Sự phát triển của thương mại điện tử (TMĐT) trên thế giới đã làm thay đ
ổi
phương thức kinh doanh, thay đổi mạnh mẽ các giao dịch truyền thống và đem lại
những lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp cho người tiêu dùng và cho toàn xã hội.
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam việc ứng dụng TMĐT vào hoạt động sản xuất
kinh doanh đã làm t ăng kh ả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, tạo ra nhiều cơ hội
kinh doanh cho các doanh nghiệp.
Trong quá trình phát triển TMĐT ở Việt Nam, Nhà nước với vai trò là chủ thể
quản lý đã tạo ra những ra những tiền đề cơ bản cho việc ứng dụng và triển khai
TMĐT trong các doanh nghiệp. Bằng các công cụ quản lý của mình, Nhà nước đ ã
đóng vai tr ò đ ịnh hướng, tạo lập môi trường cho sự phát triển của TMĐT.
Tuy nhiên từ quá trình triển khai TMĐT trong thời gian vừa qua cho thấy tuy
môi trường cho sự phát triển TMĐT ở Việt Nam đã hình thành nhưng vẫn chưa đáp
ứng được cho sự phát triển có hiệu quả của TMĐT. Hoạt động quản lý nhà nước
(QLNN) về TMĐT hiện nay còn tồn tại một số bất cập chủ yếu sau: thiếu các định
hướng chiến lược trong phát triển TMĐT; pháp luật về TMĐT chưa điều chỉnh hết
nhiều lĩnh vực mới nảy sinh trong TMĐT; sự phối hợp quản lý nhà nước về TMĐT
giữa các cơ quan QLNN về TMĐT chưa hiệu quả; niềm tin của người tiêu dùng đối
với TMĐT còn th ấp; nguồn nhân lực cho TMĐT còn thiếu về số lượng và yếu về
chất lượng; hoạt động kiểm tra, giám sát TMĐT chưa được trú trọng.
Bên cạnh đó, sự phát triển không ngừng trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói
chung và TMĐT nói riêng trên thế giới sẽ tạo ra những thách thức không nhỏ cho
việc thực hiện các chức năng QLNN về TMĐT ở Việt Nam.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, QLNN về TMĐT trong thời gian tới cần phải
tiếp tục được hoàn thiện cả về mặt lý luận và thực tế triển khai thực hiện. Để có cơ sở
hoàn thiện các nội dung này, hoạt động QLNN về TMĐT cần phải được củng cố về
mặt lý luận như: làm rõ mục tiêu, nội dung, các nguyên tắc, yêu cầu cũng như các
công cụ mà Nhà nước có thể sử dụng trong quá trình thực hiện chức năng QLNN về
TMĐT. Ngoài ra để khắc phục các bất cập trong hoạt động QLNN về TMĐT ở Việt
nam hiện nay thì hoạt động QLNN về TMĐT cần phải được đánh giá một cách toàn
diện để tìm ra những bất cập còn tồn tại cũng như nguyên nhân của các hạn chế này
182 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2643 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước về thương mại điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
=========o0o=========
ĐÀO ANH TUẤN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
(Khoa học quản lý)
Mã số : 62.34.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ
Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Lê Du Phong
HÀ NỘI 2013
- i -
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
Luận án là trung thực. Các tài liệu được sử
dụng trong Luận án đều có trích dẫn rõ ràng.
Kết quả nghiên cứu của Luận án chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứ khoa học nào.
