Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, kinh tế xã hội của đất nước đã đạt được
những thành tựu mới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Tuy nhiên, những thách thức đặt ra cũng không ít, đòi hỏi mỗi quốc gia, mỗi địa
phương trong từng lĩnh vực cần tìm được giải pháp phát triển phù hợp với xu thế
của thời đại trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Lĩnh
vực GD của nước ta cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nhận rõ vai trò và tầm
quan trọng của GD&ĐT đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước,
Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, XII của Đảng ta đã xác định rõ
nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập quốc tế.
GD Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang phải đối mặt với nhiều vấn
đề cấp bách cần giải quyết. Một trong những vấn đề đó là chất lượng đào tạo
nguồn nhân lực chưa đáp ứng tốt yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH. Để giải quyết
vấn đề cấp bách nói trên, cần phải tìm ra nhiều giải pháp hệ thống, đồng bộ, vừa
mang tính đột phá trước mắt vừa đảm bảo tính bền vững lâu dài. Đó là phát triển
đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD, hoàn thiện hệ thống GD quốc dân; điều
chỉnh và ban hành các luật có liên quan; xây dựng chương trình, sách giáo khoa
mới; đổi mới cơ chế quản lý nhà nước về GD&ĐT Trong đó, nâng cao chất
lượng đội ngũ nhà giáo được coi là nhiệm vụ tiên quyết bởi một thực tế đáng lo
ngại là một bộ phận không nhỏ đội ngũ GV ở các cấp học, bậc học hiện nay
chưa đáp ứng yêu cầu về nâng cao chất lượng của ngành GD, đặc biệt, trước
những yêu cầu cấp thiết về đổi mới căn bản và toàn diện GD ở Việt Nam.
240 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 20398 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông khu vực đông Nam bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN VĂN TOÀN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Nghệ An, năm 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN VĂN TOÀN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KHU VỰC ĐÔNG NAM
BỘ TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 62.14.01.14
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS NGUYỄN THỊ MỸ TRINH
2. TS. HỒ VĂN LIÊN
Nghệ An, năm 2016
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Trinh và TS. Hồ Văn
Liên là những nhà khoa học đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu, thực hiện luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý lãnh đạo Trường Đại học Vinh, và các nhà
khoa học, các giảng viên, cán bộ quản lý đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu đề tài luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo, các
phòng ban trực thuộc Sở các tỉnh: Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu và
TP Hồ Chí Minh, các đồng nghiệp và quý thầy giáo, cô giáo của các trường
trung học phổ thông tôi tiến hành nghiên cứu, khảo sát và người thân, gia đình
đã khuyến khích, động viên, giúp tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận án này.
Tác giả luận án
Nguyễn Văn Toàn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kì công trình nào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Văn Toàn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................... 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu................................................... 2
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................ 3
5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 3
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .............................. 4
8. Luận điểm bảo vệ ................................................................................ 6
9. Đóng góp mới của luận án .................................................................. 7
10. Cấu trúc của luận án ......................................................................... 7
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI
DƯỠNG GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG BỐI
CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ........................................................................ 8
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................. 8
1.1.1. Những nghiên cứu về hoạt động bồi dưỡng giáo viên .................... 8
1.1.2. Những nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung
học phổ thông .......................................................................................... 20
1.1.3. Nhận định chung về các công trình nghiên cứu ............................ 26
1.2. Một số khái niệm công cụ ...................................................................... 28
1.2.1. Bồi dưỡng ...................................................................................... 28
1.2.2. Hoạt động bồi dưỡng giáo viên ..................................................... 28
1.2.3. Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ........................................ 29
1.2.4. Giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ
thông ........................................................................................................ 30
1.3. Hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông trong bối cảnh
đổi mới giáo dục ............................................................................................. 31
1.3.1. Những yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông ................................. 31
1.3.2. Đổi mới hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông trong
bối cảnh đổi mới giáo dục ....................................................................... 37
1.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông trong
bối cảnh đổi mới giáo dục ............................................................................. 41
1.4.1. Định hướng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ
thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục ................................................... 41
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ
thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục ................................................... 42
1.4.3. Chủ thể quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ
thông ........................................................................................................ 48
1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng
giáo viên trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục ............ 51
Kết luận chương 1 ......................................................................................... 56
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ................................................ 57
2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ............................................................. 57
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng ............................................................. 59
