Luận án Quản lý đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh của học viên ở các trường sĩ quan Quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra

Ở Việt Nam, nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá xuất hiện từ những năm 70 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, những nghiên cứu này còn chưa được phổ biến rộng rãi. Phải đến những năm đầu thế kỷ XXI, các tác giả trong nước mới công bố những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Tác giả Đặng Bá Lãm (2003), Kiểm tra-đánh giá trong dạy học đại học [50], giới thiệu khái niệm, nguyên tắc, kỹ thuật đánh giá; tác giả Nguyễn Công Khanh (2004), Đánh giá và đo lường trong khoa học xã hội [49], đề xuất quy trình, kỹ thuật thiết kế, thích nghi và chuẩn hóa công cụ đo lường; tác giả Lâm Quang Thiệp (2012), Đo lường và đánh giá các hoạt động học tập trong nhà trường [77], giới thiệu phương pháp đo lường và phương pháp đánh giá trong giáo dục; tác giả Trần Khánh Đức (2014), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, chương 6, “Đo lường và đánh giá thành quả học tập” [28, tr.354-389], đã làm rõ khái niệm, các phương pháp kiểm tra, đánh giá và lý thuyết về đánh giá các tham số đặc trưng của câu hỏi và bài trắc nghiệm. Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh (2016), Đánh giá và đo lường kết quả học tập [69] trình bày những vấn đề chung về lý luận đánh giá và đánh giá KQHT như khái niệm, các loại hình, phương pháp đánh giá KQHT. Đây là những tài liệu có ý nghĩa quan trọng trong khoa học giáo dục, đặc biệt là đối với hoạt động đánh giá KQHT của người học. Tuy nhiên, nội dung của các nghiên cứu này cũng chỉ đề cập đến khái niệm, nguyên tắc, phương pháp đánh giá KQHT của người học nói chung, ở tất cả các cấp học, bậc học, chưa có công trình nào nghiên cứu đối tượng học viên ở các nhà trường Quân đội. Tác giả Hồ Thị Nhật (2019), Đánh giá vì sự tiến bộ của người học [64], đề cập đến xu thế mới của đánh giá KQHT, đánh giá vì sự tiến bộ của người học (assessment for learning), theo đó, “trọng tâm của đánh giá không phải là kiến thức, kỹ năng mà chuyển sang đánh giá năng lực thể hiện của người học” [64, tr.19]. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả Hồ Thị Nhật chỉ đề cập đến đánh giá nói chung, không đi sâu vào một môn học cụ thể như hướng nghiên cứu của luận án. Nghiên cứu về đánh giá mức độ đạt được CĐR các CTĐT, tác giả Đinh Thành Việt (2022) trong cuốn Phát triển, bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo và đo lường, đánh giá chuẩn đầu ra [97], đã trình bày khái niệm, nguyên tắc, quy trình và đề xuất các phương pháp đánh giá để đo lường, đánh giá mức độ người học đạt được các CĐR. Tác giả cho rằng, mục đích của việc đánh giá này là xác định mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm của người học so với yêu cầu của CTĐT, của học phần, trên cơ sở đó đánh giá được về năng lực thực chất của người học, đồng thời giúp cải tiến và nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo. Quan điểm của tác giả Đinh Thành Việt cũng là cách tiếp cận của luận án này.

