1. Tính cấp thiết của đề tài
Với bờ biển dài 3.260 km và rất nhiều đảo lớn nhỏ có địa điểm thích
hợp cho xây dựng cảng biển; tọa lạc ở vị trí gần với 10 tuyến đường hàng hải
quốc tế lớn nhất, Việt Nam là một trong số các quốc gia trên thế giới có lợi
thế lớn về kinh tế biển nói chung, về dịch vụ cảng biển, vận tải đường biển
nói riêng. Nhận thức rõ lợi thế này, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính
sách khuyến khích phát triển kinh tế biển nói chung, cảng biển nói riêng.
Để huy động một phần nguồn lực tài chính phát triển các cảng biển,
tăng trách nhiệm của khách hàng sử dụng dịch vụ cảng biển, ngoài việc đầu
tư cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ sức tiếp nhận
các tàu vận tải trọng lượng lớn, nước ta cần phải thực hiện chính sách giá
dịch vụ cảng biển, chính sách thu phí và lệ phí hàng hải sao cho có thể vừa
bù đắp đủ chi phí, có lãi, vừa đảm bảo tính cạnh tranh với phí dịch vụ tại
cảng biển của các nước trong khu vực. Về cơ chế quản lý phí và lệ phí hàng
hải (PLPHH) ở nước ta những năm qua đã có bước tiến bộ nhất định, giúp
lành mạnh hóa việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế
và tạo điều kiện thuận lợi trong điều hành hoạt động thu phí của các cơ quan
quản lý nhà nước (QLNN). Tuy vậy cũng đã xuất hiện nhiều vấn đề gây
tranh luận liên quan đến QLNN về thu PLPHH như: ai kiểm soát và kiểm
soát như thế nào đối với việc ban hành và giám sát thực thi chính sách thu
phí, lệ phí; làm thế nào để PLPHH không trùng lắp với giá dịch vụ cảng
biển; những trường hợp đặc biệt nào cần miễn, giảm PLPHH; mức thu và cơ
chế quản lý thu các loại PLPHH hiện nay có phù hợp với yêu cầu QLNN
trong tình hình hiện nay và thông lệ quốc tế không Những vấn đề nêu trên
đặt ra yêu cầu cần phải tiến hành nghiên cứu lĩnh vực thu PLPHH một cách
hệ thống và bài bản
27 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án quản lý nhà nước về thu phí và lệ phí hàng hải tại các cảng biển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
_________________________
TRẦN QUANG HUY
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THU PHÍ VÀ LỆ PHÍ
HÀNG HẢI TẠI CÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số : 62 34 04 10
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI – 2017
- 2 -
Công trình đƣợc hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS Trần Thị Minh Châu
Phản biện 1:
..
Phản biện 2:
..
Phản biện 3:
..
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
Họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi ......giờ..... ngày......tháng.....năm 2017
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện quốc gia và Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
- 1 -
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với bờ biển dài 3.260 km và rất nhiều đảo lớn nhỏ có địa điểm thích
hợp cho xây dựng cảng biển; tọa lạc ở vị trí gần với 10 tuyến đường hàng hải
quốc tế lớn nhất, Việt Nam là một trong số các quốc gia trên thế giới có lợi
thế lớn về kinh tế biển nói chung, về dịch vụ cảng biển, vận tải đường biển
nói riêng. Nhận thức rõ lợi thế này, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính
sách khuyến khích phát triển kinh tế biển nói chung, cảng biển nói riêng.
