Luận án Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Tây Bắc trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Giá trị bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đối với sự phát triển ổn định và bền vững của quốc gia dân tộc. Giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Để thực hiện được mục tiêu này thì trước hết cần thể hiện rõ trong hoạt động quản lý tại các trường PTDTNT cấp tỉnh với các nội dung quản lý vừa có sự tương đồng như các trường phổ thông khác nhưng lại vừa mang tính đặc thù riêng của nhà trường là phổ thông, dân tộc và nội trú, học sinh của nhà trường chủ yếu con em đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy đây cũng là các yếu tố cần được nghiên cứu để đóng góp trong lý thuyết quản lý nhà trường hiện nay. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII đã xác định nhiệm vụ bảo tồn, phát huy và phát triển vǎn hóa các dân tộc thiểu số: “Coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị mới về vǎn hóa, vǎn học, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số”. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định rõ nhiệm vụ: “Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề”. “Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. “Quan tâm dạy tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số”. Việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là chiến lược phát triển bền vững quốc gia, là nhiệm vụ chung của toàn xã hội trong đó giáo dục giữ vai trò quan trọng nhất. Bằng con đường giáo dục và thông qua giáo dục, các giá trị về vật chất và tinh thần, các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, kinh nghiệm ứng xử, lối sống, ngôn ngữ, phong tục, tập quán của các dân tộc được lưu truyền, tồn tích, vận hành nối liền các thế hệ. Giáo dục giúp cho học sinh hiểu biết về truyền thống, bản sắc văn hóa Việt Nam, tôn trọng văn hóa truyền thống của dân tộc, khơi dậy lòng tự tôn dân tộc và tôn trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em. Ngày nay trong bối cảnh giao lưu văn hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, giá trị văn hóa của mỗi dân tộc đều chịu những tác động tích cực và tiêu cực. Tùy thuộc vào thái độ ứng xử và ý thức giữ gìn mà giá trị văn hóa của từng dân tộc được bảo lưu và phát triển khác nhau. Văn hóa dân tộc đã có những yếu tố văn hóa được làm giàu, phát triển nhưng cũng có một số yếu tố văn hóa bị biến dạng, hòa tan mất bản sắc. Tuy nhiên giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không có nghĩa là đóng cửa, khép kín với bên ngoài mà nó đồng nghĩa với việc giao lưu hợp tác văn hóa, “hòa nhập nhưng không hòa tan” để tiếp nhận những giá trị văn hóa tiến bộ của nhân loại, làm cho nền văn hóa dân tộc giàu có hơn, hiện đại hơn, có sức sống mãnh liệt hơn, đề kháng trước những yếu tố phản văn hóa.

doc289 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 13/01/2024 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Tây Bắc trong bối cảnh đổi mới giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC -----›&š----- BÙI THỊ KIỀU THƠ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ KHU VỰC TÂY BẮC TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC -----›&š----- BÙI THỊ KIỀU THƠ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ KHU VỰC TÂY BẮC TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mà SỐ: 9.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Phó Đức Hòa 2. TS. Lê Thị Ngọc Thúy HÀ NỘI - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Trong quá trình nghiên cứu Luận án, tôi có tham khảo một số tư liệu trong các công trình khoa học, các thông tin trích dẫn trong luận án đều được ghi rõ nguồn gốc trong danh mục tài liệu tham khảo. Tác giả luận án Bùi Thị Kiều Thơ DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT CBQL Cán bộ quản lý GV Giáo viên CLB Câu lạc bộ CMHS Cha mẹ học sinh DTTS Dân tộc thiểu số LLXH Lực lượng xã hội LLGD Lực lượng giáo dục HS Học sinh PTDTNT Phổ thông dân tộc nội trú HĐGDNGLL Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp HĐGDVHDT Hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc QLHĐGDVHDT Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc QLGD Quản lý giáo dục GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo HĐGD Hoạt động giáo dục CSVC Cơ sở vật chất TDTT Thể dục thể thao DTTS Dân tộc thiểu số DTTS, MN Dân tộc thiểu số và miền núi VHDT Văn hóa dân tộc GDVHDT Giáo dục văn hóa dân tộc CTGDPT 2018 Chương trình giáo dục phổ thông 2018 MỤC LỤC PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu GDVHDT tại các trường PTDTNT cấp tỉnh vùng Tây Bắc 116 Bảng 2.2. Thực