Tác giả luận án
Đào Anh Tuấn
- ii -
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ASEAN
APEC
CNTT
CNTT & TT
DN
EDI
EU
KT-XH
TMĐT
QLNN
XHCN
UBND
UNCITRAL
SXKD
WTO
Nội dung viết tắt
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin và truyền thông
Doanh nghiệp
Trao đổi dữ liệu điện tử
Liên minh châu Âu
Kinh tế - xã hội
Thương mại điện tử
Quản lý nhà nước
Xã hội chủ nghĩa
Ủy ban nhân dân
Ủy ban pháp luật thương mại quốc tế của Liên
Hiệp Quốc
Sản xuất kinh doanh
Tổ chức thương mại quốc tế
- iii -
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT...................................................... ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................... vi
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU......................................................................................................................... 5
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu............................................................. 5
1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài ........................................................ 5
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ........................................................ 7
1.1.3. Nhận xét từ tổng quan các công trình nghiên cứu........................................ 9
1.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 9
1.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp................................................................ 9
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính........................................................... 11
1.2.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng........................................................ 13
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...................................................................................... 17
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ .................................... 18
2.1. Thương mại điện tử. ...................................................................................... 18
2.1.1. Khái niệm thương mại điện tử................................................................... 18
2.1.2. Các đặc trưng của thương mại điện tử....................................................... 21
2.1.3. Các mô hình thương mại điện tử ............................................................... 22
2.1.4. Lợi ích và các hạn chế của thương mại điện tử.......................................... 23
2.2. Quản lý nhà nước về thương mại điện tử ..................................................... 27
2.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về thương mại điện tử .................................. 27
2.2.2. Mục tiêu quản lý nhà nước về thương mại điện tử..................................... 28
2.2.3. Chức năng quản lý nhà nước về thương mại điện tử.................................. 28
2.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử .................................... 29
2.2.5. Bộ máy quản lý nhà nước về thương mại điện tử ...................................... 40
2.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thương mại điện tử.......... 41
2.2.7. Đánh giá quản lý nhà nước về thương mại điện tử .................................... 43
- iv -
2.3. Kinh nghiệm quốc tế trong quản lý nhà nước về thương mại điện tử......... 44
2.3.1. Kinh nghiệm của các quốc gia trong xây dựng chiến lược phát triển thương
mại điện tử ......................................................................................................... 44
2.3.2. Kinh nghiệm của các quốc gia trong việc xây dựng chính sách và ban hành
pháp luật về thương mại điện tử......................................................................... 45
2.3.3. Kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển thương mại điện tử48
2.3.4. Các bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về thương mại điện tử đối với
Việt Nam............................................................................................................ 49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................... 53
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM ...................................................................................... 54
3.1. Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam................................ 54
3.1.1. Giai đoạn thương mại điện tử hình thành và được pháp luật thừa nhận chính
thức .................................................................................................................... 54
3.1.2. Giai đoạn phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử ở Việt Nam ........... 56
3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về thương mại điện tử .................................. 59
3.2.1. Xây dựng kế hoạch phát triển thương mại điện tử ..................................... 59
3.2.2. Xây dựng chính sách và ban hành pháp luật về thương mại điện tử........... 61
3.2.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển thương mại điện tử ........................ 88
3.2.4. Kiểm tra, thanh tra thương mại điện tử...................................................... 96
3.3. Bộ máy quản lý nhà nước về thương mại điện tử ở Việt Nam..................... 99
3.3.1. Bộ máy quản lý nhà nước về thương mại điện tử cấp Trung ương............. 99
3.3.2. Bộ máy quản lý nhà nước về thương mại điện tử ở cấp địa phương ........ 105
3.4. Đánh giá quản lý nhà nước về thương mại điện tử ở Việt Nam ................ 106
3.4.1. Bộ tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về thương mại điện tử ................. 106
3.4.2. Tổng hợp kết quả nghiên cứu từ quá trình điều tra .................................. 107
3.4.3. Đánh nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử ......................... 109
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.................................................................................... 121
- v -
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM...................................... 122
