Luận án Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay

Phá sản là một hiện tượng khách quan của nền kinh tế bởi nó là kết quả của quá trình cạnh tranh trong một nền kinh tế thị trường. Dưới tác động của quy luật cạnh tranh, tích tụ tư bản xảy ra dẫn đến một số doanh nghiệp mạnh dần và chiếm lĩnh thị trường, và trái ngược với quá trình đó thì một số doanh nghiệp lại yếu đi, sản xuất bị ngưng trệ, không có khả năng chi trả các nghĩa vụ và lâm vào tình trạng phá sản. Nguyên nhân của phá sản có thể là khách quan hoặc chủ quan nhưng hiện tượng phá sản bao giờ cũng kéo theo những hậu quả kinh tế - xã hội nhất định. Bên cạnh những tác động tích cực như là một giải pháp hữu hiệu để tái cơ cấu nền kinh tế, chọn lọc thị trường, đào thải tự nhiên của nền kinh tế, góp phần duy trì sự tồn tại của các doanh nghiệp đủ sức đứng vững trên thị trường, phá sản còn gây ra một số hậu quả bất lợi như ảnh hưởng đến phát triển sản xuất, việc làm và thu nhập của người lao động. Nó đòi hỏi quá trình phá sản phải được thực hiện theo những trình tự, thủ tục nhất định và được tiến hành bởi các chủ thể có thẩm quyền nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các bên liên quan. Quản lý tài sản phá sản là một giai đoạn trong quá trình phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; là một trong những nội dung quan trọng mà pháp luật phá sản của các quốc gia trên thế giới luôn quan tâm. Quản lý tài sản phá sản có một vai trò quan trọng trong việc bảo toàn tài sản phá sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, đảm bảo các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong quá trình xử lý doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Trong quá trình giải quyết tình trạng phá sản của doanh nghiệp, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan sẽ gắn liền mật thiết với quá trình quản lý tài sản phá sản. Do đó, một hệ thống quy định pháp luật rõ ràng về quá trình quản lý tài sản phá sản, về quyền và lợi ích của các chủ thể liên quan đến quá trình quản lý tài sản phá sản là vô cùng cần thiết.

pdf204 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --o0o-- NGUYỄN TUẤN HẢI QUẢN LÝ TÀI SẢN PHÁ SẢN THEO PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2022 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --o0o-- NGUYỄN TUẤN HẢI QUẢN LÝ TÀI SẢN PHÁ SẢN THEO PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 9380107 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ THỊ BÍCH THỌ HÀ NỘI – 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Các số liệu, tư liệu của người khác được tham khảo trong luận án được trích dẫn trung thực. TÁC GIẢ LUẬN ÁN MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................. 8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................ 8 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................ 20 1.3. Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu ........................................................ 23 Tiểu kết Chương 1 ......................................................................................... 29 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN PHÁ SẢN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN PHÁ SẢN ........... 30 2.1. Những vấn đề lý luận về quản lý tài sản phá sản ............................. 30 2.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật quản lý tài sản phá sản ............. 51 Tiểu kết Chương 2 ......................................................................................... 78 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN PHÁ SẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .......................................................................................... 79 3.1. Sơ lược tình hình phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay ....... 79 3.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về quản lý tài sản phá sản ..................................................................................... 82 3.3. Đánh giá nguyên nhân của những bất cập, hạn chế ....................... 142 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 147 Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN PHÁ SẢN Ở VIỆT NAM ................................................................... 