Luận án Quản lý tài nguyên đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định sử dụng thông tin về giá trị kinh tế của đất ngập nước

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN 1.1. Nhu cầu sử dụng thông tin về giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước tại Việt Nam Việt Nam có một hệ thống tài nguyên đất ngập nước (ĐNN) rất phong phú với diện tích hơn 10 triệu hecta phân bố rộng khắp cả nước, gồm nhiều loại hình đa dạng như đầm phá, đầm lầy, bãi bồi cửa sông, rừng ngập mặn ven biển, ao hồ tự nhiên và nhân tạo. ĐNN là một tài nguyên quan trọng cung cấp rất nhiều giá trị trực tiếp và gián tiếp cho cộng đồng xã hội như thủy sản, dược liệu, phòng chống thiên tai, bảo vệ bờ biển, hấp thụ CO2, bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học cũng như các giá trị văn hoá, lịch sử và xã hội khác [15] [20] [33]. Mặc dù có vai trò quan trọng với hệ thống kinh tế, xã hội và môi trường nhưng các hệ sinh thái ĐNN tại Việt Nam đang bị suy giảm nghiêm trọng. Về số lượng, trong thập kỷ qua, ước tính có khoảng 180 ngàn ha rừng ngập mặn ven biển đã bị mất, thay vào đó là các đầm nuôi trồng thủy sản, các công trình phục vụ du lịch, giao thông, thương mại. Ngoài ra, ĐNN cũng chịu sự thay đổi mạnh mẽ về chất lượng do một số nguyên nhân. Trước hết là ô nhiễm công nghiệp: các chất thải từ sản xuất công nghiệp, tàu thuyền gây ảnh hưởng mạnh và nghiêm trọng tới chất lượng các sông hồ, kênh rạch chứa nước. Ô nhiễm do sử dụng hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp cũng là một mối đe dọa lớn đối với chất lượng môi trường ĐNN. Vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng có mức độ sử dụng chất bảo vệ thực vật rất lớn với nồng độ trong mùa mưa đều quá giới hạn cho phép khoảng 20-30 lần. Trong giai đoạn 1995-2005 cũng có 50 tai nạn dầu tràn làm tràn khoảng 90 ngàn tấn dầu ra biển, gây thiệt hại lớn cho các hệ sinh thái ĐNN ven biển [9] [45] [92]. Theo Cục BVMT (2006), nguyên nhân của sự suy giảm tài nguyên ĐNN ở Việt Nam bên cạnh những yếu tố khách quan như biến đổi khí hậu, sự cố tràn dầu, áp lực tăng trưởng kinh tế, đô thị hoá, còn có sự yếu kém trong hệ thống quản lý tài nguyên. Cụ thể là hệ thống pháp lý thiếu đồng bộ, chồng chéo trong phân định chức năng của các cơ quan quản lý, hệ thống quyền tài sản chưa được phân định rõ ràng, nguồn tài chính cho bảo tồn kém bền vững, thiếu cơ sở dữ liệu, tư liệu khoa học phục vụ quản lý [13] [72]. Kinh nghiệm thế giới cho thấy thông tin về giá trị kinh tế của ĐNN là một yếu tố đầu vào quan trọng cho việc quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên này. Một mặt, các thông tin về giá trị kinh tế giúp các nhà quản lý lựa chọn được các phương án sử dụng ĐNN có hiệu quả, góp phần xây dựng các qui hoạch, kế hoạch phát triển. Mặt khác, thông tin về giá trị kinh tế cũng là một đầu vào quan trọng góp phần hoàn thiện hệ thống pháp lý và các cơ chế quản lý ĐNN, lý giải cho sự phân bổ nguồn lực cho bảo tồn ĐNN, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý, là cơ sở để giải quyết tranh chấp khiếu nại cũng như là một thành tố cơ bản trong các chương trình giáo dục, truyền thông ĐNN [55] [75]. Mặc dù có vai trò và ý nghĩa quan trọng nhưng tại Việt Nam các thông tin về giá trị kinh tế của ĐNN còn rất thiếu, rời rạc và kém đồng bộ. Mặc dù đã tham gia Công ước Ramsar từ năm 1989 và hiện đã có 68 vùng ĐNN trên cả nước được công nhận là có giá trị sinh thái cao nhưng những quyết định quản lý, sử dụng ĐNN tại Việt Nam vẫn chủ yếu mang tính hành chính, kỹ thuật trong khi các khía cạnh kinh tế chưa được nhìn nhận và xem xét đúng mức [72]. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là chúng ta chưa có các dữ liệu về giá trị kinh tế của ĐNN. Các quyết định sử dụng ĐNN thường đứng trên quan điểm cá nhân và chỉ tính đến những lợi ích trực tiếp mà ĐNN mang lại cho cá nhân trong khi các lợi ích tổng thể mà ĐNN cung cấp cho xã hội thường bị bỏ qua hoặc đánh giá thấp. Từ đó các quyết định phân bổ ĐNN thường không hiệu quả, không mang lại lợi ích lớn nhất cho cộng đồng và xã hội [13] [92]. Nhận thức được tầm quan trọng của ĐNN, trong những năm qua, Nhà nước đã tiến hành rất nhiều các chương trình tổng thể và các hoạt động cụ thể với mục đích quản lý hiệu quả, bền vững tài nguyên này. Năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2003/NĐ-CP về “Bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN”. “Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ĐNN giai đoạn 2004-2010” của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) năm 2004 tiếp tục cụ thể hoá những đường hướng chỉ đạo về quản lý ĐNN của Nghị định 109. Các văn bản trên đều nhấn mạnh một trong những hoạt động trọng tâm trong công tác quản lý tài nguyên ĐNN là tăng cường nghiên cứu khoa học về ĐNN và gắn kết các kết quả nghiên cứu với các đề xuất quản lý thực tiễn, trong đó nghiên cứu về giá trị kinh tế của ĐNN là một hướng quan trọng [2] [3] [9]. 