Để làm rõ khái niệm BBPN qua biên giới cần làm rõ nội hàm khái niệm có liên quan là “buôn bán người” và “qua biên giới”. Bởi lẽ dưới góc độ pháp luật chỉ có cấu thành tội phạm buôn bán người trong đó bao gồm cả đàn ông, phụ nữ, trẻ em. Vì vậy cần phân tích thuật ngữ gốc là BBN để trên cơ sở đó tìm ra nội hàm thuật ngữ BBPN.
Từ những năm 1990 và đầu những năm 2000, BBN trở thành một vấn đề nóng và nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Theo Báo cáo toàn cầu năm 2018 của Văn phòng Liên hợp quốc về kiểm soát ma túy và tội phạm, công dân của trên 100 quốc gia đã bị buôn bán và được phát hiện, trong đó BBPN chiếm tới 49 %.BBN là tội phạm có tính chất quốc tế với mức độ nguy hiểm cao khi được thực hiện xuyên biên giới, tạo nên những áp lực và đe dọa về kinh tế, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia. Đây là loại tội phạm mang lại lợi nhuận cao, cướp đi tự do và quyền con người của hàng triệu nạn nhân và có thể gây ra tác hại nghiêm trọng hoặc không thể khắc phục được[136].
Các quốc gia cần hợp tác chặt chẽ trong công tác phòng ngừa và trấn áp tội phạm BBN. Trong những thập kỷ gần đây, các nỗ lực đặc biệt ở cấp quốc qua, khu vực và quốc tế đã được thực hiện để thiết lập khuôn khổ pháp lý, chính sách, kế hoạch và chương trình hành động nhằm giải quyết mối đe dọa liên quốc gia về BBN. Một trong những nỗ lực mang tính bước ngoặt là việc các quốc gia đã ký và thông qua Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị BBN, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em(Nghị định thư Palermo) năm 2000. Việt Nam cũng đã phê chuẩn Nghị định thư này. Nghị định thư Palermo đưa ra một định nghĩa toàn diện về BBN, tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi cho các quốc gia thành viên có cùng một cách tiếp cận và thực hiện nội luật hóa hành vi BBN vào luật hình sự quốc gia[124].
175 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 06/01/2025 | Lượt xem: 36 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
ĐỖ ANH TUẤN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG
BUÔN BÁN PHỤ NỮ QUA BIÊN GIỚI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Hà Nội - 2024
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
ĐỖ ANH TUẤN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG
BUÔN BÁN PHỤ NỮ QUA BIÊN GIỚI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 9 34 04 03
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Nguyễn Bá Chiến
2. PGS.TS. Trần Thị Diệu Oanh
Hà Nội - 2024
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực.
Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Đỗ Anh Tuấn
LỜI CẢM ƠN
Được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các nhà khoa học, các giảng viên Học viện Hành chính quốc gia, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS Nguyễn Bá Chiến và PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh về nội dung và phương pháp nghiên cứu khoa học. Tác giả luận án đã hoàn thành việc nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về công tác phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nay”. Đây là đề tài mà tác giả tâm huyết và gắn bó trong suốt quá trình công tác.
Tác giả luận án xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc, các nhà khoa học, các thầy cô tại Học viện Hành chính Quốc gia, Ban Quản lý đào tạo, Khoa Quản lý nhà nước về Xã hội, đồng thời tác giả cũng trân trọng cảm ơn Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an, Cục phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng – Bộ Quốc phòng và các cơ quan ban ngành hữu quan đã hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi, giúp nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận án này.
Do các điều kiện và lý do khác nhau nên bản luận án còn có nhiều thiếu sót nhất định, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp quí báu từ các nhà khoa học, các học giả, các cấp, các ngành có liên quan và những người quan tâm đến nội dung mà tác giả nghiên cứu để được tiếp thu và vận dụng vào thực tiễn với mục tiêu đóng góp nhỏ bé của mình vào công tác phòng, chống buôn bán phụ nữ ở Việt Nam, góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội của nước ta./.
