Nhân loại đang bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ XXI. Toàn cầu
hoá và cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá
trình hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Xu thế toàn cầu hoá và
hội nhập quốc tế tạo ra quá trình hợp tác để phát triển, đồng thời là quá trình
cạnh tranh mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, con người và tri thức trở thành nhân tố
quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Giáo dục, tri thức trở thành chìa khoá
của mọi sự thành công. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo cho sự
nghiệp giáo dục, thực sự xem giáo dục là quốc sách hàng đầu với việc xây dựng
các Nghị quyết, chiến lược, chỉ thị, đề án về đổi mới và phát triển giáo dục.
Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học -
công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, thế giới đi vào
nền văn minh trí tuệ với sự hình thành và phát triển của kinh tế tri thức. Toàn
cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển khoa học tri thức vừa mở ra thời
cơ vừa đặt các nước đang phát triển đứng trước những thách thức lớn của quá
trình cạnh tranh mang tính toàn cầu.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã định hướng chiến
lược phát triển giáo dục 2011 - 2020: “Phát triển giáo dục phải thực sự là
quốc sách hàng đầu. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi
trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả
năng lập nghiệp. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo
hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi
mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là
khâu then chốt”
208 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý đội ngũ viên chức hành chính các trường đại học thuộc bộ công thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN ĐỨC NGUYỆN
QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC HÀNH CHÍNH
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9 14 01 14
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Hà Nội - năm 2023
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN ĐỨC NGUYỆN
QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC HÀNH CHÍNH
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9 14 01 14
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Minh Hằng
Hà Nội - năm 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sĩ là kết quả nghiên cứu do tôi thực hiện.
Các số liệu và kết quả được trình bày trong luận án là hoàn toàn trung thực và
chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất cả những tham
khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ.
Tác giả
Nguyễn Đức Nguyện
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ ĐỘI
NGŨ VIÊN CHỨC HÀNH CHÍNH CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ......................... 8
1.1. Các công trình nghiên cứu về quản lý nguồn nhân lực và nguồn nhân
lực giáo dục. ............................................................................................................... 8
1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý, phát triển đội ngũ viên chức
hành chính trong các cơ sở giáo dục ..................................................................... 13
1.3. Nhận xét các công trình nghiên cứu và xác định các vấn đề luận án cần
giải quyết .................................................................................................................. 16
Kết luận chương 1 ................................................................................................... 17
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC
HÀNH CHÍNH CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG .. 18
2.1. Viên chức hành chính trong các trường đại học ........................................... 18
2.1.1. Khái niệm về viên chức, viên chức hành chính và đội ngũ viên
chức hành chính trong trường đại học thuộc Bộ Công thương ...................... 18
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ viên chức hành chính trong các
trường đại học................................................................................................. 20
2.1.3. Vai trò, đặc trưng lao động của đội ngũ viên chức hành chính trong
các trường đại học .......................................................................................... 21
2.1.4. Đổi mới giáo dục đại học và yêu cầu đặt ra đối với viên chức hành
chính các trường đại học ................................................................................ 23
2.2 Năng lực và khung năng lực nghề nghiệp của đội ngũ viên chức hành chính .......... 28
2.3. Quản lý đội ngũ viên chức hành chính của các trường đại học trực thuộc
Bộ công thương theo mô hình quản lý nguồn nhân lực của Leonard Nadler.......... 32
2.3.1. Quản lý nguồn nhân lực ....................................................................... 32
2.3.2. Quản lý đội ngũ viên chức hành chính trong các trường đại học
theo mô hình quản lý nguồn nhân lực của Leonard Nadler ........................... 33
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ viên chức hành chính ở các
trường đại học thuộc Bộ Công thương .................................................................. 54
Kết luận chương 2 ................................................................................................... 58
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI
NGŨ VIÊN CHỨC HÀNH CHÍNH TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG ............................................................................. 60
3.1. Khái quát chung về các trường đại học thuộc Bộ Công thương.................. 60
3.1.1. Chức năng nhiệm vụ và quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của
trường đại học thuộc Bộ Công thương ........................................................... 60
