Luận án Quản lý dạy học môn tiếng anh cho sinh viên ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật theo tiếp cận năng lực

Trong thời đại toàn cầu hóa, tiếng Anh trở thành phương tiện vô cùng quan trọng, là công cụ đắc lực và có sức mạnh tiên quyết, tạo điều kiện cho thế hệ trẻ hòa nhập cùng với cộng đồng quốc tế và khu vực, tiếp cận thế giới hiện đại, tiếp cận những nền văn hóa khác. Đối với SV, tiếng Anh giúp họ mở rộng cơ hội học tập, tiếp cận thông tin và khoa học kỹ thuật tiên tiến, mở rộng cơ hội việc làm sau khi SV ra trường. Chính vì thế, UNESCO cho rằng, một trong những yêu cầu quan trọng đối với SV tốt nghiệp ĐH là phải có khả năng làm chủ tiếng Anh và xem tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng được NN và để đáp ứng yêu cầu hội nhập và hợp tác quốc tế, Chính phủ Việt Nam đã ra quyết định số 1400/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” [48] là một minh chứng cụ thể nhằm tạo ra những thay đổi tích cực cho việc nâng cao chất lương dạy và học ngoại ngữ trên toàn quốc. Đề án chỉ rõ khuyến khích các trường chọn môn tiếng Anh làm ngoại ngữ giảng dạy cho SV và SV không chuyên ngữ sau khi tốt nghệp đạt bậc 3 khung năng lực (B1). SV phải biết sử dụng tiếng Anh một cách độc lập, tự tin khi giao tiếp, làm việc và học tập trong môi trường hội nhập, đa văn hóa, đa ngôn ngữ. Như vậy, xã hội đặt hàng cho ngành GD & ĐT nguồn nhân lực chất lượng với yêu cầu SV có khả năng sử dụng được tiếng Anh thông thạo cũng để tiếp cận bắt kịp được nền công nghệ tiên tiến thế giới, nên việc nâng cao chất lượng DH môn tiếng Anh chính là nhiệm vụ quan trọng của các trường đại học [2]. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, chất lượng tiếng Anh của SV ra trường vẫn còn ở mức thấp. Đa số SV ra trường khó tìm kiếm việc làm vì trình độ ngoại ngữ không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Năm 2011, nguồn từ Bộ GD & ĐT cho thấy cả nước có tới 63% SV không có việc làm do thiếu kỹ năng, trong đó có kỹ năng sử dụng tiếng Anh [16]. Nhiều sinh viên thi kết thúc môn học đạt yêu cầu nhưng NL sử dụng được tiếng Anh không cao, không đáp ứng yêu cầu công việc. Điều này, đòi hỏi việc DH môn tiếng Anh trong các trường ĐH cần phải được cải thiện theo hướng hình thành năng lực sử dụng tiếng Anh trong môi trường cuộc sống và công việc thực tế.

