Việc các chính phủ sử dụng nợ công đã có lịch sử dài hơn 300 năm. Ngày nay
trong 227 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, có 192 nước và vùng lãnh thổ (chiếm
85%) công bố số liệu nợ công của mình, với tỉ lệ Tổng nợ công/GDP từ 1% đến 304%.
Vay nợ công nhiều thì có thêm nhiều nguồn lực phát triển kinh tế xã hội, song đồng thời
nghĩa vụ trả nợ lại gia tăng, kéo theo nguy cơ vỡ nợ, khủng hoảng nợ công. Hiện nay lý
luận về sử dụng và quản lý nợ công vẫn còn nhiều hạn chế. Đã nhiều thập kỷ nay, diễn
ra tranh luận về tác dụng của Tổng nợ công đến tăng trưởng kinh tế, khi các nghiên cứu
kinh tế lượng của các tác giả khác nhau dẫn đến các nhận định trái ngược nhau: tác dụng
tích cực, tác dụng tiêu cực, không có tác dụng, tác dụng vừa tích cực, vừa tiêu cực. Các
tổ chức và các nhà nghiên cứu đưa ra khuyến cáo khác nhau về mức Tổng nợ công tối
ưu mà một nước không nên vượt quá, là 45%, 60%, 64%, 77% và 90% GDP, nếu không
sẽ gây bất lợi cho tăng trưởng kinh tế. Việt Nam quy định trần nợ công là 65% GDP
(2016 – 2020) và 60% GDP (2021 – 2030). Trong khi đó 41 nền kinh tế như Mỹ, Nhật,
Anh, Pháp, Ý, Ấn Độ, Canada có Tổng nợ công từ gần 90% đến 304% GDP, hiện
đang đóng góp hơn 50% GDP và chiếm gần 1/3 dân số của thế giới vẫn an toàn tài chính
quốc gia và phát triển. Luật Quản lý nợ công 2017 của Việt Nam đã quy định: Sử dụng
nợ công chủ yếu cho đầu tư phát triển và trả nợ gốc, không cho chi thường xuyên. Vì
vậy quan tâm hàng đầu của chính phủ là câu hỏi cốt lõi: “Sử dụng nợ công thế nào để
Tổng sản phẩm nội địa và Thu ngân sách cao hơn so với khi không sử dụng nợ công và
đảm bảo an toàn tài chính quốc gia?”. Tuy nhiên cho đến nay các lý thuyết về quản lý
nợ công không cung cấp một công thức, mô hình nào cho phép xác lập quan hệ nhân
quả, định lượng giữa nợ công (với 6 tham số: bội chi, tổng nợ công, lãi suất phát hành
trái phiếu để có nguồn bội chi, lãi suất của tổng nợ công, nghĩa vụ trả nợ gốc đến hạn và
phương pháp trả nợ gốc) và GDP, Thu ngân sách cũng như an toàn tài chính quốc gia,
chưa trả lời được câu hỏi cốt lõi nói trên.
Vì vậy luận án đặt mục tiêu nghiên cứu tổng quát là thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, tăng Thu ngân sách và đảm bảo an toàn tài chính quốc gia khi sử dụng nợ công ở
Việt Nam giai đoạn 2022 – 2030 trên cơ sở hoàn thiện lý luận về quản lý nợ công và
tham khảo kinh nghiệm một số nước có lịch sử sử dụng nợ công lâu đời.
333 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Lượt xem: 821 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nợ công ở một số nước và bài học với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THIỆN ĐỨC
QUẢN LÝ NỢ CÔNG Ở MỘT SỐ NƯỚC
VÀ BÀI HỌC VỚI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 2 NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THIỆN ĐỨC
Mã SV: 010121160030
QUẢN LÝ NỢ CÔNG Ở MỘT SỐ NƯỚC
VÀ BÀI HỌC VỚI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Tài chính – ngân hàng
Mã số: 9 34 02 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÝ HOÀNG ÁNH
PGS. TS. TRẦN HOÀNG NGÂN
TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 2 NĂM 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Luận án này chưa từng được trình nộp để lấy học vị Tiến sĩ tại bất cứ một cơ sở
đào tạo nào. Luận án này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu
là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây của các tác giả
khác hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn
đầy đủ trong luận án.
