Luận án Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở người dân tộc Khmer ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Dân tộc Khmer là một DT trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Dân tộc Khmer ở Việt Nam có khoảng 1,3 triệu người, sống tập trung ở tại các tỉnh Nam Bộ như Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Cần Thơ, Vĩnh Long. Đối với cộng đồng các DTTS nói chung và DT Khmer nói riêng, nguyên tắc xuyên suốt trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam là bình đẳng, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Nguyên tắc này được cụ thể hóa trong đường lối chủ trương của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, Hiến pháp (2013) quy định cụ thể: “Nhà nước ưu tiên phát triển GD ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào DTTS và vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn”; “Đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho đồng bào vùng DTTS phù hợp với đặc điểm từng vùng, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH và hội nhập Quốc tế” (Chính phủ, 2011). Trong Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII chỉ rõ: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, và được xã hội tôn vinh, giáo viên phải đủ đức, đủ tài”; Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam chỉ rõ: “Phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”, trong đó nội dung quan trọng của giải pháp là “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch ĐTBD đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục gắn với nhu cầu phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế’’ và “Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kêt quả học tập, rèn luyện của nhà. giáo theo yêu câu nâng cao chât lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013). Đội ngũ GV THCS Khmer là một bộ phận của đội ngũ GV THCS, ở nước ta, việc quan tâm nâng cao năng lực đội ngũ GV THCS Khmer không chỉ có ý nghĩa phát triển nhân lực ngành GD, mà còn có ý nghĩa về chính trị, xã hội sâu sắc, thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước về vấn đề DT và còn là nguyện vọng của đồng bào DT Khmer ở khu vực ĐBSCL.

doc428 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở người dân tộc Khmer ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ NGỌC XUÂN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ NGƯỜI DÂN TỘC KHMER Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ NGỌC XUÂN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ NGƯỜI DÂN TỘC KHMER Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Chuyên ngành : Quản lý Giáo dục Mã số : 62 14 01 14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. VÕ VĂN LỘC 2.TS. VÕ VĂN NAM Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác./. Tác giả Lê Ngọc Xuân MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Xin đọc là BD Bồi dưỡng BDTX Bồi dưỡng thường xuyên BDGV Bồi dưỡng giáo viên BGH Ban giám hiệu BP Biện pháp CB Cán bộ CBQL Cán bộ quản lý CC Công chức CNN Chuẩn nghề nghiệp CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CĐ Cao đẳng CĐSP Cao đẳng sư phạm CSVC Cơ sở vật chất CNTT Công nghệ thông tin CNXH Chủ nghĩa xã hội DT Dân tộc DTTS Dân tộc thiểu số DTNT Dân tộc nội trú ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐT Đào tạo ĐTBD Đào tạo, bồi dưỡng ĐH Đại học ĐHSP Đại học sư phạm ĐHTX Đại học từ xa ĐDDH Đồ dùng dạy học ĐNGV Đội ngũ giáo viên GDTX Giáo dục thường xuyên GDCD Giáo dục công dân GV Giáo viên GVPT Giáo viên phổ thông GV THCS Khmer (GV Khmer) Giáo viên trung học cơ sở người dân tộc Khmer GD Giáo dục GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDPT Giáo dục phổ thông GĐ-XH Gia đình và xã hội HT Hiệu trưởng HS Học sinh HĐND Hội đồng nhân dân Khmer Người dân tộc Khmer KT Kinh tế KT-KT Kinh tế - Kỹ thuật KT-XH Kinh tế - Xã hội