docx222 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 9download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý dạy học môn tiếng anh cho sinh viên ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật theo tiếp cận năng lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ------o---0---o----- TRỊNH THỊ HÀ QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH NGHỆ THUẬT THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ------o---0---o----- TRỊNH THỊ HÀ QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH NGHỆ THUẬT THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 9.14 01 14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TSKH. Nguyễn Kế Hào TS. Nguyễn Thị Kim Dung HÀ NỘI - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Trịnh Thị Hà LỜI CẢM ƠN Với những tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân trọng cảm ơn; - Ban Giám hiệu, cán bộ quản lý và các GV của Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và bảo vệ luận án. - PGS.TSKH. Nguyễn Kế Hào và TS. Nguyễn Thị Kim Dung, Thầy cô trực tiếp đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận án. - Cơ sở đào tạo tại 8 trường Đại học khối ngành nghệ thuật. Đặc biệt, trường Sư phạm Nghệ thuật TW và Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội đã hỗ trợ tôi triển khai khảo sát, cung cấp số liệu và những thông tin hữu ích cho nghiên cứu luận án - Ban giám hiệu, phòng đào tạo, các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và công tác. - Tôi xin tri ân sự chia sẻ, động viên, khích lệ của gia đình và những người thân đã ủng hộ với tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này./. Tác giả luận án Trịnh Thị Hà MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viêt tắt Đọc đầy đủ BGH/HT Ban giám hiệu, hiệu trưởng CBQL CLB Cán bộ quản lý Câu lạc bộ CĐR/CEFR CTĐT CTDH CTTA Chuẩn đầu ra Chương trình đào tạo Chương trình dạy học Chương trình tiếng anh CNH, HĐH CNTT CSVC DH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Công nghệ thông tin Cơ sở vật chất Dạy học DHTA ĐBCL ĐHSK-ĐA Dạy học tiếng Anh Đảm bảo chất lượng Đại học sân khấu điện ảnh ĐH Đại học ĐHSPNT Đại học sư phạm nghệ thuật ĐHSP Đại hoc sư phạm GDĐH Giáo dục đại học GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GV GVTA HĐDH KNL KNLNN KTĐG KTHT Giảng viên Giảng viên tiếng Anh Hoạt động dạy học Khung năng lực Khung năng lực ngoại ngữ Kiểm tra đánh giá Kết quả học tập MT Mục tiêu NL Năng lực NCKH Nghiên cứu khoa học NDCT Nội dung chương trình NDDH Nội dung dạy học PPDH QL QLDH QLHĐ QTDH QTHT Phương pháp dạy học Quản lý Quản lý dạy học Quản lý hoạt động Quá trình dạy học Quá trình học tập SV SV SPAN SPMT Sư phạm Âm nhạc Sư phạm Mỹ thuật TA Tiếng Anh TB TBDH TCNL Trung bình Thiết bị dạy học Tiếp cận năng lực TT Trung tâm TW XD Trung ương Xây dựng DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Quy mô SV trường ĐHSK-ĐA Hà Nội (năm 2020) 56 Bảng 2.2: Quy mô sinh viên Trường ĐHSP Nghệ thuật TW năm 2020 58 Bảng 2.3. Thông tin khảo sát CBQL, GVTA và SV ở các trường ĐH khối ngành nghệ thuật 60 Bảng 2.4: Kết quả đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ đối với sinh viên theo tỷ lệ % số lượng sinh viên đạt chuẩn quy định Mức 1 đạt (M1). Mức 2 (M2). Không đạt 63 Bảng 2.5: Kế hoạch, chương trình, giáo trình DH toàn khóa môn tiếng Anh cho SV 66 Bảng 2.6: Đánh giá phương pháp và hình thức dạy học môn tiếng Anh 70 Bảng 2.7: Đánh giá kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh của SV theo TCNL 71 Bảng 2.8: Đánh giá hiểu biết kiến thức, thái độ, kỹ năng học tập môn tiếng Anh của SV và đánh giá của GV về SV 72 Bảng 2.9: Bảng kết quả tự đánh giá năng lực tiếng Anh của SV và đánh giá của GV về SV 75 Bảng 2.10: Đánh giá thực trạng môi trường và điều kiện dạy học môn tiếng Anh 83 Bảng 2.11: Đánh giá của CBQL,GV về quản lý thực hiện mục tiêu chương trình dạy học 84 Bảng 2.12: Đánh giá của CBQL,GV về quản lý thực hiện nội dung dạy học môn tiếng Anh 85 Bảng 2.13: Đánh giá thực trạng quản lý phương pháp và hình thức dạy học môn tiếng Anh 86 Bảng 2.14: Đánh giá thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh của SV 88 Bảng 2.15: Đánh giá thực trạng QLHĐ học tập môn tiếng Anh trên lớp của SV 90 Bảng 2.16: Đánh giá thực trạng QLHĐ tự học môn tiếng Anh của SV 92 Bảng 2.17: Đánh giá thực trạng quản lý môi trường và điều kiện dạy học môn tiếng Anh cho SV theo TCNL 94 Bảng 2.18: Thưc trạng đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan 96 Bảng 2.19: Thưc trạng đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan 98 Bảng 3.1: KNL môn tiếng Anh của SV các trường ĐH khối ngành NT (bao gồm các tiêu chí và chỉ báo) 110 Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp 140 Bảng 3.3: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 141 Bảng 3.4: Sự tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp 142 Bảng 3.5: Kết quả đo mức độ thực hiện trước thử nghiệm 149 Bảng 3.6: Tổng hợp kết quả trước thử nghiệm 151 Bảng 3.7: Kết quả đo sau thử nghiệm lần 1 151 Bảng 3.8: Kết quả đánh giá sau thử nghiệm lần 1 về chỉ đạo đổi mới PPDH môn tiếng Anh cho SV ở các trường ĐH khối ngành NT theo TCNL 153 Bảng 3.9: Kết quả sau tác động thử nghiệm lần 2 ở nội dung 3 (Điểm TB) 154 Bảng 3.10: So sánh kết qủa đánh giá của lần trước thử nghiệm và Kết qủa sau thử nghiệm lần 1; Kết qủa sau thử nghiệm lần 2 155 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Mô hình ba vòng tròn đồng tâm của người dùng tiếng Anh trên toàn thế giới 19 Hình 1.2: Cấu trúc hoạt động dạy học ngoại ngữ 20 Hình 1.3: Những nhân tố của chất lượng nhân lực [11] 22 Hình 1.4: Các thành phần kinh nghiệm xã hội phản ánh 24 những năng lực chung nhất của con người 24 Hình 1.5: Mô hình đánh giá năng lực đầy đủ ASK 24 Hình 1.6: Mô hình năng lực với bốn trụ cốt giáo dục theo UNESCO 25 Hình 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp 137 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Đánh giá về nội dung Chương trình dạy học môn tiếng Anh 68 Biểu đồ 2.2: Đánh giá chung về hiểu biết kiến thức, kỹ năng, thái độ học tập môn tiếng Anh của SV theo TCNL 81 Biểu đồ 2.3. Đánh giá chung về năng lực tiếng Anh của SV ở các trường ĐH khối ngành NT qua 4 nhóm năng lực Nghe - Nói- Đọc - Viết 82 Biểu đồ 2.4: Đánh giá chung về QLDH môn tiếng Anh của giảng viên 89 Biểu đồ 2.5. đánh giá của CBQL, GV và SV về các biện pháp QL học tập môn tiếng Anh của SV 93 Biểu đồ 2.6: Đánh giá về mức ảnh hưởng yếu tố chủ quan và khách quan đến QLDH môn tiếng Anh cho SV ở các trường ĐH khối ngành NT theo TCNL 101 Biểu đồ 3.1: So sánh tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi 143 Biểu đồ 3.2: So sánh kết qủa đánh giá trước TN và sau TN lần l, lần 2 155 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại toàn cầu hóa, tiếng Anh trở thành phương tiện vô cùng quan trọng, là công cụ đắc lực và có sức mạnh tiên quyết, tạo điều kiện cho thế