Hiện tại, còn có cách hiểu chưa thống nhất giữa các quốc gia và các khu vực trên thế giới về khái niệm dịch vụ công (DVC). Nhiều nước không sử dụng khái niệm Dịch vụ hành chính công (DVHCC) mà sử dụng khái niệm DVC với nghĩa là tất cả các dịch vụ do nhà nước cung cấp để phân biệt với các dịch vụ của tư nhân cung cấp [18]. Song các nước đều mặc nhiên thừa nhận sự tồn tại của các DVC do các cơ quan hành chính nhà nước cung cấp. Theo Flynn (1990), “dịch vụ công có thể được cung cấp bởi khu vực công hay khu vực tư, điểm chung của chúng là được tài trợ bởi nguồn thu từ thuế và tuân thủ những tiêu chí của dịch vụ công cộng. Cách tiếp cận này nhấn mạnh đến tính chất phi lợi nhuận của dịch vụ công”. Nhấn mạnh đến tính chất phục vụ lợi ích chung, từ điển Petie Larousse (Pháp, 1995) định nghĩa “Dịch vụ công là hoạt động vì lợi ích chung, do một CQHCNN hoặc tư nhân đảm nhiệm”. Từ điển Oxford (Anh, 2000) định nghĩa dịch vụ công bao gồm: (i) Các dịch vụ như giao thông hoặc chăm sóc sức khỏe do Nhà nước hoặc tổ chức chính thức cung cấp cho tất cả mọi người dân trong một xã hội cụ thể; (ii ) Việc làm gì đó để giúp đỡ mọi người hơn là kiếm lợi nhuận. Trong cách tiếp cận này, dịch vụ công được quan niệm khá rộng và ít có sự phân biệt giữa khái niệm dịch vụ công và hoạt động công vụ.
World bank (1997) chia dịch vụ công thành hai loại cơ bản là dịch vụ công cốt lõi (bao gồm các dịch vụ mà chính phủ là người duy nhất cung cấp và mọi công dân bắt buộc phải nhận khi có nhu cầu về chúng. Chính phủ cung cấp các loại dịch vụ này dựa trên cơ sở pháp lý và nguyên tắc quản lý nhà nước cơ bản) và dịch vụ công mở rộng (là các dịch vụ mà người tham gia cung cấp có thể là nhà nước và nhiều tổ chức khác như tư nhân, các tổ chức xã hội, cộng đồng; các dịch vụ này được cung cấp rất linh hoạt, tùy thuộc vào nhu cầu người tiêu dùng, không mang tính độc quyền và có thể miễn phí hoặc trả phí như: y tế, giáo dục, giao thông đô thị, thông tin, cơ sở hạ tầng.)[88].
Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu hướng phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số trên thế giới, phương thức cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử trở thành vấn đề ưu tiên và quan tâm của các quốc gia và các nhà nghiên cứu. Theo thời gian, khái niệm về dịch vụ điện tử hay DVCTT xuất hiện và có sự thay đổi gắn với sự phát triển về khoa học công nghệ và xu hướng chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ hiện nay.
Ngay khi mới xuất hiện, DVCTT mới chỉ được xem như là một phương tiện để nâng cao hiệu quả hoạt động của nội bộ, chủ yếu trong việc giảm thời gian để xử lý công việc lặt vặt bằng tay. Do đó, quan điểm chính cho các cơ quan chính phủ theo hướng tiếp cận này là phát triển DVCTT để giảm chi phí nội bộ, tăng tự động hóa công việc văn phòng [63].
193 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 17 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý Nhà nước đối với dịch vụ công trực tuyến trong các cơ quan hành chính Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
PHAN THỊ BÍCH THẢO
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CÔNG
TRỰC TUYẾN TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI, 2024
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
PHAN THỊ BÍCH THẢO
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CÔNG
TRỰC TUYẾN TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Ngành: Quản lý công
Mã số: 9 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Vân
2. PGS.TS. Vũ Duy Yên
HÀ NỘI, 2024
LỜI CAM ĐOAN
Nghiên cứu sinh xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu riêng
của bản thân. Các tài liệu, số liệu trích dẫn, kết quả khảo sát của Luận án là
trung thực dựa trên các bằng chứng cụ thể. Kết quả nghiên cứu của Luận án
độc lập và không trùng lặp với các công trình nghiên cứu có liên quan đã được
công bố.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Phan Thị Bích Thảo
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể Lãnh đạo, các thầy cô
giảng viên và các thầy cô ở Ban Quản lý đào tạo của Học viện Hành chính
Quốc gia đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và thực hiện Luận án này.