KHCN Khoa học công nghệ KTCN Kỹ thuật công nghệ KTNN Kỹ thuật nông nghiệp LĐ-TBXH Lao động – Thương binh xã hội NLSP Năng lực sư phạm NVSP Nghiệp vụ sư phạm NCKH Nghiên cứu khoa học NV Nhân viên ND Nội dung PHT Phó Hiệu trưởng PT Phổ thông PT DTNT THCS Phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở PP Phương pháp QL Quản lý QLGD Quản lý giáo dục QLNN Quản lý nhà nước SGK Sách giáo khoa SKKN Sáng kiến kinh nghiệm TH Tiểu học THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TTCM Tổ trưởng chuyên môn TCCN Trung cấp chuyên nghiệp THCN Trung học chuyên nghiệp TDTT Thể dục thể thao UBND Ủy ban nhân dân VC Viên chức XH Xã hội XHCN Xã hội chủ nghĩa XHH Xã hội hoá XHHGD Xã hội hoá giáo dục DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. So sánh cách tiếp cận GD và dạy học truyền thống với GD và dạy học hiện đại 53 Bảng 2.1. Tỉ lệ lao động qua đào tạo từ 15 tuổi trở lên 92 Bảng 2.2. Tổng hợp số lượng GV DT Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long năm học 2021 -2022 93 Bảng 2.3. Cơ cấu trình độ chuyên môn GV THCS Khmer năm học 2021-2022 94 Bảng 2.4. Cơ cấu độ tuổi giáo viên THCS Khmer năm học 2021-2022 95 Bảng 2.5. Tóm lược về phân bố mẫu khảo sát 100 Bảng 2.6. Nội dung thông tin về mẫu khảo sát 100 Bảng 2.7. Tổng hợp kết quả GV tự đánh giá mức độ đáp ứng và hiệu trưởng đánh giá mức độ đáp ứng của GV THCS Khmer đối với tiêu chuẩn phẩm chất nhà giáo 105 Bảng 2.8. Tổng hợp kết quả GV THCS Khmer tự đánh giá mức độ đáp ứng và CBQL đánh giá mức độ đáp ứng của GV THCS Khmer đối với tiêu chuẩn phát triển chuyên môn, nghiệp vụ 107 Bảng 2.9. Tổng hợp kết quả GV THCS Khmer tự đánh giá mức độ đáp ứng và CBQL đánh giá mức độ đáp ứng của GV THCS Khmer đối với tiêu chuẩn năng lực xây dựng môi trường giáo dục. 108 Bảng 2.10. Tổng hợp kết quả GV THCS Khmer tự đánh giá mức độ đáp ứng và CBQL đánh giá mức độ đáp ứng của GV THCS Khmer đối với tiêu chuẩn phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội 110 Bảng 2.11. Tổng hợp kết quả GV THCS Khmer tự đánh giá mức độ đáp ứng và CBQL đánh giá mức độ đáp ứng của GV THCS Khmer đối với sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng CNTT, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục 111 Bảng 2.12. Nhận thức của CBQL và GV THCS Khmer các trường THCS đối với hoạt động bồi dưỡng GV THCS Khmer 114 Bảng 2.13. Thực trạng về mức độ phù hợp và mức độ đạt được của mục tiêu BDGV THCS Khmer 115 Bảng 2.14. Mức độ phù hợp và mức độ thực hiện của nội dung 116 Bảng 2.15. Tổng hợp kết quả GV THCS Khmer tự đánh giá và CBQL đánh giá mức độ cần thiết nhu cầu các nội dung BD kiến thức, kỹ năng dành riêng cho GV THCS Khmer 117 Bảng 2.16. Mức độ phù hợp và mức độ thực hiện của phương pháp bồi dưỡng GV THCS Khmer 121 Bảng 2.17. Mức độ phù hợp của hình thức bồi dưỡng GV THCS Khmer 123 Bảng 2.18. Kết quả đánh giá mức độ nhận thức tầm quan trọng và mức độ thực hiện của công tác lập kế hoạch BDGV THCS Khmer theo CNN 131 Bảng 2.19. Tương quan giữa mức độ nhận thức tầm quan trọng và mức độ thực hiện của công tác lập kế hoạch BDGV THCS Khmer theo CNN 132 Bảng 2.20. Kết quả đánh giá mức độ nhận thức tầm quan trọng và mức độ thực hiện của công tác tổ chức BDGV THCS Khmer theo CNN 135 Bảng 2.21. Tương quan giữa mức độ nhận thức tầm quan trọng và mức độ thực hiện của công tác tổ chức BDGV THCS Khmer theo CNN 136 Bảng 2.22. Kết quả đánh giá mức độ nhận thức tầm quan trọng và mức độ thực hiện của công tác chỉ đạo bồi dưỡng GV THCS Khmer theo CNN 138 Bảng 2.23. Tương quan giữa mức độ nhận thức tầm quan trọng và mức độ thực hiện của công tác chỉ đạo BDGV THCS Khmer theo CNN 139 Bảng 2.24. Kết quả đánh giá mức độ nhận thức tầm quan trọng và mức độ thực hiện của công tác kiểm tra, đánh giá BDGV THCS Khmer theo CNN 141 Bảng 2.25. Tương quan giữa mức độ nhận thức tầm quan trọng và mức độ thực hiện của công tác kiểm