hệ trẻ hòa nhập cùng với cộng đồng quốc tế và khu vực, tiếp cận thế giới hiện đại, tiếp cận những nền văn hóa khác... Đối với SV, tiếng Anh giúp họ mở rộng cơ hội học tập, tiếp cận thông tin và khoa học kỹ thuật tiên tiến, mở rộng cơ hội việc làm sau khi SV ra trường. Chính vì thế, UNESCO cho rằng, một trong những yêu cầu quan trọng đối với SV tốt nghiệp ĐH là phải có khả năng làm chủ tiếng Anh và xem tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng được NN và để đáp ứng yêu cầu hội nhập và hợp tác quốc tế, Chính phủ Việt Nam đã ra quyết định số 1400/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” [48] là một minh chứng cụ thể nhằm tạo ra những thay đổi tích cực cho việc nâng cao chất lương dạy và học ngoại ngữ trên toàn quốc. Đề án chỉ rõ khuyến khích các trường chọn môn tiếng Anh làm ngoại ngữ giảng dạy cho SV và SV không chuyên ngữ sau khi tốt nghệp đạt bậc 3 khung năng lực (B1). SV phải biết sử dụng tiếng Anh một cách độc lập, tự tin khi giao tiếp, làm việc và học tập trong môi trường hội nhập, đa văn hóa, đa ngôn ngữ. Như vậy, xã hội đặt hàng cho ngành GD & ĐT nguồn nhân lực chất lượng với yêu cầu SV có khả năng sử dụng được tiếng Anh thông thạo cũng để tiếp cận bắt kịp được nền công nghệ tiên tiến thế giới, nên việc nâng cao chất lượng DH môn tiếng Anh chính là nhiệm vụ quan trọng của các trường đại học [2]. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, chất lượng tiếng Anh của SV ra trường vẫn còn ở mức thấp. Đa số SV ra trường khó tìm kiếm việc làm vì trình độ ngoại ngữ không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Năm 2011, nguồn từ Bộ GD & ĐT cho thấy cả nước có tới 63% SV không có việc làm do thiếu kỹ năng, trong đó có kỹ năng sử dụng tiếng Anh [16]. Nhiều sinh viên thi kết thúc môn học đạt yêu cầu nhưng NL sử dụng được tiếng Anh không cao, không đáp ứng yêu cầu công việc. Điều này, đòi hỏi việc DH môn tiếng Anh trong các trường ĐH cần phải được cải thiện theo hướng hình thành năng lực sử dụng tiếng Anh trong môi trường cuộc sống và công việc thực tế. Đối với các trường ĐH thuộc khối ngành NT, hoạt động theo mô hình đào tạo đa cấp, đa ngành, sinh viên có thể là những nghệ sĩ, là người thầy, người thợ trong lĩnh vực nghệ thuật, là con người của công chúng. Môn tiếng Anh trong các trường các trường ĐH khối ngành NT không chỉ là môn học ngôn ngữ thông thường mà còn là phương tiện để SV có cơ hội chuyển tải những nét văn hóa độc đáo, bản sắc đặc trưng của dân tộc cho bạn bè quốc tế, và ngược lại, phương tiện ngôn ngữ này cũng là cầu nối quan trọng, không thể thiếu, để họ tiếp thu những tinh hoa nghệ thuật của các nền văn hóa khác trên thế giới. Điều này đòi hỏi những người làm công tác QLGD ở các trường ĐH thuộc khối ngành NT phải thấy rõ những đặc trưng riêng đối với SV nghệ thuật từ đó để có những chỉ đạo tổng thể từ xây dựng CĐR, phát triển CT ĐT, đổi mới KT, ĐG... đối với môn tiếng Anh nhằm nâng cao NL sử dụng tiếng Anh cho SV. Thực tế cũng như xu hướng chung của SV nhiều ngành nghề khác, SV các trường ĐH thuộc khối ngành NT chủ yếu tập trung vào học chuyên môn nghệ thuật nhiều hơn các môn chung, trong đó có môn tiếng Anh. Việc thiếu hụt NL sử dụng tiếng Anh của SV sau khi tốt nghiệp có tác động không nhỏ đến hoạt động nghề nghiệp sau này cũng như cản trở họ trở thành những cầu nối giao lưu nghệ thuật với bạn bè quốc tế. Có nhiều nguyên nhân để dẫn đến tình hình thực trạng trên như; chương trình giảng dạy chưa phù