149 4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về quản lý tài sản phá sản ở Việt Nam ............................................................................................... 149 4.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý tài sản phá sản ở Việt Nam ...................................................................................... 156 4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quản lý tài sản phá sản ............................................................................................ 168 Tiểu kết chương 4 ........................................................................................ 173 KẾT LUẬN .................................................................................................. 175 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 177 PHỤ LỤC 1 .................................................................................................. 186 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật Dân sự CP : Chính phủ HNCN : Hội nghị chủ nợ LPS : Luật Phá sản TSPS : Tài sản phá sản OECD : Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế QTV : Quản tài viên UNCITRAL : Ủy ban Liên hiệp quốc về LuẬT Thương mại Quốc tế WB : Ngân hàng thế giới DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Số lượng vụ việc phá sản qua các năm ........................................... 79 Bảng 3.2. Quy định về xác định tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán ................................................................................................ 83 Bảng 3.3. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời .................................................. 139 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phá sản là một hiện tượng khách quan của nền kinh tế bởi nó là kết quả của quá trình cạnh tranh trong một nền kinh tế thị trường. Dưới tác động của quy luật cạnh tranh, tích tụ tư bản xảy ra dẫn đến một số doanh nghiệp mạnh dần và chiếm lĩnh thị trường, và trái ngược với quá trình đó thì một số doanh nghiệp lại yếu đi, sản xuất bị ngưng trệ, không có khả năng chi trả các nghĩa vụ và lâm vào tình trạng phá sản. Nguyên nhân của phá sản có thể là khách quan hoặc chủ quan nhưng hiện tượng phá sản bao giờ cũng kéo theo những hậu quả kinh tế - xã hội nhất định. Bên cạnh những tác động tích cực như là một giải pháp hữu hiệu để tái cơ cấu nền kinh tế, chọn lọc thị trường, đào thải tự nhiên của nền kinh tế, góp phần duy trì sự tồn tại của các doanh nghiệp đủ sức đứng vững trên thị trường, phá sản còn gây ra một số hậu quả bất lợi như ảnh hưởng đến phát triển sản xuất, việc làm và thu nhập của người lao động. Nó đòi hỏi quá trình phá sản phải được thực hiện theo những trình tự, thủ tục nhất định và được tiến hành bởi các chủ thể có thẩm quyền nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các bên liên quan. Quản lý tài sản phá sản là một giai đoạn trong quá trình phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; là một trong những nội dung quan trọng mà pháp luật phá sản của các quốc gia trên thế giới luôn quan tâm. Quản lý tài sản phá sản có một vai trò quan trọng trong việc bảo toàn tài sản phá sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, đảm bảo các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong quá trình xử lý doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Trong quá trình giải quyết tình trạng phá sản của doanh nghiệp, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan sẽ gắn liền mật thiết với quá trình quản lý tài sản phá sản. Do đó, một hệ thống quy định pháp luật rõ ràng về quá trình quản lý tài sản phá sản, về quyền và lợi ích của các chủ thể liên quan đến quá trình quản lý tài sản phá sản là vô cùng cần thiết. 