tra, đánh giá BDGV THCS Khmer theo CNN 143 Bảng 2.26. Đánh giá mức độ đáp ứng của chính sách ưu đãi đội ngũ GV THCS Khmer 145 Bảng 2.27. Kết quả đánh giá các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động BDGV THCS Khmer theo CNN của Phòng GD&ĐT 147 Bảng 2.28. Kết quả đánh giá các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến QL hoạt động BDGV THCS Khmer theo CNN của Phòng GD&ĐT 149 Bảng 2.29. Kết quả đánh giá những thuận lợi trong QL hoạt động BDGV THCS Khmer theo CNN 152 Bảng 2.30. Kết quả đánh giá những khó khăn trong QL hoạt động BDGV THCS Khmer theo CNN 155 Bảng 3.1. Xin ý kiến mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QL hoạt động BD phù hợp GV THCS Khmer theo CNN 206 Bảng 3.2. Khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THCS Khmer theo CNN 207 Bảng 3.3. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp QL hoạt động BD phù hợp GV THCS Khmer theo CNN 211 Bảng 3.4. Tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QL hoạt động BD phù hợp đặc điểm GV THCS Khmer theo CNN 215 Bảng 3.5. Mô tả trường tham gia thực nghiệm 218 Bảng 3.6. Kết quả trước khi tiến hành thực nghiệm việc tổ chức hoạt động BD và kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của CBQL, GV THCS Khmer ở nhóm đối chứng 223 Bảng 3.7. Kết quả trước khi tiến hành thực nghiệm việc tổ chức hoạt động BD và kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của CBQL, GV THCS Khmer ở nhóm thực nghiệm 224 Bảng 3.8. Kết quả sau khi thực nghiệm việc tổ chức hoạt động BD và kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của CBQL, GV THCS Khmer ở nhóm đối chứng 227 Bảng 3.9. Kết quả sau khi thực nghiệm việc tổ chức hoạt động BD và kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của CBQL, GV THCS Khmer ở nhóm thực nghiệm 228 Bảng 3.10. Kết quả kiểm định thống kê giữa 2 nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước khi thực nghiệm (*) 231 Bảng 3.11. Kết quả kiểm định thống kê giữa 2 nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau khi thực nghiệm(*) 231 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Mức độ cần thiết nhu cầu các nội dung BD kiến thức, kỹ năng dành riêng cho GV THCS Khmer 121 Biểu đồ 2.2. Biểu diễn tương quan giữa mức độ nhận thức tầm quan trọng và mức độ thực hiện của việc lập kế hoạch BDGV THCS Khmer theo CNN 133 Biểu đồ 2.4. Sự tương quan giữa mức độ nhận thức tầm quan trọng và mức độ thực hiện công tác chỉ đạo BDGV THCS Khmer theo CNN 140 Biểu đồ 2.5. Biểu diễn tương quan giữa mức độ nhận thức tầm quan trọng và mức độ thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá BDGV THCS Khmer theo CNN 144 Biểu đồ 2.6. Kết quả đánh giá mức độ về chế độ chính sách ưu đãi GV THCS Khmer 146 Biểu đồ 3.1. Sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QL hoạt động BD phù hợp GV THCS Khmer theo CNN 216 Biểu đồ 3.2. So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm 232 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1. Mô hình hoá mối quan hệ giữa các biện pháp 202 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dân tộc Khmer là một DT trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Dân tộc Khmer ở Việt Nam có khoảng 1,3 triệu người, sống tập trung ở tại các tỉnh Nam Bộ như Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Cần Thơ, Vĩnh Long.... Đối với cộng đồng các DTTS nói chung và DT Khmer nói riêng, nguyên tắc xuyên suốt trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam là bình đẳng, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Nguyên tắc này được cụ thể hóa trong đường lối chủ trương của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, Hiến pháp (2013) quy định cụ thể: “Nhà nước ưu tiên phát triển GD ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào DTTS và vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn”; “Đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho đồng bào vùng DTTS phù hợp với đặc điểm từng vùng, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH và hội nhập Quốc tế” (Chính phủ, 2011). Trong Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII chỉ rõ: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, và được xã hội tôn vinh, giáo viên phải đủ đức, đủ tài”; Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam chỉ rõ: “Phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”, trong đó nội dung quan trọng của giải pháp là “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch ĐTBD đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục gắn với nhu cầu phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế’’ và “Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kêt quả học tập, rèn luyện của nhà. giáo theo yêu câu nâng cao chât lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013). Đội ngũ GV THCS Khmer là một bộ phận của đội ngũ GV THCS, ở nước ta, việc quan tâm nâng cao năng lực đội ngũ GV THCS Khmer không chỉ có ý nghĩa phát triển nhân lực ngành GD, mà còn có ý nghĩa về chính trị, xã hội sâu sắc, thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước về vấn đề DT và còn là nguyện vọng của đồng bào DT Khmer ở khu vực ĐBSCL. Như vậy, đội ngũ GV THCS nói chung và GV THCS Khmer nói riêng là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng GD THCS ở vùng DT Khmer. Muốn nâng cao chất lượng GD vùng đồng bào DT Khmer thì phải nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS Khmer, muốn nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS Khmer, thì việc tổ chức hoạt động BD cho đội ngũ GV THCS Khmer là không thể thiếu được. Muốn hoạt động BDGV THCS Khmer có hiệu quả thì công tác QL hoạt động BDGV THCS Khmer có ý nghĩa hết sức quan trọng. Vì thế đội ngũ GV THCS Khmer, hoạt động BDGV THCS Khmer và QL hoạt động BDGV THCS Khmer chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định nâng cao chất lượng GD vùng đồng bào DT Khmer. Hiện nay, trên thế giới một trong những xu hướng QL là QL theo chuẩn, do đó việc BDGV THCS Khmer theo CNN là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng, nhằm giúp đội ngũ GV THCS Khmer nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Để hoạt động BDGV THCS Khmer theo CNN có hiệu quả thì việc QL hoạt động BDGV THCS Khmer đóng vai trò hết sức quan trọng. Ngày 22 tháng 8 năm 2018, Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Thông tư số 20/2018/QĐ- BGDĐT quy định CNN giáo viên cơ sở GDPT, gồm có 05 tiêu chuẩn được chia thành 15 tiêu chí. Mục đích của ban hành CNN là để GV tự đánh giá phẩm chất, năng lực, từ đó tự xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới GD. Trên cơ sở đó nhà trường và các cơ quan QLGD đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GV; có trách nhiệm xây dựng và triển khai kế hoạch BD phát triển năng lực nghề nghiệp của GV đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường, địa phương và của ngành GD; đề xuất chế độ, chính sách phát triển đội ngũ GV; lựa chọn, sử dụng đội ngũ GV cơ sở GDPT cốt cán; đồng thời để các cơ sở ĐTBD GV xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức ĐTBD phát triển phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GV cơ sở GDPT. Trong thực tiễn nghiên cứu lý luận và thực tiễn trong QLGD ở nước ta, những năm qua, nhiều đề tài đã đề cập đến hoạt động BDGV THCS và QL các hoạt động BD chuyên môn cho GV THCS đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, cán bộ QLGD và GV. Các đề tài và các công trình nghiên cứu đã đề cập đến thực trạng của đội ngũ GV THCS trong giai đoạn hiện nay, những hạn chế trong hoạt động BDGV THCS; đặc biệt phân tích những nguyên nhân và hạn chế trong công tác QL hoạt động BDGV THCS tại các trường, từ đó đã đề xuất nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động QL BDGV của hiệu trưởng các trường THCS. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về QL hoạt động BDGV THCS Khmer của Phòng GD&ĐT còn chưa được đề cập đến, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, chuẩn nghề nghiệp GVPT đã được Bộ GD&ĐT sửa đổi. Mặt khác GV THCS Khmer ở khu vực ở ĐBSCL hầu hết họ sống và dạy học tại phum, sóc thuộc các huyện, thị có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, về năng lực và thực lực sư phạm của đội ngũ GV THCS Khmer cũng còn nhiều bất cập. Nguyên nhân là do tâm lý, đặc điểm tộc người, lịch sử, văn hoá, KT-XH, điều kiện tiếp xúc thông tin và môi trường GD. Vì vậy, rất cần có công trình nghiên cứu có nội dung vận dụng lý luận QLGD vào trong công tác BDGV để tìm ra các biện pháp QL hoạt động BDGV THCS Khmer có hiệu quả. Từ phân tích nêu trên, đặt ra yêu cầu cần phải nghiên cứu xây dựng biện pháp QL hoạt động BD phù hợp với đặc thù riêng đội ngũ GV THCS Khmer là cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS Khmer chính là phát huy nội lực để thực hiện đổi mới căn bản toàn diện GD ở ĐBSCL. Do đó, tác giả lựa chọn vấn đề “Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở người dân tộc Khmer ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long” làm đề tài luận án. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn QL hoạt động BDGV THCS Khmer, luận án đề xuất các biện pháp để QL hoạt động BDGV THCS Khmer hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng BDGV THCS Khmer ở khu vực ĐBSCL, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động bồi dưỡng GV THCS. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THCS Khmer. 4. Giả thuyết khoa học Quản lý hoạt động BDGV THCS Khmer theo CNN ở các Phòng GD&ĐT khu vực ĐBSCL đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại khó khăn, bất cập và hạn chế trong việc thực hiện các chức năng QL. Biện pháp QL hoạt động BDGV THCS Khmer sẽ có tính cần thiết và khả thi khi mục tiêu, nội dung, cách thức và điều kiện thực hiện đề xuất phù hợp với thực tiễn hoạt động BD và QL hoạt động BDGV THCS Khmer ở khu vực ĐBSCL. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây cơ sở lý luận về QL hoạt động BDGV THCS Khmer. 5.2. Đánh giá thực trạng QL hoạt động BDGV THCS Khmer ở khu vực ĐBSCL. 5.3. Đề xuất biện pháp QL hoạt động BDGV THCS Khmer ở khu vực ĐBSCL. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung nghiên cứu Tập trung vào mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức BD; tiếp cận QL hoạt động BDGV THCS Khmer theo các chức năng như: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá với sự lãnh, chỉ đạo của Phòng GD&ĐT; tiếp cận văn hoá DT Khmer chủ yếu về đặc trưng phong tục, tập quán của DT Khmer. 6.2. Về địa bàn khảo sát Do điều kiện có hạn, địa bàn chọn khảo sát thực trạng 40 trường THCS ở 03 tỉnh vùng ĐBSCL: An Giang 14 trường THCS; Trà Vinh 21 trường THCS và Bạc Liêu 05 trường THCS; ở mỗi tỉnh lựa chọn các huyện, thị có đông đồng bào DT Khmer sinh sống khác nhau như vùng nhiều phum sóc, vùng đồng bằng, vùng thuận lợi, vùng khó khăn. 6.3. Giới hạn phạm vi thực nghiệm Tổ chức thực nghiệm biện pháp QL hoạt động BDGV THCS Khmer theo CNN ở 04 trường THCS thuộc huyện Tịnh Biên và Tri Tôn là 2 huyện dân tộc, miền núi, biên giới thuộc tỉnh An Giang. 6.4. Thời gian nghiên cứu - Từ năm 2019 đến năm 2022. 6.5. Về khách thể khảo sát và thực nghiệm - Khách thể khảo sát tổng số 532 người chia làm 03 nhóm: Nhóm GV THCS Khmer có 382 người; nhóm CBQL trường THCS vùng DT Khmer, trường PT DTNT THCS có 120 người; nhóm CBQL Phòng GD&ĐT có 30 người. - Khách thể thực nghiệm bao gồm 03 nhóm: Nhóm GV THCS Khmer có 46 người; nhóm CBQL trường THCS có 04 người; nhóm tổ trưởng chuyên môn có 08 người. 