1.2. Nhu cầu ứng dụng các phương pháp đánh giá giá trị kinh tế của đất ngập nước tại Việt Nam Đánh giá giá trị kinh tế tài nguyên nói chung và giá trị của ĐNN nói riêng là một chủ đề mang tính chất khoa học - ứng dụng ngày càng trở nên phổ biến trong những năm gần đây trên thế giới bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển do nhu cầu khách quan và sự cần thiết của thông tin phục vụ quản lý. Cùng với nhu cầu khách quan đó, cơ sở lý thuyết và các phương pháp và mô hình lượng giá ngày càng đa dạng và hoàn thiện mặc dù cũng trở nên phức tạp hơn nhằm đưa lại các kết quả chính xác, tin cậy cho các hoạt động quản lý, sử dụng tài nguyên. Nhìn chung trên thế giới hiện nay, xu hướng chung là có ba cách tiếp cận đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN:  Đánh giá phân tích tác động (Impact Analysis Valuation): được sử dụng để đánh giá thiệt hại của ĐNN khi có chịu các tác động hay sốc (shock) bên ngoài như sự cố tràn dầu, ô nhiễm công nghiệp, thiên tai.  Đánh giá từng phần (Partial Valuation): được sử dụng để đánh giá giá trị kinh tế của hai hay nhiều phương án sử dụng ĐN khác nhau (ví dụ: nuôi tôm, phát triển du lịch hoặc bảo tồn).  Đánh giá tổng thể (Total Economic Valuation): được sử dụng để đánh giá phần đóng góp tổng thể của tài nguyên ĐNN cho hệ thống phúc lợi xã hội. Trong ba hướng tiếp cận đánh giá trên, đánh giá tổng thể có vai trò quan trọng vì nó cung cấp thông tin nền cho các hoạt động quản lý đồng thời là dữ liệu đầu vào cho đánh giá phân tích tác động và đánh giá từng phần [55]. Tại Việt Nam, việc đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên và tác động môi trường bắt đầu vào giữa những năm 1990 cùng với sự ra đời của Luật Bảo vệ Môi trường 1993 trong đó đòi hỏi việc xác định thiệt hại do ô nhiễm suy thoái môi trường gây ra [8]. Gần đây, việc đánh giá thiệt hại về tài nguyên và môi trường càng trở nên cấp bách cùng với áp lực phát triển kinh tế. Vì thế, đã có nhiều các nghiên cứu trong lĩnh vực này xuất hiện ở Việt Nam. Các trường hợp và các phương pháp đánh giá cũng ngày càng đa dạng. Nghiên cứu của Nguyễn Thế Chinh và Đinh Đức Trường trong trường hợp “Đánh giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm tại khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên” (2002) là một trong những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam có sử dụng phương pháp đánh giá thị trường (market price) trong phân tích tác động. Trong đó các tác giả đã sử dụng kỹ thuật giá thị trường để đánh giá sự tổn hại về năng suất nông nghiệp và sức khoẻ do ô nhiễm của Nhà máy gang thép Thái Nguyên gây ra cho người dân ở một số xã xung quanh thông qua việc so sánh năng suất và lượng người mắc bệnh ở các vùng ô nhiễm và vùng đối chứng để xác định chênh lệch bản chất giữa mức độ năng suất/ sức khoẻ thông thường và năng suất/sức khoẻ khi ô nhiễm [5]. Tác giả Mai Trọng Nhuận và các cộng sự cũng sử dụng phương pháp giá thị trường để đánh giá giá trị kinh tế của một số điểm trình diễn ĐNN tại Việt Nam năm 2000, trong đó ước tính sơ bộ các giá trị sử dụng trực tiếp của một số khu vực ĐNN tiêu biểu tại Việt Nam [28]. Cũng sử dụng phương pháp này, tác giả Đỗ Nam Thắng (2005) đã tính toán giá trị sử dụng trực tiếp của tài nguyên ĐNN vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời tiếp tục hoàn thiện việc áp dụng phương pháp giá thị trường tại Việt Nam thông qua điều chỉnh một số nhân tố sai lệch để đưa ra kết quả khá tin cậy về những khối giá trị trực tiếp của ĐNN tại địa bàn nghiên cứu [39]. Tác giả Lê Thu Hoa và các cộng sự (2006) cũng sử dụng kỹ thuật giá thị trường để tính toán giá trị nuôi tôm tại khu ĐNN của VQG Xuân Thủy, Nam Định [18]. Có thể nói, phương pháp giá thị trường là phương pháp đánh giá giá trị môi trường được sử dụng phổ biến và hoàn thiện nhất ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, trong những năm trở lại đây, để đánh giá những phần giá trị khác trong tổng giá trị kinh tế của tài nguyên (tài sản môi trường), các nhà nghiên cứu của Việt Nam cũng đã bước đầu nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm các phương pháp phức tạp hơn, phổ biến là phương pháp Chi phí du lịch (Travel Cost Method - TCM) và Đánh giá ngẫu nhiên (Contigent Valuation Method - CVM). Các phương pháp này dựa trên các thị trường sẵn có hoặc xây dựng các thị trường giả định để đánh giá phúc lợi (welfare) của người sử dụng tài nguyên khi tham gia thị trường, từ đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách. Mở đầu bằng nghiên cứu của Nguyễn Đức Thanh và Lê Thị Hải (1999) về giá trị du lịch của Vườn quốc gia (VQG) Cúc Phương thông qua việc sử dụng phương pháp TCM [35], phương pháp này tiếp tục được nhân rộng để định giá giá trị giải trí của các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) khác trong cả nước như KBTTN Hòn Mun [27], VQG Ba Bể [21], VQG Bạch Mã [7]. Ngoài phương pháp TCM, phương pháp CVM cũng được áp dụng phổ biến để xác định giá trị phi sử dụng của tài nguyên cũng như lợi ích của việc tiến hành các chương trình bảo tồn, cải thiện chất lượng môi trường. Phương pháp này cũng được sử dụng trong các nghiên cứu của tác giả Bùi Dũng Thể (2005) để xác định mức chi trả của người dân để bảo tồn rừng đầu nguồn tại Huế và tác giả Đinh Đức Trường (2008) để xác định sự suy giảm giá trị của hệ sinh thái san hô do sự cố dầu tràn tại Quảng Nam [38][43]. Gần đây, một phương pháp đánh giá mới dựa trên thị trường giả định và lựa chọn hành vi (Choice modelling) cũng đã được thực hiện trong nghiên cứu của Đỗ Nam Thắng (2008) để xác định giá trị của bảo tồn ĐNN ở VQG Tràm Chim [89]. Phương pháp này đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhà nghiên cứu kinh tế và các nhà sinh thái học để xây dựng các kịch bản bảo tồn phù hợp, từ đó tính ra lợi ích của từng kịch bản. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho đến nay về giá trị kinh tế của ĐNN tại Việt Nam có một số các hạn chế sau:  Thứ nhất, các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào một nhóm giá trị cụ thể của ĐNN, phổ biến là giá trị sử dụng trực tiếp trong khi các nhóm giá trị sử dụng gián tiếp và phi sử dụng chưa được nghiên cứu kỹ càng. Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam sử dụng cách tiếp cận đánh giá tổng thể giá trị của ĐNN.  Thứ hai, các kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ tính toán sơ bộ, chưa có sự thảo luận và liên hệ chặt chẽ với các biện pháp quản lý ĐNN cụ thể. Nói cách khác, việc đề xuất các ứng dụng quản lý trên cơ sở kết quả nghiên cứu về giá trị kinh tế của ĐNN còn rất hạn chế.  Thứ ba, cho đến nay các phương pháp đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN ở Việt Nam mới chỉ tập trung vào những nhóm truyền thống như giá thị trường, chi phí du lịch. Các phương pháp tiên tiến được sử dụng trên thế giới như hàm sản xuất, đánh giá ngẫu nhiên, mô hình lựa chọn chưa được sử dụng nhiều trong nước. Lý do là những phương pháp này thường đi kèm với những đòi hỏi chặt chẽ về tiếp cận mô hình lý thuyết kinh tế, qui trình thu thập thông tin chi tiết, kỹ thuật xử lý và phân tích dữ liệu phức tạp. Tuy nhiên, về ưu điểm, việc áp dụng các phương pháp hiện đại trên lại cho phép xác định các nhóm giá trị khó lượng hóa của ĐNN như giá trị sử dụng gián tiếp và phi sử dụng. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá giá trị kinh tế toàn phần và từng phần của tài nguyên ĐNN phục vụ cho việc quản lý ĐNN; áp dụng thử nghiệm cho vùng ĐNN tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định. 2.2. Mục tiêu cụ thể 1. Tổng quan và hệ thống hóa các vấn đề lý luận, cơ sở khoa học, phương pháp luận, các phương pháp và qui trình đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý ĐNN. 2. Áp dụng thử nghiệm một số phương pháp và qui trình đánh giá tiến tiến của thế giới để đánh giá giá trị kinh tế tổng thể và từng phần gồm giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị phi sử dụng của tài nguyên ĐNN tại vùng cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định 3. Đề xuất các biện pháp quản lý tài nguyên ĐNN tại vùng cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định dựa trên các kết quả đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Phạm vi không gian Nghiên cứu được thực hiện tại vùng ĐNN cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định, cụ thể là toàn bộ khu vực VQG Xuân Thủy (gồm cả vùng lõi và vùng đệm) nằm ở phía Tây Nam cửa Ba Lạt thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Vùng ĐNN tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định được lựa chọn là không gian nghiên cứu vì những lý do sau: Thứ nhất, đây là vùng ĐNN tiêu biểu, chứa đựng những giá trị sinh thái và đa dạng sinh học quan trọng bậc nhất tại Việt Nam, đồng thời có tầm quan trọng quốc tế. Xuân Thủy là khu Ramsar đầu tiên tại Việt Nam và được đánh giá là “trái tim” của Khu Dự trữ sinh quyển thế giới ĐNN châu thổ Sông Hồng do Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) chính thức công nhận ngày 02/12/2004 [44]. Thứ hai, ĐNN tại khu vực nghiên cứu hàm chứa rất nhiều giá trị kinh tế thuộc cả ba nhóm là giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị phi sử dụng. Do vậy, đây là địa bàn hội tụ những điều kiện cần thiết để có thể ứng dụng cơ sở khoa học và các phương pháp đánh giá nhằm xác định được giá trị kinh tế tổng thể của tài nguyên ĐNN. Từ đó, có thể đưa ra các kiến nghị về khả năng ứng dụng các phương pháp và qui trình đánh giá giá trị kinh tế cho các khu ĐNN khác. Thứ ba, với các giá trị kinh tế cao cũng như các giá trị về sinh thái quan trọng được cung cấp bởi tài nguyên ĐNN, VQG Xuân Thủy là nơi mà sự xung đột giữa các hoạt động phát triển và bảo tồn thể hiện rõ ràng nhất, vì vậy rất cần một sự tiếp cận quản lý sử dụng tài nguyên mang tính đồng bộ, hệ thống, trong đó có các thông tin về giá trị kinh tế của ĐNN. Thứ tư, là một khu vực có giá trị sinh thái cao nên Xuân Thủy thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, các tổ chức quốc tế và các nhà quản lý ở trung ương và địa phương. Vì vậy, tại Xuân Thủy, đã có một số thông tin nền, dữ liệu thứ cấp nằm trong các nghiên cứu, tư liệu, báo cáo đã có. Bên cạnh những thông tin sơ cấp được thu thập tại hiện trường, các thông tin thứ cấp cũng rất quan trọng và là yếu tố đầu vào phục vụ cho công tác đánh giá giá trị kinh tế tại khu vực. 3.2. Phạm vi thời gian Mặc dù nghiên cứu hiện trường tại vùng cửa sông Ba Lạt được thực hiện chủ yếu trong năm 2007 và 2008 nhưng luận án có sử dụng hệ thống tư liệu nghiên cứu, tham khảo được ấn bản trong rất nhiều năm, trong đó các báo cáo thứ cấp tại hiện trường nghiên cứu có thời gian từ năm 2002 đến năm 2008. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận án đã sử dụng những phương pháp cơ bản sau trong quá trình thực hiện. Ngoài ra quá trình và các phương pháp nghiên cứu cụ thể (methodologies) sẽ được trình bày chi tiết trong Chương 2 khi đánh giá từng loại giá trị cụ thể của ĐNN. Phương pháp kế thừa: luận án sử dụng kế thừa các tài liệu, tư liệu, kết quả của các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế để khái quát và hệ thống hóa cơ sở lý luận của đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý ĐNN; cung cấp thông tin nền phục vụ triển khai nghiên cứu thực nghiệm; ứng dụng các kết quả nghiên cứu để đề xuất các giải pháp quản lý ĐNN tại vùng cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định. Phương pháp chuyên gia: được sử dụng để đánh giá ưu nhược điểm của một số phương pháp, qui trình đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN đã áp dụng tại Việt Nam; nhận diện, mô tả và và lý giải lựa chọn các giá trị kinh tế quan trọng của ĐNN tại vùng cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định; xây dựng và hoàn thiện các bảng hỏi thu thập thông tin; phân tích thực trạng và đề xuất các cơ chế, giải pháp quản lý ĐNN tại hiện trường nghiên cứu và tại Việt Nam. Các chuyên gia bao gồm các nhà khoa học nghiên cứu về ĐNN, rừng ngập mặn, kinh tế môi trường, chính sách môi trường cũng như các nhà quản lý ở cấp trung ương và địa phương. Phương pháp mô hình toán kinh tế: các mô hình toán kinh tế được sử dụng trong luận án để đánh giá các khối giá trị kinh tế của ĐNN bao gồm hàm sản xuất hộ gia đình, hàm chi phí du lịch, hàm cực đại xác xuất lựa chọn chi trả, mô hình lợi ích ngẫu nhiên có tham số và phi tham số. Các mô hình này được kế thừa và phát triển trên cơ sở lý các lý thuyết kinh tế, được tham vấn ý kiến chuyên gia để lựa chọn các biến số phù hợp, được chạy và thử nghiệm để điều chỉnh các trục trặc và lỗi kỹ thuật phát sinh. Phương pháp điều tra xã hội học: được thực hiện chủ yếu tại hiện trường nghiên cứu với các đối tượng gồm các cơ sở nuôi trồng thủy sản, người dân, du khách tham quan, các nhà quản lý nhằm thu thập các dữ liệu đầu vào phục vụ cho việc đánh giá giá trị kinh tế và đề xuất các biện pháp quản lý ĐNN tại vùng cửa sông Ba Lạt tỉnh Nam Định. Phương pháp xử lý thống kê: các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS và Excel; thông tin trong các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cũng được xử lý riêng biệt phục vụ cho phần báo cáo kết quả, thảo luận và đề xuất biện pháp quản lý. Phương pháp phân tích, tổng hợp: sử dụng trong quá trình hoàn thiện luận án. Kết quả từ các mô hình xử lý dữ liệu sẽ được diễn giải, phân tích và thảo luận chi tiết. Các biện pháp và qui trình quản lý cũng sẽ được đề xuất dựa trên những kết quả phân tích và tổng hợp. 5. Ý NGHĨA VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN Về ý nghĩa lý luận, luận án hệ thống hóa cơ sở khoa học của việc đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên ĐNN gồm quan điểm tiếp cận, lý thuyết đánh giá, các phương pháp đánh giá và việc sử dụng thông tin giá trị kinh tế trong quản lý ĐNN. Ngoài ra, trên cơ sở ứng dụng thử nghiệm một hệ thống các phương pháp đánh giá tiên tiến của thế giới để xác định giá trị kinh tế của tài nguyên ĐNN tại vùng cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định, luận án cũng đưa ra các khuyến nghị về khả năng áp dụng một số phương pháp đánh giá cũng như qui trình đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN tại Việt Nam Về ý nghĩa thực tiễn, dựa trên các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về giá trị kinh tế tổng thể và từng phần của ĐNN tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định, luận án đưa ra các đề xuất ứng dụng thông tin về giá trị kinh tế phục vụ cho việc quản lý hiệu quả, bền vững tài nguyên ĐNN tại khu vực nghiên cứu. 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu thành ba chương chính gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận của đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước Chương 2: Đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định Chương 3: Quản lý tài nguyên đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định sử dụng thông tin về giá trị kinh tế của đất ngập nước

