Đầu tư công luôn là hoạt động rất quan trọng của các quốc gia, nhất là
các quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa. Những năm gần đây, đầu
tư công càng được đặc biệt quan tâm do nhiều quốc gia trên thế giới đều
muốn dùng đầu tư công để tạo môi trường và kích thích phát triển, muốn tăng
hiệu quả đầu tư công trong bối cảnh nợ công tăng, nhất là sau khủng hoảng tài
chính toàn cầu năm 2008. Tại Việt Nam, trong bối cảnh mục tiêu phát triển
rất cao, ngân sách luôn thiếu hụt, nợ công có xu hướng tăng cao, nhiều dự án
đầu tư công kém hiệu quả, vấn đề đầu tư công càng trở thành tâm điểm thảo
luận của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý nhà nước và dân chúng.
Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực đào tạo, Việt Nam
có nhiều nét riêng. Cùng với quá trình đổi mới toàn diện của đất nước, sự
nghiệp giáo dục – đào tạo của nước ta cũng được đổi mới cả về tổ chức, thể
chế, quản lý và nội dung, chương trình, phương pháp. Đầu tư trong các đơn vị
này chủ yếu là đầu tư công nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) và quản
lý đầu tư của các đơn vị này đang được đổi mới, từng bước hoàn thiện
183 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THẾ TRUNG
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2018
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THẾ TRUNG
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 62.34.04.10
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS, TS Kim Văn Chính
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được
trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả
Nguyễn Thế Trung
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.................................................................. 10
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về quản lý đầu tư .......... 10
1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước về quản lý đầu tư........... 18
1.3. Những giá trị của các công trình nghiên cứu luận án cần tham khảo
và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ......................................................... 25
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP DỰ TOÁN CẤP I ......................... 28
2.1. Một số vấn đề chung về quản lý đầu tư ......................................... 28
2.2. Quản lý đầu tư của đơn vị sự nghiệp dự toán cấp I ....................... 39
2.3. Một số kinh nghiệm về quản lý đầu tư công và bài học kinh nghiệm
......................................................................................................................... 59
Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN
CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ................................................. 70
3.1. Khái quát về Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và bộ máy
quản lý đầu tư của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ....................... 70
3.2. Thực trạng đầu tư của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 77
3.3. Thực trạng quản lý đầu tư của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2017 ................................................... 81
3.4. Đánh giá thực trạng quản lý đầu tư của Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2017..................................... 111
Chương 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH .......................... 125
4.1. Dự báo nhu cầu và phương hướng hoàn thiện quản lý đầu tư của
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.................................................... 125
4.2. Các giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý đầu tư của Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ................................................................... 134
4.3. Một số kiến nghị .......................................................................... 151
KẾT LUẬN ........................................................................................ 153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................... 157
PHỤ LỤC .......................................................................................... 165
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNTT Công nghệ thông tin
ĐTPT Đầu tư phát triển
HVCTQGHCM Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
HV1 Học viện Chính trị khu vực I
HV2 Học viện Chính trị khu vực II
HV3 Học viện Chính trị khu vực III
HV4 Học viện Chính trị khu vực IV
HVBC Học viện Báo chí và Tuyên truyền
KBNN Kho bạc nhà nước
NSNN Ngân sách nhà nước
TTHV Trung tâm Học viện
UBND Ủy ban nhân dân
VPHV Văn phòng Học viện
VĐT Vốn đầu tư
XDCB Xây dựng cơ bản
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Các công trình đầu tư giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2017........ 78
Bảng 3.2. Các công trình đầu tư hoàn thành và đưa vào sử dụng giai đoạn từ
năm 2007 đến năm 2017 ................................................................................. 79
Bảng 3.3. Các công trình đầu tư còn dang dở giai đoạn từ năm 2007 đến năm
2017................................................................................................................. 80
Bảng 3.4. Phân bổ kinh phí đầu tư xây dựng của Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh.................................................................................................... 91