3.1.2. Các ngành nghề và quy mô đào tạo trong trường đại học ................... 66
3.2. Tổ chức khảo sát thực trạng đội ngũ viên chức hành chính các trường
Đại học ...................................................................................................................... 71
3.2.1. Mục đích khảo sát ................................................................................ 71
3.2.2. Nội dung khảo sát ................................................................................. 71
3.2.3. Đối tượng, địa bàn và phương pháp khảo sát ....................................... 71
3.3. Thực trạng đội ngũ viên chức hành chính các trường Đại học thuộc Bộ
Công thương ............................................................................................................ 73
3.3.1. Số lượng ............................................................................................... 73
3.3.2. Cơ cấu ................................................................................................... 74
3.3.3. Chất lượng (phẩm chất đạo đức và năng lực nghề nghiệp) ................. 77
3.4. Thực trạng quản lý đội ngũ viên chức hành chính ở trường Đại học
thuộc Bộ Công thương đáp ứng đổi mới giáo dục đại học .................................. 81
3.4.1. Quy hoạch đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng đổi mới giáo
dục đại học ..................................................................................................... 81
3.4.2. Tuyển dụng, sử dụng đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng đổi
mới giáo dục đại học ...................................................................................... 83
3.4.3. Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng đổi mới
giáo dục đại học .............................................................................................. 86
3.4.4. Đánh giá đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng đổi mới giáo dục
đại học ............................................................................................................ 89
3.4.5. Tạo môi trường làm việc cho đội ngũ viên chức đáp ứng đổi mới
giáo dục đại học .............................................................................................. 91
3.4.6. Phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ viên chức đáp ứng đổi mới
giáo dục đại học .............................................................................................. 93
3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ viên chức hành chính ở các
trường Đại học thuộc Bộ Công thương đáp ứng đổi mới giáo dục đại học ............. 95
3.6. Đánh giá chung thực trạng quản lý đội ngũ viên chức hành chính ở các
trường Đại học thuộc Bộ Công thương đáp ứng đổi mới giáo dục đại học ............. 98
3.6.1. Mặt mạnh và nguyên nhân ................................................................... 98
3.6.2. Mặt yếu và nguyên nhân .................................................................... 100
Kết luận chương 3 ................................................................................................. 102
Chương 4: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC HÀNH
CHÍNH TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG
THƯƠNG ............................................................................................................... 103
4.1. Định hướng và nguyên tắc đề xuất giải pháp quản lý đội ngũ viên chức
hành chính các trường Đại học thuộc Bộ Công thương đáp ứng đổi mới
giáo dục đại học ..................................................................................................... 103
4.1.1. Định hướng đề xuất giải pháp quản lý đội ngũ viên chức hành chính các
trường Đại học thuộc Bộ Công thương đáp ứng đổi mới giáo dục đại học ......... 103
4.1.2. Nguyên tắc đề xuất giải pháp quản lý đội ngũ viên chức hành chính
các trường Đại học thuộc Bộ Công thương đáp ứng đổi mới giáo dục đại học . 105
4.2. Giải pháp quản lý đội ngũ viên chức hành chính các trường Đại học
thuộc Bộ Công thương đáp ứng đổi mới giáo dục đại học ................................ 108
4.2.1. Quy hoạch viên chức hành chính các trường Đại học thuộc Bộ Công
thương ........................................................................................................... 108
4.2.2. Tuyển dụng và sử dụng đội ngũ viên chức hành chính theo vị trí
việc làm, năng lực nghề nghiệp .................................................................... 115
4.2.3. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ viên chức hành chính đáp
ứng với vị trí việc làm .................................................................................. 118
4.2.4. Đánh giá đội ngũ viên chức hành chính theo năng lực và vị trí công
việc ................................................................................................................ 121
4.2.5. Tạo môi trường làm việc để đội ngũ viên chức hành chính phát
huy hết vai trò trong quản lý đào tạo nhà trường ......................................... 126
4.2.6. Phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ viên chức hành chính trong các
trường Đại học thuộc Bộ Công thương ........................................................ 129
4.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi các giải pháp quản lý đội ngũ
viên chức hành chính các trường Đại học thuộc Bộ Công thương đáp ứng
đổi mới giáo dục đại học ....................................................................................... 134
4.5. Thực nghiệm giải pháp quản lý đội ngũ viên chức hành chính các
trường Đại học thuộc Bộ Công thương đáp ứng đổi mới giáo dục đại học ..... 139
Kết luận chương 4 ................................................................................................. 146