4.1. Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam và xu hướng phát
triển thương mại điện tử trên thế giới ............................................................... 122
4.1.1. Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam............................. 122
4.1.2. Xu hướng phát triển thương mại điện tử trên thế giới.............................. 124
4.2. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước về thương mại điện tử .............. 124
4.2.1. Sự phát triển thương mại điện tử cần tuân thủ cơ chế thị trường, kết hợp với
sự tác động tích cực của Nhà nước. .................................................................. 124
4.2.2. Phát triển thương mại điện tử dựa trên sự mở rộng hợp tác quốc tế và cần
phù hợp với tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế........................................... 125
4.2.3. Chiến lược phát triển thương mại điện tử cần phù hợp và kết hợp chặt chẽ
với những nội dung của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. .......................... 126
4.3. Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý nhà nước về thương mại điện
tử ở Việt Nam...................................................................................................... 126
4.3.1. Xây dựng chiến lược phát triển thương mại điện tử quốc gia .................. 126
4.3.2. Hoàn thiện chính sách phát triển thương mại điện tử............................... 128
4.3.3. Hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử............................................ 134
4.3.4. Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển thương mại điện tử ...................... 138
4.3.5. Hoàn thiện hoạt động thanh tra, kiểm tra thương mại điện tử .................. 141
4.3.6. Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về thương mại điện tử................... 142
4.4. Điều kiện chủ yếu để thực thi các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về
thương mại điện tử ............................................................................................. 144
4.4.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước........................................................... 144
4.4.2. Đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng ............................................... 148
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.................................................................................... 150
KẾT LUẬN CHUNG.......................................................................................... 151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...................... 153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 154
PHỤ LỤC............................................................................................................ 158
- vi -
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Các thang đo sử dụng trong phiếu điều tra .............................................. 15
Bảng 1.2.Thang đo Likert 5 mức độ sử dụng trong điều tra..................................... 15
Bảng 3.2.Xếp hạng tổng thể mức độ cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến
trên Website/Portal của các Bộ, cơ quan ngang Bộ năm 2010-2012........................ 95
Bảng 3.3. Các tiêu chí đánh giá QLNN về TMĐT ................................................ 106
Bảng 3.4. Đánh giá của DN về các trở ngại trong ứng dụng TMĐT..................... 111
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Các bước thực hiện phương pháp phân tích tổng hợp .............................. 10
Hình 1.2. Các bước thực hiện nghiên cứu định tính ................................................ 12
Hình 1.3. Các bước nghiên cứu định lượng............................................................. 13
Hình 1.4. Các bước thực hiện điều tra chính thức................................................... 16
Hình 3.1. Đánh giá tác dụng của TMĐT đối với DN trong các năm 2011, 2012 ..... 58
Hình 3.2.Xu hướng doanh thu từ các phương tiện điện tử trong năm 2011, 2012 .... 58
Hình 3.3. Số trường đào tạo TMĐT năm 2008, 2010, 2012 .................................... 71
Hình 3.4. Tỷ lệ tiền mặt lưu thông trong tổng phương tiện thanh toán. ................... 74
Hình 3.5. Thống kê số thẻ ngân hàng phát hành qua các năm ................................. 75
Hình 3.6. Thống kê số lượng máy ATM và POST qua các năm. ............................ 75
Hình 3.7. Biểu đồ tỉ lệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã cung cấp dịch vụ
công trực tuyến mức độ 3, 4.......................................................................................................94
Hình 3.8. Biểu đồ tăng trưởng số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tại các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ......................................................... 95
Hình 3.9. Bộ máy QLNN về TMĐT cấp Trung ương............................................ 100
Hình 3.10. Bộ máy QLNN về TMĐT tại Bộ Công thương.................................... 100
Hình 3.11. Các cơ quan tham gia thực hiện chức năng QLNN về TMĐT.............. 102
Hình 3.12. Đánh giá các tác dụng của ứng dụng TMĐT trong DN năm 2012 ....... 113
-1-
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Sự phát triển của thương mại điện tử (TMĐT) trên thế giới đã làm thay đổi
phương thức kinh doanh, thay đổi mạnh mẽ các giao dịch truyền thống và đem lại
những lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp cho người tiêu dùng và cho toàn xã hội.
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam việc ứng dụng TMĐT vào hoạt động sản xuất
kinh doanh đã làm tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, tạo ra nhiều cơ hội
kinh doanh cho các doanh nghiệp.
Trong quá trình phát triển TMĐT ở Việt Nam, Nhà nước với vai trò là chủ thể
quản lý đã tạo ra những ra những tiền đề cơ bản cho việc ứng dụng và triển khai
TMĐT trong các doanh nghiệp. Bằng các công cụ quản lý của mình, Nhà nước đã
đóng vai trò định hướng, tạo lập môi trường cho sự phát triển của TMĐT.