NGUYỄN THIỆN ĐỨC
ii
LỜI CÁM ƠN
Nếu không có gia đình, có lẽ luận án này sẽ không bao giờ thực hiện được. Con
xin dành tất cả sự biết ơn đến Ba Má. Không có sự động viên, hướng dẫn, ủng hộ của
Ba Má thì con đã không đủ nghị lực thực hiện đề tài này. Cảm ơn anh Hai đã luôn bên
em và chia sẻ. Bên cạnh đó, con xin gửi lời biết ơn trân trọng đến Bà ngoại, Vợ và gia
đình bên ngoại đã giúp con chăm sóc cháu để con có thời gian làm luận án.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. LÝ HOÀNG ÁNH – người trực
tiếp hướng dẫn khoa học đã luôn dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn em trong
suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học. Em chân
thành cám ơn PGS.TS. TRẦN HOÀNG NGÂN – người hướng dẫn thứ 2 đã luôn động
viên, quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ em trong thời gian thực hiện luận án.
Em xin trân trọng cám ơn Thầy hiệu trưởng và Ban giám hiệu Trường Đại Học
Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh, Khoa sau đại học cùng toàn thể các thầy cô giáo công tác
trong trường đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ em trong quá trình
học tập và nghiên cứu.
iii
TÓM TẮT
Việc các chính phủ sử dụng nợ công đã có lịch sử dài hơn 300 năm. Ngày nay
trong 227 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, có 192 nước và vùng lãnh thổ (chiếm
85%) công bố số liệu nợ công của mình, với tỉ lệ Tổng nợ công/GDP từ 1% đến 304%.
Vay nợ công nhiều thì có thêm nhiều nguồn lực phát triển kinh tế xã hội, song đồng thời
nghĩa vụ trả nợ lại gia tăng, kéo theo nguy cơ vỡ nợ, khủng hoảng nợ công. Hiện nay lý
luận về sử dụng và quản lý nợ công vẫn còn nhiều hạn chế. Đã nhiều thập kỷ nay, diễn
ra tranh luận về tác dụng của Tổng nợ công đến tăng trưởng kinh tế, khi các nghiên cứu
kinh tế lượng của các tác giả khác nhau dẫn đến các nhận định trái ngược nhau: tác dụng
tích cực, tác dụng tiêu cực, không có tác dụng, tác dụng vừa tích cực, vừa tiêu cực. Các
tổ chức và các nhà nghiên cứu đưa ra khuyến cáo khác nhau về mức Tổng nợ công tối
ưu mà một nước không nên vượt quá, là 45%, 60%, 64%, 77% và 90% GDP, nếu không
sẽ gây bất lợi cho tăng trưởng kinh tế. Việt Nam quy định trần nợ công là 65% GDP
(2016 – 2020) và 60% GDP (2021 – 2030). Trong khi đó 41 nền kinh tế như Mỹ, Nhật,
Anh, Pháp, Ý, Ấn Độ, Canada có Tổng nợ công từ gần 90% đến 304% GDP, hiện
đang đóng góp hơn 50% GDP và chiếm gần 1/3 dân số của thế giới vẫn an toàn tài chính
quốc gia và phát triển. Luật Quản lý nợ công 2017 của Việt Nam đã quy định: Sử dụng
nợ công chủ yếu cho đầu tư phát triển và trả nợ gốc, không cho chi thường xuyên. Vì
vậy quan tâm hàng đầu của chính phủ là câu hỏi cốt lõi: “Sử dụng nợ công thế nào để
Tổng sản phẩm nội địa và Thu ngân sách cao hơn so với khi không sử dụng nợ công và
đảm bảo an toàn tài chính quốc gia?”. Tuy nhiên cho đến nay các lý thuyết về quản lý
nợ công không cung cấp một công thức, mô hình nào cho phép xác lập quan hệ nhân
quả, định lượng giữa nợ công (với 6 tham số: bội chi, tổng nợ công, lãi suất phát hành
trái phiếu để có nguồn bội chi, lãi suất của tổng nợ công, nghĩa vụ trả nợ gốc đến hạn và
phương pháp trả nợ gốc) và GDP, Thu ngân sách cũng như an toàn tài chính quốc gia,
chưa trả lời được câu hỏi cốt lõi nói trên.
