đại học Thủ Dầu Một ............................................................ 65
2.1.3. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ....................................................... 67
2.1.4. Trường Đại học Sài Gòn ..................................................................... 69
2.1.5. Trường Đại học Quy Nhơn ................................................................. 70
2.2. KHÁI QUÁT VỀ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG .................................... 72
2.2.1. Mục đích khảo sát ............................................................................... 72
2.2.2. Đối tượng và mẫu khảo sát ................................................................. 72
2.2.3. Nội dung và công cụ khảo sát ............................................................. 73
2.2.4. Phương pháp khảo sát, xử lý số liệu ................................................... 73
2.3. THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
Ở CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIẾP CẬN CDIO ......................... 76
2.3.1. Thực trạng mục tiêu, CĐR CTĐT giáo viên tiểu học .......................... 76
v
2.3.2. Thực trạng cấu trúc, nội dung CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO
..................................................................................................................... 80
2.3.3. Thực trạng yêu cầu dạy học, đánh giá trong CTĐT giáo viên tiểu học tiếp
cận CDIO ..................................................................................................... 86
2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐÀO TẠO
GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TIẾP CẬN CDIO ................................................. 90
2.4.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên về ý nghĩa, tầm
quan trọng của quản lý CTĐT đào tạo giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO ..... 90
2.4.2. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp
cận CDIO ..................................................................................................... 92
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG .......................................... 119
2.5.1. Mặt mạnh ......................................................................................... 119
2.5.2. Hạn chế ............................................................................................ 121
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................... 124
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO
VIÊN TIỂU HỌC THEO TIẾP CẬN CDIO .............................................. 125
3.1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ............................................. 125
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu .................................................... 125
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ................................................... 125
3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống .................................................... 125
3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả .................................................... 126
3.1.5. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi ...................................................... 126
3.2. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
TIỂU HỌC TIẾP CẬN CDIO .................................................................... 126
3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên về
sự cần thiết phải quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO ............. 126
3.2.2. Quản lý xây dựng CĐR CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO cụ thể,
chi tiết ........................................................................................................ 130
vi
3.2.3. Quản lý thiết kế khung CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO theo
hướng học tập tích hợp và trải nghiệm chủ động của SV ............................ 139
3.2.4. Quản lý xây dựng chương trình môn học/học phần tiếp cận CDIO trong
đào tạo giáo viên tiểu học đảm bảo sự thống nhất giữa nội dung dạy học và
kiểm tra, đánh giá ....................................................................................... 144
3.2.5. Quản lý phát triển môi trường đổi mới sáng tạo trong thực hiện CTĐT
giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO................................................................ 151
3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ........................ 159
3.4. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP
ĐỀ XUẤT .................................................................................................. 162
3.4.1. Mục đích khảo sát ............................................................................. 162
3.4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát ................................................... 162
3.4.3. Đối tượng khảo sát ........................................................................... 162
3.4.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất
................................................................................................................... 163
3.5. THỬ NGHIỆM ................................................................................... 168
3.5.1. Tổ chức thử nghiệm .......................................................................... 168
3.5.2. Kết quả thử nghiệm .......................................................................... 170
3.5.3. Phân tích kết quả thử nghiệm ............................................................ 172
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................... 176
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 177
1. KẾT LUẬN ............................................................................................ 177
2. KHUYẾN NGHỊ .................................................................................... 178
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ............................................................ 179
ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .. 179
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 180
PHỤ LỤC 1
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT Từ viết tắt Nghĩa từ viết tắt
1 CDIO
Hình thành ý tưởng (Conceive) - Thiết
kế (Design) - Triển khai (Implement)
và Vận hành (Operate)
2 CĐR Chuẩn đầu ra
3 CT Chương trình
4 CTĐT Chương trình đào tạo
5 CTGD Chương trình giáo dục
6 CTGDPT Chương trình giáo dục phổ thông
7 ĐH Đại học
8 ĐBCL Đảm bảo chất lượng
9 ĐHSP Đại học sư phạm
10 ĐT Đào tạo
11 GD Giáo dục
12 GDĐH Giáo dục đại học
13 GDTH Giáo dục tiểu học
14 MTĐT Mục tiêu đào tạo
15 NCKH Nghiên cứu khoa học
16 NL Năng lực
17 QL Quản lý
18 SV Sinh viên
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: So sánh Chương trình đào tạo giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO và
Chương trình đào tạo giáo viên tiểu học không tiếp cận CDIO ..................... 40
Bảng 2.1. Thang đánh giá kết quả khảo sát các đối tượng cán bộ quản lý và giảng