2.2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Bộ ........ 59
2.2.2. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông 60
2.2.3. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ
thông ....................................................................................................... 80
2.2.4. Thực trạng triển khai các giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng
giáo viên trung học phổ thông ................................................................. 90
2.3. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung
học phổ thông ................................................................................................. 92
2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên
trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục............................... 98
Kết luận chương 2 ....................................................................................... 102
Chương 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO
VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC............................................ 103
3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp .............................................................. 103
3.2. Giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ
thông khu vực Đông Nam Bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục ............. 104
3.2.1. Tổ chức xây dựng khung năng lực của người giáo viên trung học
phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục ......................................... 104
3.2.2. Lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo khung năng lực
của người giáo viên trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục
............................................................................................................... 110
3.2.3. Tổ chức thực hiện các hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo khung
năng lực giáo viên trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục
............................................................................................................... 114
3.2.4. Chỉ đạo đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ
thông về đổi mới giáo dục phổ thông theo bộ tiêu chí và quy trình chặt
chẽ ......................................................................................................... 116
3.2.5. Đảm bảo các điều kiện để quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên
trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục .......................... 122
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề
xuất ............................................................................................................... 126
3.3.1. Tổ chức khảo nghiệm ................................................................. 126
3.3.2. Kết quả khảo nghiệm ................................................................. 128
3.4. Tổ chức thử nghiệm giải pháp lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên theo
khung năng lực giáo viên trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới
giáo dục ......................................................................................................... 131
3.4.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................. 131
3.4.2. Giả thuyết khoa học .................................................................... 131
3.4.3. Phân tích kết quả thử nghiệm ...................................................... 132
Kết luận chương 3 ....................................................................................... 137
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................ 138
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ .............. 144
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 146
PHỤ LỤC .................................................................................................... 157
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
BDGV : Bồi dưỡng giáo viên
CBQL : Cán bộ quản lí
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
GDPT : Giáo dục phổ thông
GD : Giáo dục
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
QLGD : Quản lí giáo dục
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TP : Thành phố
UBND : Ủy ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
Bảng 2.1 Nhận thức của CBQL và GV về hoạt động BDGV THPT 61
Bảng 2.2 Thực trạng về phẩm chất và năng lực của GV THPT 63
Bảng 2.3
Phẩm chất và năng lực của người GV THPT đáp ứng yêu
cầu đổi mới GDPT
65
Bảng 2.4 Thực trạng việc xây dựng mục tiêu BDGV THPT 67
Bảng 2.5 Nội dung BDGV THPT 70
Bảng 2.6 Phương pháp BDGV THPT 75
Bảng 2.7 Hình thức tổ chức BDGV THPT 78
Bảng 2.8 Thực trạng lập kế hoạch BDGV THPT 80
Bảng 2.9 Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch BDGV THPT 82
Bảng 2.10 Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch BDGV THPT 84
Bảng 2.11
Thực trạng nội dung đánh giá việc thực hiện kế hoạch
BDGV THPT
86
Bảng 2.12
Thực trạng quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện phục
vụ hoạt động BDGV THPT
88
Bảng 2.13
Thực trạng thực hiện các giải pháp quản lý hoạt động
BDGV THPT
91
Bảng 3.1 Đánh giá về tính cần thiết của các giải pháp được đề xuất 128
Bảng 3.2 Đánh giá về tính khả thi của các giải pháp được đề xuất 130
Bảng 3.3 Kết quả thực nghiệm sư phạm về giải pháp được đề xuất 134
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Tên hình Trang
Hình 1
Đánh giá chung về nhận thức của CBQL và GV về hoạt
động BDGV
62
Hình 2 Đánh giá chung về phẩm chất và năng lực của GV THPT 64
Hình 3
Đánh giá chung về phẩm chất và năng lực của người GV
đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT
66
Hình 4 Thực trạng thực hiện mục tiêu BDGV THPT 68
Hình 5
Đánh giá về mức độ thường xuyên của các nội dung
BDGV
72
Hình 6 Đánh giá về mức độ hiệu quả của các nội dung BDGV 73
Hình 7 Mức độ hiệu quả của các hình thức BDGV THPT 79
Hình 8
Đánh giá chung về cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ
hoạt động BDGV THPT
89
Hình 9 Quy trình đánh giá hoạt động BDGV THPT 121
Hình 10 Kết quả thử nghiệm về giải pháp 135
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, kinh tế xã hội của đất nước đã đạt được
những thành tựu mới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Tuy nhiên, những thách thức đặt ra cũng không ít, đòi hỏi mỗi quốc gia, mỗi địa
phương trong từng lĩnh vực cần tìm được giải pháp phát triển phù hợp với xu thế
của thời đại trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Lĩnh
vực GD của nước ta cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nhận rõ vai trò và tầm
quan trọng của GD&ĐT đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước,
Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, XII của Đảng ta đã xác định rõ
nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập quốc tế.