Để huy động một phần nguồn lực tài chính phát triển các cảng biển,
tăng trách nhiệm của khách hàng sử dụng dịch vụ cảng biển, ngoài việc đầu
tư cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ sức tiếp nhận
các tàu vận tải trọng lượng lớn, nước ta cần phải thực hiện chính sách giá
dịch vụ cảng biển, chính sách thu phí và lệ phí hàng hải sao cho có thể vừa
bù đắp đủ chi phí, có lãi, vừa đảm bảo tính cạnh tranh với phí dịch vụ tại
cảng biển của các nước trong khu vực. Về cơ chế quản lý phí và lệ phí hàng
hải (PLPHH) ở nước ta những năm qua đã có bước tiến bộ nhất định, giúp
lành mạnh hóa việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế
và tạo điều kiện thuận lợi trong điều hành hoạt động thu phí của các cơ quan
quản lý nhà nước (QLNN). Tuy vậy cũng đã xuất hiện nhiều vấn đề gây
tranh luận liên quan đến QLNN về thu PLPHH như: ai kiểm soát và kiểm
soát như thế nào đối với việc ban hành và giám sát thực thi chính sách thu
phí, lệ phí; làm thế nào để PLPHH không trùng lắp với giá dịch vụ cảng
biển; những trường hợp đặc biệt nào cần miễn, giảm PLPHH; mức thu và cơ
chế quản lý thu các loại PLPHH hiện nay có phù hợp với yêu cầu QLNN
trong tình hình hiện nay và thông lệ quốc tế khôngNhững vấn đề nêu trên
đặt ra yêu cầu cần phải tiến hành nghiên cứu lĩnh vực thu PLPHH một cách
hệ thống và bài bản. Đây cũng chính là lý do mà đề tài “Quản lý nhà nước về
- 2 -
thu phí, lệ phí hàng hải tại các cảng biển Việt Nam” được chọn làm đối
tượng nghiên cứu trong luận án.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghi n cứu
M c c n n c u
Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của
QLNN về thu PLPHH tại các cảng biển ở nước ta hiện nay dưới góc nhìn
quản lý kinh tế. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị về phương hướng,
giải pháp đối với cơ quan QLNN của Việt Nam nhằm hoàn thiện QLNN lĩnh
vực này.
N ệm v n n c u
Phân tích, làm rõ khung lý thuyết của QLNN về thu PLPHH tại các
cảng biển phù hợp với kinh tế thị trường và cam kết quốc tế; Tổng hợp, phân
tích kinh nghiệm thành công và thất bại của một số nước trong quản lý thu
PLPHH tại cảng biển và rút ra bài học cho Việt Nam; Thu thập thông tin, rà
soát, phân tích, đánh giá các chế độ, chính sách và thực trạng tổ chức thực
hiện các chính sách trong lĩnh vực quản lý thu PLPHH tại các cảng biển Việt
Nam giai đoạn từ năm 2010 đến 2015; Đề xuất phương hướng và các giải
pháp hoàn thiện QLNN về phí PLPHH các cảng biển giai đoạn đến năm
2020, định hướng đến năm 2030.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghi n cứu
3 Đố tượn n n c u
Đối tượng nghiên cứu đề tài luận án là các chính sách thu PLPHH tại
các cảng biển Việt Nam và quá trình tổ chức thực hiện QLNN về thu PLPHH
tại các cảng biển Việt Nam giai đoạn từ năm 2010 đến 2015 với các nội dung
sau đây: Cơ sở khoa học của QLNN về thu PLPHH tại cảng biển; Thực trạng
chính sách thu PLPHH tại cảng biển: phân tích để làm rõ việc có hay không
việc chồng chéo về thẩm quyền, chức năng ban hành chính sách thu của cơ
quan QLNN có thẩm quyền hiện nay; nếu có thì mức độ chồng chéo về thẩm
- 3 -
quyền ban hành chính sách thu như thế nào; những vướng mắc chủ yếu trong
quá trình tổ chức thực hiện hiện nay; Thực trạng triển khai thực hiện chính
sách thu gồm: Tổ chức bộ máy thực hiện thu, trình tự thủ tục thu và kiểm tra
giám sát thu; Một số cơ chế, chính sách khuyến khích thu, phòng chống thất
thoát trong thu PLPHH.
3 P ạm v n n c u
Phạm vi về nội dung: Nội dung QLNN về thu PLPHH tại cảng biển
giới hạn trong thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương.