doc236 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 06/01/2025 | Lượt xem: 24 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh của học viên ở các trường sĩ quan Quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định, không trùng lặp với các công trình khác đã công bố. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Bích Ngọc MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU 5 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 13 1.1. Các nghiên cứu về đánh giá kết quả học tập của người học 13 1.2. Các nghiên cứu về quản lý đánh giá kết quả học tập của người học 25 1.3. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 32 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP VÀ QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA 37 2.1. Những vấn đề lý luận về đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh của học viên ở các trường sĩ quan Quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra 37 2.2. Những vấn đề lý luận về quản lý đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh của học viên ở các trường sĩ quan Quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra 53 2.3. Các yếu tố tác động đến quản lý đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh của học viên ở các trường sĩ quan Quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra 68 Chương 3: THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP VÀ QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA 75 3.1. Khái quát về các trường sĩ quan Quân đội 75 3.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng 78 3.3. Thực trạng đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh của học viên ở các trường sĩ quan Quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra 82 3.4. Thực trạng quản lý đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh của học viên ở các trường sĩ quan Quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra 99 3.5. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quản lý đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh của học viên ở các trường sĩ quan Quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra 118 3.6 Đánh giá chung thực trạng và nguyên nhân thực trạng quản lý đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh của học viên ở các trường sĩ quan Quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra 121 Chương 4: BIỆN PHÁP VÀ KIỂM NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA 127 4.1. Biện pháp quản lý đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh của học viên ở các trường sĩ quan Quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra 127 4.2. Khảo nghiệm và thử nghiệm các biện pháp 155 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 169 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 173 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 174 PHỤ LỤC 189 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ GD&ĐT Bộ Quốc phòng BQP Cán bộ quản lý CBQL Chuẩn đầu ra CĐR Chương trình đào tạo CTĐT Công nghệ thông tin CNTT Kết quả học tập KQHT Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục-đào tạo KT&ĐBCL GD-ĐT Trường sĩ quan Quân đội TSQQĐ DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Nội dung Trang Bảng 3.1 Mẫu và các tham số nghiên cứu 79 Bảng 3.2 Thang đo các mức độ ảnh hưởng 81 Bảng 3.3 Tổng hợp ý kiến của CBQL, giảng viên và học viên về chuẩn đầu ra môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐ 83 Bảng 3.4 Tổng hợp ý kiến của CBQL, giảng viên và học viên về tiêu chí đánh giá 84 Bảng 3.5 Tổng hợp kết quả khảo sát học viên về nội dung đánh giá KQHT môn tiếng Anh 85 Bảng 3.6 Tổng hợp ý kiến của CBQL, giảng viên và học viên về tần suất sử dụng các phương pháp đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐ đáp ứng CĐR 87 Bảng 3.7 Tổng hợp ý kiến của CBQL, giảng viên và học viên về sự phù hợp và hiệu quả của các phương pháp đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQ 89 Bảng 3.8 Tổng hợp ý kiến của CBQL, giảng viên và học viên về công cụ đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐ đáp ứng CĐR 90 Bảng 3.9 Tổng hợp ý kiến của CBQL, giảng viên và học viên về hoạt động đánh giá của giảng viên 93 Bảng 3.10 Tổng hợp ý kiến của CBQL, giảng viên và học viên về phương thức phản hồi kết quả đánh giá 95 Bảng 3.11 Tổng hợp ý kiến của CBQL, giảng viên và học viên về tần suất sử dụng hình thức thi trực tuyến cho các loại hình đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐ 97 Bảng 3.12 Tổng hợp ý kiến của CBQL, giảng viên và học viên về hoạt động tự đánh giá của học viên 98 Bảng 3.13 Tổng hợp kết quả khảo sát CBQL, giảng viên về lập kế hoạch đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh của học viên 99 Bảng 3.14 Tổng hợp kết quả khảo sát CBQL, giảng viên về tổ chức thực hiện kế hoạch đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên đáp ứng CĐR 104 Bảng 3.15 Tổng hợp ý kiến của CBQL, giảng viên và học viên về cơ sở vật chất phục vụ đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐ 110 Bảng 3.16 Tổng hợp kết quả đánh giá của CBQL, giảng viên về kiểm tra, giám sát hoạt động đánh giá KQHT môn tiếng Anh đáp ứng CĐR 113 Bảng 3.17 Tổng hợp kết quả đánh giá của CBQL, giảng viên về thực hiện điều chỉnh sau đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên 116 Bảng 3.18 Kết quả khảo sát thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐ đáp ứng CĐR 119 Bảng 4.1 Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp 156 Bảng 4.