Luận án Quản lý nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hố chí minh đến năm 2020

Hoạt động tín dụng (HĐTD) ngân hàng góp phần quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo qua cung cấp vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy đầu tư, tăng trưởng kinh tế, góp phần tạo việc làm, thực hiện các chính sách an sinh xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo và cải thiện an sinh xã hội. Trong giai đoạn 2006-2012, tín dụng cho nền kinh tế tăng bình quân 28,09%/năm, cao hơn mức tăng bình quân 26,1%/năm của giai đoạn 2001-2005 [62, tr.1] và tỷ lệ tín dụng trên tổng sản phẩm trong nước (GDP) từ hơn 68% năm 2006 lên hơn 104% vào năm 2012 (xem Bảng 2.4). Tín dụng ngân hàng cấp cho hộ nghèo trong giai đoạn 2003-2012 đã gia tăng cao, tổng dư nợ tín dụng ngân hàng đạt 113.921 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 32,8%. Đến cuối năm 2012 có gần 7,1 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ, với dư nợ bình quân 16 triệu đồng/hộ. Tín dụng ngân hàng đã góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo trong thời kỳ 2001-2005 giảm từ 17% xuống 7%; trong thời kỳ 2005-2010 giảm từ 22% xuống 9,45% và trong thời kỳ 2011-2012 giảm từ 14,2% xuống còn 10% [92, tr.1-2]. Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), theo nhận định của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố, với “Dư nợ tín dụng tăng trưởng bình quân 38,9%/năm, huy động vốn tăng 38,8%/năm (giai đoạn 2005-2010), đóng góp tích cực vào quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, thúc đẩy kinh tế thành phố tăng trưởng liên tục trong suốt 38 năm qua”[60, tr.1] và tỷ lệ tín dụng trên GDP từ hơn 115% năm 2006 lên hơn 138% vào năm 2012 (xem Bảng 2.6). Đồng thời, để thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá, trên địa bàn TP.HCM đã mở rộng cho vay đến cuối năm 2012 hơn 2.771 tỷ đồng và đến thời điểm giữa năm 2013 là 2.129 tỷ đồng, nhằm hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo tổ chức sản xuất, tạo tích lũy, tăng thu nhập, giảm nghèo và ổn định cuộc sống. Qua đó, góp phần vào công tác giảm nghèo, thực hiện dứt điểm, không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia tính đến cuối năm 2012 [47, tr.1-3]. Với vai trò quan trọng của tín dụng ngân hàng, nên sự an toàn, lành mạnh và hiệu quả của hệ thống các TCTD là nhân tố quan trọng đối với sự ổn định hệ thống tài chính quốc gia và kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, do tác động của khủng hoảng tài chính trên thế giới trong các năm gần đây, bắt đầu từ năm 2007-2008 khủng hoảng tài chính tại Hoa Kỳ và lan rộng khắp thế giới. Một trong những nguyên nhân của khủng hoảng là do sụp đổ của thị trường tín dụng qua hoạt động cho vay mua nhà dưới chuẩn khi giá nhà tại Hoa Kỳ suy giảm và chính sách tiền tệ nới lỏng của Hoa Kỳ đã gây ra hiệu ứng lan tỏa nhanh trên thị trường tài chính sang một loạt nước châu Âu như Đức, Pháp, Bỉ, Hà lan, Ý, Thụy sĩ, Ai len. Những tác động làm lan tỏa nhanh khủng hoảng tài chính thế giới xuất phát từ thị trường tài chính phát triển nhanh với các mô hình, hoạt động kinh doanh mới, các sản phẩm tài chính đa dạng, phức tạp kéo theo rủi ro lớn hơn; khuôn khổ quản lý và giám sát ngân hàng cũng như nhận thức và chuẩn mực an toàn HĐTD không được nâng cấp tương ứng để duy trì an toàn và ổn định tài chính; các ngân hàng mở rộng cho vay, không quan tâm chất lượng người vay, chứng khoán hóa ngay các khoản vay đó và chuyển giao rủi ro tín dụng cho nhà đầu tư; quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro yếu kém tại các định chế tài chính và nhiều nơi chấp nhận rủi ro quá mức, duy trì mức vốn quá thấp, phụ thuộc thái quá vào các nguồn vốn ngắn hạn, chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá; đồng thời, sự thiếu cẩn trọng trong chính sách kinh tế vĩ mô, và đi liền với đó là thiếu sự quan tâm đến giám sát cẩn trọng vĩ mô là nguyên nhân xuất hiện tại hầu hết các cuộc củng hoảng. Những mất cân đối lớn cả về kinh tế vĩ mô và trên thị trường tài chính đã không được các cơ quan hoạch định chính sách và quản lý giám sát quan tâm đầy đủ. Một phần là do chưa có cơ quan nào hoạt động thật hữu hiệu để theo dõi, xác định, và xử lý các rủi ro chéo, rủi ro hệ thống. Một phần cũng vì các cơ quan quản lý, giám sát đã không có được sức mạnh và sự độc lập cần thiết để bảo về ổn định tài chính [84, tr.1-3].

doc222 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1631 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hố chí minh đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG HÀ VĂN DƯƠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐA DẠNG HÓA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỐ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2013 VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG HÀ VĂN DƯƠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐA DẠNG HÓA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỐ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 62 34 04 10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. TS Nguyễn Mạnh Hải 2. TS Lê Xuân Sang HÀ NỘI – 2013 LỜI CẢM ƠN Tác giả Luận án “Quản lý nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020” xin chân thành cám ơn Lãnh đạo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, các thầy, các cô trong Tổ bộ môn quản lý kinh tế, cùng các cán bộ thuộc Trung tâm Tư vấn, quản lý và đào tạo của Viện đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tận tình trong quá trình học tập. Đặc biệt, tác giả Luận án trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hải và Tiến sĩ Lê Xuân Sang đã tận tâm, hết lòng dành nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn thực hiện Luận án. Tác giả Luận án cũng xin cám ơn các các nhà quản lý và các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng tại Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh và các ngân hàng thương mại cổ phần tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu, thu thập thông tin, số liệu để hoàn thành Luận án. Quản lý nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần là một nội dung khá rộng và nhiều vần đề khá phức tạp, còn nhiều tranh luận nên nội dung Luận án khó có thể tránh khỏi những khiếm khuyết, sai sót. Tác giả Luận án rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chuyên môn của các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, giúp hoàn thiên nội dung Luận án. Xin chân thành cám ơn. Nghiên cứu sinh HÀ VĂN DƯƠNG LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là nội dung công trình nghiên cứu độc lập của tôi với sự giúp đỡ của các Thầy hướng dẫn. Các thông tin, số liệu đưa ra trong luận án có nguồn gốc rõ ràng. Những kết quả nghiên cứu của luận án này chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Nghiên cứu sinh HÀ VĂN DƯƠNG MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt BLTD Bảo lãnh tín dụng CCCN Công cụ chuyển nhượng CVTD Cho vay tiêu dùng DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa GTCG Giấy tờ có giá NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần QLNN Quản lý nhà nước TCTD Tổ chức tín dụng TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân VND Đồng Việt Nam DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt ABB An Binh Commercial Joint Stock Bank Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình ACB Asia Commercial Bank Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ASEAN Association of Southeast Asia Nations Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á EAB DongA Joint Stock Commercial Bank Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á EIB Vietnam Export Import Commercial Joint-Stock Bank Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam FCB First Joint Stock Commercial Bank Ngân hàng thương mại cổ phần Đệ Nhất GDB Gia Dinh Joint Stock Commercial Bank (Viet Capital Commercial Joint Stock Bank) Ngân hàng thương mại cổ phần Gia Định (Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt) GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm trong nước HDB Ho Chi Minh City Housing Development Bank Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà TP.HCM NAB Nam A Commercial Joint Stock Bank Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á NVB Nam Viet Commercial Joint Stock Bank Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt OCB Orient Commercial Joint Stock Bank Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông PNB Southern Commercial Joint Stock Bank Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam SCB Saigon Joint Stock Commercial Bank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn SGB Saigon Bank for Industry and Trade Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương STB Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín USD United States Dollar Đô la Mỹ VAB Viet A Commercial Joint Stock Bank Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á VNTB VietNam Tin Nghia Commercial Joint Stock Bank Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 1.1 Ma trận Ansoff 22 Bảng 1.2 Một số chỉ tiêu theo tiêu chí CAMELS 26 Bảng 1.3 Một số tiêu chí/chỉ tiêu điều hành, kiểm tra, giám sát quá trình đa dạng hóa HĐTD dựa vào các nguyên tắc của Basel I 38 Bảng 2.1 Tăng trưởng GDP theo ngành của Việt nam giai đoạn 2006-2012 59 Bảng 2.2 Tăng trưởng GDP theo ngành của TP.HCM giai đoạn 2006-2012 60 Bảng 2.3 Hệ thống các TCTD tại Việt nam đến tháng 06 năm 2013 62 Bảng 2.4 Tăng trưởng tín dụng của Việt Nam và tỷ lệ tín dụng trên GDP giai đoạn 2006-2012 64 Bảng 2.5 Hệ thống các TCTD trên địa bàn TP.HCM đến tháng 06 năm 2013 65 Bảng 2.6 Tỷ lệ tín dụng trên GDP của các TCTD trên địa bàn TP.HCM trong giai đoạn 2006-2012 67 Bảng 2.7 Dư nợ từng hình thức cấp tín dụng của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2006-2012. 68 Bảng 2.8 Tăng trưởng dư nợ từng hình thức cấp tín dụng và huy động vốn của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2006-2012 70 Bảng 2.9 Nợ xấu của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2006-2012 71 Bảng 2.10 Dư nợ cho vay theo kỳ hạn của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2006-2012 77 Bảng 2.11 Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2006-2012 79 Bảng 2.12 Dư nợ cho vay theo loại tiền tệ của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2006-2012 80 Bảng 2.13 Dư nợ cho vay theo từng phương thức cho vay của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2006-2012. 