Đặc biệt, em xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.
Nguyễn Thị Thu Vân, PGS.TS. Vũ Duy Yên đã tận tình hướng dẫn, ủng hộ,
đồng hành cùng em trong quá trình thực hiện Luận án.
Trong quá trình thực hiện Luận án, NCS đã cố gắng tìm hiểu tài liệu, học
hỏi kinh nghiệm trong và ngoài nước, tích cực tham gia các cuộc hội thảo do
các chuyên gia trong và ngoài nước chia sẻ kinh nghiệm có liên quan đến nội
dung nghiên cứu và đúc rút các tri thức từ kinh nghiệm thực tế công tác để tổng
hợp, phân tích, đánh giá các nội dung của Luận án. Tuy nhiên, do sự hiểu biết
còn hạn chế, cùng với nội dung Luận án đề cập đến vấn đề quản lý nhà nước
về DVCTT hiện nay là một vấn đề tương đối mới, khó, gắn với quá trình phát
triển từ Chính phủ điện tử sang Chính phủ số do đó cần được nghiên cứu và
giải quyết trong thời gian dài. Vậy nên, dù đã rất cố gắng, Luận án không tránh
khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của các thầy, cô giáo và bạn đọc để tiếp tục hoàn thiện Luận án cũng
như xây dựng hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
Cuối cùng cho phép em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh, chị ở Sở
Thông tin và Truyền thông Hà Nội, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hà
Nội, Lãnh đạo và các anh chị đồng nghiệp ở Cục Kiểm soát TTHC - Văn phòng
Chính phủ, gia đình, người thân, bạn bè đã động viên, giúp đỡ, hỗ trợ và tạo
điều kiện để em hoàn thành Luận án này.
Trân trọng!
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 CNTT Công nghệ thông tin
2 CPĐT Chính phủ điện tử
3 CQHC Cơ quan hành chính
4 CQHCNN Cơ quan hành chính nhà nước
5 DVC Dịch vụ công
6 DVCTT DVCTT
7 DVHCC Dịch vụ hành chính công
8 DVHCCTT Dịch vụ hành chính công trực tuyến
9 QLNN Quản lý nhà nước
10 TTHC
TTHC
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN
ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................................................... 11
1.1. Tổng quan nghiên cứu quản lý nhà nước về dịch vụ công trực tuyến ..... 11
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về dịch vụ công, dịch vụ hành chính công và
dịch vụ công trực tuyến ................................................................................... 11
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công trực
tuyến ................................................................................................................ 19
1.2. Nhận xét, đánh giá về các công trình tổng quan và hướng nghiên cứu đề
tài ..................................................................................................................... 31
1.2.1. Những kết quả nghiên cứu đã được làm rõ mà Luận án sẽ kế thừa và tiếp
tục phát triển .................................................................................................... 31
1.2.2. Những khoảng trống nghiên cứu đặt ra ................................................ 32
1.2.3. Hướng nghiên cứu của đề tài ................................................................ 33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................ 34
Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH
VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở ĐỊA
PHƯƠNG ........................................................................................................ 35
2.1. Khái quát dịch vụ công trực tuyến trong các cơ quan hành chính nhà
nước ................................................................................................................. 35
2.1.1. Khái quát về cơ quan hành chính nhà nước .......................................... 35
2.1.2. Dịch vụ công ......................................................................................... 36
2.1.3. Dịch vụ hành chính công....................................................................... 40
2.2. Quản lý nhà nước đối với dịch vụ hành chính công trực tuyến ............... 50
2.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với dịch vụ hành chính công trực
tuyến ................................................................................................................ 50
2.2.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với dịch vụ công trực tuyến ........... 52
2.2.3. Yêu cầu của quản lý nhà nước đối với dịch vụ công trực tuyến ........... 53
2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với dịch vụ công trực tuyến .................. 57
2.3.1. Xây dựng chiến lược, chính sách, thể chế về cung cấp dịch vụ công trực
tuyến ................................................................................................................ 64
2.3.2. Tạo lập môi trường giao dịch điện tử và các điều kiện bảo đảm cung cấp
dịch vụ công trực tuyến ................................................................................... 68
2.3.3. Quản lý và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cung cấp dịch vụ công
trực tuyến ......................................................................................................... 67