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 158 Bảng 4.3 Sự tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 160 Bảng 4.4 Các tiêu chí đánh giá 163 Bảng 4.5 Kết quả khảo sát kiến thức của đội ngũ CBQL, giảng viên trước thử nghiệm 165 Bảng 4.6 Kết quả khảo sát kiến thức của đội ngũ CBQL, giảng viên sau thử nghiệm 165 Bảng 4.7 Kết quả kiểm định T-Test giữa hai biến 167 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ TT Tên sơ đồ Nội dung Trang 1. Hình 2.1 Quy trình đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐ đáp ứng CĐR 51 2. Hình 2.2 Mô hình quản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐ đáp ứng CĐR theo PDCA 58 3. Biểu đồ 3.1 Tổng hợp hiểu biết về mục đích của đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên đáp ứng CĐR (theo tỉ lệ %) 82 4. Biểu đồ 4.1 Kết quả so sánh giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý 161 5. Biểu đồ 4.2 So sánh kết quả kiểm tra kiến thức của cán bộ, giảng viên trước và sau khi thử nghiệm 166 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Kết quả học tập là thành tố quan trọng, là minh chứng rõ ràng nhất về chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học. Đánh giá KQHT của người học luôn được coi là khâu then chốt, “điều khiển cả quá trình dạy học” [147, tr.38]. Nghị quyết số 29/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo xác định, phải “đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra”; “đánh giá kết quả đào tạo đại học theo hướng chú trọng năng lực phân tích, sáng tạo và thích nghi với môi trường làm việc” [1, tr.6]. Muốn vậy, cần nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng giáo dục của đội ngũ CBQL giáo dục; đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo; nâng cao chất lượng, hiệu quả khoa học giáo dục và khoa học quản lý [1]. Trong bối cảnh phát triển giáo dục thế kỷ XXI, giáo dục theo CĐR, đánh giá theo CĐR là xu thế được các nước có nền giáo dục tiên tiến áp dụng từ những năm đầu của thế kỷ XXI và hiện đang được các trường đại học Việt Nam quan tâm, triển khai. Để thực hiện đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá KQHT của người học theo xu thế này, công tác quản lý đóng vai trò then chốt, quyết định. Trong tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh trở thành một công cụ đắc lực, là cầu nối để các quốc gia thấu hiểu và chia sẻ các giá trị của nhau. Nhận thức được tầm quan trọng của ngoại ngữ trong xu thế toàn cầu hóa, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương nhằm tăng cường dạy học ngoại ngữ ở các cấp học, bậc học. Ngày 15/01/2019, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019-2025, trong đó đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025: “100% sinh viên tốt nghiệp đạt CĐR kể cả chuẩn trình độ ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm để sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động” [16, tr.2]. Hiện thực hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước, BQP đã đề ra nhiều nội dung, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ trong các nhà trường Quân đội, góp phần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội trong tình hình mới. Tuy nhiên, cho đến nay trình độ ngoại ngữ của học viên các nhà trường Quân đội nhìn chung chưa đáp ứng so với mục tiêu, yêu cầu đào tạo, chất lượng dạy và học ngoại ngữ chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ của học viên còn nhiều hạn chế [20], [21] [37]. Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó liên quan nhiều đến quản lý dạy học nói chung, quản lý đánh giá KQHT môn ngoại ngữ của học viên nói riêng. Thực tiễn quản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐ những năm qua cho thấy: Mặc dù hệ thống quy chế, quy định trong thi, kiểm tra, đánh giá KQHT của học viên đã có nhiều đổi mới, các cấp quản lý đã có nhiều chủ trương, biện pháp trong tổ chức, chỉ đạo, điều hành nhằm nâng cao chất lượng công tác thi, kiểm tra, đánh giá KQHT của học viên, song vẫn còn những hạn chế nhất định về nhận thức, về chỉ đạo thực hiện quy trình đánh giá, về tiêu chí, công cụ đánh giá cũng như năng lực của đội ngũ giảng viên, đặc biệt là năng lực trong đánh giá KQHT của học viên ở các TSQQĐ đáp ứng CĐR [12], [18], [20], [21] [98]. Nghiên cứu về đánh giá KQHT và quản lý đánh giá KQHT của sinh viên nói chung và học viên ở các TSQQĐ nói riêng đã được các nhà khoa học ở trong nước và nước ngoài đi sâu nghiên cứu. Các tác giả đã làm rõ khái niệm, vai trò, nguyên tắc, quy trình đánh giá; các nội dung và biện pháp quản lý đánh giá KQHT của người học. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu luận giải về quản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐ đáp ứng CĐR; do vậy, đây là vấn đề có tính cấp thiết, cần được nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, giúp các cấp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh ở các TSQQĐ đáp ứng CĐR trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn “Quản lý đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh của học viên ở các trường sĩ quan Quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra” làm đề tài luận án, với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh của các TSQQĐ. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn quản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐ đáp ứng CĐR, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nhằm quản lý khoa học, chặt chẽ hoạt động đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐ đáp ứng CĐR, bảo đảm tính chính xác, khách quan và phát huy vai trò của hoạt động này, góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh ở các TSQQĐ hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan và xác định những vấn đề đặt ra mà luận án cần tập trung nghiên cứu. - Xây dựng lý luận về đánh giá KQHT và quản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐ đáp ứng CĐR. - Khảo sát, đánh giá thực trạng đánh giá KQHT môn tiếng Anh và quản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên TSQQĐ đáp ứng CĐR. - Đề xuất các biện pháp quản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐ đáp ứng CĐR. - Khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi và thử nghiệm một biện pháp đã đề xuất trong luận án. 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Quản lý dạy học môn tiếng Anh ở các TSQQĐ đáp ứng CĐR. Đối tượng nghiên cứu Quản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐ đáp ứng CĐR. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận án nghiên cứu quản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên đào tạo trình độ đại học, cấp phân đội ở các TSQQĐ (học viên tiếng Anh không chuyên) dựa trên mô hình quản lý PDCA. - Phạm vi đối tượng khảo sát: Khảo sát đội ngũ CBQL, giảng viên tiếng Anh và học viên đào tạo trình độ đại học, cấp phân đội ở 05 TSQQĐ: Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Pháo binh, Trường Sĩ quan Không quân, Trường Sĩ quan Thông tin. - Phạm vi về thời gian: Các số liệu được sử dụng trong luận án được khảo sát, điều tra, tổng hợp trong 05 năm, từ 2018 đến 2023. 4. Giả thuyết khoa học Quản lý đánh giá KQHT của học viên đáp ứng CĐR giữ vai trò quan trọng trong nâng cao chất lượng dạy học ở các TSQQĐ. Hiện nay, quản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐ đáp ứng CĐR còn bộc lộ nhiều hạn chế. Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên đáp ứng CĐR dựa trên các bước của mô hình quản lý PDCA theo hướng nâng cao nhận thức và năng lực, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy; phát triển CĐR môn tiếng Anh làm cơ sở xây dựng công cụ đánh giá, điều chỉnh nội dung, phương pháp đánh giá và chỉ đạo tăng cường ứng dụng CNTT thì sẽ quản lý có hiệu quả hoạt động đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên đáp ứng CĐR, góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh ở các TSQQĐ. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận án được xây dựng trên cơ sở lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới, chấn hưng giáo dục Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chủ trương của Quân ủy Trung ương về đổi mới giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Cơ sở thực tiễn Những đánh giá định lượng, định tính về thực trạng đánh giá KQHT và quản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên trình bày trong luận án được rút ra trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát thực tiễn ở các TSQQĐ. Đó cũng là cơ sở thực tiễn để luận án đề xuất các biện pháp quản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐ đáp ứng CĐR. Quan điểm tiếp cận Tiếp cận hệ thống-cấu trúc: Luận án xem xét hoạt động quản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐ là một bộ phận của quản lý dạy học ở nhà trường. Vì vậy, cần nghiên cứu hoạt động này trong mối quan hệ với các bộ phận, yếu tố khác của hoạt động dạy học môn tiếng Anh như chủ thể (người dạy), khách thể (người học), đồng thời tính đến các điều kiện khách quan và chủ quan (môi trường, cơ sở vật chất) tác động, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả quản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐ đáp ứng CĐR. Tiếp cận lịch sử-logic: Với các tiếp cận này, quản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐ đáp ứng CĐR được xem xét trong bối cảnh đổi mới giáo dục nói chung và đánh giá người học nói riêng, đồng thời vận dụng các quy luật lôgic của tư duy hình thức và tư duy biện chứng để hình thành, sắp xếp các khái niệm, phạm trù quản lý đánh giá KQHT đáp ứng CĐR. Ngoài ra, cách tiếp cận này cũng nhằm giải thích quá trình vận động phát triển trình độ, năng lực tiếng Anh của học viên trong quá trình dạy học. Tiếp cận thực tiễn: Quá trình nghiên cứu phải bám sát thực tiễn của các TSQQĐ; phát hiện được những mâu thuẫn, những khó khăn của thực tiễn để đề xuất các biện pháp quản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐ đáp ứng CĐR có cơ sở khoa học và có tính khả thi. Tiếp cận dựa trên CĐR: Là phương thức tiếp cận, xây