Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, hầu hết các nước phát triển trên thế
giới đều có nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả dựa
trên nền tảng Chính phủ điện tử, do vậy đã đạt được nhiều thành quả lớn
trong quản lý hành chính nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam
đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển, việc xây dựng Chính phủ điện tử
là yêu cầu cấp thiết. Chính phủ điện tử ở Việt Nam không chỉ đáp ứng yêu
cầu của toàn cầu hóa, rút ngắn không gian, tiết kiệm thời gian và tạo khả
năng kiểm soát các rủi ro một cách hiệu quả mà còn giúp Chính phủ thực
hiện vai trò quản lý nhà nước đạt hiệu quả tối ưu, mang lại lợi ích thiết thực
cho mọi thành viên trong xã hội, thực hiện nhà nước pháp quyền của nhân
dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Ngày 24 tháng 4 năm 2000 tại Singapore, trong khuôn khổ Hội nghị cấp
cao ASEAN lần thứ 4, Chính phủ Việt Nam đã quyết định tham gia và ký kết
Hiệp định khung ASEAN điện tử (E-ASEAN), trong đó Việt Nam cam kết
thực hiện mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử. Đây là sự khởi đầu của tiến
trình phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam.
Xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam là một phần trong chiến lược
cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
hướng tới nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ và chính quyền các
cấp, góp phần xây dựng một nền hành chính trong sạch, hiện đại, chuyên
nghiệp, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa; phục vụ nhân dân, doanh nghiệp được thuận tiện,
nhanh chóng, tiết kiệm và hiệu quả hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người
dân thực hiện quyền dân chủ và tham gia quản lý nhà nước.
178 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ VĂN ĐIỆU
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI CƠ SỞ HẠ TẦNG THÔNG TIN
TRONG XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Hà Nội – 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ VĂN ĐIỆU
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI CƠ SỞ HẠ TẦNG THÔNG TIN
TRONG XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 62 34 04 03
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1: PGS.TS. Lưu Kiếm Thanh
2: PGS.TS. Bế Trung Anh
Hà Nội – 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu độc lập của
riêng tác giả với sự hướng dẫn, cố vấn của người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Lưu Kiếm Thanh và PGS.TS. Bế Trung Anh. Các số liệu, dữ liệu sử
dụng trong luận án có nguồn gốc rõ ràng và trung thực. Những kết luận khoa
học của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu
nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Lê Văn Điệu
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận án Tiến sĩ, tôi xin chân thành cảm ơn Học viện Hành
chính Quốc gia đã tạo điều kiện cho tôi có môi trường học tập, nghiên cứu tốt
nhất trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Khoa Sau đại học, các khoa liên quan
của Học viện Hành chính Quốc gia, các thầy cô tham gia quản lý và giảng dạy
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Luận án này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô trong Học viện Hành
chính Quốc gia, các Hội đồng khoa học, đặc biệt là các Thầy giáo: PGS.TS. Lưu
Kiếm Thanh và PGS.TS. Bế Trung Anh, đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành
Luận án Tiến sĩ.
Kính mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý của các thầy cô, bạn bè và đồng
nghiệp để công trình nghiên cứu của tôi được hoàn thiện tốt hơn.