Đối tượng quản lý là tổ chức thu và tổ chức, cá nhân nộp phí, lệ phí tại cảng
biển Việt Nam.
Phạm vi về thời gian: Giới hạn phân tích thực trạng thu PLPHH tại các
cảng biển Việt Nam từ năm 2010 đến hết năm 2015 qua các số liệu thu thập
chính thống đã được công bố, phân tích về thay đổi mức thu nghiên cứu cả
giai đoạn 2001 đến 2016, trong đó số liệu khảo sát điều tra thực hiện trong
năm 2016. Các dự báo, đề xuất dự tính cho giai đoạn đến năm 2020, tầm
nhìn đến 2030.
Phạm vi về không gian: Địa bàn khảo sát chủ yếu tại một số cảng biển
quốc gia lớn của Việt Nam nằm dọc bờ biển Việt Nam như cảng biển Quảng
Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phƣơng pháp nghi n cứu đề tài
Quá trình triển khai nghiên cứu đề tài án đã vận dụng các phương pháp
sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp các dữ liệu khoa học đã có để
hình thành cơ sở lý thuyết của QLNN về thu PLPHH tại cảng biển.
- Phương pháp so sánh: dùng để phân tích kinh nghiệm của một số
nước trong khu vực và rút ra bài học cho Việt Nam được sử dụng trong
chương 2 của luận án.
- 4 -
- Phương pháp phân tích số liệu thống kê: sử dụng để phân tích các
tài liệu thống kê, các văn bản quy định về thu, sử dụng phí, lệ phí, báo cáo
của cơ quan QLNN chuyên ngành HHVN, một số đề tài đề án có liên quan
để làm rõ thực trạng chính sách thu PLPHH ở Việt Nam tại chương 3 của
luận án.
* Phương pháp thu thập số liệu
- Dữ liệu thứ cấp: được sử dụng trên các nguồn tài liệu từ các báo
cáo tổng kết năm 2010 đến 2015 của Cục Hàng hải Việt Nam (Cục HHVN),
các đề án có liên quan đến QLNN về thu PLPHH, các đề án về kết cấu hạ
tầng (KCHT) hàng hải, hợp tác quốc tếcủa Cục HHVN.
- Phương pháp điều tra: Sử dụng bảng hỏi đối với cán bộ trực tiếp
thu và một số đối tượng nộp PLPHH tại cảng biển nhằm cung cấp thông tin
đánh giá thực trạng QLNN về thu PLPHH tại một số cảng lớn ở Việt Nam
được tiến hành trong chương 3 của luận án.
5. Những đóng góp mới của Luận án
Những đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của luận án:
- Tổng quan các thành tựu nghiên cứu liên quan đến QLNN về thu
PLPHH tại cảng biển; Hình thành khung phân tích lý thuyết QLNN về thu
PLPHH tại cảng biển; Đúc kết một số kinh nghiệm QLNN về thu PLPHH
của Thái Lan, Singapore và Trung Quốc và rút ra một số bài học có thể áp
dụng ở Việt Nam; Làm rõ thành công, hạn chế của QLNN về thu PLPHH tại
các cảng biển Việt Nam giai đoạn 2010 đến 2015, trong đó nhấn mạnh thành
công về đổi mới chính sách thu, về kiện toàn bộ máy quản lý và điều hành.