2.3.4. Thanh tra, kiểm tra và giám sát quá trình cung cấp dịch vụ công trực
tuyến ................................................................................................................ 68
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về dịch vụ công trực tuyến71
2.4.1. Yếu tố khách quan ................................................................................. 71
2.4.2. Yếu tố chủ quan .................................................................................... 74
2.5. Kinh nghiệm của thế giới và một số địa phương trong nước về quản lý và
cung cấp DVCTT ............................................................................................ 88
2.5.1. Kinh nghiệm của thế giới ...................................................................... 88
2.5.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước ................................. 92
2.5.3. Giá trị tham khảo cho Việt Nam và thành phố Hà Nội ......................... 97
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................ 85
Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ
HÀNH CHÍNH CÔNG TRỰC TUYẾN TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................... 86
3.1. Tình hình kinh tế - xã hội và những tác động của tình hình kinh tế - xã hội
đến quản lý nhà nước đối với dịch vụ công trực tuyến ................................... 86
3.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với dịch vụ hành chính công trực tuyến
trong các cơ quan hành chính thành phố Hà Nội ............................................ 88
3.2.1. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các chính sách, thể chế, quy định
về hoạt động cung cấp DVCTT .................................................................... 102
3.2.2.Tạo lập môi trường giao dịch điện tử và các điều kiện bảo đảm cung cấp
dịch vụ công trực tuyến ................................................................................. 106
3.2.3. Quản lý xây dựng nguồn lực phục vụ cung cấp dịch vụ công trực
tuyến ............................................................................................................. 115
3.2.4. Tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp
về cung cấp, khai thác, sử dụng dịch vụ công trực tuyến ............................. 116
3.2.5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động cung cấp dịch vụ công
trực tuyến ....................................................................................................... 117
3.2.6. Kết quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Thành phố Hà Nội .... 118
3.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý nhà nước đối với dịch vụ công trực
tuyến trong các cơ quan hành chính thành phố Hà Nội ................................ 111
3.3.1. Ưu điểm ............................................................................................... 111
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ................................................. 112
3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nước đối với dịch vụ công
trực tuyến trong các cơ quan hành chính của thành phố Hà Nội ................. 128
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................. 131
Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TRONG CÁC CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI....................................................... 132
4.1. Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với dịch vụ công
trực tuyến trong các cơ quan hành chính thành phố Hà Nội......................... 132
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với dịch vụ công trực tuyến
trong các cơ quan hành chính thành phố Hà Nội .......................................... 136
4.2.1. Tổ chức, thực hiện tốt các thể chế, chính sách về cung cấp dịch vụ công
trực tuyến ....................................................................................................... 136
4.2.2. Hoàn thiện các nội dung để tạo lập môi trường giao dịch điện tử thuận
lợi nhất cho công dân, tổ chức ...................................................................... 137
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 171
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Kết quả cung cấp DVCTT trên địa bàn thành phố Hà Nội .......... 109
Bảng 3.2. Tỉ lệ TTHC cập nhật, công bố công khai đúng hạn của Thành phố
trên Cổng Dịch vụ công quốc gia .................................................................. 113
Bảng 3.3. Kết quả xếp hạng vị trí của Hà Nội theo Quyết định số 766/QĐ-TTg
trên Cổng Dịch vụ công quốc gia .................................................................. 114
Bảng 3.4. Điểm đánh giá tỉ lệ TTHC cung cấp DVCTT trên Cổng Dịch vụ công
quốc gia: ........................................................................................................ 115
Bảng 3.5. Tỉ lệ hồ sơ nộp trực tuyến của Thành phố đồng bộ trên Cổng Dịch vụ