Hà Nội, ngày tháng 8 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Lê Văn Điệu
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
DANH MỤC HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án..................................... 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận án ............................................ 7
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu luận án ..................... 7
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ....................................... 9
6. Những đóng góp mới của luận án ........................................................ 10
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ............................................. 11
8. Kết cấu của luận án .............................................................................. 12
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................... 13
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................... 13
1.1.1. Nhóm nghiên cứu về chủ trương, cơ chế chính sách đối với
cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử ...................... 13
1.1.2. Nhóm nghiên cứu về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực cho
lĩnh vực tin học hóa và xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam ........... 21
1.1.3. Nhóm nghiên cứu về tài chính đối với cơ sở hạ tầng
thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử ........................................... 23
1.1.4. Nhóm các công trình nghiên cứu khác liên quan đến cơ sở
hạ tầng thông tin trong xây dựng phát triển Chính phủ điện tử ............... 24
1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ..................................................... 26
1.3. Đánh giá chung về tổng quan tình hình nghiên cứu ........................ 39
1.3.1. Những nội dung nghiên cứu mà luận án có thể kế thừa ................. 39
1.3.2. Những khoảng trống và giả thuyết tập trung nghiên cứu ............... 39
1.4. Kết luận chương 1 ............................................................................. 41
CHƯƠNG 2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI CƠ SỞ HẠ TẦNG THÔNG TIN TRONG XÂY DỰNG
CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ ............................................................................. 42
2.1. Các khái niệm .................................................................................... 42
2.1.1. Chính phủ điện tử ......................................................................... 42
2.1.2. Cơ sở hạ tầng thông tin ................................................................. 47
2.1.3. An toàn thông tin đối với cơ sở hạ tầng thông tin trong
xây dựng Chính phủ điện........................................................................ 50
2.2. Quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng thông tin trong
xây dựng Chính phủ điện tử Việt Nam ................................................... 53
2.2.1. Cơ sở lý luận về quản lý ............................................................... 53
2.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về cơ sở hạ tầng thông tin trong
xây dựng Chính phủ điện tử ................................................................... 61
2.2.3. Vai trò cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ
điện tử ở Việt Nam ................................................................................. 69
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với cơ sở
hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử ............................... 71
2.3. Một số kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng
thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử ở một số quốc gia ............ 75
2.3.1. Quản lý nhà nước về cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng
Chính phủ điện tử của Mỹ ...................................................................... 76
2.3.2. Quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng thông tin trong
xây dựng Chính phủ điện tử của Nhật Bản ............................................. 79
2.3.3. Thể chế chính sách đối với cơ sở hạ tầng thông tin trong
xây dựng Chính phủ điện tử của Hàn Quốc ............................................ 83
2.3.4. Thể chế chính sách đối với cơ sở hạ tầng thông tin trong
xây dựng Chính phủ điện tử của Trung Quốc ......................................... 85
2.3.5. Bài học kinh nghiệm và các giá trị tham khảo ............................... 87
2.4. Kết luận chương 2 ............................................................................. 89
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
CƠ SỞ HẠ TẦNG THÔNG TIN TRONG XÂY DỰNG
CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM .................................................... 91
3.1. Thực trạng về thể chế, chính sách .................................................... 91
3.1.1. Khái quát chung về thể chế, chính sách đối với cơ sở hạ tầng
thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử ........................................... 91
3.1.2. Đánh giá chung về thể chế, chính sách đối với cơ sở hạ tầng
thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử ......................................... 103
3.2. Thực trạng về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực ......................... 103
3.2.1. Khái quát chung về thực trạng về tổ chức bộ máy đối với
cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử ở
Việt Nam .............................................................................................. 103
3.2.2. Khái quát chung về thực trạng về nguồn nhân lực đối với
cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử ở
Việt Nam .............................................................................................. 110
3.3. Thực trạng về tài chính ................................................................... 118
3.3.1. Khái quát chung về chủ trương chính sách về tài chính
đối với cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử ........ 118
3.3.2. Các nguồn vốn ............................................................................ 119
3.4. Thực trạng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật mạng, công nghệ
liên quan đến cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ
điện tử ở Việt Nam ................................................................................. 124
3.4.1. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan
nhà nước ............................................................................................... 124
3.4.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong các
doanh nghiệp ......................................................................................... 126
3.5. Đánh giá về thực trạng quản lý nhà nước về cơ sở hạ tầng
thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam .................... 128