Bảng 3. 5. Các dự án đầu tư được duyệt và điều chỉnh từ năm 2007 đến năm
2017)................................................................................................................ 93
Bảng 3.6. Tỷ lệ giải ngân các dự án đầu tư từ năm 2007 đến năm 2017........ 99
Bảng 3.7. Các dự án đầu tư được quyết toán từ năm 2007 đến năm 2017 .. 101
Bảng 3.8. Thời hạn quyết toán vốn đầu tư dự án đã hoàn thành .................. 102
Bảng 4.1. Tổng hợp nhu cầu về vốn đầu tư giai đoạn từ năm 2018 đến năm
2025............................................................................................................... 130
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Trình tự đầu tư xây dựng ............................................................... 37
Sơ đồ 2.2. Chu trình quản lý đơn vị sự nghiệp dự toán cấp I ......................... 37
Sơ đồ 2.3. Lập kế hoạch đầu tư của đơn vị sự nghiệp dự toán cấp I .............. 43
Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh ................................................................................................................ 74
Sơ đồ 3.2. Lập quy hoạch xây dựng chi tiết của Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh.................................................................................................. 106
Sơ đồ 4.1. Cải tiến quy trình tổ chức thẩm định dự án đầu tư ở Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ................................................................... 141
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đầu tư công luôn là hoạt động rất quan trọng của các quốc gia, nhất là
các quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa. Những năm gần đây, đầu
tư công càng được đặc biệt quan tâm do nhiều quốc gia trên thế giới đều
muốn dùng đầu tư công để tạo môi trường và kích thích phát triển, muốn tăng
hiệu quả đầu tư công trong bối cảnh nợ công tăng, nhất là sau khủng hoảng tài
chính toàn cầu năm 2008. Tại Việt Nam, trong bối cảnh mục tiêu phát triển
rất cao, ngân sách luôn thiếu hụt, nợ công có xu hướng tăng cao, nhiều dự án
đầu tư công kém hiệu quả, vấn đề đầu tư công càng trở thành tâm điểm thảo
luận của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý nhà nước và dân chúng.
Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực đào tạo, Việt Nam
có nhiều nét riêng. Cùng với quá trình đổi mới toàn diện của đất nước, sự
nghiệp giáo dục – đào tạo của nước ta cũng được đổi mới cả về tổ chức, thể
chế, quản lý và nội dung, chương trình, phương pháp. Đầu tư trong các đơn vị
này chủ yếu là đầu tư công nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) và quản
lý đầu tư của các đơn vị này đang được đổi mới, từng bước hoàn thiện.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (HVCTQGHCM) với tư
cách là một cơ sở đào tạo đầu ngành, một đơn vị sự nghiệp dự toán cấp I
cũng đã có nhiều đổi mới cho phù hợp với những thay đổi của đất nước.
Cùng với việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học
và các mặt công tác khác, công tác quản lý đầu tư, cụ thể trong xây dựng
cơ sơ vật chất của HVCTQGHCM cũng được Đảng và Nhà nước quan tâm
định hướng để phù hợp với nhiệm vụ trong giai đoạn mới, từ Nghị quyết số
52-NQ/TW ngày 30/7/2005 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất
lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học của
HVCTQGHCM, xác định rõ:“Từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ
thuật của HVCTQGHCM để tương xứng một trung tâm đào tạo và nghiên
2
cứu lớn của quốc gia và khu vực. Trong những năm tới, ưu tiên đầu tư theo
quy hoạch, chú trọng đầu tư về công nghệ thông tin (CNTT)”[1]. Sau hơn
10 năm HVCTQGHCM là đơn vị dự toán cấp I, đến ngày 06/01/2014 Bộ
Chính trị có Quyết định số 224-QĐ/TW ngày 06/01/2014 về chức năng
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của HVCTQGHCM và Nghị định số 48/2014-
CP ngày 19/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của HVCTQGHCM (thay thế Nghị định
số 129/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/12/2008); Nghị quyết số 32-
NQ/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao
chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh
đạo quản lý. [2]
Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới, HVCTQGHCM đã không ngừng
đổi mới, đầu tư cải tạo và đầu tư mới tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
đào tạo, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, thực hiện nhiệm vụ chính trị mà
Đảng và Nhà nước đã giao. Hoạt động đầu tư và quản lý đầu tư của
HVCTQGHCM đã trở thành lĩnh vực rất quan trọng trong quản lý tài chính
của Học viện. Quản lý đầu tư của HVCTQGHCM từ chỗ chỉ quản lý như một
đơn vị thực hiện trực thuộc Ban Tài chính quản trị trung ương (nay là Văn
phòng Trung ương) đến nay đã thực hiện quản lý đầu tư của một đơn vị dự
toán cấp I. Tuy nhiên, xét về quy trình, cơ chế và chất lượng quản lý đầu tư,
công tác này ở HVCTQGHCM còn nhiều bất cập, hệ quả là quy mô xây
dựng, chất lượng công trình cũng như mục đích công năng sử dụng còn nhiều
điểm chưa phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của hệ thống
HVCTQGHCM. Nhiều công trình quy mô quá nhỏ, quá chật hẹp rất khó khăn
khi bố trí sử dụng vào các hoạt động chuyên môn; các hạng mục phụ trợ
không đồng bộ, không hoàn chỉnh làm giảm hiệu quả sử dụng của công trình,
các trang thiết bị phục vụ chưa đồng bộ, lạc hậu, tính năng chưa phù hợp.