Hà nội, ngày tháng năm 2024
Nghiên cứu sinh
Đỗ Anh Tuấn
MỤCLỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BBN
: BBN
BBPN
: BBPN
BLHS
: BLHS
BLTTHS
: Bộ luật Tố tụng hình sự
CAND
: Công an nhân dân
CSND
: Cảnh sát nhân dân
QLNN
: Quản lý nhà nước
UBND
: Ủy ban Nhân dân
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tình hình tội phạm mua bán người ở Việt Nam từ 2011 đến 2022 65
Biểu đồ 3.2. Số phụ nữ bị buôn bán qua các cửa khẩu biên giới từ 2015
đến 2022 67
Biểu đồ 3.3. Số phụ nữ bị buôn bán qua một số tỉnh giáp Trung Quốc từ 2015 đến 2022 68
Biểu đồ 3.4. Kết quả truy tố tội phạm buôn bán phụ nữ từ năm 2013 đến
năm 2022 78
Biểu đồ 3.5. Kết quả thụ lý, xét xử tội phạm buôn bán phụ nữ từ năm 2013 đến năm 2022 80
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc lựa chọn đề tài xuất phát từ những lý do chính như sau
Thứ nhất, vai trò, tầm quan trọng của phòng, chống BBPN qua biên giới
Đấu tranh chống BBN nói chung và BBPN nói riêng đã và đang trở thành mối quan tâm sâu sắc của nhiều quốc gia trên thế giới. BBPN nhằm mục đích lạm dụng tình dục đã và đang trở thành một thực tế phổ biến ở nhiều nước và cả cộng đồng quốc tế. ...Trong những năm qua tình hình đưa người nhập cư bất hợp pháp và đặc biệt hoạt động buôn người nói chung và phụ nữ nói riêng có xu hướng ngày càng phức tạp hơn. Theo báo cáo của tổ chức Di cư quốc tế (IOM) cho biết hàng năm có khoảng 4 triệu người bị tội phạm buôn bán qua biên giới ở khắp mọi nơi trên thế giới. Lợi nhuận mà tội phạm thu được hàng năm ước tính khoảng 10 tỷ đô la Mỹ. Thực tế nguồn lợi nhuận thu được từ các hoạt động phạm tội như nêu trên là đứng thứ hai sau lợi nhuận thu được từ hoạt động buôn bán ma túy[62]. Hậu quả của những hành vi bất hợp pháp đó đã tác động đến tình hình chính trị, kinh tế, y tế và đặc biệt là vấn đề đạo đức xã hội; tác động trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế xã hội, chuẩn mực đạo đức xã hội, nhân phẩm và danh dự của các nạn nhân. Đối với BBPN qua biên giới thì tính chất, mức độ càng phức tạp nghiêm trọng hơn vì phụ thuộc vào cơ chế phối hợp giải quyết giữa các quốc gia nên việc phòng, chống vi phạm trong lĩnh vực này càng khó khăn hơn.
Trong những năm gần đây, tình hình BBPN qua biên giới vẫn có những diễn biến phức tạp với tính chất, quy mô và thủ đoạn hoạt động phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt, có tổ chức chặt chẽ và xuyên quốc gia. Nguyên nhân cơ bản của tình hình trên, về khách quan là do điều kiện kinh tế ở nhiều địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn. Mặt khác, do tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế dẫn đến sự phân hóa giàu, nghèo, thiếu việc làm. Về chủ quan, việc giáo dục đạo đức và truyền thống văn hóa dân tộc ở phạm vi gia đình cũng như toàn xã hội bị xem nhẹ làm cho một bộ phận dân cư bị cuốn hút vào lối sống hưởng thụ, xem thường đạo lý, bất chất pháp luật. Và một trong những nguyên nhân không thể không thể xem xét đó là bất cập từ hoạt động QLNN về phòng chống BBPN qua biên giới hiện nay.