86 Bảng 2.14 Số dư các loại bảo lãnh ngân hàng của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2006-2012 88 Bảng 2.15 Dư nợ các loại phát hành thẻ tín dụng của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2006-2012 89 Bảng 2.16 Số lượng các hình thức cấp tín dụng của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2006-2012 91 Bảng 2.17 Số lượng các loại và phương thức trong từng hình thức cấp tín dụng của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2006-2012 93 Bảng 2.18 Đánh giá kết quả đa dạng hóa HĐTD theo tiêu chí an toàn vào cuối giai đoạn 2006-2012 94 Bảng 2.19 Định hướng đa dạng hóa HĐTD của NHNN giai đoạn 2006-2012 99 Bảng 2.20 Định hướng đa dạng hóa HĐTD của Chi nhánh NHNN TP.HCM giai đoạn 2006-2012 100 Bảng 2.21 Quy định pháp luật về đa dạng hóa các loại và phương thức cấp tín dụng trong giai đoạn thi hành hai Pháp lệnh ngân hàng 103 Bảng 2.22 Quy định pháp luật về đa dạng hóa các loại và phương thức cấp tín dụng trong giai đoạn thi hành Luật NHNN và Luật các TCTD năm 1997 104 Bảng 2.23 Quy định pháp luật về đa dạng hóa các loại và phương thức cấp tín dụng trong giai đoạn thi hành Luật NHNN và Luật các TCTD năm 2010 107 Bảng 2.24 Điều tiết của NHNN trong quá trình đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP trong giai đoạn 2006-2012 109 Bảng 2.25 Điều tiết của NHNN Chi nhánh TP.HCM trong quá trình đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP trong giai đoạn 2006-2012 110 Bảng 2.26 Đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP cho các chương trình phát triển kinh tế trên địa bàn TP.HCM trong giai đoạn 2006-2012 111 Bảng 2.27 Khung pháp lý về hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát quá trình đa dạng hóa HĐTD 114 Bảng 2.28 Chỉ đạo kiểm tra, thanh tra, giám sát của NHNN trong quá trình đa dạng hóa HĐTD giai đoạn 2006-2012 115 Bảng 2.29 Hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát của NHNN Chi nhánh TP.HCM trong quá trình đa dạng hóa HĐTD giai đoạn 2006-2012 116 Bảng 2.30 Kết quả điều hành, kiểm tra, giám sát quá trình đa dạng hóa HĐTD giai đoạn 2006-2012 125 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang Biều đồ 2.1 Tỷ trọng tín dụng bình quân theo ngành kinh tế của các TCTD Việt Nam giai đoạn 2006-2012 63 Biều đồ 2.2 Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các TCTD Việt Nam giai đoạn 2006-2012 63 Biều đồ 2.3 Tỷ trọng dư nợ cho vay theo kỳ hạn của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2006-2012 78 Biều đồ 2.4 Tỷ trọng dư nợ theo đối tượng KH của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2006-2012 82 Biều đồ 2.5 Tỷ trọng dư nợ theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh và lĩnh vực tiêu dùng của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2006-2012 83 Biều đồ 2.6 Lãi suất cho vay VND phổ biến của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2006-2012 84 Biều đồ 2.7 Tỷ trọng dư nợ theo lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn và lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2006-2012 85 Biều đồ 2.8 Tỷ trọng dư nợ theo từng loại phát hành thẻ tín dụng của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2006-2012 90 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Số hiệu Tên hình vẽ Trang Hình vẽ 1.1 Đạng hóa HĐTD của các NHTMCP 23 Hình vẽ 1.2 Đa dạng hóa các loại cho vay 24 Hình vẽ 2.1 Sơ đồ QLNN về đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP 96 Hình vẽ 2.2 Tổng quát quá trình hình thành và cho phép các NHTMCP phát triển các hình thức cấp tín dụng. 101 LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài luận án Hoạt động tín dụng (HĐTD) ngân hàng góp phần quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo qua cung cấp vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy đầu tư, tăng trưởng