Công tác quản lý đầu tư ở các cấp (cấp chủ quản đầu tư, chủ đầu tư, các ban
quản lý dự án) còn bộc lộ nhiều thiếu sót. Bộ máy quản lý đầu tư ở các cấp
3
chưa chuyên nghiệp, kỹ năng nghiệp vụ yếu, thường kiêm nhiệm, kết quả là
lúng túng khi thực hiện nhiệm vụ, chất lượng quản lý yếu.
Tình hình đó đòi hỏi HVCTQGHCM phải có những đổi mới mạnh mẽ
hơn nữa trong quản lý nói chung và quản lý đầu tư nói riêng. Muốn vậy, trước
hết phải có những nghiên cứu, đối với quản lý đầu tư là nghiên cứu toàn diện
và thực tiễn về công tác quản lý đầu tư của HVCTQGHCM, đánh giá hiện
trạng quản lý đầu tư công và từ đó đề xuất các giải pháp đổi mới và hoàn
thiện quản lý đầu tư của HVCTQGHCM nhằm phát huy những ưu điểm, khắp
phục được những hạn chế, tồn tại, giúp HVCTQGHCM có thể phát triển đúng
với tiềm năng thế mạnh của mình. Chính vì vậy: “Quản lý đầu tư của Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu
luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư và quản lý
đầu tư của HVCTQGHCM, luận án, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý đầu
tư tại HVCTQGHCM trong giai đoạn 2007-2017, rút ra những kết quả đạt
được, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp hoàn thiện
quản lý đầu tư của HVCTQGHCM trong thời gian tới (giai đoạn 2018-2025).
2.2. Nhiệm vụ
Trên cơ sở mục tiêu nêu trên, luận án xác định nhiệm vụ nghiên cứu
như sau:
- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận và pháp lý cơ bản về
đầu tư, quản lý đầu tư của đơn vị sự nghiệp dự toán cấp I và quản lý đầu tư
của HVCTQGHCM nói riêng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý đầu tư tại HVCTQGHCM, rút
ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.
- Làm rõ căn cứ, đề xuất các giải pháp để thực hiện có hiệu quả quản lý
4
đầu tư tại HVCTQGHCM.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định là nội dung quản lý đầu
tư xây dựng từ nguồn NSNN của HVCTQGHCM với tư cách là đơn vị sự
nghiệp dự toán cấp I. Các nội dung quản lý đầu tư bao gồm tất cả các khâu của
quá trình quản lý đầu tư: từ quản lý quy hoạch, kế hoạch đầu tư, triển khai kế
hoạch đầu tư (chủ trương đầu tư, quy hoạch, kế hoạch đầu tư), quyết định đầu tư,
giám sát hoạt động đầu tư đến khâu kết thúc đầu tư đối với vốn đầu tư (VĐT) từ
NSNN chi cho phát triển sự nghiệp theo những quy định của Nhà nước đối với
quản lý đầu tư tại HVCTQGHCM. Vế cấp độ, nội dung quản lý đầu tư được tiếp
cận từ góc độ quản lý của đơn vị sự nghiệp dự toán cấp I đối với toàn bộ đầu tư
được Nhà nước giao cho HVCTQGHCM quản lý và thực hiện. Các nội dung
quản lý cụ thể của các đơn vị sự nghiệp dự toán cấp II, cấp III chỉ được xem xét
trong chừng mực làm rõ tính hệ thống của công tác quản lý đầu tư của cơ quan
sự nghiệp dự toán ngân sách cấp I là HVCTQGHCM.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn NSNN
trong cả hệ thống HVCTQGHCM, bao gồm tại Trung tâm học viện (TTHV)
số 135, đường Nguyễn Phong Sắc, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, thành
phố Hà Nội; 4 Học viện khu vực: Học viện Chính trị khu vực I (HV1) số 15,
đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Học viện
Chính trị khu vực II (HV2) số 99, đường Man Thiện, phường Hiệp Phú, quận
9, thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị khu vực III (HV3) số 232,
