Hiện nay do tồn tại song song hai CT. GDPT 2006 và 2018 mà trong đó CT. GDPT 2006 ở môn Toán chưa được biên soạn theo tinh thần đổi mới của CT. GDPT 2018. Do đó để GV tổ chức được hoạt động DHTH trong môn Toán thì HT cần phải có hiểu biết trong công tác quản lý về kế hoạch, nội dung chương trình DHTH trong môn Toán ở từng khối lớp. Việc nắm vững kế hoạch, chương trình DHTH sẽ tạo tiền đề to lớn trong công tác quản lý việc xây dựng kế hoạch DHTH trong nhà trường diễn ra đúng trọng tâm, hợp lý. Đồng thời giúp HT có thể tiến hành nhiều hoạt động khác có hiệu quả, nhất là trong giai đoạn tồn tại song song hai chương trình GDPT.
Chương trình giáo dục môn Toán 2018 là pháp lệnh, nội dung chương trình được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy ưu điểm của chương trình hiện hành (CT. GDPT 2006) và các chương trình trước đó. Đồng thời chương trình môn Toán cũng nhấn mạnh một số quan điểm như: Bảo đảm tính tinh giản, thiết thực, hiện đại; Bảo đảm tính thống nhất, sự nhất quán và phát triển liên tục; Bảo đảm tính tích hợp và phân hoá; Bảo đảm tính mở. (Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán). Từ những đặc điểm của CT. GDPT 2018 cho thấy, HT trước mắt cần giúp GV xác định các nội dung, chương trình khác nhau giữa CT. GDPT 2006 và CT. GDPT 2018 trong môn Toán cấp tiểu học. Việc nắm vững nội dung toán ở từng khối lớp cũng như đặc điểm biên soạn SGK toán ở cả hai chương trình khác nhau, sẽ là cơ sở để triển khai công văn hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018 (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017)
218 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 06/01/2025 | Lượt xem: 20 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý hoạt động dạy học tích hợp trong môn Toán cấp tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh luận án tiến sĩ khoa học giáo dục Thành phố, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------
HUỲNH THỊ KIM TRANG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH HỢP
TRONG MÔN TOÁN CẤP TIỂU HỌC
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2024
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------
HUỲNH THỊ KIM TRANG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH HỢP
TRONG MÔN TOÁN CẤP TIỂU HỌC
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 62 14 01 14
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN KIM DUNG
TS. VŨ LAN HƯƠNG
Thành phố Hồ Chí Minh - 2024
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục “Quản lý hoạt động dạy
học tích hợp trong môn Toán cấp tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình
do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin, số liệu sử dụng, kết quả xử lý
trong luận án này hoàn toàn trung thực, chính xác, có dẫn nguồn từ các tài liệu giảng
dạy ở các trường Đại học; nguồn từ Phòng Giáo dục Tiểu học của Sở Giáo dục và
Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả luận án
Huỳnh Thị Kim Trang
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH
HỢP TRONG MÔN TOÁN CẤP TIỂU HỌC ..................................................... 11
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 11
1.1.1. Nghiên cứu vấn đề về hoạt động DHTH trong môn Toán cấp tiểu học
...................................................................................................................... 11
1.1.2. Nghiên cứu vấn đề quản lý hoạt động DHTH trong môn Toán cấp tiểu
học ................................................................................................................ 17
1.1.3. Nhận định về tổng quan và các vấn đề cần giải quyết ....................... 26
1.2. Khái niệm công cụ ....................................................................................... 29
1.2.1. Hoạt động DHTH trong môn Toán .................................................... 29
1.2.2. Quản lý hoạt động DHTH trong môn Toán cấp tiểu học ................... 31
1.3. Hoạt động DHTH trong môn Toán cấp tiểu học ......................................... 33
1.3.1. Vai trò của hoạt động DHTH trong môn Toán .................................. 33
1.3.2. Mục tiêu của dạy học tích hợp trong môn Toán ................................ 35
1.3.3. Nội dung, chương trình của môn Toán .............................................. 37
1.3.4. Phương pháp và hình thức DHTH trong môn Toán .......................... 40
1.3.5. Kiểm trá đánh giá của hoạt động dạy học tích hợp trong môn Toán . 42
1.3.6. Điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học tích hợp ..................................... 44
1.4. Quản lý hoạt động DHTH trong môn Toán cấp tiểu học ............................ 45
1.4.1. Yêu cầu và tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học tích hợp
trong môn Toán cấp tiểu học ....................................................................... 45
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động dạy học tích hợp trong môn Toán cấp tiểu
học ................................................................................................................ 47
iii
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học tích hợp trong môn
Toán cấp tiểu học ................................................................................................ 61
1.5.1. Nhận thức của CBQL, GV về hoạt động DHTH trong môn Toán .... 61
1.5.2. Năng lực của các lực lượng giáo dục ................................................. 61
1.5.3. Văn bản, nguồn tài nguyên ................................................................ 62
1.5.4. Điều kiện về cơ sở vật chất ................................................................ 62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 64
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH HỢP