Tuy nhiên từ quá trình triển khai TMĐT trong thời gian vừa qua cho thấy tuy
môi trường cho sự phát triển TMĐT ở Việt Nam đã hình thành nhưng vẫn chưa đáp
ứng được cho sự phát triển có hiệu quả của TMĐT. Hoạt động quản lý nhà nước
(QLNN) về TMĐT hiện nay còn tồn tại một số bất cập chủ yếu sau: thiếu các định
hướng chiến lược trong phát triển TMĐT; pháp luật về TMĐT chưa điều chỉnh hết
nhiều lĩnh vực mới nảy sinh trong TMĐT; sự phối hợp quản lý nhà nước về TMĐT
giữa các cơ quan QLNN về TMĐT chưa hiệu quả; niềm tin của người tiêu dùng đối
với TMĐT còn thấp; nguồn nhân lực cho TMĐT còn thiếu về số lượng và yếu về
chất lượng; hoạt động kiểm tra, giám sát TMĐT chưa được trú trọng.
Bên cạnh đó, sự phát triển không ngừng trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói
chung và TMĐT nói riêng trên thế giới sẽ tạo ra những thách thức không nhỏ cho
việc thực hiện các chức năng QLNN về TMĐT ở Việt Nam.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, QLNN về TMĐT trong thời gian tới cần phải
tiếp tục được hoàn thiện cả về mặt lý luận và thực tế triển khai thực hiện. Để có cơ sở
hoàn thiện các nội dung này, hoạt động QLNN về TMĐT cần phải được củng cố về
mặt lý luận như: làm rõ mục tiêu, nội dung, các nguyên tắc, yêu cầu cũng như các
công cụ mà Nhà nước có thể sử dụng trong quá trình thực hiện chức năng QLNN về
TMĐT. Ngoài ra để khắc phục các bất cập trong hoạt động QLNN về TMĐT ở Việt
nam hiện nay thì hoạt động QLNN về TMĐT cần phải được đánh giá một cách toàn
diện để tìm ra những bất cập còn tồn tại cũng như nguyên nhân của các hạn chế này.
Với những lý do nên trên, việc nghiên cứu đề tài "Quản lý nhà nước về thương
mại điện tử" có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn nhằm góp phần hoàn thiện lý
-2-
luận QLNN về TMĐT cũng như hoàn thiện các nội dung QLNN về TMĐT ở Việt
Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm làm rõ những lí luận về QLNN đối với
TMĐT, đề xuất các giải pháp nhằm nhằm hoàn thiện QLNN về TMĐT ở Việt Nam.
Bên cạnh đó luận án cũng nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá các nội
dung QLNN về TMĐT, làm căn cứ cho việc đánh giá QLNN về TMĐT ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình thực hiện các nội dung QLNN về
TMĐT; là các DN đang thực hiện TMĐT ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung nghiên cứu: Về khái niệm TMĐT, với mục tiêu là hoàn thiện
QLNN về TMĐT ở Việt Nam nên luận án sử dụng khái niệm TMĐT theo nghĩa
rộng, theo đó TMĐT là việc tiến hành một khâu hoặc toàn bộ quy trình của hoạt
động thương mại bằng các phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng
viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.
Đối với hoạt động QLNN về TMĐT, luận án chỉ tập trung nghiên cứu các nội
dung QLNN về TMĐT ở Việt nam theo hướng tiếp cận từ quá trình quản lý, các nội
dung này bao gồm: (i) Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển TMĐT; (ii) Xây
dựng chính sách và ban hành pháp luật về TMĐT; (iii) Tổ chức thực hiện kế hoạch
và chính sách phát triển TMĐT; (iv) Kiểm soát TMĐT. Đây là cách tiếp cận phổ
biến trong các nghiên cứu về hoạt động QLNN nói chung, QLNN về TMĐT nói
riêng.
Phạm vi đối tượng nghiên cứu: đối với các DN nghiên cứu, luận án chỉ tập
trung nghiên cứu các DN đã áp dụng TMĐT từ cấp độ 2 trở lên; đang ứng dụng các
ba mô hình TMĐT là B2B; B2C và C2C. Các DN này đang hoạt động trong một số
lĩnh vực chủ yếu như: thương mại, bán buôn, bán lẻ; sản xuất công nghiệp; tài chính
ngân hàng và công nghệ thông tin. Đây là các lĩnh vực trong đó có rất nhiều DN Việt
Nam đang thực hiện TMĐT.