công quốc gia ................................................................................................ 115
Bảng 3.6. Công khai mức độ DVCTT trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC
của Thành phố Hà Nội đối với DVCTT cấp giấy phép môi trường. ............ 116
Bảng 3.7. Điểm đánh giá tỉ lệ TTHC có giao dịch thanh toán trực tuyến của Hà
Nội trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. .......................................................... 117
Bảng 3.8. Hướng dẫn các bước và thành phần hồ sơ của Thủ tục xác nhận thông
tin hộ tịch ....................................................................................................... 118
Bảng 3.9. Nhóm các TTHC liên quan lẫn nhau công dân phải thực hiện khi làm
thủ tục đăng ký, cấp phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ Karaoke .......... 122
Bảng 3.10. Nhóm các TTHC liên quan lẫn nhau mà kết quả giải quyết của thủ
tục này là thành phần hồ sơ của thủ tục khác ................................................ 123
Bảng 3.11. Số lần đi lại để giải quyết TTHC của người dân từ năm 2017 -2021
của thành phố Hà Nội .................................................................................... 125
Bảng 3.12. Kết quả khảo sát các chỉ số phản ánh mong đợi của người dân, tổ
chức tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2021 .......................................... 126
Bảng 3.13. Tỷ lệ hài lòng trong tiếp nhận, giải quyết TTHC của Thành phố
....................................................................................................................... 127
Bảng 3.14. Các bước để tái cấu trúc quy trình đối với nhóm các TTHC liên
quan lẫn nhau ................................................................................................ 139
Bảng 3.15: Mô tả nội dung của TTHC/ DVCTT theo chuỗi TTHC ............. 151
Bảng 3.16. Kết quả rà soát, tái cấu trúc quy trình thực hiện TTHC đăng ký kết
hôn theo chuỗi thủ tục tục gắn với sự kiện đời sống .................................... 152
Bảng 3.17. Kết quả rà soát, tái cấu trúc quy trình thực hiện TTHC đăng ký hoạt
động kinh doanh Karaoke theo chuỗi thủ tục ............................................... 154
Bảng 3.18. Minh hoạ luồng xử lý quy trình thực hiện TTHC đăng ký hoạt động
kinh doanh Karaoke theo chuỗi thủ tục ........................................................ 156
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tại Văn kiện Nghị quyết Đại hội XIII, Đảng ta xác định “Đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, xây dựng và thực
hiện chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số. Tăng cường khả năng tiếp cận dịch
vụ hành chính công của những đối tượng khó khăn đặc thù. Thúc đẩy việc xử lý hồ
sơ công việc trên môi trường mạng hướng tới cơ quan nhà nước "không giấy tờ".
Hoàn thiện các hệ thống thông tin một cửa điện tử, cổng dịch vụ công các cấp kết nối
với Cổng dịch vụ công quốc gia... Hoàn thiện các quy trình, TTHC phù hợp với hoạt
động của chính phủ số, cắt giảm tối đa giao dịch trực tiếp” (Văn kiện Đại hội Đảng
lần thứ XIII - Tập 2, trang 65, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, năm 2021).
Điều này một lần nữa khẳng định xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ số, chính
phủ thông minh là xu thế không thể đảo ngược và là một trong những nhiệm vụ cấp
bách để Việt Nam chúng ta vươn lên thành nước phát triển.
Trong xu thế đó, cùng với việc đổi mới phương thức chỉ đạo điều hành của các
cơ quan trong bộ máy nhà nước thì yêu cầu đổi mới phương thức cung cấp dịch vụ
công cho người dân, doanh nghiệp là yêu cầu tất yếu đặc biệt là xây dựng và phát
triển các DVCTT. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều văn bản chỉ đạo
và định hướng việc thực hiện DVCTT nhằm thực hiện tốt chức năng phục vụ của các
CQHC, đáp ứng nhu cầu trong nước và hội nhập quốc tế.
Chỉ số DVCTT là một trong ba trụ cột chính bên cạnh chỉ số hạ tầng công
nghệ, chỉ số nguồn nhân lực và là chỉ số có trọng số điểm cao nhất để xếp hạng chỉ
số phát triển chính phủ điện tử của một quốc gia. Cùng với sự phát triển của chính
phủ điện tử sang chính phủ số, quan điểm về DVCTT cũng có nhiều thay đổi. Đặc
biệt, trước xu thế của chuyển đổi số với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, đòi
hỏi CQHCNN cần đưa ra các giải pháp đồng bộ và toàn diện hơn để vừa có thể tận
dụng lợi thế của công nghệ thông tin, vừa có thể khắc phục hạn chế nội tại về thể chế,
nhân lực, hạ tầng cũng như có sự quan tâm thấu hiểu sâu sắc đến đối tượng thụ hưởng
để việc cung ứng DVCTT cho người dân, doanh nghiệp đạt như mong đợi. Muốn
2
vậy, sự chỉ đạo hoạt động định hướng này của Nhà nước phải dựa vào những phân
tích khoa học trên cơ sở thực tiễn triển khai và cần phải có đổi mới, sáng tạo từ tư
duy đến hành động để thích ứng với sự biến động của công nghệ số, chuyển đổi linh
hoạt việc cung ứng DVCTT theo hướng đảm bảo nguyên tắc lấy người dân, doanh
nghiệp làm trung tâm phục vụ.