TRONG MÔN TOÁN CẤP TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH . 65
2.1. Tổng quan kinh tế xã hội và đặc điểm giáo dục tiểu học Thành phố Hồ Chí
Minh .................................................................................................................... 65
2.1.1. Tổng quan về kinh tế - xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh ............... 65
2.1.2. Đặc điểm Giáo dục tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh ................. 66
2.2. Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng ......................................................... 69
2.2.1. Mục đích khảo sát .............................................................................. 69
2.2.2. Nội dung khảo sát .............................................................................. 70
2.2.3. Phương pháp khảo sát ........................................................................ 70
2.2.4. Địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 71
2.2.5. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 72
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu khảo sát ................................................... 72
2.3. Tìm hiểu thực trạng hoạt động DHTH trong môn Toán cấp tiểu học tại Thành
phố Hồ Chí Minh ................................................................................................ 75
2.3.1. Nhận thức về DHTH trong môn Toán cấp tiểu học ........................... 75
2.3.2. Thực trạng về hoạt động DHTH trong môn Toán cấp tiểu học ......... 78
2.3.3. Các điều kiện hỗ trợ hoạt động DHTH trong môn Toán cấp tiểu học
...................................................................................................................... 87
2.4. Tìm hiểu thực trạng về quản lý hoạt động DHTH trong môn Toán cấp tiểu
học tại Thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................... 89
iv
2.4.1. - Nhận thức về tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động DHTH trong
môn Toán cấp tiểu học ................................................................................. 89
2.4.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động DHTH trong môn Toán cấp tiểu
học ................................................................................................................ 93
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động DHTH trong môn Toán cấp
tiểu học .............................................................................................................. 109
2.6. Đánh giá chung .......................................................................................... 111
2.6.1. Ưu điểm ............................................................................................ 111
2.6.2. Hạn chế ............................................................................................ 113
2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế ..................................................... 117
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 118
CHƯƠNG 3............................................................................................................ 120
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG MÔN
TOÁN CẤP TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ......................... 120
3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lý hoạt động dạy học tích hợp trong
môn Toán cấp tiểu học ...................................................................................... 120
3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu ..................................................................... 120
3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ .................................................. 120
3.1.3. Đảm bảo tính khả thi ........................................................................ 121
3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả ..................................................................... 121
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tích hợp trong môn Toán cấp tiểu
học ..................................................................................................................... 122
3.2.1. Quản lý cách thức tổ chức nâng cao nhận thức của CBQL, GV trong
hoạt động DHTH. ....................................................................................... 122
3.2.2. Quản lý việc tổ chức, sắp xếp kế hoạch DHTH trong môn toán cấp tiểu
học .............................................................................................................. 125
3.2.3. Cải tiến phương thức bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ
CBQL và GV tại trường ............................................................................. 129
v
3.2.4. Quản lý xây dựng nguồn tài nguyên phục vụ cho hoạt động DHTH trong
môn Toán cấp tiểu học ............................................................................... 134
3.2.5. Điều chỉnh kịp thời các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động DHTH
trong môn Toán cấp tiểu học ..................................................................... 135
3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp ...................................................... 138
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ..... 139
3.3.1. Mục đích, nội dung, đối tượng và phương pháp khảo nghiệm ........ 139
3.3.2. Kết quả khảo nghiệm ....................................................................... 140
3.4. Tổ chức thực nghiệm một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học tích hợp
trong môn Toán cấp tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh .............................. 153
3.4.1. Mục đính, nội dung, hình thức, giả thuyết thực nghiệm .................. 153