GD Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang phải đối mặt với nhiều vấn
đề cấp bách cần giải quyết. Một trong những vấn đề đó là chất lượng đào tạo
nguồn nhân lực chưa đáp ứng tốt yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH. Để giải quyết
vấn đề cấp bách nói trên, cần phải tìm ra nhiều giải pháp hệ thống, đồng bộ, vừa
mang tính đột phá trước mắt vừa đảm bảo tính bền vững lâu dài. Đó là phát triển
đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD, hoàn thiện hệ thống GD quốc dân; điều
chỉnh và ban hành các luật có liên quan; xây dựng chương trình, sách giáo khoa
mới; đổi mới cơ chế quản lý nhà nước về GD&ĐT Trong đó, nâng cao chất
lượng đội ngũ nhà giáo được coi là nhiệm vụ tiên quyết bởi một thực tế đáng lo
ngại là một bộ phận không nhỏ đội ngũ GV ở các cấp học, bậc học hiện nay
chưa đáp ứng yêu cầu về nâng cao chất lượng của ngành GD, đặc biệt, trước
những yêu cầu cấp thiết về đổi mới căn bản và toàn diện GD ở Việt Nam.
Nhận thức rõ về thực trạng chất lượng đội ngũ GV, đồng thời căn cứ yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội và những đòi hỏi đối với ngành GD, những năm
qua, Bộ GD&ĐT đã tăng cường hoạt động bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội
ngũ GV. Chủ trương rất đúng đắn, chỉ đạo rất hợp lý, tuy nhiên, việc thực hiện
2
chủ trương trên đang còn nhiều bất cập. Hoạt động BDGV THPT hiện nay còn
còn mang tính phong trào, chưa thực sự gắn với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của
người GV trong đổi mới GDPT Việt Nam. Công tác quản lý hoạt động BDGV
THPT chưa thực sự hiệu quả, do chưa thực hiện tốt trong khâu phối hợp giữa
các chủ thể quản lý hoạt động BDGV các cấp: Bộ- Sở- Trường, chưa phát huy
tốt vai trò của các chủ thể quản lý trong công tác quản lý hoạt động BDGV
THPT. Đặc biệt, việc tiếp cận và sử dụng những thành tựu công nghệ thông tin
trong quản lý cũng như trong hoạt động BDGV còn rất hạn chế.
Đông Nam Bộ có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển
kinh tế - xã hội của cả nước, là một trong những khu vực có tiềm lực kinh tế
phát triển nhất và là một phần của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ở nước ta
hiện nay. Thế mạnh hiện nay của khu vực này là trong lĩnh vực thu hút đầu tư,
ngay cả là đầu tư nước ngoài gắn với phát triển bền vững về công nghiệp và dịch
vụ. Bên cạnh đó, Đông Nam Bộ là một trong những khu vực có nguồn nhân lực
dồi dào, trình độ và chất lượng nguồn nhân lực nơi đây cũng được xếp ở mức
cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước do hệ thống GD ngày càng được
chú trọng với số lượng các trường THPT và số lượng GV tập trung khá lớn, chủ
yếu là tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương
và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động bồi
dưỡng giáo viên trung học phổ thông khu vực Đông Nam Bộ trong bối cảnh đổi
mới giáo dục” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất các giải pháp
quản lý hoạt động BDGV THPT khu vực Đông Nam Bộ trong bối cảnh đổi mới
giáo dục ở Việt Nam.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ
thông.