doc156 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3459 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý tài nguyên đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định sử dụng thông tin về giá trị kinh tế của đất ngập nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN 1.1. Nhu cầu sử dụng thông tin về giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước tại Việt Nam Việt Nam có một hệ thống tài nguyên đất ngập nước (ĐNN) rất phong phú với diện tích hơn 10 triệu hecta phân bố rộng khắp cả nước, gồm nhiều loại hình đa dạng như đầm phá, đầm lầy, bãi bồi cửa sông, rừng ngập mặn ven biển, ao hồ tự nhiên và nhân tạo. ĐNN là một tài nguyên quan trọng cung cấp rất nhiều giá trị trực tiếp và gián tiếp cho cộng đồng xã hội như thủy sản, dược liệu, phòng chống thiên tai, bảo vệ bờ biển, hấp thụ CO2, bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học cũng như các giá trị văn hoá, lịch sử và xã hội khác [15] [20] [33]. Mặc dù có vai trò quan trọng với hệ thống kinh tế, xã hội và môi trường nhưng các hệ sinh thái ĐNN tại Việt Nam đang bị suy giảm nghiêm trọng. Về số lượng, trong thập kỷ qua, ước tính có khoảng 180 ngàn ha rừng ngập mặn ven biển đã bị mất, thay vào đó là các đầm nuôi trồng thủy sản, các công trình phục vụ du lịch, giao thông, thương mại. Ngoài ra, ĐNN cũng chịu sự thay đổi mạnh mẽ về chất lượng do một số nguyên nhân. Trước hết là ô nhiễm công nghiệp: các chất thải từ sản xuất công nghiệp, tàu thuyền gây ảnh hưởng mạnh và nghiêm trọng tới chất lượng các sông hồ, kênh rạch chứa nước. Ô nhiễm do sử dụng hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp cũng là một mối đe dọa lớn đối với chất lượng môi trường ĐNN. Vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng có mức độ sử dụng chất bảo vệ thực vật rất lớn với nồng độ trong mùa mưa đều quá giới hạn cho phép khoảng 20-30 lần. Trong giai đoạn 1995-2005 cũng có 50 tai nạn dầu tràn làm tràn khoảng 90 ngàn tấn dầu ra biển, gây thiệt hại lớn cho các hệ sinh thái ĐNN ven biển [9] [45] [92]. Theo Cục BVMT (2006), nguyên nhân của sự suy giảm tài nguyên ĐNN ở Việt Nam bên cạnh những yếu tố khách quan như biến đổi khí hậu, sự cố tràn dầu, áp lực tăng trưởng kinh tế, đô thị hoá, còn có sự yếu kém trong hệ thống quản lý tài nguyên. Cụ thể là hệ thống pháp lý thiếu đồng bộ, chồng chéo trong phân định chức năng của các cơ quan quản lý, hệ thống quyền tài sản chưa được phân định rõ ràng, nguồn tài chính cho bảo tồn kém bền vững, thiếu cơ sở dữ liệu, tư liệu khoa học phục vụ quản lý [13] [72]. Kinh nghiệm thế giới cho thấy thông tin về giá trị kinh tế của ĐNN là một yếu tố đầu vào quan trọng cho việc quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên này. Một mặt, các thông tin về giá trị kinh tế giúp các nhà quản lý lựa chọn được các phương án sử dụng ĐNN có hiệu quả, góp phần xây dựng các qui hoạch, kế hoạch phát triển. Mặt khác, thông tin về giá trị kinh tế cũng là một đầu vào quan trọng góp phần hoàn thiện hệ thống pháp lý và các cơ chế quản lý ĐNN, lý giải cho sự phân bổ nguồn lực cho bảo tồn ĐNN, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý, là cơ sở để giải quyết tranh chấp khiếu nại cũng như là một thành tố cơ bản trong các chương trình giáo dục, truyền thông ĐNN [55] [75]. Mặc dù có vai trò và ý nghĩa quan trọng nhưng tại Việt Nam các thông tin về giá trị kinh tế của ĐNN còn rất thiếu, rời rạc và kém đồng bộ. Mặc dù đã tham gia Công ước Ramsar từ năm 1989 và hiện đã có 68 vùng ĐNN trên cả nước được công nhận là có giá trị sinh thái cao nhưng những quyết định quản lý, sử dụng ĐNN tại Việt Nam vẫn chủ yếu mang tính hành chính, kỹ thuật trong khi các khía cạnh kinh tế chưa được nhìn nhận và xem xét đúng mức [72]. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là chúng ta chưa có các dữ liệu về giá trị kinh tế của ĐNN. Các quyết định sử dụng ĐNN thường đứng trên quan điểm cá nhân và chỉ tính đến những lợi ích trực tiếp mà ĐNN mang lại cho cá nhân trong khi các lợi ích tổng thể mà ĐNN cung cấp cho xã hội thường bị bỏ qua hoặc đánh giá thấp. Từ đó các quyết định phân bổ ĐNN thường không hiệu quả, không mang lại lợi ích lớn nhất cho cộng đồng và xã hội [13] [92]. Nhận thức được tầm quan trọng của ĐNN, trong những năm qua, Nhà nước đã tiến hành rất nhiều các chương trình tổng thể và các hoạt động cụ thể với mục đích quản lý hiệu quả, bền vững tài nguyên này. Năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2003/NĐ-CP về “Bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN”. “Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ĐNN giai đoạn 2004-2010” của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) năm 2004 tiếp tục cụ thể hoá những đường hướng chỉ đạo về quản lý ĐNN của Nghị định 109. Các văn bản trên đều nhấn mạnh một trong những hoạt động trọng tâm trong công tác quản lý tài nguyên ĐNN là tăng cường nghiên cứu khoa học về ĐNN và gắn kết các kết quả nghiên cứu với các đề xuất quản lý thực tiễn, trong đó nghiên cứu về giá trị kinh tế của ĐNN là một hướng quan trọng [2] [3] [9]. 