Vì vậy luận án đặt mục tiêu nghiên cứu tổng quát là thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, tăng Thu ngân sách và đảm bảo an toàn tài chính quốc gia khi sử dụng nợ công ở
Việt Nam giai đoạn 2022 – 2030 trên cơ sở hoàn thiện lý luận về quản lý nợ công và
tham khảo kinh nghiệm một số nước có lịch sử sử dụng nợ công lâu đời.
Sau Chương 1, “Tổng quan lý thuyết về quản lý nợ công”, trong Chương 2,
“Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế, Thu ngân sách và an toàn tài chính quốc
gia”, tác giả đã xây dựng Mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào cân bằng ngân sách và
iv
dựa vào nợ công. Mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào nợ công gồm 4 cấu phần, trong
đó có Hàm Tổng sản phẩm nội địa GDP và Hàm Thu ngân sách có sử dụng nợ công,
khái niệm nợ công bền vững và điều kiện nợ công bền vững. Đây là các kết quả mới lần
đầu tiên được công bố. Mô hình này cho phép đánh giá và mô phỏng định lượng tác
dụng của việc sử dụng nợ công đối với Tăng trưởng kinh tế, tăng Thu ngân sách, so sánh
với trường hợp không sử dụng nợ công và xác định các điều kiện an toàn tài chính quốc
gia. Để đi tới các kết quả này, tác giả đã phát triển 14 khái niệm và công cụ mới như:
Trần huy động vốn của chính phủ, đường Nghĩa vụ trả nợ gốc, Hàm Tổng sản phẩm nội
địa GDP và Hàm Thu ngân sách có sử dụng nợ công, Trần bội chi, Sàn bội chi, Tam
giác bội chi khả thi, bền vững, Tổng nợ công tới hạn, Quy trình 5 bước điều hành bội
chi, vay và trả nợ... Đây là những kết quả mới, đóng góp có tính đột phá vào lý luận về
quản lý nợ công.
Trong Chương 3, trên cơ sở áp dụng Mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào nợ
công, vay nợ mới trả nợ gốc cũ (Mỹ) và Mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào nợ công,
trả nợ gốc linh hoạt (Nhật Bản) tác giả đã phân tích quản lý nợ công ở Mỹ, Nhật Bản,
lý giải vì sao nợ công 122% GDP của Mỹ và 257% GDP của Nhật Bản là rất cao, song
vẫn an toàn và đã rút ra 6 bài học cho quản lý nợ công ở Việt Nam, từ hơn 20 năm quản
lý nợ công của 2 nước, 2000 – 2021.
Trong Chương 4, tác giả đã phân tích việc sử dụng nợ công để phòng chống đại
dịch Covid – 19 và phục hồi tăng trưởng kinh tế ở 88 nước (chiếm gần 94% GDP và
79% dân số của thế giới), từ đó đưa ra định nghĩa và xác định các Hệ số chi phí bình
quân để khắc phục suy giảm tăng trưởng kinh tế và Hệ số hiệu quả bình quân phục hồi
tăng trưởng kinh tế ở 40 nước phát triển và 48 nước thu nhập trung bình trên thế giới.
Đây là các kết quả chưa từng được công bố, có giá trị tham khảo tốt cho Việt Nam và
các nước khác trong việc sử dụng nợ công phòng chống dịch và khắc phục hậu quả thiên
tai, dịch bệnh quy mô lớn, gây hậu quả nghiệm trọng.
Chương 5 dành cho phân tích quản lý nợ công của Việt Nam. Việt Nam có lịch
sử sử dụng nợ công rất ngắn so với các nước: Luật Quản lý nợ công đầu tiên ra đời năm
2009, đến nay mới 13 năm. Việt Nam là một trong số ít nước tự đưa ra Trần nợ công
cho điều hành, quản lý nợ công ở mức 65% GDP, 2016 – 2020 và 60% GDP, 2021 –
2030. Luận án lần đầu tiên đã chỉ ra sự xung đột giữa yêu cầu nợ công phải đóng góp
vào tăng trưởng kinh tế và yêu cầu Tổng nợ công không được vượt quá trần nợ công
65% GDP.
v
Từ các nghiên cứu và 6 bài học về quản lý nợ công ở Mỹ và Nhật Bản, đánh giá
quản lý nợ công ở Việt Nam, cùng với các bài học về sử dụng nợ công để ứng phó đại
dịch Covid – 19 và phục hồi tăng trưởng kinh tế, trên cơ sở áp dụng Mô hình tăng trưởng
kinh tế dựa vào nợ công, vay nợ mới trả nợ gốc cũ tác giả đề xuất 4 nhóm giải pháp
đồng bộ, bao gồm 14 giải pháp cụ thể, trong đó có 3 kiến nghị sửa đổi Luật Quản lý nợ
công 2017, để nâng cao tăng trưởng kinh tế, tăng Thu ngân sách và đảm bảo an toàn tài
chính ở Việt Nam giai đoạn 2022 – 2030, cũng như góp phần quan trọng đảm bảo phát
triển bền vững của đất nước.
SUMMARY
The use of public debt by governments has a history of more than 300 years.
Today, out of 227 countries and territories in the world, 192 countries and territories
(accounting for 85%) have published their public debt data, with a ratio of total public
debt to GDP from 1% to 304%. The more public debt means the more resources for
socio-economic development, but at the same time, debt repayment obligations also
increase, leading to the risk of default and public debt crisis. Today the theory of public
debt use and management is still limited. For decades, there has been a debate about the
effect of total public debt on economic growth, when econometric studies of different
authors lead to conflicting statements: positive effect, negative effect, no effect, both
positive and negative effect. Institutions and researchers give different
recommendations to the optimal level of total public debt that a country should not
exceed: 45%, 60%, 64%, 77% and 90% GDP in order to avoid negative impact on
economic growth. Vietnam's public debt ceiling is set as 65% of GDP (2016 - 2020) and
60% of GDP (2021 - 2030). Meanwhile, 41 economies such as the US, Japan, UK,
France, Italy, India, Canada... have their total public debt ranging from nearly 90% to
304% of GDP, currently contribute more than 50% of GDP and account for nearly a
third of the world’s population. Their national finance is still safe and they continue to
develop as well. The Vietnam’s Law on Public Debt Management in 2017 stipulates:
Public debt is mainly used for development investment and to repay the due principal,
not for recurrent expenditure. Hence, the primary concern of the government is the core
question "How does public debt affect GDP and budget revenue compared to the case
where public debt is not used?". However, until now, the theories of public debt
management have not provided a formula or model that allows to establish the
quantitative and causal relationship between public debt (6 parameters: overspending,
vi
bond issuance interest rate for overspending, total public debt, payable interest on total
public debt, obligation to repay principal due, method of principal repayment) and GDP,
budget revenue as well as national financial safety and have not answered the core
question above.
Therefore, the thesis sets the general research objective as to promote economic
growth, increase budget revenue and ensure national financial safety when using public
debt in Vietnam in the period of 2022 – 2030 through completing the theory of public
debt management and referring to the experience of some countries with a long history
of using public debt.