Thứ hai, thực trạng QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới
Xét tổng thể, để đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật như: Luật phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 và sửa đổi BLHS năm 2015 (sửa đổi năm 2017) quy định hình phạt nghiêm khắc đối với tội phạm mua bán người. Đồng thời Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 09/2/2021 Phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030; Ủy ban nhân dân các địa phương đã ban hành kế hoạch để triển khai thực hiện. Trên cơ sở đó, hoạt động QLNN về phòng, chống BBPN đã đạt những thành tựu cơ bản như: hệ thống chính sách, pháp luật tương đối đầy đủ, bộ máy QLNN đồng bộ, thống nhất; nguồn nhân lực có trình độ được đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở vật chất, trang thiết bị được tăng cường; hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, công tác QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới cũng đã xuất hiện những khó khăn, vướng mắc như: quản lý Nhà nước còn nhiều bất cập, sơ hở để tội phạm lợi dụng hoạt động, nhất là trong quản lý người nước ngoài, quản lý cư trú, quản lý an ninh biên giới, xuất nhập cảnh, hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Hệ thống pháp luật triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người chưa đầy đủ, đồng bộ, thống nhất; công tác hỗ trợ, bảo vệ phụ nữ là nạn nhân bị BBN đôi lúc còn chưa kịp thời, hiệu quả (công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, giải cứu nạn nhân, hỗ trợ nạn nhân trở về tái hòa nhập cộng đồng; việc giải cứu nạn nhân đã khó khăn thì công cuộc hỗ trợ khi nạn nhân trở về còn gặp nhiều thách thức, khó khăn. Đa số các nạn nhân trở về không muốn công khai hoàn cảnh và quá khứ của mình, vì vậy đã không được tiếp cận các chính sách hỗ trợ (chỉ dành cho hộ nghèo), chưa kể để thực hiện được các chính sách này trong thực tế còn rất hạn chế, thiếu đồng bộ (đi học nghề mang hóa đơn/ biên nhận về thanh toán). Chưa có chính sách đầy đủ, đồng bộ về nơi ở, việc làm, hỗ trợ tâm lý, chăm sóc sức khỏe ngay tại cộng đồng cho nhóm đối tượng này, đặc biệt là nhóm đối tượng tự trở về. Thiếu quá trình đánh giá mức độ an toàn tại cộng đồng, gia đình (sự kỳ thị, sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương) khiến nhiều phụ nữ, trẻ em nữ phải bỏ đi nơi khác sinh sống, có nguy cơ bị tái mua bán; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và chấp hành pháp luật về phòng, chống BBPN còn chưa sâu rộng, nhiều nạn nhân còn chưa biết đến quy định của pháp luật; công tác quản lý xuất nhập, cảnh, QLNN tại khu vực biên giới, nhất là tuyến đường bộ còn nhiều sơ hở, lực lượng mỏng, chưa kiểm soát hết được đường mòn, lối mở.
Thứ ba, dưới góc độ khoa học
Từ trước đến nay việc nghiên cứu phòng, chống BBPN qua biên giới chủ yếu được tiếp cận dưới góc độ khoa học luật học, tội phạm họcthiếu vắng những công trình nghiên cứu một cách chuyên biệt, toàn diện để giải quyết vấn đề BBPN qua biên giới dưới góc độ quản lý công.
Từ các lý do trên cho thấy, việc chọn và nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sỹ chuyên ngành Quản lý công có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích
Luận án góp phần bổ sung, xây dựng lý luận và đánh giá thực trạng QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới ở Việt Nam trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tăng cường QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới ở Việt Nam trong thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
+ Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu qua đó xác định những vấn đề lý luận và thực tiễn cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu của luận án;
+ Nghiên cứu cơ sở lý thuyết QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới; nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới ở các nước để rút ra những bài học có giá trị tham khảo cho Việt Nam hiện nay;
+ Phân tích thực trạng, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế trong hoạt động QLNN về việc phòng, chống BBPN qua biên giới ở Việt Nam;
+ Nghiên cứu, đề xuất định hướng và các nhóm giải pháp tăng cường QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới được tiếp cận dưới góc độ hẹp gắn với hoạt động cơ quan quản lý hành chính nhà nước và các cá nhân, tổ chức được trao quyền.
Về không gian và thời gian: Nghiên cứu QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới trên địa bàn tuyến biên giới của Việt Nam với các nước (bao gồm biên giới đường bộ, các cửa khẩu quốc tế qua đường biển, đường hàng không) trong thời gian từ năm 2011 đến nay.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng,duy vậtlịch sử của chủ nghĩa Mác lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương của Đảng ta và quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng chống vi phạm pháp luật.
Phương pháp nghiên cứu
Về các phương pháp nghiên cứu, luận án kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến của khoa học xã hội để giải quyết các câu hỏi nghiên cứu đặt ra, bao gồm: phương pháp logic, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh và phương pháp tổng hợp Cụ thể:
Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện các nội dung của đề tài. Theo đó, những lý giải về mặt lý luận và thực tiễn là cơ sở để đề xuất xây dựng hoàn thiện QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới.