đường Nguyễn Công Trứ, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, Học viện
Chính trị khu vực IV (HV4) số 6, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài, phường An
Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ; 1 Học viện Chuyên ngành: Học
viện Báo chí và Tuyên Truyền (HVBC) số 36, đường Xuân Thủy, quận Cầu
5
Giấy, thành phố Hà Nội. Luận án loại trừ, không nghiên cứu quản lý đầu tư của
Học viện chuyên ngành trực thuộc là Học viện Hành chính giai đoạn ngày từ
ngày 28 tháng 5 năm 2013 đến hết niên độ ngân sách năm 2014, tại vì Học viện
Hành chính đã được tách khỏi chủ quản là HVCTQGHCM (theo Kết luận số
64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương
Khóa XI, Kế hoạch số 12-KH/TW ngày 18/9/2013 của Bộ Chính trị về một số
vấn đề tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở;
Công văn số 176-CV/TW ngày 23/10/2013 của Ban Bí thư về việc chuyển Học
viện Hành chính từ HVCTQGHCM về trực thuộc Bộ Nội vụ).
- Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng quản lý đầu tư
của HVCTQGHCM trong giai đoạn 2007 - 2017 (mốc thời gian 2007 là thời
gian sau hơn 1 năm có Quyết định số 149-QĐ-TW ngày 02 tháng 8 năm 2005
của Bộ Chính trị và Nghị định 48/2006/NĐ-CP ngày 17/5/2006, trong đó
HVCTQGHCM là đơn vị sự nghiệp dự toán tài chính cấp I).
- Phạm vi về nội dung quản lý: Quản lý đầu tư có thể được tiếp cận
từ nhiều góc độ khác nhau như: cơ chế quản lý, bộ máy quản lý... Nghiên
cứu trong luận án được nghiên cứu sinh tiếp cận từ góc độ quản lý đầu tư
công với các chức năng, nội dung quản lý của đơn vị sự nghiệp dự toán cấp
1 (HVCTQGHCM) là cơ quan được Nhà nước giao trực tiếp quản lý, sử
dụng VĐT xây dựng cấp phát từ NSNN; do đó, phạm vi về nội dung quản
lý được xác định là những vấn đề có liên quan đến ba giai đoạn chính của
quá trình quản lý đầu tư: lập kế hoạch đầu tư, triển khai thực hiện kế hoạch
đầu tư và giám sát kiểm tra đánh giá đầu tư (chủ yếu là đầu tư xây dựng từ
nguồn vốn NSNN).
Các nội dung về cơ chế quản lý (cơ chế của Nhà nước và cơ chế nội bộ
HVCTQGHCM) trong quản lý đầu tư và tổ chức bộ máy quản lý đầu tư cũng
được xem xét trong Luận án nhưng chỉ trong chừng mực để bổ sung và làm rõ
thêm các nội dung quản lý theo tiếp cận quá trình đã nêu trên.
6
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận:
Luận án sử dụng những phương pháp nghiên cứu chung mang tính phương
pháp luận dựa trên cơ sở vận dụng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-
Lênin, cụ thể là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem
xét, trình bày và kiến giải các biện pháp về quản lý đầu tư của một đơn vị sự
nghiệp dự toán cấp I trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Luận án bám sát các quan điểm, đường lối, chủ trương, pháp luật của
Đảng và Nhà nước về cải cách kinh tế nói chung, về cơ chế quản lý và quản
lý đầu tư công nói riêng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Phương pháp nghiên cứu chủ đạo được sử dụng trong luận án là phân
tích và tổng hợp.
Ngoài ra, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành
như phương pháp tổng hợp tư liệu, điều tra lấy ý kiến của các nhà quản lý,
thống kê, so sánh Các kết luận của luận án được đưa ra dựa trên cơ sở tham
khảo tài liệu đã công bố, kết hợp các phân tích, suy luận lôgic và các số liệu
tổng hợp, thu thập được.