kinh tế, góp phần tạo việc làm, thực hiện các chính sách an sinh xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo và cải thiện an sinh xã hội. Trong giai đoạn 2006-2012, tín dụng cho nền kinh tế tăng bình quân 28,09%/năm, cao hơn mức tăng bình quân 26,1%/năm của giai đoạn 2001-2005 [62, tr.1] và tỷ lệ tín dụng trên tổng sản phẩm trong nước (GDP) từ hơn 68% năm 2006 lên hơn 104% vào năm 2012 (xem Bảng 2.4). Tín dụng ngân hàng cấp cho hộ nghèo trong giai đoạn 2003-2012 đã gia tăng cao, tổng dư nợ tín dụng ngân hàng đạt 113.921 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 32,8%. Đến cuối năm 2012 có gần 7,1 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ, với dư nợ bình quân 16 triệu đồng/hộ. Tín dụng ngân hàng đã góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo trong thời kỳ 2001-2005 giảm từ 17% xuống 7%; trong thời kỳ 2005-2010 giảm từ 22% xuống 9,45% và trong thời kỳ 2011-2012 giảm từ 14,2% xuống còn 10% [92, tr.1-2]. Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), theo nhận định của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố, với “Dư nợ tín dụng tăng trưởng bình quân 38,9%/năm, huy động vốn tăng 38,8%/năm (giai đoạn 2005-2010), đóng góp tích cực vào quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, thúc đẩy kinh tế thành phố tăng trưởng liên tục trong suốt 38 năm qua”[60, tr.1] và tỷ lệ tín dụng trên GDP từ hơn 115% năm 2006 lên hơn 138% vào năm 2012 (xem Bảng 2.6). Đồng thời, để thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá, trên địa bàn TP.HCM đã mở rộng cho vay đến cuối năm 2012 hơn 2.771 tỷ đồng và đến thời điểm giữa năm 2013 là 2.129 tỷ đồng, nhằm hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo tổ chức sản xuất, tạo tích lũy, tăng thu nhập, giảm nghèo và ổn định cuộc sống. Qua đó, góp phần vào công tác giảm nghèo, thực hiện dứt điểm, không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia tính đến cuối năm 2012 [47, tr.1-3]. Với vai trò quan trọng của tín dụng ngân hàng, nên sự an toàn, lành mạnh và hiệu quả của hệ thống các TCTD là nhân tố quan trọng đối với sự ổn định hệ thống tài chính quốc gia và kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, do tác động của khủng hoảng tài chính trên thế giới trong các năm gần đây, bắt đầu từ năm 2007-2008 khủng hoảng tài chính tại Hoa Kỳ và lan rộng khắp thế giới. Một trong những nguyên nhân của khủng hoảng là do sụp đổ của thị trường tín dụng qua hoạt động cho vay mua nhà dưới chuẩn khi giá nhà tại Hoa Kỳ suy giảm và chính sách tiền tệ nới lỏng của Hoa Kỳ đã gây ra hiệu ứng lan tỏa nhanh trên thị trường tài chính sang một loạt nước châu Âu như Đức, Pháp, Bỉ, Hà lan, Ý, Thụy sĩ, Ai len... Những tác động làm lan tỏa nhanh khủng hoảng tài chính thế giới xuất phát từ thị trường tài chính phát triển nhanh với các mô hình, hoạt động kinh doanh mới, các sản phẩm tài chính đa dạng, phức tạp kéo theo rủi ro lớn hơn; khuôn khổ quản lý và giám sát ngân hàng cũng như nhận thức và chuẩn mực an toàn HĐTD không được nâng cấp tương ứng để duy trì an toàn và ổn định tài chính; các ngân hàng mở rộng cho vay, không quan tâm chất lượng người vay, chứng khoán hóa ngay các khoản vay đó và chuyển giao rủi ro tín dụng cho nhà đầu tư; quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro yếu kém tại các định chế tài chính và nhiều nơi chấp nhận rủi ro quá mức, duy trì mức vốn quá thấp, phụ thuộc thái quá vào các nguồn vốn ngắn hạn, chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá; đồng thời, sự thiếu cẩn trọng trong chính sách kinh tế vĩ mô, và đi liền