Phương pháp lịch sử được sử dụng trong đánh giá thực trạng QLNN về phòng, chống BBN nói chung và QLNN về BBPN qua biên giới ở Việt Nam. Điều kiện cụ thể của đất nước là xuất phát điểm để đánh giá đúng thực trạng QLNN về BBPN qua biên giới ở Việt Nam.
Phương pháp phân tích được sử dụng khi phân tích ghiên cứu tài liệu như sách, các tạp chí, các thông tin khoa học về kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được công bố trên các ấn phẩm và các báo cáo khoa học; các văn bản chủ yếu về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng chống BBPN qua biên giới và QLNN về phòng, chống BPNN qua biên giới ở Việt Nam hiện nay để tiếp thu có chọn lọc các thành quả nghiên cứu trước đó về những vấn đề có liên quan đến đề tài.
Phương pháp tổng hợp được sử dụng để phân loại, xếp loại các tri thức, số liệu từ hoạt động phân tích các tài liệu. Việc tổng hợp nhằm mục đích đưa ra các nhận xét, đánh giá của tác giả ở mỗi chương và trong phần kết luận của đề tài.
Phương pháp so sánh cũng được sử dụng rút ra sự khác biệt về quan điểm giữa các tác giả, cũng như để đánh giá sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế về phòng, chống BBPN qua biên giới; giữa các văn bản pháp luật khác nhau khi điều chỉnh các nội dung QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu
- BBPN qua biên giới là gì? Tình hình BBPN qua biên giới ở Việt Nam ra sao? Dẫn đến những hậu quả gì?
- Thực trạng QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới ở Việt Nam hiện nay có những kết quả gì đạt được? Hạn chế và nguyên nhân?
- Giải pháp nào để tăng cường QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới ở Việt Nam trong thời gian tới?
Giả thuyết nghiên cứu
Tình hình BBPN qua biên giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã và đang và sẽ diễn biến phức tạp, gây nhiều hệ luỵ nghiêm trọng cho xã hội. Vì vậy một trong giải pháp đó là tăng cường QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới.
Thực tiễn về phòng, chống BBPN qua biên giới ở Việt Nam thời gian qua đã đạt những kết quả nhất định; tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn. Còn nhiều bất cập trong hoạt động QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới mà phải khắc phục.
Để tăng cường QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới ở Việt Nam cần thực hiện đồng bộ, có hệ thống các giải pháp.
6. Những đóng góp mới của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn sau đây:
Dưới góc độ là một công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án bổ sung, hoàn thiện thêm khái niệm, đặc điểm, nội dung, hình thức, phương pháp QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới... Những đóng góp này không chỉ giúp cho việc tiếp cận nghiên cứu QLNN về phòng chống BBPN qua biên giới ở Việt Nam hiện nay của các cơ quan quản lý nhà nước, mà còn là tài liệu tham khảo cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội.
Trên cơ sở kết quả phân tích, tổng hợp, luận án đã đưa ra những dự báo về tình hình BBPN qua biên giới trong thời gian tới, đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới, trong đó có một số điểm mới về giải pháp hoàn thiện thể chế QLNN và kiện toàn bộ máy tổ chức cơ quan QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Luận án làm sâu sắc, hoàn thiện hơn lý luận QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trên cơ sở tổng hợp, hệ thống hóa các văn bản pháp luật về phòng, chống BBPN qua biên giới và các số liệu nghiên cứu từ thực tiễn, luận án đã làm rõ về thực trạng phòng, chống loại tội phạm này ở Việt Nam; chỉ ra những ưu điểm, bất cập, hạn chế của QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới và những nguyên nhân làm hạn chế hiệu lực, hiệu quả QLNN trong lĩnh vực này để đề xuất các giải pháp phù hợp. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với xây dựng cơ chế, chính sách, lựa chọn phương thức quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới ở Việt Nam trong tình hình mới.
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý trong xây dựng chính sách về đấu tranh chống loại tội phạm này. Cũng có thể làm tài liệu tham khảo đối với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học chuyên ngành quản lý công, chính sách công, chuyên ngành luật học và các chuyên ngành có liên quan.
8. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới
Chương 3. Thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam
Chương 4. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu trong và nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án
Trong những năm vừa qua, những vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về phòng chống buôn bán người nói chung cũng như quản lý nhà nước về phòng chống BBPN qua biên giới đã thu hút được sự quan tâm nhiều nhà nghiên cứu cũng như những người hoạt động thực tiễn. Có thể sắp xếp các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài theo hai nhóm vấn đề như sau:
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về tội phạm buôn bán người nói chung và tội phạm buôn bán phụ nữ qua biên giới nói riêng
Việc tìm hiểu những công trình nghiên cứu về tội phạm buôn bán phụ nữ qua biên giới là cần thiết để nhận diện khách thể và đối tượng của quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Trong các công trình nghiên cứu được luận án khảo cứu, có những công trình nghiên cứu trực diện về tội phạm buôn bán phụ nữ, có những công trình nghiên cứu về tội phạm buôn bán người. Tuy nhiên, trong số nạn nhân buôn bán người thì phụ nữ vẫn chiếm đa số; chính vì thế việc tìm hiểu một số công trình nghiên cứu về tội phạm buôn bán người vẫn cung cấp những dự liệu cần thiết để triển khai đề tài nghiên cứu.
Nghiên cứu “ Mua bán người và đối tượng mua bán người tại Việt Nam” của tổ chức phi chính phủ Blue Dragon Children’s Foundation (Blue Dragon) công bố tháng 7/2021 tại trang web https://www.bluedragon.org/wp-content/uploads/2022/08/Mua-ban-nguoi-va-doi-tuong-mua-ban-nguoi-tai-Viet-Nam.pdf [33]
Tài liệu này nhằm giải thích và cung cấp thông tin chi tiết về tình hình mua bán người ở Việt Nam trên cơ sở 102 vụ án đã được Toà án tối cao công bố trong đó có 198/199 nạn nhân là nữ, đồng thời cung cấp phân tích chi tiết về hồ sơ chung của người phạm tội mua bán người và đặc điểm, bối cảnh tình hình của nạn nhân. Mặc dù nguồn dữ liệu còn hạn chế nhưng chúng đem đến một số phân tích chi tiết và có thể hữu ích để cung cấp thông tin cho hoạt động phòng chống mua bán người nói chung và mua bán phụ nữ nói riêng; cung cấp phân tích chi tiết về hoạt động của những đối tượng mua bán người và từ đó tìm ra cách phòng, chống tội phạm này. Phân tích này và ý nghĩa của dữ liệu chứa trong đó đưa ra các khuyến nghị cho các cơ quan chức năng hoạt động trong lĩnh vực phòng chống mua bán người, đặc biệt là mua bán phụ nữ và trẻ em gái sang Trung Quốc với mục đích bóc lột tình dục. Đây là những luận cứ đề luận án tham khảo đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở chương 4.
ThS Vũ Ngọc Dương (2019), Tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em theo Công ước Actip và thực tiễn thực hiện tại Việt Nam, https://lsvn.vn, đăng 10/02/2019 [35]. Bài viết này phân tích những nội dung cơ bản của Công ước ASEAN về phòng chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và thực tiễn thực hiện ACTIP của Việt Nam và một số kiến nghị hoàn thiện Bộ luật Hình sự 2015, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện Bộ luật Hình sự 2015 về vấn đề này. Đây là cơ sở để luận án tham khảo khi phân tích thực trạng ban hành chính sách pháp luật về phòng, chống BBPN qua biên giới ở chương 3 và đề xuất hoàn thiện pháp luật ở chương 4.
Tạp chí Khoa học Kiểm sát số chuyên đề 2 (49) năm 2021 đăng tải một loạt các bài viết có liên quan đến tội phạm mua bán người. Trong đó có một số bài viết có liên quan đến luận án như “Vai trò của Nhà nước trong hỗ trợ nạn nhân: Kinh nghiệm của Hunggary” của Phạm Việt Nghĩa [72]; “Việt Nam với việc thực hiện nghĩa vụ thành viên về hợp tác phòng, chống mua bán người theo các điều ước quốc tế đa phương và khu vực” của tác gỉa Dương Đình Công [40]. Các bài viết này đều cũng cấp những dữ liệu để luận án triển khai nghiên cứu cả về lý luận, thực trạng và giải pháp.
Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Đoàn Ngọc Huyền“ Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội mua bán người trong Luật Hình sự Việt Nam” (2014) [67]. Công trình đã đề xuất những giải pháp nâng cao