3.4.2. Tiến trình thực nghiệm ..................................................................... 154
3.4.3. Kết quả- đánh giá thực nghiệm ........................................................ 157
3.4.4. Kết luận chung về thực nghiệm ....................................................... 166
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 168
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 170
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ
HT Hiệu trưởng
PHT Phó hiệu trưởng
BGD & ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
CBQL Cán bộ quản lý
CT. GDPT 2006 Chương trình giáo dục phổ thông 2006
CT. GDPT 2018 Chương trình giáo dục phổ thông 2018
DHTH Dạy học tích hợp
SHCM Sinh hoạt chuyên môn
GV Giáo viên
GDPT Giáo dục phổ thông
HS Học sinh
PGD & ĐT Phòng Giáo dục và Đào tạo
SGD & ĐT Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh
SGK Sách giáo khoa
TPHCM
ĐTB
ĐLC
Thành phố Hồ Chí Minh
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
NDCT Nội dung chương trình
KHDH Kế hoạch dạy học
KHBD Kế hoạch bài dạy
PPDH Phương pháp dạy học
SHCM Sinh hoạt chuyên môn
BDCM Bồi dưỡng chuyên môn
KTĐG Kiểm tra đánh giá
ĐKHT Điều kiện hỗ trợ
PC & NL Phẩm chất và năng lực
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Quy mô phát triển mạng lưới trường, lớp, học sinh ................................. 66
Bảng 2.2: Đánh giá xếp loại đội ngũ giáo viên ......................................................... 67
Bảng 2.3: Đánh giá xếp loại năng lực học sinh ........................................................ 68
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát năng lực học sinh lớp 3 môn Toán ............................... 69
Bảng 2.5: Bảng đánh giá độ tin cậy của thang đo ..................................................... 73
Bảng 2.6: Nhận thức về hoạt động DHTH ................................................................ 76
Bảng 2.7: Thực trạng về nội dung chương trình môn Toán cấp tiểu học ................. 79
Bảng 2.8: Thực trạng về phương pháp-hình thức tổ chức hoạt động DHTH ........... 83
Bảng 2.9:Thực trạng về kiểm tra – đánh giá hoạt động DHTH ................................ 84
Bảng 2.10: Thực trạng về các điều kiện hỗ trợ hoạt động DHTH ............................ 88
Bảng 2.11: Nhận thức về tầm quan trọng của quản lý hoạt động DHTH ................. 90
Bảng 2.12: Quản lý nội dung chương trình ............................................................. 933
Bảng 2.13: Quản lý kế hoạch dạy học và kế hoạch bài dạy ...................................... 95
Bảng 2.14: Quản lý phương pháp DHTH ................................................................. 98
Bảng 2.15: Quản lý sinh hoạt chuyên môn về DHTH ............................................ 100
Bảng 2.16: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn giáo viên............ 103
Bảng 2.17: Quản lý công tác kiểm tra - đánh giá hoạt động DHTH ...................... 105
Bảng 2.18: Quản lý các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động DHTH ............................. 107
Bảng 2.19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động DHTH .......................... 109
Bảng 3.1: Quản lý cách thức tổ chức nâng cao nhận thức của CBQL và GV trong hoạt
động DHTH ............................................................................................................. 141
Bảng 3.2: Quản lý việc tổ chức, sắp xếp kế hoạch DHTH .................................... 144
Bảng 3.3: Cải tiến phương thức bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho CBQL và GV
tại trường ................................................................................................................. 147
Bảng 3.4: Quản lý xây dựng nguồn tài nguyên phục vụ cho hoạt động DHTH ...... 150
Bảng 3.5: Điều chỉnh kịp thời các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động DHTH
................................................................................................................................. 151
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ Ngũ giác sư phạm ........................................................................... 30
Hình 1.2: Sơ đồ Hoạt động dạy học tích hợp ............................................................ 45
Hình 1.3: Sơ đồ Quản lý hoạt động dạy học theo nội dung ...................................... 47
Hình 1.4: Sơ đồ Quản lý hoạt động DHTH trong môn Toán cấp tiểu học ............... 63
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Căn cứ kết luận của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam khoá XI họp tại Hà Nội từ ngày 30-9 đến ngày 9-10-2013 cho thấy sự
nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, trong đó
có nói đến chất lượng và hiệu quả giáo dục ở các cấp học có tiến bộ. Đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lý giáo dục vẫn còn những hạn chế bất cập như chất lượng chuyên
môn, nghiệp vụ, có mặt chưa đáp ứng yêu cầu, phương pháp dạy học chưa thật sự chú
trọng phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành của người học. Trong
khi đó “quản lý tốt là tiền đề căn bản để dạy tốt và học tốt” (Ban Chấp hành Trung
ương Đảng, 2013)
Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam (khóa XI) đã thông qua Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm
2013 về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế. Vì vậy, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục được khẳng định là
vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28
tháng 11 năm 2014 về Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp
phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; chuyển nền giáo dục nặng về
truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng
lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.