- Các hạn chế trong QLNN về thu PLPHH được làm rõ bao gồm:
Chính sách thu PLPHH tại cảng biển còn một số nội dung chưa hợp lý về
quy định thu, mức thu; Tổ chức bộ máy quản lý quá trình thu PLPHH tại
cảng biển còn khép kín, thẩm quyền ban hành danh mục phí, lệ phí chưa phù
hợp, bộ máy trực tiếp thu chưa phù hợp để tạo thuận lợi cho đối tượng nộp
- 5 -
PLPHH; Quản lý quá trình thực hiện thu còn một số hạn chế; Hoạt động
thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại tố cáo về thu PLPHH chưa hiệu quả;
- Nguyên nhân của hạn chế được xác định chủ yếu là do khung khổ
pháp lý chế định chính sách thu và tổ chức thu PLPHH tại cảng biển chưa
đầy đủ.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN về thu PLPHH tại các
cảng biển Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
nội dung của luận án được trình bày trong 4 chương và 13 tiết.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI PHÍ VÀ LỆ PHÍ HÀNG HẢI
1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ DỊCH VỤ CÔNG VÀ THU PHÍ
DỊCH VỤ CÔNG
Adrienne Curry (1999) với nghiên cứu về "Sáng tạo quản lý dịch vụ
công", Sonny Nwankwo và Bill Richardson (1994), trong nghiên cứu về
"Đảm bảo và đo lường chất lượng dịch vụ đối với khu vực công", Luận án
tiến sỹ quản lý kinh tế của Nguyễn Quốc Tuấn (2015) với đề tài: "Quản lý
nhà nước đối với dịch vụ logistics ở Cảng Hải Phòng", Nghiên cứu của
Phạm Thị Hồng Điệp (2013) về "Quản lý nhà nước đối với dịch vụ công,
kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam", Nghiên cứu của
Đặng Đức Đạm về "Một số vấn đề về đổi mới quản lý dịch vụ công ở Việt
Nam", Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài mã số ĐTĐL 2004/13 về
"Dịch vụ công và xã hội hóa dịch vụ công trong điều kiện cải cách hành
chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay" do Chu Văn Thành (2004) làm chủ
nhiệm, Đề án "Phân cấp, xã hội hóa công tác bảo dưỡng, duy tu kết cấu hạ
tầng hàng hải", Nghiên cứu của David Koh, Đặng Đức Đạm và Nguyễn Thị
- 6 -
Kim Chung (2009) về "Cơ cấu tổ chức Chính phủ để cung ứng dịch vụ công
tốt nhất: Trường hợp Việt Nam và một số kiến nghị đổi mới", Nghiên cứu
của Vũ Thanh Sơn (chủ nhiệm đề tài) và các cộng sự tại báo cáo tổng hợp
kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ (2006) về đề tài: Mở rộng cạnh
tranh trong khu vực công để nâng cao hiệu quả cung ứng hàng hóa và dịch
vụ công ở Việt Nam hiện nay.
1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ BẢN CHẤT CỦA THUẾ, PHÍ,
LỆ PHÍ
Athur Cecil Pigou với nghiên cứu trường hợp ảnh hưởng của nhà
máy xả khí thải gây ô nhiễm đối với hợp tác xã đánh cá, Nghiên cứu của
Trần Vũ Hải (2009) về "Bản chất của thuế, phí nhà nước và vấn đề thu phí
tần số vô tuyến điện", Nghiên cứu của Vũ Anh Tuấn, Viện nghiên cứu chính
sách giao thông Nhật Bản (2012) về "Thu phí lưu hành phương tiện như thế
nào cho đúng bản chất và hiệu quả", Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuyến
(2009) về "Bản chất của thuế- sự tiếp cận từ các học thuyết cổ điển và hiện
đại", Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: "Hoàn thiện chính sách phí và lệ
phí" của Bộ Tài chính (2013).
1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ TÍNH KHÁCH QUAN VÀ
CHÍNH SÁCH THU PHÍ, LỆ PHÍ HÀNG HẢI TẠI CẢNG BIỂN
Sách “Kinh tế học công cộng” của Joseph E.Stiglitz, Công trình
nghiên cứu của Nguyễn Thị Hạnh "Bàn về phí đối với dịch vụ thư viện" -
Trung tâm Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia, Đề án Hoàn thiện
chính sách thu phí và lệ phí hàng hải tại các cảng biển Việt Nam, Cục
HHVN (2014), Công trình nghiên cứu năm 2002 của Uỷ ban KT-XH Châu
Á-Thái Bình Dương và Viện Hàng hải Hàn Quốc về “Báo cáo so sánh biểu
cước phí cảng biển trong khu vực ESCAP”, Luận án Tiến sĩ kinh tế của Lê
Văn Dũng (2011) về “Nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ
ở Việt Nam”- Đại học GTVT, Luận án Tiến sĩ kinh tế của Đào Việt Phương
- 7 -
(2006) về“Hoàn thiện các phương pháp định giá sử dụng đường bộ và các
giải pháp nhằm tăng nguồn thu từ người sử dụng đường bộ”- Đại học
GTVT, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ "Hoàn thiện quản lý nhà nước về sử
dụng phí đường bộ ở Việt Nam" , do Lê Thị Anh Vân làm chủ nhiệm (2010),
luận án tiến sĩ kinh tế của Phan Huy Lệ (2010) về Quản lý nhà nước về thu và
sử dụng phí đường bộ ở Việt Nam.