Phạm vi thời gian nghiên cứu: luận án đánh giá thực trạng QLNN về TMĐT
trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2012, đây là giai đoạn triển khai thực
hiện kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010; kế hoạch tổng thể
phát triển TMĐT giai đoạn 2011-2015 và các kế hoạch kinh tế xã hội quan trọng
khác của đất nước.
-3-
4. Các đóng góp của luận án
4.1. Về mặt lý luận
Thứ nhất, để thực hiện chức năng QLNN về TMĐT trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế hiện nay, luận án đề xuất cần coi khái niệm về TMĐT theo nghĩa
rộng, với quan điểm này TMĐT được hiểu là việc tiến hành một khâu hoặc toàn bộ
quy trình của hoạt động thương mại bằng các phương tiện điện tử có kết nối với
mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.
Thứ hai, luận án đã nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số đánh giá hoạt động QLNN
về TMĐT trên cơ sở vận dụng mô hình Outcome và phương pháp luận về đánh giá
chính sách của Ngân hàng thế giới. Các chỉ số này được sử dụng để đánh giá một
cách toàn diện các nội dung QLNN về TMĐT theo các tiêu chí: hiệu lực, hiệu quả,
phù hợp và bền vững.
4.2.Về mặt thực tiễn
Luận án phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về TMĐT ở Việt Nam trong
giai đoạn 2006-2012; đánh giá và phân tích những nguyên nhân dẫn đến thành công
và hạn chế trong QLNN về TMĐT. Để hoàn thiện QLNN về TMĐT, luận án đề xuất
một số giải pháp chủ yếu sau:
(i) Xây dựng chiến lược phát triển TMĐT quốc gia nhằm tạo ra các định hướng
lâu dài cho phát triển TMĐT ở Việt Nam.
(ii) Hoàn thiện các chính sách TMĐT như: chính sách thương nhân; chính sách
thuế trong TMĐT; chính sách bảo vệ người tiêu dùng; chính sách tạo nguồn nhân
lực.
(iii) Hoàn thiện pháp luật về TMĐT trong đó tập trung vào các nội dung: công
nhận TMĐT là một ngành trong hệ thống các ngành kinh tế quốc dân; quy định rõ về
trách nhiệm, quyền hạn của các bên tham gia TMĐT đối với các hình thức TMĐT
mới nảy sinh; hoàn thiện các quy định về TMĐT xuyên biên giới; công nhận giá trị
pháp lý của chứng cứ điện tử; hoàn thiện các quy định về giải quyết tranh chấp trong
TMĐT.
(iv) Tăng cường hoạt động đào tạo về TMĐT, công nhận chuyên ngành TMĐT
là một chuyên ngành chính thức trong hệ thống giáo dục quốc gia.
(v) Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra về TMĐT, thành lập thanh tra
chuyên ngành về TMĐT.
-4-
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án
được trình bày trong 4 chương:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2. Cơ sở lý luận và bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về
thương mại điện tử.
Chương 3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về thương mại điện tử ở Việt
Nam.
Chương 4. Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý nhà nước về thương
mại điện tử ở Việt Nam.
-5-
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu
1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Từ khi xuất hiện vào đầu những năm 90 của thế kỉ 20, TMĐT nói chung và
QLNN về TMĐT nói riêng đã được nhiều các tổ chức và các học giả trên thế giới đề
cập đến và nghiên cứu. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận án chỉ tập trung
vào nghiên cứu một số công trình tiêu biểu sau:
Năm 2001, trong cuốn: "Những chiến lược cho sự thành công của TMĐT" của
Giáo sư Bijan Fazlollahi trường đại học Georgia State University, USA do nhà xuất
bản IRM Press phát hành [18] đã đề cập tới một số nội dung tương đối cụ thể để ứng
dụng thành công TMĐT trong mỗi DN và quản lý các hoạt động TMĐT của các cơ
quan có thẩm quyền.
Các nội dung này bao gồm: [18, Trg 32]
Tính riêng tư trong không gian ảo khi thực hiện các hoạt