1.2. Nhu cầu ứng dụng các phương pháp đánh giá giá trị kinh tế của đất ngập nước tại Việt Nam Đánh giá giá trị kinh tế tài nguyên nói chung và giá trị của ĐNN nói riêng là một chủ đề mang tính chất khoa học - ứng dụng ngày càng trở nên phổ biến trong những năm gần đây trên thế giới bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển do nhu cầu khách quan và sự cần thiết của thông tin phục vụ quản lý. Cùng với nhu cầu khách quan đó, cơ sở lý thuyết và các phương pháp và mô hình lượng giá ngày càng đa dạng và hoàn thiện mặc dù cũng trở nên phức tạp hơn nhằm đưa lại các kết quả chính xác, tin cậy cho các hoạt động quản lý, sử dụng tài nguyên. Nhìn chung trên thế giới hiện nay, xu hướng chung là có ba cách tiếp cận đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN: Đánh giá phân tích tác động (Impact Analysis Valuation): được sử dụng để đánh giá thiệt hại của ĐNN khi có chịu các tác động hay sốc (shock) bên ngoài như sự cố tràn dầu, ô nhiễm công nghiệp, thiên tai. Đánh giá từng phần (Partial Valuation): được sử dụng để đánh giá giá trị kinh tế của hai hay nhiều phương án sử dụng ĐN khác nhau (ví dụ: nuôi tôm, phát triển du lịch hoặc bảo tồn). Đánh giá tổng thể (Total Economic Valuation): được sử dụng để đánh giá phần đóng góp tổng thể của tài nguyên ĐNN cho hệ thống phúc lợi xã hội. Trong ba hướng tiếp cận đánh giá trên, đánh giá tổng thể có vai trò quan trọng vì nó cung cấp thông tin nền cho các hoạt động quản lý đồng thời là dữ liệu đầu vào cho đánh giá phân tích tác động và đánh giá từng phần [55]. Tại Việt Nam, việc đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên và tác động môi trường bắt đầu vào giữa những năm 1990 cùng với sự ra đời của Luật Bảo vệ Môi trường 1993 trong đó đòi hỏi việc xác định thiệt hại do ô nhiễm suy thoái môi trường gây ra [8]. Gần đây, việc đánh giá thiệt hại về tài nguyên và môi trường càng trở nên cấp bách cùng với áp lực phát triển kinh tế. Vì thế, đã có nhiều các nghiên cứu trong lĩnh vực này xuất hiện ở Việt Nam. Các trường hợp và các phương pháp đánh giá cũng ngày càng đa dạng.. Nghiên cứu của Nguyễn Thế Chinh và Đinh Đức Trường trong trường hợp “Đánh giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm tại khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên” (2002) là một trong những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam có sử dụng phương pháp đánh giá thị trường (market price) trong phân tích tác động. Trong đó các tác giả đã sử dụng kỹ thuật giá thị trường để đánh giá sự tổn hại về năng suất nông nghiệp và sức khoẻ do ô nhiễm của Nhà máy gang thép Thái Nguyên gây ra cho người dân ở một số xã xung quanh thông qua việc so sánh năng suất và lượng người mắc bệnh ở các vùng ô nhiễm và vùng đối chứng để xác định chênh lệch bản chất giữa mức độ năng suất/ sức khoẻ thông thường và năng suất/sức khoẻ khi ô nhiễm [5]. Tác giả Mai Trọng Nhuận và các cộng sự cũng sử dụng phương pháp giá thị trường để đánh giá giá trị kinh tế của một số điểm trình diễn ĐNN tại Việt Nam năm 2000, trong đó ước tính sơ bộ các giá trị sử dụng trực tiếp của một số khu vực ĐNN tiêu biểu tại Việt Nam [28]. Cũng sử dụng phương pháp này, tác giả Đỗ Nam Thắng (2005) đã tính toán giá trị sử dụng trực tiếp của tài nguyên ĐNN vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời tiếp tục hoàn thiện việc áp dụng phương pháp giá thị trường tại Việt Nam thông qua điều chỉnh một số nhân tố sai lệch để đưa ra kết quả khá tin cậy về những khối giá trị trực tiếp của ĐNN tại địa bàn nghiên cứu [39]. Tác giả Lê Thu Hoa và các cộng sự (2006) cũng sử dụng kỹ thuật giá thị trường để tính toán giá trị nuôi tôm tại khu ĐNN của VQG Xuân Thủy, Nam Định [18]. Có thể nói, phương pháp giá thị trường là phương pháp đánh giá giá trị môi trường được sử dụng phổ biến và hoàn thiện nhất ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, trong những năm trở lại đây, để đánh giá những phần giá trị khác trong tổng giá trị kinh tế của tài nguyên (tài sản môi trường), các nhà nghiên cứu của Việt Nam cũng đã bước đầu nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm các phương pháp phức tạp hơn, phổ biến là phương pháp Chi phí du lịch (Travel Cost Method - TCM) và Đánh giá ngẫu nhiên (Contigent Valuation Method - CVM). Các phương pháp này dựa trên các thị trường sẵn có hoặc xây dựng các thị trường giả định để đánh giá phúc lợi (welfare) của người sử dụng tài nguyên khi tham gia thị trường, từ đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách. Mở đầu bằng nghiên cứu của Nguyễn Đức Thanh và Lê Thị Hải (1999) về giá trị du lịch của Vườn quốc gia (VQG) Cúc Phương thông qua việc sử dụng phương pháp TCM [35], phương pháp này tiếp tục được nhân rộng để định giá giá trị giải trí của các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) khác trong cả nước như KBTTN Hòn Mun [27], VQG Ba Bể [21], VQG Bạch Mã [7]. Ngoài phương pháp TCM, phương pháp CVM cũng được áp dụng phổ biến để xác định giá trị phi sử dụng của tài nguyên cũng như lợi ích của việc tiến hành các chương trình bảo tồn, cải thiện chất lượng môi trường. Phương pháp này cũng được sử dụng trong các nghiên cứu của tác giả Bùi Dũng Thể (2005) để xác định mức chi trả của người dân để bảo tồn rừng đầu nguồn tại Huế và tác giả Đinh Đức Trường (2008) để xác định sự suy giảm giá trị của hệ sinh thái san hô do sự cố dầu tràn tại Quảng Nam [38][43]. Gần đây, một phương pháp đánh giá mới dựa trên thị trường giả định và lựa chọn hành vi (Choice modelling) cũng đã được thực hiện trong nghiên cứu của Đỗ Nam Thắng (2008) để xác định giá trị của bảo tồn ĐNN ở VQG Tràm Chim [89]. Phương pháp này đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhà nghiên cứu kinh tế và các nhà sinh thái học để xây dựng các kịch bản bảo tồn phù hợp, từ đó tính ra lợi ích của từng kịch bản. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho đến nay về giá trị kinh tế của ĐNN tại Việt Nam có một số các hạn chế sau: Thứ nhất, các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào một nhóm giá trị cụ thể của ĐNN, phổ biến là giá trị sử dụng trực tiếp trong khi các nhóm giá trị sử dụng gián tiếp và phi sử dụng chưa được nghiên cứu kỹ càng. Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam sử dụng cách tiếp cận đánh giá tổng thể giá trị của ĐNN. Thứ hai, các kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ tính toán sơ bộ, chưa có sự thảo luận và liên hệ chặt chẽ với các biện pháp quản lý ĐNN cụ thể. Nói cách khác, việc đề xuất các ứng dụng quản lý trên cơ sở kết quả nghiên cứu về giá trị kinh tế của ĐNN còn rất hạn chế. Thứ ba, cho đến nay các phương pháp đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN ở Việt Nam mới chỉ tập trung vào những nhóm truyền thống như giá thị trường, chi phí du lịch. Các phương pháp tiên tiến được sử dụng trên thế giới như hàm sản xuất, đánh giá ngẫu nhiên, mô hình lựa chọn chưa được sử dụng nhiều trong nước. Lý do là những phương pháp này thường đi kèm với những đòi hỏi chặt chẽ về tiếp cận mô hình lý thuyết kinh tế, qui trình thu thập thông tin chi tiết, kỹ thuật xử lý và phân tích dữ liệu phức tạp. Tuy nhiên, về ưu điểm, việc áp dụng các phương pháp hiện đại trên lại cho phép xác định các nhóm giá trị khó lượng hóa của ĐNN như giá trị sử dụng gián tiếp và phi sử dụng. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá giá trị kinh tế toàn phần và từng phần của tài nguyên ĐNN phục vụ cho việc quản lý ĐNN; áp dụng thử nghiệm cho vùng ĐNN tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định. 2.2. Mục tiêu cụ thể Tổng quan và hệ thống hóa các vấn đề lý luận, cơ sở khoa học, phương pháp luận, các phương pháp và qui trình đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý ĐNN. Áp dụng thử nghiệm một số phương pháp và qui trình đánh giá tiến tiến của thế giới để đánh giá giá trị kinh tế tổng thể và từng phần gồm giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị phi sử dụng của tài nguyên ĐNN tại vùng cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định Đề xuất các biện pháp quản lý tài nguyên ĐNN tại vùng cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định dựa trên các kết quả đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Phạm vi không gian Nghiên cứu được thực hiện tại vùng ĐNN cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định, cụ thể là toàn bộ khu vực VQG Xuân Thủy (gồm cả vùng lõi và vùng đệm) nằm ở phía Tây Nam cửa Ba Lạt thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Vùng ĐNN tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định được lựa chọn là không gian nghiên cứu vì những lý do sau: Thứ nhất, đây là vùng ĐNN tiêu biểu, chứa đựng những giá trị sinh thái và đa dạng sinh học quan trọng bậc nhất tại Việt Nam, đồng thời có tầm quan trọng quốc tế. Xuân Thủy là khu Ramsar đầu tiên tại Việt Nam và được đánh giá là “trái tim” của Khu Dự trữ sinh quyển thế giới ĐNN châu thổ Sông Hồng do Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) chính thức công nhận ngày 02/12/2004 [44]. Thứ hai, ĐNN tại khu vực nghiên cứu hàm chứa rất nhiều giá trị kinh tế thuộc cả ba nhóm là giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị phi sử dụng. Do vậy, đây là địa bàn hội tụ những điều kiện cần thiết để có thể ứng dụng cơ sở khoa học và các phương pháp đánh giá nhằm xác định được giá trị kinh tế tổng thể của tài nguyên ĐNN. Từ đó, có thể đưa ra các kiến nghị về khả năng ứng dụng các phương pháp và qui trình đánh giá giá trị kinh tế cho các khu ĐNN khác. Thứ ba, với các giá trị kinh tế cao cũng như các giá trị về sinh thái quan trọng được cung cấp bởi tài nguyên ĐNN, VQG Xuân Thủy là nơi mà sự xung đột giữa các hoạt động phát triển và bảo tồn thể hiện rõ ràng nhất, vì vậy rất cần một sự tiếp cận quản lý sử dụng tài nguyên mang tính đồng bộ, hệ thống, trong đó có các thông tin về giá trị kinh tế của ĐNN. Thứ tư, là một khu vực có giá trị sinh thái cao nên Xuân Thủy thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, các tổ chức quốc tế và các nhà quản lý ở trung ương và địa phương. Vì vậy, tại Xuân Thủy, đã có một số thông tin nền, dữ liệu thứ cấp nằm trong các nghiên cứu, tư liệu, báo cáo đã có. Bên cạnh những thông tin sơ cấp được thu thập tại hiện trường, các thông tin thứ cấp cũng rất quan trọng và là yếu tố đầu vào phục vụ cho công tác đánh giá giá trị kinh tế tại khu vực. 3.2. Phạm vi thời gian Mặc dù nghiên cứu hiện trường tại vùng cửa sông Ba Lạt được thực hiện chủ yếu trong năm 2007 và 2008 nhưng luận án có sử dụng hệ thống tư liệu nghiên cứu, tham khảo được ấn bản trong rất nhiều năm, trong đó các báo cáo thứ cấp tại hiện trường nghiên cứu có thời gian từ năm 2002 đến năm 2008. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận án đã sử dụng những phương pháp cơ bản sau trong quá trình thực hiện. Ngoài ra quá trình và các phương pháp nghiên cứu cụ thể (methodologies) sẽ được trình bày chi tiết trong Chương 2 khi đánh giá từng loại giá trị cụ thể của ĐNN. Phương pháp kế thừa: luận án sử dụng kế thừa các tài liệu, tư liệu, kết quả của các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế để khái quát và hệ thống hóa cơ sở lý luận của đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý ĐNN; cung cấp thông tin nền phục vụ triển khai nghiên cứu thực nghiệm; ứng dụng các kết quả nghiên cứu để đề xuất các giải pháp quản lý ĐNN tại vùng cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định. Phương pháp chuyên gia: được sử dụng để đánh giá ưu nhược điểm của một số phương pháp, qui trình đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN đã áp dụng tại Việt Nam; nhận diện, mô tả và và lý giải lựa chọn các giá trị kinh tế quan trọng của ĐNN tại vùng cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định; xây dựng và hoàn thiện các bảng hỏi thu thập thông tin; phân tích thực trạng và đề xuất các cơ chế, giải pháp quản lý ĐNN tại hiện trường nghiên cứu và tại Việt Nam. Các chuyên gia bao gồm các nhà khoa học nghiên cứu về ĐNN, rừng ngập mặn, kinh tế môi trường, chính sách môi trường cũng như các nhà quản lý ở cấp trung ương và địa phương. Phương pháp mô hình toán kinh tế: các mô hình toán kinh tế được sử dụng trong luận án để đánh giá các khối giá trị kinh tế của ĐNN bao gồm hàm sản xuất hộ gia đình, hàm chi phí du lịch, hàm cực đại xác xuất lựa chọn chi trả, mô hình lợi ích ngẫu nhiên có tham số và phi tham số. Các mô hình này được kế thừa và phát triển trên cơ sở lý các lý thuyết kinh tế, được tham vấn ý kiến chuyên gia để lựa chọn các biến số phù hợp, được chạy và thử nghiệm để điều chỉnh các trục trặc và lỗi kỹ thuật phát sinh. Phương pháp điều tra xã hội học: được thực hiện chủ yếu tại hiện trường nghiên cứu với các đối tượng gồm các cơ sở nuôi trồng thủy sản, người dân, du khách tham quan, các nhà quản lý nhằm thu thập các dữ liệu đầu vào phục vụ cho việc đánh giá giá trị kinh tế và đề xuất các biện pháp quản lý ĐNN tại vùng cửa sông Ba Lạt tỉnh Nam Định. Phương pháp xử lý thống kê: các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS và Excel; thông tin trong các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cũng được xử lý riêng biệt phục vụ cho phần báo cáo kết quả, thảo luận và đề xuất biện pháp quản lý. Phương pháp phân tích, tổng hợp: sử dụng trong quá trình hoàn thiện luận án. Kết quả từ các mô hình xử lý dữ liệu sẽ được diễn giải, phân tích và thảo luận chi tiết. Các biện pháp và qui trình quản lý cũng sẽ được đề xuất dựa trên những kết quả phân tích và tổng hợp. 5. Ý NGHĨA VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN Về ý nghĩa lý luận, luận án hệ thống hóa cơ sở khoa học của việc đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên ĐNN gồm quan điểm tiếp cận, lý thuyết đánh giá, các phương pháp đánh giá và việc sử dụng thông tin giá trị kinh tế trong quản lý ĐNN. Ngoài ra, trên cơ sở ứng dụng thử nghiệm một hệ thống các phương pháp đánh giá tiên tiến của thế giới để xác định giá trị kinh tế của tài nguyên ĐNN tại vùng cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định, luận án cũng đưa ra các khuyến nghị về khả năng áp dụng một số phương pháp đánh giá cũng như qui trình đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN tại Việt Nam Về ý nghĩa thực tiễn, dựa trên các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về giá trị kinh tế tổng thể và từng phần của ĐNN tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định, luận án đưa ra các đề xuất ứng dụng thông tin về giá trị kinh tế phục vụ cho việc quản lý hiệu quả, bền vững tài nguyên ĐNN tại khu vực nghiên cứu. 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu thành ba chương chính gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận của đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước Chương 2: Đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định Chương 3: Quản lý tài nguyên đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định sử dụng thông tin về giá trị kinh tế của đất ngập nước CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ PHỤC VỤ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC TIẾP CẬN ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA ĐẤT NGẬP NƯỚC 1.1.2. Khái niệm đất ngập nước Thuật ngữ “Đất ngập nước” có nội hàm khá rộng và được hiểu theo nhiều cách khác nhau trong từng hoàn cảnh, mục đích sử dụng. Theo công ước Ramsar (1971), ĐNN được định nghĩa như sau: “ ĐNN được coi là các vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước dù là tự nhiên hay nhân tạo, ngập nước thường xuyên hoặc từng thời kỳ, là nước tĩnh, nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn bao gồm cả những vùng biển mà độ sâu mực nước khi thủy triều ở mức thấp nhất không vượt quá 6m ”. Theo Chương trình quốc gia về điều tra ĐNN của Hoa Kỳ (2004): “Về vị trí phân bố, ĐNN là những vùng đất chuyển tiếp giữa những hệ sinh thái (HST) trên cạn và HST thủy vực. Những nơi này mực nước ngầm thường nằm sát mặt đất hoặc thường xuyên được bao phủ bởi lớp nước nóng”. Theo tác giả Lê Văn Khoa (2007): “ĐNN là đất bão hòa nước trong thời gian dài đủ để hỗ trợ cho các quá trình thủy sinh. Đó là những nơi khó tiêu thoát nước, có thực v
Luận văn liên quan