1.4. NHỮNG LUẬN ĐIỂM ĐÃ ĐƢỢC KIỂM CHỨNG VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.4.1. Những luận điểm đã đƣợc kiểm chứng
Các công trình nghiên cứu nêu trên đã luận chứng một số nội dung
liên quan đến QLNN về PLPHH tại cảng biển bao gồm: Thứ nhất, quan điểm
về dịch vụ công (DVC) và dịch vụ giao thông; Thứ hai, quan điểm về thuế,
phí, lệ phí; Thứ ba, quan điểm về QLNN đối với phí và lệ phí; Thứ tư, quan
điểm về QLNN đối với PLPHH.
1.4.2. Những vấn đề đƣợc tiếp tục nghi n cứu trong luận án
Một là, Nhà nước cần can thiệp vào cung cấp dịch vụ cảng biển đến
đâu, theo những nguyên tắc nào? Hai là, chính sách thu trong điều kiện nhà
đầu tư xây dựng cảng biển là Nhà nước. Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra
là: Căn cứ, nguyên tắc, mục tiêu của chính sách thu PLPHH tại cảng biển?
Sự phù hợp của chính sách thu PLPHH hiện nay ở Việt Nam so với các
nước trong khu vực? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tính ổn định của
Biểu mức thu? Cần cải thiện chất lượng DVC như thế nào để các tổ chức, cá
nhân hài lòng tương xứng với khoản phí, lệ phí phải nộp? Ba là, tổ chức
thực thi chính sách thu trong điều kiện có nhiều cảng biển và nền kinh tế còn
nghèo ở Việt Nam. Các cảng biển của Việt Nam hiện được xây dựng dọc
theo chiều dài đất nước, có những cảng biển được đầu tư xây dựng quá lâu,
có cảng biển mới được xây dựng trong thời gian gần đây bằng nguồn vốn
NSNN và vốn của doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoàicâu hỏi đặt ra: Tổ
- 8 -
chức thu PLPHH tại các cảng biển này có khác nhau không? Mô hình tổ
chức thu hiện hành của Việt Nam có vấn đề gì bất cập? Để thuận tiện trong
triển khai tổ chức thu cần chú trọng vấn đề gì? Bốn là, vấn đề chống thất thu
PLPHH về phía chính sách, tổ chức thu và hoạt động kiểm tra, giám sát. Các
câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: Mức độ thất thu, thực trạng tổ chức bộ
máy thu PLPHH tại các cảng biển hiện nay và cơ chế chính sách về công tác
kiểm tra, giám sát của Nhà nước có đảm bảo chống thất thu? Chỉ đạo, điều
hành của cơ quan QLNN trong kiểm tra, giám sát thu đã được tốt hay chưa?
Giải pháp khắc phục?
Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ THU PHÍ VÀ LỆ PHÍ HÀNG HẢI
2.1. TỔNG QUAN VỀ PHÍ VÀ LỆ PHÍ HÀNG HẢI TẠI CẢNG
BIỂN
2.1.1. Dịch vụ và dịch vụ công tại cảng biển
Bao gồm 02 loại dịch vụ cơ bản sau đây:
- Dịch vụ tại cảng biển: Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, dịch vụ
là “những hoạt động phục vụ nhằm thỏa mãn những nhu cầu sản xuất, kinh
doanh và sinh hoạt”. Nói cách khác, quá trình sản xuất dịch vụ đồng thời là
quá trình tiêu dùng dịch vụ đó. Đây chính là quan hệ giữa cung và cầu, quan
hệ giữa nhà cung cấp dịch vụ và người thụ hưởng.