7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Cách tiếp cận Đề tài được nghiên cứu dựa trên tiếp cận hệ thống, tiếp cận chức năng QL, tiếp cận theo CNN, tiếp cận thực tiễn, tiếp cận văn hoá DT Khmer và tiếp cận tương tác liên văn hoá DT Khmer - Việt. 7.1.1. Tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở xem xét sự vật hiện tượng tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau, không có sự vật nào tồn tại riêng biệt, cô lập với sự vật khác. Theo quan điểm hệ thống, tất cả các tổ chức đều là những hệ thống và là bộ phận của hệ thống lớn hơn, có sự tác động qua lại, chi phối hay tương tác với nhau tùy vào mối quan hệ giữa chúng. Một tổ chức bao giờ cũng hoạt động trong một môi trường cụ thể và các nhà QL tổ chức luôn phải chịu tác động của nhiều biến số của môi trường và biến số của tổ chức. Sử dụng tiếp cận hệ thống, đề tài nghiên cứu xem xét QL hoạt động BDGV THCS Khmer theo CNN là một bộ phận trong hệ thống QL BD của Phòng GD&ĐT. Vì thế, nghiên cứu QL hoạt động BDGV THCS Khmer theo CNN của Phòng GD&ĐT phải đặt trong mối quan hệ tổng thể QL hoạt động BD của Phòng GD&ĐT. 7.1.2. Tiếp cận chức năng quản lý: Theo cách tiếp cận này, các vấn đề QL theo chức năng của người QL cho phép chúng ta tập trung vào những công việc mà người QL thường làm theo các chức năng của họ. Với cách tiếp cận này, các nhà khoa học QL cho rằng sẽ áp dụng được một cách tổng hợp, phát triển được những lý thuyết mà chúng có ứng dụng thực hành vào lĩnh vực QL. Đây là cách tiếp cận khá hữu ích và dễ hiểu cho các nhà QL thực hiện trong quá trình QL. Trong đề tài này, để QL hoạt động BDGV THCS Khmer theo CNN, tác giả sử dụng tiếp cận chức năng QL của Phòng GD&ĐT. Đó là một quá trình liên tục thực hiện các chức năng QL của Phòng GD&ĐT thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá BDGV THCS Khmer theo CNN. 7.1.3. Tiếp cận thực tiễn: Đề tài xem xét, khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng đội ngũ GV THCS Khmer theo CNN, so sánh với yêu cầu thực tế của GV, những đòi hỏi đặt ra từ thực tiễn GD. Thông qua nghiên cứu và xem xét quá trình, hiện trạng QL hoạt động BDGV THCS Khmer theo CNN của Phòng GD&ĐT để đề xuất các biện pháp QL phù hợp. Kết quả nghiên cứu có thể vận dụng vào thực tiễn QL hoạt động BDGV THCS Khmer theo CNN trong giai đoạn hiện nay, và có thể dùng để tham khảo QL hoạt động BD đối với GV các DTTS khác. 7.1.4. Tiếp cận theo chuẩn nghề nghiệp: Quản lý dựa vào chuẩn là một trong những xu hướng QL của hiện đại. Theo xu hướng này, yêu cầu chuẩn hoá, chuyên nghiệp hoá đội ngũ GV là một đòi hỏi tất yếu trong QL đội ngũ GV cả ở bình diện vĩ mô và vi mô. Trong đề tài nghiên cứu này tác giả sử dụng tiếp cận CNN GV cơ sở GDPT với quan điểm có thể hiểu CNN là những yêu cầu, tiêu chí tuân thủ những nguyên tắc nhất định, được dùng làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm, năng lực nghề nghiệp của GV. Vì thế, trong quá trình đánh giá phẩm chất nhà giáo; phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; các năng lực của GV THCS Khmer và đề xuất các biện pháp QL hoạt động BDGV THCS Khmer phải dựa vào các yêu cầu của CNN GVPT hiện nay, nhằm phát triển đội ngũ GV THCS Khmer đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng GD vùng đồng bào DT Khmer

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_quan_ly_hoat_dong_boi_duong_giao_vien_trung_hoc_co_s.doc
  • docLE NGOC XUÂN _ TOM TAT LUAN AN_TIẾNG ANH.doc
  • pdfLE NGOC XUÂN _ TOM TAT LUAN AN_TIẾNG ANH.pdf
  • docLE NGOC XUÂN _ TOM TAT LUAN AN_TIẾNG VIET.doc
  • pdfLE NGOC XUÂN _ TOM TAT LUAN AN_TIẾNG VIET.pdf
  • pdfLUAN AN_14_7_2023_LE NGOC XUAN.pdf
  • pdfQĐ HĐ NCS LÊ NGỌC XUÂN.pdf
  • docTRANG THONG TIN CUA LUAN AN_14_7_2023_LE NGOC XUAN_TIẾNG ANH.doc
  • pdfTRANG THONG TIN CUA LUAN AN_14_7_2023_LE NGOC XUAN_TIẾNG ANH.pdf
  • docTRANG THONG TIN CUA LUAN AN_14_7_2023_LE NGOC XUAN_TIẾNG VIET.doc
  • pdfTRANG THONG TIN CUA LUAN AN_14_7_2023_LE NGOC XUAN_TIẾNG VIET.pdf