3.5.1. Kết quả đạt được ......................................................................... 128
3.5.2. Hạn chế tồn tại ............................................................................ 130
3.5.3. Nguyên nhân hạn chế tồn tại ....................................................... 134
3.6. Kết luận chương 3 ........................................................................... 137
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG THÔNG TIN
TRONG XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY ................................................................................................ 138
4.1. Phương hướng hoàn thiện về công tác quản lý nhà nước
đối với cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử
ở Việt Nam hiện nay ............................................................................... 138
4.1.1. Về phương hướng ....................................................................... 138
4.1.2. Về thể chế ................................................................................... 139
4.1.3. Về tổ chức bộ máy ...................................................................... 140
4.1.4. Về nguồn nhân lực ...................................................................... 141
4.1.5. Về tài chính ................................................................................ 142
4.1.6. Về công nghệ .............................................................................. 142
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về cơ sở
hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam
hiện nay ................................................................................................... 143
4.2.1. Các giải pháp chung ................................................................... 143
4.2.2. Một số giải pháp cụ thể ............................................................... 146
4.3. Kết luận chương 4 ........................................................................... 153
KẾT LUẬN ............................................................................................... 155
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH, BÀI BÁO CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
THỰC HIỆN CÓ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN .................................... 160
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 161
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
ATTT An toàn thông tin
ATTTM An toàn thông tin mạng
CNTT Công nghệ thông tin
CNTT-TT Công nghệ thông tin truyền thông
CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Chính phủ điện tử
CSDL Cơ sở dữ liệu
CSHT Cơ sở hạ tầng
LHQ Liên hợp quốc
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mạng ARPA-Net thời kỳ đầu, năm 1971 tại Mỹ ........................... 27
Hình 2.1: Bốn giai đoạn phát triển dịch vụ trực tuyến .................................. 47
Hình 2.2: Sơ đồ chủ thể quản lý nhà nước về cơ sở hạ tầng thông tin ........... 62
Hình 2.3: Mô hình hạ tầng kỹ thuật mạng chuyên dùng Chính phủ
Nhật Bản ...................................................................................................... 81
Hình 2.4: Các bước phát triển CNTT của Chính tử điện tử Hàn Quốc ......... 83
Hình 2.5: Mô hình hạ tầng thông tin chia sẻ của Hàn Quốc với đặc trưng
là 2 Trung tâm dữ liệu quốc gia .................................................................... 84
Hình 3.1: Sơ đồ tổng thể Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam. .... 97
Hình 3.2: Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ/Chính quyền điện tử
cấp tỉnh......................................................................................................... 98
Hình 3.3: Minh họa Khung kiến trúc Chính quyền điện tử cấp huyện ........ 100
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, hầu hết các nước phát triển trên thế
giới đều có nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả dựa
trên nền tảng Chính phủ điện tử, do vậy đã đạt được nhiều thành quả lớn
trong quản lý hành chính nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam
đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển, việc xây dựng Chính phủ điện tử
là yêu cầu cấp thiết. Chính phủ điện tử ở Việt Nam không chỉ đáp ứng yêu
cầu của toàn cầu hóa, rút ngắn không gian, tiết kiệm thời gian và tạo khả
năng kiểm soát các rủi ro một cách hiệu quả mà còn giúp Chính phủ thực
hiện vai trò quản lý nhà nước đạt hiệu quả tối ưu, mang lại lợi ích thiết thực
cho mọi thành viên trong xã hội, thực hiện nhà nước pháp quyền của nhân
dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Ngày 24 tháng 4 năm 2000 tại Singapore, trong khuôn khổ Hội nghị cấp
cao ASEAN lần thứ 4, Chính phủ Việt Nam đã quyết định tham gia và ký kết
Hiệp định khung ASEAN điện tử (E-ASEAN), trong đó Việt Nam cam kết
thực hiện mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử. Đây là sự khởi đầu của tiến
trình phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam.
Xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam là một phần trong chiến lược
cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
hướng tới nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ và chính quyền các
cấp, góp phần xây dựng một nền hành chính trong sạch, hiện đại, chuyên
nghiệp, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa; phục vụ nhân dân, doanh nghiệp được thuận tiện,
nhanh chóng, tiết kiệm và hiệu quả hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người
dân thực hiện quyền dân chủ và tham gia quản lý nhà nước.
Về mặt kiến trúc, nền tảng của Chính phủ điện tử là cơ sở hạ tầng thông
2
tin với các thành phần chính gồm hệ thống máy tính; mạng nội bộ của các cơ
quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp; hệ thống mạng thông tin liên lạc quốc
gia và hệ thống cơ sở dữ liệu.
Nghị quyết số 13-NQ/TƯ ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm
đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm
2020” đã khẳng định: “Hạ tầng thông tin là một trong những hạ tầng thiết yếu,
cần ưu tiên đầu tư, để xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhằm đưa nước ta cơ
bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”.
Nghị quyết trên cho thấy, cơ sở hạ tầng thông tin thực sự đóng vai trò
quan trọng trong phát triển Chính phủ điện tử. Do vậy, thực hiện tốt công tác
quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng thông tin sẽ có tác động tích cực đến
phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam.
Về quản lý nhà nước, việc ban hành Luật Công nghệ thông tin, Luật
Giao dịch điện tử, Luật An toàn thông tin mạng, Nghị định số 64/2007/NĐ-
CP về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước,
Nghị quyết số 36a/NQ-CP về “Chính phủ điện tử” đã tạo hành lang pháp lý
quan trọng cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, phát triển Chính phủ
điện tử ở Việt Nam.