viên cơ sở giáo dục đại học có đào tạo giáo viên tiểu học về ý nghĩa, tầm quan
trọng của quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO ............................. 74
Bảng 2.2. Thang đánh giá chia 7 mức ........................................................... 75
Bảng 2.3. Thực trạng cấu trúc, nội dung CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO ......... 84
Bảng 2.4. Thực trạng nội dung CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO ..... 89
Bảng 2.5. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của quản lý CTĐT
giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO của đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên . 90
Bảng 2.6. Thực trạng quản lý mục tiêu, CĐR CTĐT giáo viên tiểu học ....... 94
Bảng 2.7: Tỉ lệ giảng viên/SV sau khi quy đổi của các cơ sở đào tạo đều đáp
ứng được yêu cầu để thực hiện CTĐT giáo viên tiểu học ........................... 105
Bảng 3.1. Khung CĐR của CTĐT ngành GDTH tiếp cận CDIO .............. 134
Bảng 3.2. CĐR chi tiết đối với chủ đề Năng lực thực hành nghề nghiệp (cấp độ 3) .... 134
Bảng 3.3. Nội dung giảng dạy lí thuyết môn học/học phần ......................... 148
Bảng 3.4. Nội dung giảng dạy thực hành môn học/học phần ...................... 149
Bảng 3.5. Vai trò của các chủ thể quản lý trong tổ chức, chỉ đạo thực hiện các
giải pháp quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO......................... 161
Bảng 3.6. Tổng hợp các đối tượng đã được khảo sát .................................. 163
Bảng 3.7. Đánh giá sự cấp thiết của các giải pháp đề xuất (n=296) ............ 163
Bảng 3.8. Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất (n=296) ............ 165
Bảng 3.9. Kết quả tương quan giữa sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp
đề xuất ........................................................................................................ 167
Bảng 3.10. Kết quả đánh giá hiệu quả quản lý xây dựng CĐR CTĐT giáo viên
tiểu học tiếp cận CDIO của Trường ĐH Vinh trước thử nghiệm ................ 170
Bảng 3.11. Kết quả đánh giá hiệu quả quản lý xây dựng CĐR CTĐT giáo viên
ix
tiểu học tiếp cận CDIO của Trường ĐH Vinh sau thử nghiệm.................... 171
Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả đánh giá hiệu quả quản lý xây dựng CĐR CTĐT giáo viên tiểu
học tiếp cận CDIO của Trường ĐH Vinh trước và sau thử nghiệm ......................... 172
Bảng 3.1. Khung CĐR của CTĐT ngành GDTH tiếp cận CDIO ................ 35
Bảng 3.2. CĐR chi tiết đối với chủ đề Năng lực thực hành nghề nghiệp (cấp
độ 3) ............................................................................................................. 35
x
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Thực trạng mục tiêu, CĐR CTĐT giáo viên tiểu học ....................... 80
Biểu đồ 2. Thực trạng cấu trúc, nội dung CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận
CDIO ........................................................................................................... 86
Biểu đồ 3. Thực trạng dạy học, đánh giá trong CTĐT giáo viên tiểu học tiếp
cận CDIO ..................................................................................................... 90
Biểu đồ 4. Thực trạng quản lý mục tiêu, CĐR CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận
CDIO ........................................................................................................... 95
Biểu đồ 5. Thực trạng quản lý cấu trúc, nội dung CTĐT giáo viên tiểu học tiếp
cận CDIO ..................................................................................................... 98
Biểu đồ 6. Thực trạng quản lý cấu trúc, nội dung CTĐT giáo viên tiểu học tiếp
cận CDIO ................................................................................................... 100
Biểu đồ 7. Thực trạng quản lý hoạt động hỗ trợ dạy học CTĐT giáo viên tiểu
học tiếp cận CDIO ...................................................................................... 104
Biểu đồ 8. Thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên thực hiện CTĐT giáo viên
tiểu học tiếp cận CDIO ............................................................................... 108
Biểu đồ 9. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất phục vụ CTĐT giáo viên tiểu học
tiếp cận CDIO ............................................................................................ 110
Biểu đồ 10. Thực trạng quản lý kết quả học tập người học CTĐT giáo viên tiểu
học tiếp cận CDIO ...................................................................................... 116
Biểu đồ 11. Thực trạng quản lý cải tiến CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO
................................................................................................................... 119
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục tiểu học (GDTH) là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục
quốc dân nhằm mục tiêu “hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh
tiếp tục học trung học cơ sở” [3].
Đào tạo giáo viên tiểu học là một yêu cầu cấp thiết, đáp ứng nguồn nhân
lực cho các trường tiểu học, trong bối cảnh giáo dục tiểu học đang triển khai
thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT). Đây là chương
trình giáo dục được xây dựng dựa trên cơ sở bảo đảm “phát triển phẩm chất và
năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng
cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận
dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống;
tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên; thông qua
các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm
năng của mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo
dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó [9].
Chương trình đào tạo (CTĐT) là yếu tố cốt lõi khi nghiên cứu về một
mô hình giáo dục, một cơ sở đào tạo hay bất kỳ một nội dung nào liên quan đến
giáo dục. Hiểu về CTĐT một cách toàn diện và sâu sắc sẽ giúp cho những người
làm giáo dục có những định hướng rõ ràng hơn trong hoạt động đào tạo. Hơn
một thế kỉ qua, CTĐT luôn luôn là vấn đề được quan tâm nghiên cứu ở cả
phương diện lý luận và thực tiễn. Đối với xây dựng và phát triển CTĐT đã có
nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tùy vào cách tiếp cận khác nhau mà người ta
thiết kế nên những CTĐT khác nhau. Những mô hình CTĐT truyền thống
thường nhấn mạnh đầu vào, mục tiêu các môn học, nội dung, kiến thức và giảng
viên. Tuy nhiên, càng ngày sự tập trung càng chuyển dần sang đầu ra và kết
quả học tập của sinh viên (SV). Những mô hình gần đây quan tâm nhiều vào
những năng lực chung và sự hiểu biết của người học hơn là truyền đạt nội dung
2
kiến thức. Người học phải thích ứng được trong những bối cảnh khác nhau để
chứng minh rằng họ đã thông thạo những gì học được. Trong đó, đáng chú ý
nhất là cách tiếp cận năng lực thực hiện. Ở cách tiếp cận này, năng lực thực
hiện được hiểu là khả năng đối mặt với các tình huống phức tạp bằng cách huy
động kiến thức cụ thể và các nguồn lực nhận thức chung và phi nhận thức. Xuất
phát từ mối quan tâm ngày càng tăng về chất lượn