Hà Nội là Thủ đô, là trung tâm đầu não về chính trị, văn hóa và khoa học kỹ
thuật, trung tâm lớn về giao dịch kinh tế và quốc tế của cả nước, đồng thời là Thành
phố đứng thứ nhất về diện tích và đứng thứ hai về dân số của cả nước với hơn 8,5
triệu người, do đó việc hoàn thiện QLNN về DVCTT để nâng cao chất lượng cung
cấp dịch vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó không chỉ đem lại lợi ích cho thành phố
Hà Nội mà còn tạo ra những lợi ích lan tỏa cho cả nướcYêu cầu nâng cao chất
lượng dịch vụ công, ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách TTHC để đảm đương
được vai trò quan trọng đó đang là vấn đề cấp thiết đặt ra với Thủ đô.
Với nỗ lực của chính quyền các cấp của Thành phố, thời gian qua việc cung
cấp DVCTT trong các CQHCNN ở Hà Nội đã đạt được những kết quả quan trọng,
bước đầu đem lại sự hài lòng cho người dân, doanh nghiệp. Tuy vậy, hoạt động này
vẫn chưa đáp ứng được sự mong đợi của người dân Hà Nội và chính quyền Thành
phố trong bối cảnh xây dựng Chính quyền điện tử và thành phố Hà Nội thông minh.
Nguyên nhân của điều này gồm có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ
quan song ở đó có một phần nguyên nhân xuất phát từ các hạn chế trong công tác
quản lý nhà nước về DVCTT của Thành phố. Các vấn đề về tổ chức triển khai thực
hiện các chỉ đạo của Chính phủ, xây dựng hạ tầng công nghệ, tái cấu trúc quy trình
giải quyết TTHC, kết nối chia sẻ, tái sử dụng dữ liệu, bố trí nguồn nhân lực, thay đổi
thói quen của người dùng,đang là các rào cản ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
cung cấp DVCTT của Thành phố.
Trên thế giới và ở trong nước, thời gian qua đã có khá nhiều công trình nghiên
nghiên cứu về DVCTT và cung ứng DVCTT. Ở Việt Nam cũng đã có một số công
trình nghiên cứu về hoạt động cung ứng DVCTT ở một số địa phương. Tuy nhiên,
điểm chung của các công trình này là đang tiếp cận DVCTT thiên về công nghệ, thiếu
3
các công trình nghiên cứu chuyên sâu, tổng thể tiếp cận DVCTT dưới góc độ quản lý
nhà nước, đặc biệt là tìm kiếm mô hình cung cấp DVCTT phù hợp với bối cảnh
chuyển đổi số hiện nay. Mặt khác, việc triển khai trên thực tế tại mỗi cơ quan, địa
phương lại có sự khác nhau do có những đặc thù riêng về dân số, kinh tế - xã hội. Do
đó, đòi hỏi tiếp tục cần có những công trình nghiên cứu để hệ thống hóa một số vấn
đề lý luận cơ bản về QLNN đối với DVCTT trong các CQHCNN từ đó hoàn thiện
hơn lý thuyết QLNN về DVCTT, đồng thời tổng kết thực tiễn để có những định hướng
và giải pháp hoàn thiện QLNN về DVCTT nhằm nâng cao chất lượng cung cấp
DVCTT cho người dân, doanh nghiệp.
Xuất phát từ các lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối
với DVCTT trong các cơ quan hành chính thành phố Hà Nội” làm đề tài luận án tiến
sĩ chuyên ngành Quản lý công.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Xác lập căn cứ khoa học và thực tiễn từ đó đề xuất những định hướng, giải pháp
hoàn thiện QLNN đối với DCVTT trong các CQHC thành phố Hà Nội.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các công trình nghiên cứu về DVCTT và QLNN về DVCTT.
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về QLNN đối với DVCTT trong các
CQHCNN, từ đó kế thừa và hoàn thiện nội dung QLNN về DVCTT.
- Nghiên cứu thực tiễn QLNN đối với DVCTT trong các CQHCNN thành phố
Hà Nội. Trên cơ sở đó, đánh giá những kết quả đạt được, phân tích những hạn chế và
chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế về QLNN