After Chapter 1, “Overview of theory on public debt management”, in Chapter
2, “Impact of public debt on economic growth, budget revenue and national financial
safety”, the author has developed an economic growth model based on budget balance
and public debt. The causal model of economic growth based on public debt consists of
4 components, including the functions of GDP, budget revenue when using public debt,
the concept of sustainable debt and its condition. This model allows to evaluate and
simulate quantitatively the effects of using public debt on economic growth, increasing
budget revenue, comparing with the case of not using public debt and determining
conditions of national financial safety. A system of 14 new concepts and new tools has
been built: Government’s fund mobilization ceiling, obligation line of principal debt
repayment, GDP function and budget revenue function when using public debt,
overspending floor, overspending ceiling, feasible and sustainable Triangle of
overspending, the Critical total public debt, sustainable public debt, the 5-step procedure
of government overspending, borrowing and debt repayment...These are
groundbreaking contributions to the theory of public debt management.
In Chapter 3, based on applying the causal model of economic growth based on
public debt, new borrowing to repay the old principal (The US) and the causal model of
economic growth based on public debt, flexible principal repayment (Japan) the author
has analyzed public debt management in the US and Japan, explaining why public debt
122% GDP of the US and 257% GDP of Japan's are remarkably high, but still safe. From
the practice of public debt management in the specific socio-economic context of the
US and Japan, the thesis draws 6 lessons for Vietnam, from more than 20 years of public
debt management of the two countries, 2000 - 2021.
vii
In Chapter 4, the thesis has analyzed the use of public debt for prevention of the
Covid-19 pandemic and the recovery of economic growth in 88 countries in the world
(accounts for nearly 94% of the world's GDP and 79% of the world's population), and
then determined the average coefficient of public debt spending to overcome the decline
in economic growth and the average impact coefficient for economic growth recovery
of 40 developed countries and 48 middle income countries in the world. These are
never-before-published indicators, which have good reference values for the prevention
of epidemics or large-scale disaster and economic recovery in the future for Vietnam
and other countries.
Chapter 5 is devoted to the analysis of public debt management in Vietnam.
Vietnam has a very short history of using public debt compared to other countries: The
first Law on Public Debt Management was introduced in 2009, only 13 years so far.
Vietnam is one of the few countries that has set its own public debt ceiling for public
debt management and administration at 65% of GDP, 2016 – 2020 and 60% of GDP,
2021 – 2030. The thesis showed the first time the conflict between the requirement that
public debt must contribute to economic growth and the requirement that the total public
debt cannot exceed the ceiling of 65% of GDP.
From studies and 6 lessons learnt from public debt management in the US and
Japan, assessment of public debt management in Vietnam, along with lessons on using
public debt to respond to the Covid-19 pandemic and restore economic growth,
application of the causal model of economic growth based on public debt, new
borrowing to repay the old principal the thesis recommends 4 groups of synchronous
solutions, including 14 specific solutions in which there are 3 proposals to amend the
Law on Public Debt Management in 2017 to enhance economic growth, increase budget
revenue and ensure financial safety in Vietnam in the period of 2022 – 2030 as well as
to make an important contribution to ensure the sustainable development of the country.
viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT:
Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt
BC Bội chi
BCVS Bội chi vượt sàn
BCVSCNSKĐT Bội chi vượt sàn chi ngân sách không đầu tư
BCVSĐTNS Bội chi vượt sàn đầu tư ngân sách
BTS Bán tài sản
CNS Chi ngân sách
CNSKĐT Chi ngân sách không đầu tư
CTX Chi thường xuyên
CNTT Công nghệ thông tin
ĐTDN Đầu tư doanh nghiệp
ĐTFDI Đầu tư nước ngoài
ĐTNNS Đầu tư ngoài ngân sách
ĐTNNSVS Đầu tư ngoài ngân sách vượt sàn
ĐTNS Đầu tư ngân sách
ĐTXH Tổng đầu tư xã hội
GTGDP Gia tăng GDP
GTTNS Gia tăng Thu ngân sách
KHCN Khoa học công nghệ
KNC Không nợ công
KTXH Kinh tế - xã hội
ls Lãi suất
mi Hệ số mi theo phương trình (2.15)
NC Nợ công
TTKTDVCBNS Tăng trưởng kinh tế dựa vào cân bằng ngân sách
TTKTDVNC,VNMTNC
Tăng trưởng kinh tế dựa vào nợ công, vay nợ mới trả nợ
gốc cũ
TTKTDVNC, TNGLH Tăng trưởng kinh tế dựa vào nợ công, trả nợ gốc linh hoạt
ix
Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt
QĐBC Quỹ đạo bội chi
QTKNS Quỹ tiết kiệm ngân sách
qi Hệ số qi theo phương trình (2.16)
SBC Sàn bội chi
sbc Hệ số Sàn bội chi
TBC Trần bội chi
THĐV Trần huy động vốn
TKTNS Tiết kiệm Thu ngân sách
TNC Tổng nợ công
TNCTH Tổng nợ công tới hạn
TNG Trả nợ gốc
TNGTKNS Trả nợ gốc từ tiết kiệm ngân sách
TNL Trả nợ lãi
TNS Thu ngân sách
tns Tỉ lệ Thu ngân sách
TSC Tài sản công
TT Tăng trưởng
TTKT Tăng trưởng kinh tế
VCHĐ Vốn cần huy động
VNM Vay nợ mới
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH:
Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt
∆GDP Delta Gross Domestic Product Thay đổi GDP
ACFTA ASEAN - China Free Trade Area Khu vực thương mại tự do
ASEAN - Trung Quốc
AIFTA,
AANZFTA
ASEAN–India Free Trade Area
ASEAN-Australia-New Zealand Free
Trade Area
Hiệp định thương mại tự do
ASEAN – Ấn Độ
Hiệp định thương mại tự do toàn
diện ASEAN – Úc và New Zeland
x
Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt
AJCEP ASEAN-Japan Comprehensive
Economic Partnership Agreement
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn
diện ASEAN – Nhật Bản
CPTPP,
AHKFTA
Comprehensive and Progressive
Agreement for Trans-Pacific
Partnership
ASEAN-Hong Kong Free Trade
Agreement
Hiệp định Đối tác Toàn diện và
Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
Hiệp định thương mại tự do
ASEAN – Hong Kong
EVFTA
EU-Vietnam Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do Liên
minh châu Âu – Việt Nam
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư nước ngoài
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa
ICOR Incremental Capital Output Ratio Hệ số hiệu quả sử dụng vốn đầu
tư
VCFTA
Vietnam – Chile Free Trade
Agreement
Hiệp định thương mại tự do Việt
Nam – Chile
VKFTA
Vietnam – Korea Free Trade
Agreement
Hiệp định thương mại tự do Việt
Nam – Hàn Quốc
VJEPA
Vietnam – Japan Economic
Partnership Agreement
Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt
Nam và Nhật Bản
VN-EAEU
FTA
Vietnam and the Eurasian Economic
Union Free Trade Agreement
Hiệp định Thương mại Tự do VN
– Liên minh Kinh tế Á Âu
VN-US
BTA
The Vietnam - US Bilateral Trade
Agreement
Hiệp định thương mại tư do song
phương Việt Nam – Hoa Kì
xi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... I
TÓM TẮT ............................................................................................................. III
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU .......................................... VIII
MỤC LỤC ............................................................................................................ XI
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... XV
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ XVI
DANH MỤC PHỤ LỤC ..................................................................................... XIX
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết của đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 6
3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 7
4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 7
4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 8
5.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp .................................................................. 8
5.2. Phương pháp đồ thị ............................................................................................ 8
5.3. Phương pháp duy vật biện chứng ....