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ...................... 153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 153
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 159
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1. Quy mô đào tạo của các trường Đại học thuộc Bộ Công
thương năm học 2014 - 2015 .................................................................. 67
Bảng 3. 2. Quy mô đào tạo của các trường Đại học thuộc Bộ Công
thương năm học 2015 – 2016.................................................................. 68
Bảng 3. 3 Quy mô đào tạo của các trường Đại học thuộc Bộ Công
thương năm học 2016 – 2017.................................................................. 69
Bảng 3. 4. Tổng quy mô và tính chất đào tạo của 8 trường đại học thuộc
Bộ Công thương qua 4 năm gần đây ....................................................... 70
Bảng 3. 5 .Cách cho điểm và thang đánh giá .................................................. 72
Bảng 3. 6. Cơ cấu về số lượng viên chức hành chính ..................................... 73
Bảng 3. 7. Cơ cấu về giới tính đội ngũ viên chức hành chính ........................ 74
Bảng 3. 8. Cơ cấu về độ tuổi của đội ngũ viên chức hành chính .................... 75
Bảng 3. 9. Thực trạng về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ
viên chức hành chính .............................................................................. 77
Bảng 3. 10. Thực trạng về năng lực của đội ngũ viên chức hành chính ......... 78
Bảng 3. 11. Thực trạng về vấn đề quy hoạch của đội ngũ viên chức hành
chính ........................................................................................................ 81
Bảng 3. 12. Tuyển dụng, sử dụng đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng
đổi mới giáo dục đại học ......................................................................... 83
Bảng 3. 13. Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng
đổi mới giáo dục đại học ......................................................................... 86
Bảng 3.14. Đánh giá đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng đổi mới
giáo dục đại học ...................................................................................... 89
Bảng 3. 15. Tạo môi trường làm việc cho đội ngũ viên chức đáp ứng đổi
mới giáo dục đại học ............................................................................... 91
Bảng 3. 16. Phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ viên chức đáp ứng đổi
mới giáo dục đại học ............................................................................... 93
Bảng 3. 17. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ viên chức hành
chính trong các trường đại học thuộc Bộ Công thương .......................... 95
Bảng 4. 1. Tiêu chí chung của viên chức hành chính các trường đại học
thuộc Bộ Công thương. ......................................................................... 110
Bảng 4. 2. Cách cho điểm và thang đánh giá ................................................ 134
Bảng 4. 3. Mẫu khảo nghiệm ........................................................................ 135
Bảng 4. 4. Đánh giá mức độ cần thiết của các giải pháp quản lý đội ngũ
viên chức hành chính các trường đại học thuộc Bộ Công thương ........ 136
Bảng 4. 5. Đánh giá mức độ khả thi của các giải pháp quản lý đội ngũ
viên chức hành chính các trường đại học thuộc Bộ Công thương ........ 137
Bảng 4. 6. Mối quan hệ giữa mức độ cần thiết và khả thi của các giải
pháp quản lý đội ngũ viên chức hành chính các trường đại học
thuộc Bộ Công thương .......................................................................... 138
Bảng 4. 7. Tiêu chí đánh giá năng lực làm việc của đội ngũ VCHC ............ 141
Bảng 4. 8. Năng lực làm việc của VCHC trước thực nghiệm ...................... 143
Bảng 4. 9. Năng lực làm việc của VCHC sau thực nghiệm .......................... 144
Bảng 4.10. So sánh năng lực làm việc của VCHC trước và sau thực nghiệm...... 144
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đúng
CBQL Cán bộ quản lý
ĐH Đại học
ĐHCN Đại học công nghiệp
GV Giảng viên
HS Học sinh
SV Sinh viên
TCCN Trung cấp chuyên nghiệp
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1. Cơ cấu về số lượng viên chức hành chính ................................. 74
Biểu đồ 3. 2. Cơ cấu về giới tính đội ngũ viên chức hành chính .................... 75
Biểu đồ 3. 3. Thực trạng quản lý đội ngũ viên chức hành chính trong các
trường đại học thuộc Bộ Công thương .................................................. 94
Biểu đồ 3. 4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ viên
chức hành chính trong các trường đại học thuộc Bộ Công thương ........ 97
Biểu đồ 4. 1 Mối quan hệ giữa mức độ cần thiết và khả thi của các giải
pháp quản lý đội ngũ viên chức hành chính các trường đại học
thuộc Bộ Công thương. ......................................................................... 139
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Nhân loại đang bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ XXI. Toàn cầu
hoá và cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá
trình hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Xu thế toàn cầu hoá và
hội nhập quốc tế tạo ra quá trình hợp tác để phát triển, đồng thời là quá trình
cạnh tranh mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, con người và tri thức trở thành nhân tố
quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Giáo dục, tri thức trở thành chìa khoá
của mọi sự thành công. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo cho sự
nghiệp giáo dục, thực sự xem giáo dục là quốc sách hàng đầu với việc xây dựng
các Nghị quyết, chiến lược, chỉ thị, đề án về đổi mới và phát triển giáo dục.
Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học -
công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, thế giới đi vào
nền văn minh trí tuệ với sự hình thành và phát triển của kinh tế tri thức. Toàn
cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển khoa học tri thức vừa mở ra thời
cơ vừa đặt các nước đang phát triển đứng trước những thách thức lớn của quá
trình cạnh tranh mang tính toàn cầu.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã định hướng chiến
lược phát triển giáo dục 2011 - 2020: “Phát triển giáo dục phải thực sự là
quốc sách hàng đầu. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi
trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả
năng lập nghiệp. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo
hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi
mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là
khâu then chốt”
Trong những năm qua, chúng ta nhận thấy rằng giáo dục và đào tạo ở
Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào, chúng ta đã xây dựng
được đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và cán bộ phục vụ trong các
2
cơ sở giáo dục ngày càng đông đảo, có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị
tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, bên
cạnh đó chúng ta cũng nhận thấy rằng trong những năm qua sự chuyển biến
trong giáo dục và đào tạo, cũng như quản lý nguồn nhân lực ở nước ta vẫn
còn chậm và tồn tại nhiều bất cập. Trước hết, có thể nói chất lượng đào tạo
còn thấp, học chưa gắn với hành, năng lực và phẩm chất, đạo đức của người
học còn thấp, qui định, chế độ đãi ngộ với người thực tài, nhân sĩ, trí thức còn
nhiều bất cập, chưa phù hợp, chưa được chú trọng, một bộ phận giáo viên và
cán bộ quản lý, công chức, viên chức chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của
sự nghiệp phát triển giáo dục trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện
đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế....
Cùng với sự hòa nhập, phát triển của ngành giáo dục, khối các trường
Đại học thuộc Bộ công thương đã có những đóng góp tích cực trong việc đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ kỹ sư, cử nhân, công nhân, thợ bậc cao, lành nghề cho
cả nước. Nhằm đáp ứng những yêu cầu về “nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo” (Văn kiện
Đại hội XI của Đảng), việc phát triển đội ngũ viên chức hành chính của khối
các trường Đại học thuộc Bộ công thương là nhiệm vụ cần thiết, đòi hỏi
những người làm công tác quản lý, tổ chức nhân sự phải nghiên cứu nghiêm
túc và hệ thống các vấn đề về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhưng cũng bộc
lộ những hạn chế, khó khăn trong công tác qui hoạch, tuyển dụng và sử dụng,
kiểm tra và sàng lọc... đội ngũ viên chức hành chính. Thực tế đó đòi hỏi phải
có các nghiên cứu thực tiễn nghiêm túc và công phu để có cơ sở thực tiễn đề
xuất các giải pháp quản lý đội ngũ viên chức hành chính nhằm nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực viên chức hành chính, từ đó nâng cao chất lượng đào
tạo trong các trường đại học thuộc Bộ Công thương.
Vì vậy, tác giả đã lựa chọn vấn đề: “Quản lý đội ngũ viên chức hành chính
trong các Trường Đại học thuộc Bộ Công thương” làm đề tài nghiên cứu.
3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn đội ngũ viên chức hành
chính và quản lý đội ngũ viên chức hành chính các trường Đại học trực thuộc
Bộ Công thương, đề xuất các giải pháp quản lý đội ngũ viên chức hành chính
góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức hành chính các trường Đại
học trực thuộc Bộ Công thương và chất lượng đào tạo ở các trường Đại học
trực thuộc Bộ