hợp cho SV, cách thức dạy học và học tập, KT ĐG vẫn theo lối truyền thống... còn có nguyên nhân quan trọng từ công tác QL. Mặc dù, nghiên cứu về QLDH hoặc QLDH môn tiếng Anh cũng có nhiều nhưng trong các trường ĐH thuộc khối ngành NT và theo tiếp cận năng lực thì chưa có nghiên cứu nào. Xuất phát từ những lý do trên, từ kinh nghiệm của người quản lý, từ người thầy hiện đang giảng dạy trực tiếp môn tiếng Anh ở môi trường thuộc trường ĐH thuộc khối ngành NT, nghiên cứu sinh xin lựa chọn đề tài “Quản lý dạy học môn tiếng Anh cho sinh viên ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật theo tiếp cận năng lực” làm luận án tiến sĩ cho chuyên ngành QLGD. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của QLDH môn tiếng Anh cho SV, đề xuất các biện pháp QLDH môn tiếng Anh cho SV ở các trường ĐH thuộc khối ngành NT theo TCNL nhằm góp phần nâng cao chất lượng DH môn tiếng Anh, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Dạy học môn tiếng Anh cho sinh viên ở các trường ĐH thuộc khối ngành NT theo TCNL 3.2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Quản lý dạy học môn tiếng Anh cho sinh viên ở các trường ĐH thuộc khối ngành NT theo TCNL 4. Giả thuyết khoa học Hiện nay, việc QLDH môn tiếng Anh cho SV ở các trường ĐH thuộc khối ngành NT theo TCNL còn những yếu kém, bất cập. Điều đó dẫn đến tình trạng nhiều SV bị chậm ra trường do không đạt được trình độ năng lực tiếng Anh đầu ra và nhiều SV sau khi tốt nghiệp lại chưa đáp ứng được về tiếng Anh của thực tiễn. Tuy nhiên, nguyên nhân để dẫn đến thực trạng này có rất nhiều và một trong những nguyên nhân rất quan trọng thuộc về yếu tố QL hoạt động DH. Nếu các biện pháp QLDH môn tiếng Anh cho SV ở các trường ĐH thuộc khối ngành NT được đổi mới đồng bộ, hệ thống theo TCNL, hướng vào chuẩn đầu ra của người học ở các trường ĐH thuộc khối ngành NT thì chất lượng DH môn tiếng Anh sẽ được nâng cao 5. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Nghiên cứu làm rõ cơ sở lí luận về QLDH môn tiếng Anh cho SV ở các trường ĐH thuộc khối ngành NT theo TCNL - Nghiên cứu đánh giá thực trạng QLDH môn tiếng Anh cho SV ở các trường ĐH thuộc khối ngành NT theo TCNL - Đề xuất các biện pháp QLDH môn tiếng Anh cho SV ở các trường ĐH thuộc khối ngành NT theo TCNL, khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi và thử nghiệm một số biện pháp đề xuất. 6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu Quản lý dạy học môn tiếng Anh cho SV ở các trường ĐH thuộc khối ngành NT theo TCNL 6.2. Về chủ thể quản lý Cán bộ quản lý giáo dục của nhà trường, bao gồm phòng Đào tạo, phòng/Trung tâm Khảo thí, lãnh đạo khoa/Trung tâm/tổ Ngoại ngữ. 6.3. Giới hạn địa bàn nghiên cứu Khảo sát và phỏng vấn trực tiếp tại hai trường trên địa bàn Hà Nội gồm: ĐH Sư phạm Nghệ thuật TW và ĐH Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội. Khảo sát trực tuyến các trường ĐH thuộc khối ngành NT; Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam; Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam; Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh; Trường ĐH Mỹ thuật Thành phố HCM; Trường ĐH Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội. 6.4. Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Trong quá trình nghiên cứu luận án được khảo sát, điều tra, số liệu tổng hợp sử dụng trong 4 năm, từ năm 2017 đến 2021. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp luận nghiên cứu Phương pháp luận sử dụng nghiên cứu cho đề tài luận án là phương pháp duy vật lịch sử và phương pháp duy vật biện chứng. Xem xét các nội dung nghiên cứu trong mối quan hệ tổng thể của quá trình vận động, phát triển và đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể. Luận án sử dụng các cách tiếp cận sau đây: 7.1.1. Tiếp cận năng lực TCNL là cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu các nội dung lý luận cơ bản của các thành tố dạy học như: từ mục tiêu DH, nội dung DH, PP DH và KT ĐG kết quả DH cũng như các chức năng QLDH như: kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra, cùng các yếu tố ảnh hưởng tới QLDH ở trong các trường ĐH. TCNL là phương thức quản lý hiện đại như: khai thác được tiềm năng của con người; phát triển được mô hình phẩm chất, nhân cách và hoạt động nghề nghiệp của người học. Nên QLDH phải hướng đến việc hình thành các năng lực đảm bảo cho SV khi ra trường hành nghề thành công và có hiệu quả. TCNL được sử dụng chủ yếu và xuyên suốt trong nghiên cứu của luận án này. 7.1.2. Tiếp cận quá trình QLDH môn tiếng Anh là một hợp phần quan trọng của toàn bộ HĐ đào tạo và QL đào tạo của các trường ĐH thuộc khối ngành NT. Các biện pháp QLDH môn tiếng Anh phải đồng bộ và nằm trong hệ thống các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo chung của nhà trường. TC quá trình đòi hỏi QLDH phải bao gồm toàn bộ QT DH từ mục tiêu DH đến nội dung, chương trình, QT DH và hoạt động KT ĐG. 7.1.3. Tiếp cận theo chuẩn đầu ra Đào tạo tiếng Anh cho SV của các trường ĐH thuộc khối ngành NT phải hướng đến đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp hiện nay. Mục tiêu đào tạo của nhà trường phải phản ánh những yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp, phải là một trong những căn cứ quan trọng khi xác định hệ thống các năng lực trong CĐR, là cơ sở quan trọng cho việc QLDH môn tiếng Anh của nhà trường. 7.1.4. Tiếp cận nội dung quản lý Mục tiêu QLDH theo định hướng PTNL được hiện thực hóa thông qua các chức năng QL như lập kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức, KT ĐG, DH theo hướng PTNL. Đồng thời, mục tiêu QLDH theo hướng phát triển NL còn được hiện thực hóa thông qua các nội dung QL: Mục tiêu, nội dung, PP và KT ĐG kết quả HT của sinh viên, điều kiện và nguồn lực đảm bảoTrong luận án, chúng tôi vận dụng tiếp cận nội dung quản lý để xác định khung lý thuyết và đề xuất các giải pháp QLDH theo định hướng PTNL. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu chính sách đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam về GD & ĐT, về QLDH, đào tạo theo hệ thống tín chỉ và ứng dụng CNTT trong đào tạo và quản QL đào tạo thông qua các văn bản pháp qui đã ban hành và có hiệu lực. - Thu thập các tài liệu trong và ngoài nước để phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa những nội dung có liên quan để từ đó tác giả làm rõ những gì đã giải quyết và những gì còn chưa giải quyết được mà luận án cần phải nghiên cứu tiếp và xây dựng các khái niệm, công cụ và khung lí thuyết nghiên cứu của đề tài. - Nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu, tư liệu, các văn kiện, nghị quyết, đường lối chính sách đường lối của Đảng và Nhà nước về GD & ĐT ....liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án. 