dựng và vận hành CTĐT dựa trên những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học được kỳ vọng tiếp thu và thể hiện thành công khi tốt nghiệp. Đánh giá KQHT của học viên các TSQQĐ theo tiếp cận CĐR đòi hỏi các khâu của quy trình đánh giá phải căn cứ trên CĐR và hướng đến mục tiêu cuối cùng là học viên đạt được CĐR môn tiếng Anh của nhà trường. Quản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên đáp ứng CĐR yêu cầu các nhà quản lý phải đề xuất được các biện pháp để hoạt động đánh giá đạt được mục tiêu đề ra. Tiếp cận PDCA: Mô hình PDCA (Plan/Lập kế hoạch-Do/Thực hiện kế hoạch-Check/Kiểm tra-Act/Hành động) được vận dụng trong luận án để xác định các nội dung quản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐ đáp ứng CĐR. Đây cũng là cách tiếp cận để triển khai các biện pháp quản lý hoạt động này. Phương pháp nghiên cứu - Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá tài liệu liên quan đến đánh giá KQHT và quản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của người học đáp ứng CĐR, trên cơ sở đó sắp xếp thành hệ thống lý luận của đề tài luận án. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra: Sử dụng các mẫu phiếu trưng cầu ý kiến các lực lượng có liên quan trực tiếp đến đề tài: Các đồng chí trong Ban Giám hiệu, cán bộ Phòng Đào tạo, Ban KT&ĐBCL GD-ĐT và Chỉ huy Khoa, Chủ nhiệm Bộ môn, giảng viên tiếng Anh của các TSQQĐ để tìm hiểu thực trạng đánh giá KQHT và quản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐ đáp ứng CĐR. Phương pháp phỏng vấn, trao đổi: Trao đổi, phỏng vấn đại diện Ban Giám hiệu, cơ quan quản lý và Khoa, Bộ môn, giảng viên dạy môn tiếng Anh ở các TSQQĐ, nhằm làm rõ thực trạng đánh giá và quản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở một số TSQQĐ đáp ứng CĐR. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm giáo dục: Nghiên cứu báo cáo tổng kết thực hiện công tác KT&ĐBCL GD-ĐT, công tác đào tạo ngoại ngữ ở các nhà trường Quân đội của các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng (Cục Nhà trường/Bộ Tổng Tham mưu) liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ năm 2018 đến 2022; Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ, Báo cáo tổng kết năm học của các TSQQĐ, hệ thống văn bản, các bộ công cụ đánh giá và các biên bản nghiệm thu ngân hàng đề thi các học phần tiếng Anh), CTĐT, đề cương chi tiết môn học, bài giảng, kế hoạch giảng bài của giảng viên, bài thi của học viên, bảng tổng hợp kết quả thi, kiểm tra môn tiếng Anh của học viên. Phương pháp quan sát: Quan sát hệ thống cơ sở vật chất, thư viện của các nhà trường nhằm tìm hiểu về điều kiện bảo đảm hoạt động đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐ; quan sát hoạt động đánh giá KQHT và quản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐ. Phương pháp khảo nghiệm và thử nghiệm: Tổ chức tiến hành khảo nghiệm mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất thông qua khảo sát, xin ý kiến CBQL, giảng viên tiếng Anh và học viên ở một số trường. Tiến hành thử nghiệm 01 biện pháp. - Nhóm phương pháp hỗ trợ: Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của một số nhà khoa học thuộc lĩnh vực quản lý giáo dục về các biện pháp quản lý đánh giá KQHT của học viên ở các TSQQĐ đáp ứng CĐR và một số vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng các công thức toán thống kê như tính giá trị trung bình, hệ số tương quan, với sự hỗ trợ của phần mềm tin học SPSS 20.0 để xử lý, định lượng các số liệu và kết quả nghiên cứu nhằm xác định mức độ tin cậy của việc điều tra và phân tích kết quả nghiên cứu của đề tài. 6. Những đóng góp mới của luận án Về lý luận Luận án đã phát hiện những vấn đề mới để bổ sung, làm sáng tỏ và phát triển lý luận về đánh giá KQHT và quản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐ đáp ứng CĐR như mục tiêu, nội dung, phương pháp, nguyên tắc, quy trình đánh giá; khái niệm, nội dung quản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐ đáp ứng CĐR. Về thực tiễn Luận án cung cấp cái nhìn khách quan về thực trạng hoạt động đánh giá KQHT và quản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐ; đề xuất được các biện pháp quản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐ đáp ứng CĐR, giúp các chủ thể quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh ở các TSQQĐ trong giai đoạn tiếp theo. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Về lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, phát triển lý luận về quản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐ đáp ứng CĐR, đồng thời nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên ở các TSQQĐ về đánh giá KQHT của học viên đáp ứng CĐR. Về thực tiễn Luận án phản ánh khách quan thực trạng quản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐ đáp ứng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_quan_ly_danh_gia_ket_qua_hoc_tap_mon_tieng_anh_cua_h.doc
  • doc1 BIA LUAN AN.doc
  • doc2 BIA TOM TAT TIENG VIET.doc
  • doc2 TOM TAT TIENG VIET.doc
  • doc3 BIA TOM TAT TIENG ANH.doc
  • doc3 TOM TAT TIENG ANH.doc
  • doc4 THONG TIN MANG TIENG ANH.doc
  • doc4 THONG TIN MANG TIENG VIET.doc
Luận văn liên quan