Thực tế hiện nay, nền giáo dục của các nước phát triển đã chuyển hướng “từ
chương trình theo định hướng nội dung thành chương trình theo định hướng năng
lực” (Hoàng Hoà Bình, 2015). Chương trình giáo dục Việt Nam cần đổi mới để đáp
ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Để thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chỉ thị, Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ, ngày 26/12/2018 Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGD & ĐT) ban
2
hành Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT về việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ
thông 2018 (CT.GDPT 2018). CT. GDPT 2018 được xây dựng theo định hướng phát
triển phẩm chất và năng lực của học sinh.
Dạy học tích hợp (DHTH) là xu thế chung của CT. GDPT các nước. Ở Việt
Nam, DHTH đã được thực hiện trong CT hiện hành (CT.GDPT 2006). So với
CT.GDPT 2006, chủ trương DHTH trong CT GDPT 2018 có một số điểm khác như:
tăng cường tích hợp nhiều nội dung trong cùng một môn học; yêu cầu tích hợp được
thể hiện cả trong mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo
dục. (Nguyễn Minh Thuyết, 2019). Chính vì thế trong CT. GDPT 2018, DHTH trong
môn Toán được thể hiện thông qua sự kết nối, tích hợp giữa các ý tưởng toán học,
giữa toán học với thực tiễn, giữa toán học với các môn học và hoạt động giáo dục
khác, đặc biệt với các môn Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật để thực hiện giáo dục
STEM. (CT. GDPT 2018).
Ngoài ra, để có thể hội nhập quốc tế, năng lực của học sinh Thành phố Hồ Chí
Minh cũng phải được hình thành qua việc học toán, nhằm đáp ứng với những thách
thức của đời sống hiện tại và tương lai. Muốn thế, trong hoạt động dạy, GV không
chỉ dạy kiến thức toán đơn thuần mà mục tiêu cốt lõi là gắn việc dạy học toán với
việc tích hợp, “ huy động nội dung, kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau,
ở các môn học khác để tạo ra các tình huống phức hợp – thường là gắn với thực tiễn.
Chính nhờ quá trình đó, HS nắm vững kiến thức, hình thành khái niệm, phát triển
năng lực và các phẩm chất cá nhân”. (Đỗ Hương Trà nnk., 2015)
Với những yêu cầu đó, các cấp quản lý từ BGD & ĐT, Sở Giáo dục và Đào tạo
(SGD & ĐT) đến Phòng Giáo dục và Đào tạo (PGD & ĐT) đã chỉ đạo thông qua văn
bản hướng dẫn chuyên môn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành
theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017 - 2018.
Trong đó đặc biệt lưu ý tăng cường quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện
kế hoạch giáo dục cũng như giao quyền chủ động điều chỉnh xây dựng các bài học
theo chủ đề, tích hợp các kiến thức như CT. GDPT 2018 (Bộ Giáo dục và Đào tạo,
2017). Do đó công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường nói chung và công tác
3
quản lý hoạt động dạy học tích hợp trong môn Toán nói riêng cần phải được đặc biệt
quan tâm nhất là trong giai đoạn cả nước đang tiến hành thực hiện Chương trình giáo
dục phổ thông 2018.
Chương trình giáo dục tiểu học hiện nay đang tồn tại song song 02 chương trình:
CT. GDPT 2006 và CT. GDPT 2018. Trong đó sách giáo khoa (SGK) toán tiểu học
từ lớp 1 đến lớp 3 được biên soạn theo CT. GDPT 2018 có tích hợp liên môn giữa
môn Toán và các môn học khác nhằm tạo cơ hội cho HS được trải nghiệm, áp dụng
toán học vào thực tiễn. Riêng đối với các lớp 4 và lớp 5 môn Toán vẫn chưa thể hiện
tường minh những nội dung tích hợp theo chủ đề hoặc tích hợp liên môn để GV có thể
lồng ghép những nội dung, kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, ở các
môn học khác. SGK chưa đưa các tình huống thực tế của cuộc sống vào việc học toán
mà trong SGK hiện nay chỉ thể hiện tiềm ẩn bên trong một số bài toán giải có lời văn,
đây là dạng tích hợp ở mức độ thấp. Bên cạnh