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, khảo sát, điều tra, quan sát, đàm thoại, phỏng vấn, thực nghiệm, lấy ý kiến chuyên gia (semina, hội thảo), tổng kết kinh nghiệm nhằm thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho nghiên cứu luận án. Cụ thể: - Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi Khảo sát, điều tra thực trạng DH tiếng Anh và thực trạng QLDH môn tiếng Anh cho SV ở các trường ĐH khối ngành NT theo TCNL thông qua bộ phiếu hỏi ý kiến cho các đối tượng: CBQL, GV, SV thuộc các trường ĐH khối ngành nghệ thuật. - Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn CBQL, GV, SV để thu thập những thông tin cần thiết nhằm bổ sung, củng cố những kết luận khoa học có liên quan đến thực trạng DH môn tiếng Anh và thực trạng QLDH môn tiếng Anh ở các trường ĐH khối ngành nghệ thuật. - Phương pháp chuyên gia: Tổ chức lấy ý kiến chuyên gia am hiểu sâu về lĩnh vực nghiên cứu nhằm tư vấn, làm rõ hơn những vấn đề lí luận, cũng như thực trạng và các biện pháp QLDH môn tiếng Anh. - Phương pháp thực nghiệm Để kiểm tra tính hiệu quả và hiệu lực của biện pháp, luận án đã tiến hành tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm chứng minh giả thuyết khoa học là đúng đắn và đồng thời qua thực nghiệm phát hiện ra những vấn đề mới trong QLDH môn tiếng Anh theo TCNL - Phương pháp thống kê toán học để phân tích xử lý số liệu từ khảo sát thực trạng và thực nghiệm sư phạm 8. Những luận điểm bảo vệ -DH và QLDH môn tiếng Anh theo TCNL là phức tạp, khó khăn so với dạy học và quản lý DH truyền thống trước đây, nhưng lại là yếu tố then chốt quyết định thành công của việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng DH môn tiếng Anh và chất lượng tiếng Anh cho SV các trường khối ngành nghệ thuật. - TCNL trong QLDH môn tiếng Anh cho SV ở các trường ĐH thuộc khối ngành NT đòi hỏi các chủ thể QL phải thực hiện chức năng QL cho mọi hành động trong toàn bộ QTDH vĩ mô và vi mô, bao gồm: xây dựng chuẩn đầu ra; mục tiêu, nội dung chương trình; HĐDH của GV; HĐHT của SV; PP, hình thức tổ chức DH đếN KT ĐG và các điều kiện phục vụ DH môn tiếng Anh phù hợp với đặc điểm của SV khối ngành nghệ thuật cũng như ĐK thực tế của từng nhà trường thì mới có hiệu quả. 9. Đóng góp mới của luận án Đây là luận án nghiên cứu đầu tiên về QLDH môn tiếng Anh cho SV ở các trường ĐH thuộc khối ngành NT theo TCNL. Luận án góp phần hoàn thiện lý luận về DH và QLDH môn tiếng Anh cho SV ở các trường ĐH thuộc khối ngành NT theo TCNL, phù hợp với đặc điểm của SV và đề xuất khung năng lực TA dành cho SV khối ngành NT Thông qua các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, luận án đã đánh giá được thực trạng DH và QLDH môn tiếng Anh cho SV theo TCNL. Xác định được những yếu kém, nguyên nhân làm hạn chế đến hiệu quả DH và QLDH môn tiếng Anh cho SV theo TCNL ở các trường ĐH thuộc khối ngành NT Từng biện pháp được đề xuất đều chứa những vấn đề, những nội dung cơ bản có tính hệ thống, tương hỗ, tác động qua lại lẫn nhau đều dựa trên nền tảng lý luận QL đào tạo theo TCNL. 10. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Kiến nghị, Danh mục các công trình đã công bố, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_quan_ly_day_hoc_mon_tieng_anh_cho_sinh_vien_o_cac_tr.docx
  • pdf1_LATS_TRINHTHIHA_bve.pdf
  • docx2_tomtat LA_trinhthiha_TV.docx
  • pdf2_tomtat LA_trinhthiha_TV.pdf
  • docx3_tomtat LA_trinhthiha_TA.docx
  • pdf3_tomtat LA_trinhthiha_TA.pdf
  • doc4_Thong tin tom tat ve nhung diem moi cua LA_NCS TrinhHa.doc
  • pdf4_Thong tin tom tat ve nhung diem moi cua LA_NCS TrinhHa.pdf
  • pdf5_QUYET DINH TL HOIDONG.pdf
Luận văn liên quan