trạng về mức độ thực hiện các nội dung giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc 121 Bảng 2.3. Thực trạng về phương pháp giáo dục văn hóa dân tộc cho HS các trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc 126 Bảng 2.4. Thực trạng về hình thức giáo dục văn hóa dân tộc cho HS các trường PTDTNT khu vực Tây Bắc 129 Bảng 2.5. Thực trạng đánh giá kết quả GDVHDT cho học sinh các trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc 133 Bảng 2.6. Thực trạng nhận thức về tính cần thiết của quản lý HĐGDVHDT cho HS các trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc 135 Bảng 2.7. Thực trạng xây dựng chiến lược giáo dục văn hóa dân tộc của các trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc 138 Bảng 2.8. Thực trạng quản lý phát triển nội dung GDVHDT cho HS trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc trong bối cảnh đổi mới giáo dục 141 Bảng 2.9. Thực trạng tổ chức phát triển nội dung GDVHDT các trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc 143 Bảng 2.10. Thực trạng về cảnh quan môi trường giáo dục văn hóa dân tộc trong các trường PTDTNT vùng Tây Bắc 145 Bảng 2.11. Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức tổ chức HĐGDVHDT trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc 147 Bảng 2.12. Thực trạng đánh giá về vai trò của lực lượng tham gia GDVHDT cho học sinh các trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc 150 Bảng 2.13. Thực trạng về quản lý lực lượng tham gia giáo dục văn hóa dân tộc của các trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc 152 Bảng 2.14. Thực trạng về các nguồn lực phục vụ cho hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc các trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc 157 Bảng 2.15. Thực trạng sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và địa phương trong giáo dục văn hóa dân tộc của các trường PTDTNT cấp tỉnh vùng Tây Bắc 159 Bảng 2.16. Thực trạng đánh giá HĐGDVHDT HĐGDVHDT của các trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc 162 Bảng 2.17. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐGDVHDT cho học sinh các trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc 164 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các giải pháp 211 Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của Giải pháp 214 Bảng 3.3. Kết quả đánh giá sự tác động của từng tiêu chí ảnh hưởng HĐGDVHDT cho học sinh các trường PTDTNT cấp tỉnh vùng Tây Bắc 219 Bảng 3.4. Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng Khung tiêu chí quản lý HĐGDVHDT cho học sinh các trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc 222 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Thực trạng về đánh giá thực hiện mục tiêu GDVHDT tại các trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc 119 Biểu đồ 2.2. Thực trạng nhận diện của học sinh về các nội dung giáo dục văn hóa dân tộc trong các trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc 125 Biểu đồ 2.3. Thực trạng phương pháp giáo dục văn hóa dân tộc cho HS các trường PTDTNT khu vực Tây Bắc 126 Biểu đồ 2.4. Thực trạng đánh giá của học sinh về mức độ phù hợp của các phương pháp giáo dục văn hóa dân tộc cho HS các trường PTDTNT khu vực Tây Bắc 128 Biểu đồ 2.5. Thực trạng về hình thức giáo dục văn hóa dân tộc cho HS các trường PTDTNT khu vực Tây Bắc 130 Biểu đồ 2.6. Thực trạng đánh giá của học sinh về hình thức giáo dục văn hóa dân tộc cho HS các trường PTDTNT khu vực Tây Bắc 131 Biểu đồ 2.7. Thực trạng về mức độ hài lòng của học sinh về hình thức giáo dục văn hóa dân tộc cho HS các trường PTDTNT khu vực Tây Bắc 132 Biểu đồ 2.8. Thực trạng nhận thức về tính cần thiết của quản lý hoạt động GDVHDT cho học sinh các trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc 137 Biểu đồ 2.9. Thực trạng xây dựng chiến lược giáo dục văn hóa dân tộc của các trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc 139 Biểu đồ 2.10. Phát triển nội dung GDVHDT cho học sinh trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc trong bối cảnh đổi mới giáo dục 142 Biểu đồ 2.11. Thực trạng về tổ chức phát triển nội dung GDVHDT các trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc 144 Biểu đồ 2.12. Thực trạng việc tạo cảnh quan môi trường giáo dục văn hóa dân tộc trong các trường PTDTNT khu vực Tây Bắc 146 Biểu đồ 2.13. Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức tổ chức HĐGDVHDT các trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc 148 Biểu đồ 2.14. Thực trạng đánh giá về vai trò của lực lượng tham gia GDVHDT cho học sinh các trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc 151 Biểu đồ 2.15. Thực trạng về quản lý nhân sự tham gia GDVHDT của các trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc 153 Biểu đồ 2.16. Thực trạng về cơ chế, chính sách hỗ trợ giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh các trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc 154 Biểu đồ 2.17. Thực trạng về các nguồn lực phục vụ cho HĐGDVHDT các trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc 158 Biểu đồ 2.18. Thực trạng sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và địa phương trong GDVHDT của các trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc 160 Biểu đồ 2.19. Thực trạng kiểm tra, đánh giá HĐGDVHDT của các trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc 163 Biểu đồ 3.1. Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng Khung tiêu chí quản lý HĐGDVHDT cho học sinh các trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc 224 Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ các giải pháp quản lý HĐGDVHDT cho học sinh trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc 209 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Giá trị bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đối với sự phát triển ổn định và bền vững của quốc gia dân tộc. Giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Để thực hiện được mục tiêu này thì trước hết cần thể hiện rõ trong hoạt động quản lý tại các trường PTDTNT cấp tỉnh với các nội dung quản lý vừa có sự tương đồng như các trường phổ thông khác nhưng lại vừa mang tính đặc thù riêng của nhà trường là phổ thông, dân tộc và nội trú, học sinh của nhà trường chủ yếu con em đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy đây cũng là các yếu tố cần được nghiên cứu để đóng góp trong lý thuyết quản lý nhà trường hiện nay. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII đã xác định nhiệm vụ bảo tồn, phát huy và phát triển vǎn hóa các dân tộc thiểu số: “Coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị mới về vǎn hóa, vǎn học, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số”. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định rõ nhiệm vụ: “Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề”. “Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. “Quan tâm dạy tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số”. Việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là chiến lược phát triển bền vững quốc gia, là nhiệm vụ chung của toàn xã hội trong đó giáo dục giữ vai trò quan trọng nhất. Bằng con đường giáo dục và thông qua giáo dục, các giá trị về vật chất và tinh thần, các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, kinh nghiệm ứng xử, lối sống, ngôn ngữ, phong tục, tập quán của các dân tộc được lưu truyền, tồn tích, vận hành nối liền các thế hệ. Giáo dục giúp cho học sinh hiểu biết về truyền thống, bản sắc văn hóa Việt Nam, tôn trọng văn hóa truyền thống của dân tộc, khơi dậy lòng tự tôn dân tộc và tôn trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em. Ngày nay trong bối cảnh giao lưu văn hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, giá trị văn hóa của mỗi dân tộc đều chịu những tác động tích cực và tiêu cực. Tùy thuộc vào thái độ ứng xử và ý thức giữ gìn mà giá trị văn hóa của từng dân tộc được bảo lưu và phát triển khác nhau. Văn hóa dân tộc đã có những yếu tố văn hóa được làm giàu, phát triển nhưng cũng có một số yếu tố văn hóa bị biến dạng, hòa tan mất bản sắc. Tuy nhiên giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không có nghĩa là đóng cửa, khép kín với bên ngoài mà nó đồng nghĩa với việc giao lưu hợp tác văn hóa, “hòa nhập nhưng không hòa tan” để tiếp nhận những giá trị văn hóa tiến bộ của nhân loại, làm cho nền văn hóa dân tộc giàu có hơn, hiện đại hơn, có sức sống mãnh liệt hơn, đề kháng trước những yếu tố phản văn hóa. Trường PTDTNT được nhà nước thành lập cho con em các dân tộc thiểu số, con em các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực chất lượng cao cho các vùng này, hệ thống trường PTDTNT có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Hiện nay hệ thống trường PTDTNT đã phát triển mạnh về quy mô, mạng lưới, nhiều trường đã trở thành các cơ sở giáo dục có chất lượng cao ở vùng đồng bào dân tộc miền núi. Năm học 2019-2020, cả nước có 320 trường, trong đó có 03 trường trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, 51 trường cấp tỉnh, 266 trường cấp huyện; quy mô 88.247 học sinh; số học sinh THCS: 56.806, số học sinh THPT: 31.441. Hiện nay số lượng học sinh dân tộc thiểu số học trong các trường PTDTNT chiếm khoảng 8%. Giáo dục văn hóa dân tộc là một nhiệm vụ của trường PTDTNT được quy định trong Thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTNT. Thông qua việc tổ chức các HĐGDVHDT, giúp học sinh có cơ hội được trải nghiệm, trao đổi, học tập và cùng tham gia vào việc bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa dân tộc. Nhờ được tiếp xúc thường xuyên với các hoạt động văn hóa và thông qua hoạt động văn hóa mà học sinh trường PTDTNT vẫn là người con của dân tộc, đồng thời còn là người hiểu biết và tôn trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em, nhờ có HĐGDVHDT, học sinh của trường PTDTNT được phát triển toàn diện, trở thành những công dân có tri thức, có văn hóa. Nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp THPT dành thời lượng 35 tiết/năm học/lớp trong đó nội dung giáo dục của địa phương là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp của địa phương nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của địa phương. Đổi mới nội dung giáo dục địa phương nói chung và đổi mới giáo dục văn hóa dân tộc của các trường PTDTNT nói riêng đòi hỏi phải đổi mới cả công tác quản lý, chỉ đạo đối với hoạt động này. Tại Hội nghị góp ý dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTNT giữa Bộ GD&ĐT phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức vào ngày 5/04/2022 đã chỉ ra các bất cập trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện các Thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT. [25] Qua đó, đề xuất ban hành Thông tư thay thế phù hợp với tình hình hiện nay. Báo cáo tổng kết 10 năm trường PTDTNT giai đoạn 2008-2018 đã khẳng định, mô hình giáo dục của các trường PTDTNT đóng vai trò to lớn trong việc tạo nguồn đào tạo cán bộ, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng ở vùng đồng bào DTTS, MN, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới và hải đảo. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển của kinh tế - xã hội, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên, khoảng cách vùng miền ngày càng được thu hẹp, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi đáng kể đời sống vật chất và tinh thần của vùng đồng bào DTTS, MN. Mặt khác, thực hiện Luật Giáo dục 2019, một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chính sách phát triển hệ thống trường PTDTNT đã thay đổi. Do đó, các văn bản, chính sách cần được điều chỉnh, hoàn thiện cho phù hợp. Trong bối cảnh triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay, vai trò của GDVHDT cho học sinh trong các trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc chính là hướng tới mục tiêu gắn kết các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp của nhà trường với các nghề thủ công truyền thống và các giá trị văn hóa dân tộc cần được bảo tồn và phát huy. Qua đó giúp cho các nhà quản lý đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức, nội dung GDVHDT cũng như tổ chức các lực lượng tham gia giáo dục vừa phù hợp với mục tiêu GDVHDT và vừa phù hợp với nội dung giáo dục địa phương để đáp ứng yêu cầu của CTGDPT 2018. Tuy nhiên, công tác quản lý HĐGDVHDT còn chưa được quan tâm đúng mức, cần thay đổi ở nhiều khía cạnh khác nhau, phù hợp với thực tiễn nhằm hoàn thiện, công tác quản lý nhà nước của hệ thống trường này. Vấn đề còn tồn đọng trong các trường là chưa xây dựng được chương trình GDVHDT của nhà trường dựa trên nội dung giáo dục của địa phương, việc huy động nguồn lực và các điều kiện đảm bảo cũng như sự phối kết hợp trong tổ chức thực hiện còn nhiều hạn chế, công tác kiểm tra, đánh giá chưa được chú trọng nên hiệu quả giáo dục chưa cao, năng lực của đội ngũ CBQL các trường còn chưa đáp ứng được với yêu cầu mới đặt ra. Với các lý do trên, luận án “Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Tây Bắc trong bối cảnh đổi mới giáo dục” được nghiên cứu để nhằm góp phần nâng cao chất lượng GDVHDT cho các trường PTDTNT khu vực Tây Bắc trong bối cảnh hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý HĐGDVHDT cho học sinh các trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc, luận án đề xuất các giải pháp quản lý HĐGDVHDT cho học sinh trong các trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc trong bối cảnh đổi mới giáo dục nhằm góp phần nâng cao chất lượng GDVHDT cho học sinh trong các nhà trường. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trong các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trong các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh khu vực Tây Bắc trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 4. Câu hỏi nghiên cứu 4.1. Dựa trên lý thuyết nào để quản lý HĐGDVHDT cho học sinh trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc có hiệu quả? 4.2. Việc tổ chức thực hiện hoạt động GDVHDT cho học sinh các trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc được thực hiện như thế nào? Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động này còn gặp những khó khăn gì? 4.3. Giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trong các trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc là một trong các nhiệm vụ rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh các trường PTDTNT và thực hiện gìn giữ bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho con em các dân tộc khu vực Tây Bắc. Vậy các điều kiện và yếu tố nào ảnh hưởng đến GDVHDT cho học sinh các trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc? 4.4. Để đáp ứng được yêu cầu quản lý, đội ngũ CBQL các cấp, đặc biệt là CBQL các trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc cần được bồi dưỡng như thế nào? 4.5. Thực trạng HĐGDVHDT cho học sinh và thực trạng quản lý HĐGDVHDT cho học sinh các trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay có những điểm mạnh và những hạn chế gì? 4.6. Làm thế nào để quản lý tốt hơn HĐGDVHDT cho học sinh các trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc trong bối cảnh đổi mới giáo dục? 5. Giả thuyết khoa học Bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay đã đặt ra các yêu cầu mới công tác quản lý HĐGDVHDT cho các trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc. Cụ thể: Chương trình phổ thông 2018 đã thay đổi cách tích hợp GDVHDT vào nội dung giáo dục địa phương hoặc lồng ghép thông qua các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường, đổi mới phương pháp và hình thức GDVHDT cho học sinh khu vực Tây Bắc để phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc, làm rõ các lực lượng tham gia GDVHDT trong nhà trường không chỉ là đội ngũ giáo viên mà còn có lực lượng chuyên gia, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, những người uy tín của cộng đồng, nghệ nhân, trí thức địa phương nhằm tăng cường khai thác tối đa giá trị vùng văn hóa Tây Bắc cho học sinh, tăng cường sự tham gia các bên liên quan để phối hợp trong GDVHDT cho học sinh, chủ thể quản lý các trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc cần được bồi dưỡng thường xuyên để đáp ứng được yêu cầu mới... Các HĐGDVHDT cho học sinh trong các nhà trường được đánh giá một cách khoa học bằng một khung tiêu chí rõ ràng để giúp cho nhà quản lý có cơ sở định hướng phát triển. Nếu hoạt động quản lý HĐGDVHDT cho học sinh các trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc có các giải pháp đảm bảo tính cấp thiết và khả thi thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng GDVHDT cho học sinh trong các trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc trong bối cảnh hiện nay. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Xây dựng cơ sở lý luận về GDVHDT cho HS và quản lý HĐGDVHDT cho học sinh các trường PTDTNT cấp tỉnh trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 6.2. Khảo sát, đánh giá thực tiễn quản lý HĐGDVHDT cho HS trong các trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc trong thời gian qua; phân tích các điểm mạnh, điểm hạn chế và nguyên nhân của thực tiễn. 6.3. Đề xuất giải pháp quản lý HĐGDVHDT cho HS trong các trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 6.4. Khảo nghiệm các giải pháp và thử nghiệm 01 giải pháp “Xây dựng và triển khai Khung tiêu chí quản lý HĐGDVHDT cho HS trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc trong bối cảnh đổi mới giáo dục”. 7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 7.1. Giới hạn chủ thể quản lý trong luận án Luận án nghiên cứu HĐGDVHDT và quản lý HĐGDVHDT cho học sinh trong các trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc, cụ thể các nội dung sau: - Chủ thể quản lý HĐGDVHDT trong luận án được xác định bao gồm: + Đội ngũ cán bộ quản lý cấp Bộ GD&ĐT gồm có: Vụ Giáo dục dân tộc và Vụ Giáo dục Trung học. + Cán bộ quản lý cấp Sở GD&ĐT tại các địa phương thuộc khu vực Tây Bắc. + Hiệu trưởng các trường PTDTNT cấp tỉnh khu vực Tây Bắc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_quan_ly_hoat_dong_giao_duc_van_hoa_dan_toc_cho_hoc_s.doc
  • pdfQĐ Hoi dong cap Hoc vien- Bui Thi Kieu Tho.pdf
  • docTHÔNG TIN LA TIẾNG ANH - BÙI THỊ KIỀU THƠ.doc
  • docTHÔNG TIN LA TIẾNG VIỆT - BÙI THỊ KIỀU THƠ.doc
  • docTÓM TẮT LA TIẾNG ANH - BÙI THỊ KIỀU THƠ.doc
  • docTÓM TẮT LA TIẾNG VIỆT - BÙI THỊ KIỀU THƠ.doc
  • docTRÍCH YẾU LA TIẾNG ANH - BÙI THỊ KIỀU THƠ.doc
  • docTRÍCH YẾU LA TIẾNG VIỆT - BÙI THỊ KIỀU THƠ.doc
Luận văn liên quan