Tùy từng nội dung, mục tiêu nghiên cứu, luận án sẽ sử dụng những
phương pháp nghiên cứu phù hợp:
Đối với các mục tiêu tổng hợp, hệ thống hóa có bổ sung, kết luận
những vấn đề lý thuyết ở Chương 1 và Chương 2, phương pháp chủ đạo được
sử dụng là nghiên cứu tài liệu có liên quan, thu thập và tổng hợp những tài
liệu trong và ngoài nước, qua đó xây dựng khung lý thuyết cho các nội dung
nghiên cứu tiếp theo.
Ở nội dung Chương 3 phân tích, đánh giá thực trạng quản lý đầu tư
tại HVCTQGHCM, phương pháp chủ đạo được sử dụng là phương pháp thu
thập tư liệu, số liệu tại đơn vị quản lý, các đơn vị trực tiếp quản lý và thực
7
hiện đầu tư; điều tra khảo sát các đối tượng có liên quan, phân tích, so
sánh, đánh giá
Ở Chương 4, phương pháp chủ đạo được sử dụng là phương pháp phân
tích - tổng hợp, đề xuất giải pháp dựa trên suy luận logic từ các kết quả phân
tích ở các nội dung trước.
Phương pháp điều tra khảo sát được sử dụng để đánh giá thực trạng,
củng cố thêm các kết luận và đề xuất các giải pháp có tính thực tiễn, khả thi.
Phương pháp này được sử dụng trong Chương 3 và Chương 4 của Luận án.
4.3. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp:
Nguồn tài liệu, số liệu sử dụng bao gồm: hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật của Đảng và Nhà nước liên quan đến quản lý đầu tư; các số liệu thứ
cấp từ sách, các công trình nghiên cứu, các báo cáo, kết quả công bố của một
số cuộc điều tra, số liệu nghiên cứu các đề án, điều tra, khảo sát của Chính
phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và HVCTQGHCM.
- Số liệu sơ cấp:
Các thông tin, số liệu sơ cấp được thực hiện trong quá trình nghiên cứu
bằng các phương pháp điều tra xã hội học do tác giả thực hiện: tiến hành phát
phiếu hỏi liên quan đến các nội dung của quản lý đầu tư đối với 2 nhóm đối
tượng (103 cán bộ liên quan đến quản lý đầu tư tại các đơn vị sự nghiệp dự
toán cấp 1, cấp 2, cấp 3 và 87 cán bộ, học viên trực tiếp sử dụng sản phẩm
đầu tư tại các đơn vị trực thuộc HVCTQGHCM).
Dữ liệu, số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra bằng phiếu tiêu
chuẩn được thực hiện bằng cách lựa chọn đại diện các cán bộ trực tiếp quản lý
đầu tư xây dựng tại các đơn vị trực thuộc HVCTQGHCM để thu thập thông tin.
Tổng số phiếu lấy ý kiến: 200 phiếu; số phiếu thu về: 190 phiếu.
4.4. Phương pháp phân tích số liệu
- Thống kê so sánh: để phân tích, đánh giá và so sánh giữa các thời
điểm, thời kỳ; so sánh các chỉ tiêu phản ánh thực trạng.
8
- Thống kê mô tả: sử dụng các số bình quân, số tương đối, số tuyệt đối,
biểu bảng, số liệu, sơ đồ biểu diễn các nội dung của Luận án.
- Sử dụng phương pháp chuyên gia để xử thông tin thu được sau điều
tra, rút ra những nhận xét cần thiết phục vụ cho nghiên cứu của Luận án.
5. Đóng góp mới của luận án
Đây là một đề tài nghiên cứu gắn lý luận với thực tiễn và do vậy, mục
tiêu chính vẫn hướng tới là tổng kết lý luận, đánh giá thực tiễn qua đó làm cơ
sở để đề xuất hệ thống giải pháp, định hướng quản lý hoạt động đầu tư và
kiến nghị phù hợp. Tuy nhiên, quản lý đầu tư của HVCTQGHCM khá phức
tạp do những biến động về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức qua từng giai
đoạn và những văn bản pháp lý về đầu tư xây dựng do Nhà nước ban hành
thường xuyên thay đổi, do đó, những đóng góp của luận án về mặt lý