với đó là thiếu sự quan tâm đến giám sát cẩn trọng vĩ mô là nguyên nhân xuất hiện tại hầu hết các cuộc củng hoảng. Những mất cân đối lớn cả về kinh tế vĩ mô và trên thị trường tài chính đã không được các cơ quan hoạch định chính sách và quản lý giám sát quan tâm đầy đủ. Một phần là do chưa có cơ quan nào hoạt động thật hữu hiệu để theo dõi, xác định, và xử lý các rủi ro chéo, rủi ro hệ thống. Một phần cũng vì các cơ quan quản lý, giám sát đã không có được sức mạnh và sự độc lập cần thiết để bảo về ổn định tài chính [84, tr.1-3]. Tại Việt Nam, HĐTD ngân hàng từng bước triển khai trong khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn thiện và đúc kết kinh nghiệm quốc tế từ các cuộc khủng hoảng nói trên để vận dụng phù hợp với tình hình cụ thể ở Việt Nam. Các chuẩn mực quốc tế về quản lý rủi ro đối với từng hình thức cấp tín dụng, vể giới hạn tín dụng, về thanh tra, giám sát,... được thể chế hoá và triển khai thực hiện. Tuy vậy, HĐTD ngân hàng tại Việt Nam còn chứa đựng nhiều rủi ro do phát triển quy mô tín dụng quá lớn. Tổng dư nợ tín dụng tăng từ 25% GDP năm 1995 [56, tr.2] lên 68% năm 2006 và 104% vào năm 2012 (xem Bảng 2.4). Đến năm 2012, tuy dư nợ tín dụng đã được khống chế một bước, nhưng hệ quả của sự phát triển tín dụng quá “nóng” những năm trước đó vẫn đe dọa sự ổn định hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia, ảnh hưởng đến tăng trưởng ổn định của nền kinh tế. Tăng trưởng tín dụng thường rất cao trong những năm trước đây, đã suy giảm mạnh trong các năm 2010, 2011 và 2012, đi kèm theo là tỷ lệ nợ xấu gia tăng nhanh và nợ có nguy cơ mất vốn chiếm tỷ trọng cao. Qua cơ cấu tín dụng cho thấy những quan ngại, cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh trong tổng số khoảng 250 nghìn tỷ đồng dư nợ cho vay bất động sản, số đầu tư vào phân khúc phát triển dự án xây dựng và đầu cơ bất động sản ước chiếm tới 90% [57, tr.3] và “Trong bối cảnh thị trường bất động sản tiếp tục đóng băng, sụt giá và chưa có dấu hiệu hồi phục thì riêng nợ xấu từ khu vực này có thể chiếm tới 60% tổng nợ xấu ngân hàng” [57, tr.3]. Theo Báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2012 do Ủy ban Kinh tế Quốc hội thực hiện, hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong năm 2011 và sang đầu năm 2012 đối diện với các vấn đề lớn đe dọa đến tính ổn định của toàn hệ thống bao gồm tỉ lệ nợ xấu cao, thanh khoản kém, sai lệch kép ở cả cơ cấu thời hạn và cơ cấu đồng tiền. Đây là những rủi ro trong hoạt động ngân hàng nói chung và trong HĐTD nói riêng của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trên địa bàn TP.HCM, tăng trưởng tín dụng ngân hàng cũng theo tình hình chung của toàn hệ thống, quy mô tín dụng khá lớn, tổng dư nợ tín dụng tăng từ 115% GDP năm 2006 lên gần 139% vào năm 2012 (xem Bảng 2.6) đã ẩn chứa nhiều rủi ro trong HĐTD. Tăng trưởng tín dụng chậm lại trong các năm gần đây, nợ xấu của các TCTD trên địa bàn có xu hướng tăng, trong đó một số TCTD có tỷ lệ nợ xấu cao hơn 5%, tỷ trong nợ có khả năng mất vốn cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu [24, tr.5] và chất lượng tín dụng giảm sút. “Nợ quá hạn, nợ xấu ngoài phát sinh ngày càng tăng về mức độ, về tốc độ và tỷ lệ, còn phát sinh tăng theo số lượng ngày càng nhiều NHTM có nợ xấu tăng cao, cho thấy nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh tăng cao với nguy cơ mất vốn ngày càng lớn và đã lan tỏa rộng khắp hệ thống NHTM” [9, tr.45-48]. Nguyên do, tăng trưởng tín dụng cao nhiều năm chưa được cảnh báo đúng lúc, nhiều NHTM dự báo quá tự tin về phát triển