3
Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp quản lý hoạt động BDGV THPT khu vực
Đông Nam Bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, hoạt động BDGV THPT chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD
phổ thông. Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải pháp thì có thể nâng cao
hiệu quả quản lý hoạt động BDGV THPT trong bối cảnh đổi mới GD. Trong đó,
cần tập trung vào các giải pháp cụ thể như: công tác tổ chức xây dựng khung
năng lực của người GV, lập kế hoạch hoạt động BDGV dựa trên khung năng lực
người GV THPT, triển khai các hoạt động BDGV THPT theo khung năng lực,
chỉ đạo đánh giá hoạt động BDGV THPT theo bộ tiêu chí và quy trình chặt chẽ,
đồng thời đảm bảo các điều kiện để quản lý hoạt động BDGV THPT trên cơ sở
tăng cường vai trò quản lý của địa phương và nhà trường. Bên cạnh đó còn phải
xác định những năng lực cần BD để thực hiện nhiệm vụ mới của người GV.
Quản lý hoạt động BDGV THPT một cách phù hợp với đặc điểm các tỉnh khu
vực Đông Nam bộ thì có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Luận án tập trung nghiên cứu giải pháp quản lý hoạt động BDGV THPT
của cấp quản lý ở Sở GD&ĐT và các trường THPT khu vực Đông Nam Bộ.
- Luận án tổ chức khảo sát thực trạng, thăm dò sự cần thiết và tính khả thi
của các giải pháp đề xuất ở khu vực Đông Nam bộ (tại TP. Hồ Chí Minh và các
tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh).
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động BDGV THPT trong bối
cảnh đổi mới GD ở Việt Nam
- Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động BDGV THPT khu vực Đông
Nam Bộ trong bối cảnh đổi mới GD ở Việt Nam
- Đề xuất và kiểm chứng tính khả thi của các giải pháp quản lý hoạt động
BDGV THPT khu vực Đông Nam Bộ trong bối cảnh đổi mới GD ở Việt Nam.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4
7.1. Phương pháp luận
7.1.1. Tiếp cận hệ thống
Trong luận án xem xét mối quan hệ biện chứng giữa các vấn đề có liên
quan một cách hệ thống, cụ thể: vấn đề đổi mới GD – yêu cầu mới đối với việc
thực hiện nhiệm vụ và năng lực nghề nghiệp của người GV THPT- vấn đề đổi
mới hoạt động BDGV và quản lý hoạt động BDGV THPT khu vực Đông Nam
Bộ, từ đó, xác định được các giải pháp quản lý hoạt động BDGV nhằm đáp ứng
yêu cầu đổi mới GD ở Việt Nam.
Từng vấn đề nói trên cũng được nghiên cứu một cách hệ thống, trên cơ sở
phân tích các cấu phần và mối quan hệ qua lại giữa chúng. Cụ thể: coi hoạt động
BDGV THPT là một hệ thống và tập trung phân tích từng cấu phần và mối quan
hệ biện chứng giữa các cấu phần (mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp
và hình thức tổ chức, cũng như cách đánh giá chất lượng hoạt động BDGV) với
chất lượng hoạt động bồi dưỡng. Tương tự: nghiên cứu về quản lý hoạt động
BDGV THPT thông qua việc nghiên cứu các thành tố cấu trúc: xác định mục
tiêu và lập kế hoạch BD, tổ chức thực hiện kế hoạch BD, chỉ đạo thực hiện kế
hoạch và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch BDGV THPT, và mối quan
hệ giữa chúng với yêu cầu đổi mới GD ở Việt Nam.
7.1.2. Tiếp cận thực tiễn
Chất lượng hoạt động BDGV được xác định dựa trên sự phân tích các cứ
liệu thực tiễn để đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu bồi dưỡng, đó là những
phẩm chất, năng lực người GV THPT sau hoạt động bồi dưỡng.
Quản lý hoạt động BDGV THPT được xác định dựa trên sự phân tích các
cứ liệu thực tiễn nhằm đánh giá mức độ đáp ứng của kết quả hoạt động BDGV
so với mục tiêu đặt ra trên cơ sở tính đến mức chi phí về nguồn lực (nhân lực,
vật lực và tài lực) phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên.
7.1.3. Tiếp cận theo năng lực nghề nghiệp GV THPT
Việc tiếp cận theo năng lực nghề nghiệp để thấy được phẩm chất, năng lực
của đội ngũ GV trường THPT đã đạt được ở mức độ nào so với yêu cầu thực
5
hiện nhiệm vụ, từ đó, xác định được những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái
độ cần có của người GV trước yêu cầu đổi mới GDPT, đồng thời, giúp nhà quản
lý có giải pháp cho việc nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ GV tr