- Dịch vụ công tại cảng biển: là loại dịch vụ có 04 đặc trưng nổi bật
dưới đây:Thứ nhất, đó là các dịch vụ phục vụ cho các lợi ích chung, thiết yếu
của các tổ chức và cá nhân; Thứ hai, do Nhà nước chịu trách nhiệm trước xã
hội (trực tiếp cung ứng hoặc uỷ nhiệm cho doanh nghiệp cung ứng). Ngay cả
khi Nhà nước chuyển giao dịch vụ này cho tư nhân cung ứng thì Nhà nước
vẫn có vai trò điều tiết đặc biệt nhằm bảo đảm sự công bằng trong phân phối
các dịch vụ này và khắc phục các khiếm khuyết của thị trường; Thứ ba, là
- 9 -
các hoạt động có tính chất phục vụ trực tiếp, đáp ứng các nhu cầu, quyền lợi
hay nghĩa vụ cụ thể của tổ chức, cá nhân; Thứ tư, bảo đảm tính công bằng,
mọi công dân đều có quyền hưởng các lợi ích ngang nhau.
Dịch vụ công bao hàm một dải các hoạt động sự nghiệp công với
mức độ khác nhau về tính chất công cộng, kéo theo sự tương ứng về trách
nhiệm của nhà nước đối với các dịch vụ này. Có thể phân chia DVC thành 3
loại gồm: Dịch vụ hành chính; Dịch vụ sự nghiệp; Dịch vụ công ích. Đối với
cảng biển, để có thể thu hồi một phần vốn đầu tư đã bỏ ra, các cảng biển và
cơ quan nhà nước có thể tiến hành thu phí và lệ phí cảng biển tính trên các
dịch vụ công mà cảng biển cung ứng cho đối tượng sử dụng là tàu biển, hàng
hóa, hành khách.
2.1.2. Khái quát về phí, lệ phí hàng hải tại cảng biển
K á n ệm p và lệ p t u từ sử d n dịc v côn
Phí thu từ DVC (sau đây gọi tắt là phí) là khoản tiền mà tổ chức, cá
nhân sử dụng DVC phải trả cho tổ chức cung ứng DVC nhằm bù đắp một
phần chi phí sản xuất DVC. Lệ phí thu từ DVC (sau đây gọi tắt là lệ phí) là
khoản tiền do cơ quan nhà nước ấn định và tổ chức, cá nhân phải nộp khi
được cơ quan nhà nước cung cấp DVC.
2.1.2.2. K á n ệm p và lệ p àn ả tạ cản b ển
Phí hàng hải tại cảng biển là khoản thu theo quy định của pháp luật
mà người sử dụng tàu thuyền khi ra, vào cảng có sử dụng dịch vụ hàng hải
tại cảng biển phải trả cho cơ quan nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân cung cấp
dịch vụ hàng hải tại cảng biển.
Lệ phí hàng hải là khoản thu theo quy định của pháp luật do các chủ
tàu thuyền phải nộp cho cơ quan QLNN về hàng hải nếu được các cơ quan
này cung ứng dịch vụ liên quan đến quản lý hành chính khi tàu thuyền vào,
rời cảng biển Việt Nam.
2.1.2.3.Các loạ p , lệ p àn ả tạ cản b ển và căn c ể t u
- 10 -
- Các loại phí hàng hải thường thu tại cảng biển gồm: Phí trọng tải
tàu thuyền; Phí bảo đảm hàng hải; Phí hoa tiêu hàng hải; Phí sử dụng vị trí
neo đậu tại vũng, vịnh; phí sử dụng bến phao; Phí sử dụng cầu bến tại khu
vực cảng biển. Căn cứ để thu phí được xác lập theo tên từng loại phí và tùy
thuộc vào dịch vụ mà tàu biển, hàng hóa nhận được.