của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản trong tương lai, đã cấp tín dụng ở mức độ lớn vào các lĩnh vực này và gặp nhiều rủi ro khi thị trường chứng khoán giảm sút, thị trường bất động sản đóng băng. Mặt khác, trong những năm vừa qua, HĐTD của các NHTM bị tác động bởi kinh tế vĩ mô bất ổn, chính sách tiền tệ thắt chặt (lãi suất gia tăng, hạn chế tăng trưởng tín dụng, đặc biệt hạn chế cho vay trong các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, hạn chế cho vay tiêu dùng) đồng thời do tác động từ những khó khăn của các doanh nghiệp và từ các yếu tố bên trong của các NHTM… đã làm cho nợ quá hạn phát sinh với mức độ gia tăng và rủi ro trong HĐTD ngày càng lớn. Từ thực tế trên cho thấy, HĐTD của các NHTM tại Việt Nam nói chung và các NHTM trên địa bàn TP.HCM nói riêng, đã đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Với số lượng và quy mô hoạt động các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) trên địa bàn TP.HCM lớn nhất trong cả nước, HĐTD của các NHTMCP cũng đã đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo trên địa bàn trong những năm qua. Dù vậy, cho vay vẫn là hình thức cấp tín dụng chủ yếu và nhiều NHTMCP tập trung quá mức hoạt động cho vay vào các lĩnh vực rủi ro, đã làm gia tăng nợ xấu ngày càng cao. Mặt khác, những bất ổn về tài chính tiền tệ thế giới và các cuộc khủng hoảng tiền tệ-ngân hàng trong những năm qua đã tác động với các mức độ khác nhau đến nền kinh tế Việt nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, làm cho kinh tế vĩ mô đất nước đã sa vào bất ổn, suy giảm kinh tế, tác động càng làm tăng thêm những khó khăn trong HĐTD tại nhiều NHTMCP. Từ đó, đã có những quy định pháp lý của NHNN và chỉ đạo, điều hành của NHNN Chi nhánh TP.HCM đối với HĐTD trên địa bàn theo hướng đa dạng hóa, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn phát triển kinh tế-xã hội, khắc phục dần khó khăn, giảm nhẹ rủi ro HĐTD trong bối cảnh cải cách định hướng thị trường và hội nhập kinh tế (đặc biệt là tài chính) ở Việt Nam. Các quy định pháp luật đã tạo khung pháp lý cho các NHTMCP cấp tín dụng bằng nhiều hình thức đa dạng, ngoài cho vay còn thực hiện chiết khấu công cụ chuyển nhượng (CCCN) và giấy tờ có giá (GTGC) khác, bảo lãnh ngân hàng, phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán. Chính phủ và NHNN đã có một số giải pháp quản lý nhằm ổn định HĐTD và thúc đẩy việc đa dạng hóa HĐTD tại các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM. Đồng thời, trong công tác quản lý nhà nước (QLNN) của NHNN Chi nhánh TP.HCM từ năm 2006 đã đặt ra yêu cầu “Đa dạng hóa HĐTD, phát triển các hình thức cấp tín dụng dựa trên cơ sở quan hệ kinh tế thương mại như bao thanh toán, chiết khấu thương phiếu,..Bên cạnh phát triển các dịch vụ nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh”[19, tr.14], nhưng đến cuối năm 2011, NHNN Chi nhánh TP.HCM vẫn đánh giá HĐTD thiếu bền vững, tăng trưởng tín dụng nóng nhất là tập trung cho vay vào lĩnh vực bất động sản và “Dựa vào tăng trưởng từ hoạt động cho vay là chính” [24, tr.12], chưa phát triển đa dạng các hình thức cấp tín dụng đã được yêu cầu trước đó nhiều năm và trong quá trình triển khai thực hiện cơ chế chính sách của Chính phủ, của NHNN, vẫn còn một số NHTMCP chưa thực hiện nghiêm túc các quy định về tín dụng [24, tr.11-12]. Nguyên do, các quy định pháp luật vẫn chưa thống nhất, đồng bộ; định hướng phát triển để đáp ứng yêu cầu đa dạng hóa HĐTD chưa kịp thời; hoạt động điều tiết chưa phù hợp, chưa thực sự tạo thuận lợi cho quá trình đa dạng hóa HĐ
Luận văn liên quan