Trong những năm qua, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản quan
trọng nhằm xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin: Quyết định
1605/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của
cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 đã xác định nhiệm vụ: “Xây dựng và
hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử,
phát triển và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật bảo đảm cho các hoạt động ứng dụng
công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng an
toàn, hiệu quả”; Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
3
phê duyệt quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020; Quyết
định số 714/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ đã
phê duyệt danh mục các cơ sở dữ liệu quốc gia cần được ưu tiên triển khai.
Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước cũng được hình thành và
chức năng nhiệm vụ từng bước hoàn thiện: Bộ Bưu chính - Viễn thông (nay
là: Bộ Thông tin và Truyền thông) ở cấp Trung ương, các Sở Thông tin và
Truyền thông ở các địa phương đảm nhiệm chức năng quản lý nhà nước
chuyên ngành; Cục Bưu điện Trung ương quản lý mạng truyền số liệu chuyên
dùng cho các cơ quan Đảng và Nhà nước; một số bộ được giao quản lý về cơ
sở dữ liệu quốc gia,...
Nguồn nhân lực cũng được đào tạo phục vụ cho công tác quản lý, vận
hành và bảo đảm an toàn an ninh hệ thống.
Kết quả là cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia từng bước được cải thiện,
chất lượng bảo đảm, nhờ đó, thông tin liên lạc luôn được bảo đảm thông suốt
từ Trung ương đến các tỉnh, huyện, xã trên cả nước, đến vùng sâu, vùng xa,
biên giới, hải đảo và các nước trên thế giới. Hạ tầng viễn thông và internet
được đầu tư với công nghệ hiện đại, có độ bao phủ rộng khắp trên cả nước,
cung cấp được nhiều loại hình dịch vụ. Bên cạnh đó, mạng di động phủ sóng
rộng khắp cả nước. Mạng truyền dẫn, phát sóng phát thanh truyền hình cũng
được mở rộng vùng phủ sóng. Hiện hầu hết số xã trên cả nước thu được tín
hiệu phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam.
Mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ các cơ quan đảng, nhà nước
đã chính thức đi vào hoạt động. Đây là mạng truyền dẫn tốc độ cao, công
nghệ hiện đại, kết nối đến tất cả các cơ quan sở, ban, ngành, quận, huyện
thuộc 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, bảo đảm thông tin liên lạc cho các cơ
quan Đảng và Nhà nước.
Các cơ sở dữ liệu quốc gia quan trọng đang tập trung xây dựng như cơ
sở dữ liệu về dân cư, về tài nguyên và môi trường, về kinh tế - công nghiệp và
4
thương mại,..., trong đó đã có một số cơ sở dữ liệu quốc gia được đưa vào
phục vụ rất hiệu quả như cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, cơ sở
dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật, cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký
doanh nghiệp.
Các hệ thống thông tin liên ngành quan trọng như quản lý văn bản tích
hợp trong toàn quốc tới cơ quan nhà nước các cấp, hệ thống hải quan một cửa
quốc gia, hệ thống khai báo thuế điện tử, hệ thống giao ban điện tử đa phương
tiện giữa Thủ tướng Chính phủ với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã
hoàn thành và đưa vào sử dụng đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cơ sở hạ tầng thông tin vẫn chưa đáp ứng
yêu cầu. Nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng thông tin nhìn chung vẫn chủ
yếu dựa vào ngân sách nhà nước, chưa huy động được nhiều nguồn lực ngoài
nhà nước. Phân bổ nguồn lực dàn trải, chưa tập trung vào các công trình hạ
tầng thông tin trọng điểm thiết yếu; chi phí đầu tư còn cao, hiệu quả thấp;
nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu.
Những hạn chế nêu trên bắt nguồn từ hạn chế, yếu kém của công tác
quản lý nhà nước. Cụ thể là:
Thứ nhất, lý luận quản lý công đối với cơ sở hạ tầng thông tin trong xây
dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam còn nhiều điều chưa được giải đáp, vì
vậy nghiên cứu vấn đề này làm sâu sắc thêm lý luận về quản lý công đối với
cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam.
Thứ hai, công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn bất cập: mặc dù
mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước đã được
đầu tư xây