- Các loại lệ phí hàng hải thường thu tại cảng biển gồm: Lệ phí vào,
rời cảng biển; Lệ phí kháng nghị hàng hải. Căn cứ thu lệ phí được xác lập
theo tên từng loại lệ phí và theo dịch vụ hành chính mà tàu biển nhận được.
2.1.2.4. Đặc ểm của p và lệ p àn ả tạ cản b ển
Phí và lệ phí hàng hải vừa mang đặc điểm chung của phí và lệ phí trả
cho sử dụng DVC, vừa mang đặc thù của phí, lệ phí gắn với DVC tại cảng
biển. Về phương diện phí và lệ phí trả cho sử dụng DVC, PLPHH có một số
đặc điểm sau: Một là, việc quy định mức phí, hình thức tổ chức thu phải do
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Hai là, thường mức thu
PLPHH tại cảng biển được cố định trong một thời gian tương đối dài để
khuyến khích các tàu biển quốc tế vào cảng. Ba là, PLPHH, như mọi phí và
lệ phí khác, đều được tính căn cứ vào mức độ sử dụng DVC và chi phí tạo ra
DVC.
2.2. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI PHÍ VÀ LỆ PHÍ HÀNG
HẢI TẠI CẢNG BIỂN
2.2.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc đối với phí, lệ phí hàng hải tại
cảng biển
Quản lý nhà nước về thu PLPHH tại cảng biển là sự tác động có tổ
chức bằng pháp quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền lên đối tượng
quản lý là các cơ quan, đơn vị thực hiện thu PLPHH, các tổ chức, cá nhân có
tàu biển, hàng hoá, hành khách được vận chuyển bằng đường biển vào, rời,
đi qua, neo đậu tại cảng biển hoặc các khu vực hàng hải của quốc gia.
- 11 -
QLNN về thu PLPHH là quản lý của các cơ quan nhà nước được
pháp luật quy định đối với lĩnh vực hoạch định chính sách thu, xử lý vi phạm
trong thu, sử dụng PLPHH. Chủ thể quản lý nhà nước về thu PLPHH, tùy
theo quy định của mỗi quốc gia, bao gồm nhiều cơ quan, trong đó cơ cơ quan
hoạch định chính sách, cơ quan tổ chức, quản lý quá trình thu PLPHH, cơ
quan giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm.
2.2.2. Mục ti u, nguy n tắc quản lý nhà nƣớc đối với phí, lệ phí
hàng hải tại cảng biển
Thứ nhất, mục tiêu quản lý nhà nước đối với phí, lệ phí hàng hải tại
cảng biển để hướng tới 6 mục tiêu sau đây:
- Hoạch định chính sách thu PLPHH hợp lý, không bỏ sót đối tượng
nộp PLPHH, không xác định mức thu quá cao làm giảm sức cạnh tranh của
cảng biển...
- Thực thi chính sách thu hợp lý nhằm đảm bảo quy định đúng, đủ
các đối tượng có nghĩa vụ nộp PLPHH cũng như có kinh phí bù đắp chi phí
đầu tư, xây dựng KCHT cảng biển.
- Thống nhất quản lý thu PLPHH tại các cảng biển nhằm tạo được
lòng tin của tổ chức, cá nhân đối với ngành hàng hải và chế độ nhà nước, chế
độ xã hội nói chung.
- Giảm thất thu và tiêu cực trong thu PLPHH tại các cảng biển.
- Tạo điều kiện thuận tiện, dễ tiếp cận, chi phí thấp cho tầu biển ra
vào cảng biển.
- Thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển hệ
thống KCHT hàng hải.
Thứ hai, các nguyên tắc quản lý nhà nước đối với phí, lệ phí hàng
hải tại cảng biển đảm bảo hệ thống các nguyên tắc QLNN về thu PLPHH
phải phù hợp với nguyê