2 Ở Việt Nam, pháp luật phá sản nói chung và các quy định về quản lý tài sản phá sản nói riêng đã được ghi nhận ngay từ khi Việt Nam chuyển đổi nền kinh tế. Từ Luật phá sản doanh nghiệp 1993, Luật phá sản 2004 và hiện nay là Luật Phá sản 2014 đã có những quy định pháp luật liên quan đến quản lý tài sản phá sản như các quy định về chủ thể quản lý tài sản phá sản, các trình tự, thủ tục để các bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của minh, trình tự, thủ tục các biện pháp quản lý tài sản phá sản đến các quy định xác định phạm vi tài sản phá sản. Có thể thấy, các quy định về quản lý tài sản phá sản có xu hướng ngày càng rõ ràng, cụ thể hơn phù hợp với các thông lệ quốc tế cũng như những đòi hỏi thực tiễn của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay cho thấy, quản lý tài sản phá sản vẫn chưa được coi trọng đúng mức, các quy định về quản lý tài sản phá sản còn thiếu hướng dẫn cụ thể, gây khó khăn cho quá trình thực thi; năng lực hành nghề, tính chuyên nghiệp của quản tài viên trong quá trình quản lý tài sản phá sản còn nhiều hạn chế, đặc biệt đặt trong bối cảnh hoạt động sản xuất, kinh doanh; chế độ kế toán, tài chính trong doanh nghiệp ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Điều này dẫn đến một thực tế là các doanh nghiệp có xu hướng yêu cầu mở thủ tục phá sản khi tài sản còn lại gần như không có khả năng để thanh toán các khoản nợ hoặc các tài sản có giá trị đã được tẩu tán trước khi doanh nghiệp đưa ra yêu cầu mở thủ tục phá sản. Vì vậy, để hạn chế những hành vi tẩu tán tài sản, bảo toàn tài sản của con nợ theo một trật tự nhất định để làm cơ sở cho việc thực hiện thủ tục phá sản, việc nghiên cứu “Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay” là thực sự cần thiết. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích chung: Mục đích chung của luận án là đưa ra các quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quản lý tài sản phá sản ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở phân 3 tích, làm rõ phương diện lý luận và thực tiễn các vấn đề về quản lý tài sản phá sản ở Việt nam và kinh nghiệm của một số quốc gia. Mục tiêu cụ thể: Để thực hiện được mục tiêu chung, Luận án cần thực hiện được các mục tiêu cụ thể sau: - Luận án phải đánh giá được những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến quản lý tài sản phá sản, xác định được câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu - Luận án phải hình thành được khái niệm về quản lý tài sản phá sản, cấu trúc nội dung, vai trò của pháp luật về quản lý tài sản phá sản; - Luận án phải rà soát, phân tích ưu điểm, hạn chế của pháp luật về quản lý tài sản phá sản ở Việt Nam hiện nay - Luận án phải đề xuất được các quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quản lý tài sản phá sản ở Việt Nam trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài được xác định cụ thể như sau: - Khảo cứu các công trình nghiên cứu công và ngoài nước về đề tài nghiên cứu, chỉ ra được những kết quả cần kế thừa phát triển và những nội dung mới luận án cần giải quyết - Nghiên cứu, làm sáng tỏ vấn đề lý luận về pháp luật về quản lý tài sản phá sản, gồm các nội dung về khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật về quản lý tài sản phá sản; tìm hiểu kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về quản lý tài sản phá sản ở một số quốc gia và rút ra được bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. - Rà soát, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý tài sản của doanh nghiệp ở Việt Nam thời gian qua; - Trên cơ sở phân tích hạn chế, bất cập trong pháp luật về quản lý tài sản phá sản để đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về quản lý tài sản phá sản ở Việt Nam trong thời gian tới. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống các tài liệu, văn bản pháp luật về quản lý tài sản phá sản; các công trình khoa học, báo cáo, tài liệu tổng kết đánh giá về quản lý tài sản phá sản; thực tiễn thực hiện pháp luật về quản lý tài sản phá sản của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong luận án này, về nội dung, tác giả tập trung nghiên cứu chủ yếu các vấn đề lý luận; thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật; và quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quản lý tài sản phá sản ở Việt Nam hiện nay. Về thời gian, đề tài luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 1993 (khi Luật Phá sản doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được ban hành) cho đến nay. Về không gian, ngoài Việt Nam, đề tài luận án còn tìm hiểu, so sánh, trích dẫn và liệt kê pháp luật về vấn đề này của một số quốc gia như: Đức, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Anh, Nga và Trung Quốc. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa Mác Lê-nin (khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể, phát triển, thực tiễn); tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước về hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường năng động, có hiệu quả, có trật tự, kỷ cương trong môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch; các chính sách cải cách pháp luật, đổi mới, hội nhập trong giai đoạn hiện nay và giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, để tạo sự phong phú trong cách tiếp cận và giải quyết vấn đề, một số quan điểm về quản lý tài sản phá sản của một số quốc gia trên thế giới, các tổ chức quốc tế cũng sẽ được tham khảo. 5 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra trong từng chương của Luận án, các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được áp dụng như sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp tư liệu, phương pháp luật học so sánh, phương pháp tiếp cận hệ thống, đa ngành và liên ngành khoa học xã hội và nhân văn được sử dụng chủ yếu trong Chương 1 và Chương 2 nhằm làm sáng tỏ tổng quan các vấn đề nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, những vấn đề lý luận chung về quản lý tài sản phá sản và định hình cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. - Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, tiếp cận liên ngành (lịch sử, chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế) và phân tích pháp lý quá trình quản lý tài sản ở doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý tài sản của doanh nghiệp phá sản tại Chương 3. - Phương pháp phân tích và dự báo khoa học, phương pháp tiếp cận liên ngành được sử dụng chủ yếu trong việc xác định quan điểm, mục tiêu, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý tài sản của doanh nghiệp phá sản tại Chương 4. Bên cạnh đó phương pháp luật học so sánh, phương pháp phân tích kinh tế luật được sử dụng rộng rãi trong công trình nghiên cứu này cùng những kết quả nghiên cứu thu được cũng được tác giả kế thừa, phát triển trong quá trình giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, đặc biệt trong việc khuyến nghị điều chỉnh pháp luật về quản lý tài sản phá sản của doanh nghiệp ở Việt Nam. - Phương pháp so sánh được vận dụng như là một trong phương pháp quan trọng của luận án bởi vì mặc dù đã hơn 15 năm kể từ khi Luật Phá Sản Doanh Nghiệp 1993 ra đời, nhưng pháp luật về phá sản nói chung và quản lý tài sản trong thủ tục phá sản nói riêng vẫn còn là lĩnh vực nghiên cứu tương đối mới mẻ ở Việt Nam, khi cho đến nay chúng ta vẫn chưa có nhiều kinh 6 nghiệm điều chỉnh pháp luật về lĩnh vực này. Phương pháp so sánh cho phép chúng ta tìm hiểu quan điểm tiếp cận của pháp luật về phá sản nói chung và quản lý tài sản trong thủ tục phá sản nói riêng từ thực tiễn điều chỉnh pháp luật của nước ngoài. 5. Những đóng góp mới về lý luận khoa học của luận án Quản lý tài sản phá sản là vấn đề phức tạp cả về lý luận và thực tiễn. Bởi vậy, trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về quản lý tài sản của các doanh nghiệp phá sản ở Việt Nam hiện nay, Luận án này đóng góp một số nhận thức mới như sau: - Luận án làm rõ hơn các vấn đề lý luận có liên quan đến quản lý tài sản phá sản với quan niệm quản lý tài sản phá sản là một trong số các hoạt động của tố tụng phá sản. Nó vừa mang tính tư pháp nhưng lại vừa mang tính quản trị thương mại chuyên nghiệp. Do đó, nó luôn được thực hiện bởi các chủ thể nhất định và theo trình tự, pháp lý cụ thể trong đó nó thể hiện các mối quan hệ đan xen giữa các chủ thể có liên quan đến một đối tượng chung là khối tài sản phá sản được xác định dựa trên những nguyên tắc nhất định - Luận án cung cấp kết quả rà soát các quy định pháp luật hiện hành về quản lý tài sản phá sản và đưa ra một số nhận định, đánh giá về sự đầy đủ, thống nhất của hệ thống quy định pháp luật. - Luận án cung cấp một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về quản lý tài sản phá sản cũng như cơ chế thực thi pháp luật theo hướng điều hòa, cân bằng mối quan hệ giữa các chủ thể liên quan trong hoạt động quản lý tài sản phá sản nhằm mục tiêu bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ cũng như doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ góp phần không nhỏ vào việc hoàn thiện pháp luật về quản lý tài sản của doanh nghiệp phá sản ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Luận án cũng có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu cho các nhà lập 7 pháp và thực thi pháp luật về phá sản doanh nghiệp; là tài liệu tham khảo cho các cơ sở nghiên cứu và giảng dạy về pháp luật. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án được kết cấu gồm 04 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Những vấn đề lý luận về quản lý tài sản phá sản và pháp luật về quản lý tài sản phá sản Chương 3: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về quản lý tài sản phá sản ở Việt Nam hiện nay Chương 4: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý tài sản phá sản ở Việt Nam 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Ở Việt Nam, pháp luật về phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã là một lĩnh vực quan trọng của pháp luật thương mại, trong đó có các nội dung về quản lý tài sản phá sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản trong suốt quá trình diễn ra thủ tục phá sản. Trên thực tế, tổng quan tài liệu nghiên cứu cho thấy quản lý tài sản phá sản đã được đề cập và nghiên cứu ở nhiều nội dung và góc độ khác nhau. 1.1.1. Các nghiên cứu về tài sản phá sản và quản lý tài sản phá sản Xác định tài sản phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có một ý nghĩa quan trọng trong việc xử lý tài sản bởi nó là căn cứ quan trọng để xác định một doanh nghiệp có khả năng thanh toán hay không. Mặt khác, nó chi phối việc lựa chọn thủ tục tố tụng trong quá trình giải quyết phá sản và áp dụng các biện pháp bảo toàn tài sản có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các chủ nợ, doanh nghiệp mắc nợ. Về lý thuyết, tài sản phá sản trong Hướng dẫn của Hội nghị về Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc “Legislative Guide on Insolvency” (UNCTAD) được sử dụng dưới thuật ngữ Bankruptcy Estate hoặc Insolvency Estate. Theo đó, trong các thủ tục liên quan đến quản lý tài sản phá sản nói chung thì công việc đầu tiên và có vai trò quan trọng là phải xác định được phạm vi của tài sản phá sản, những nguyên tắc xác định tài sản phá sản và các trình tự, thủ tục, phương thức để xác định tài sản phá sản. Tài liệu cũng chỉ rõ cách hiểu về khái niệm “estate” trong trình tự, thủ tục phá sản của doanh nghiệp. Nó được dùng để chỉ các tài sản của con nợ chịu kiểm soát chặt chẽ bởi các trình tự, quy trình phá sản. Tuy nhiên, ở các nước cách ghi nhận pháp lý không phải giống nhau. Một số nước thì pháp luật phá sản sẽ chuyển giao 9 quyền sở hữu cho một số chủ thể khác (ví dụ quản tài viên), tuy nhiên, ở một số nước thì con nợ vẫn có quyền sở hữu đối với tài sản phá sản, tuy nhiên quyền đó chịu sự kiểm soát và bị giới hạn. Tài liệu này cũng đòi hỏi một trong những yêu cầu đặt ra đối với luật phá sản đó là phải xác định rõ các loại tài sản nào của con nợ chịu rằng buộc bởi các trình tự, thủ tục phá sản, và chỉ rõ là các chủ thể có ảnh hưởng thế nào tới quy trình trình này. Trong đó, nó bao gồm cả các thẩm quyền có liên quan của các chủ thể khác nhau thể hiện trong các quyết định đó liên quan đến các tài sản được sở hữu bởi bên thứ ba, các tài sản ở nước ngoài. Tài liệu “Principles for effective Insolvency and Creditor/Debtor regimes” của World Bank năm 2016 cũng đề cập đến quá trình thu thập, kiểm kê, bảo quản, quản lý và thanh lý tài sản phá sản. Các tài sản phá sản bao gồm toàn bộ tài sản của con nợ, bao gồm tài sản có trước và sau thời điểm tuyên bố phá sản. Phạm vi xác định tài sản phá sản phải được giới hạn chặt chẽ và quy định rõ ràng trong đạo luật về phá sản. Các biện pháp kiểm kê, bảo quản, quản lý tài sản ngay sau khi bắt đầu thủ tục phá sản sẽ được áp dụng một cách nhanh chóng, minh bạch, linh động để đảm bảo tối đa hóa lợi ích có được từ các tài sản phá sản. Ở trong nước, các nghiên cứu về tài sản phá sản phải kể đến các công bố như bài viết “Bàn về nguyên tắc và cách thức xác định tài sản phá sản theo pháp luật phá sản Việt Nam” của tác giả Vũ Thị Hồng Vân đăng tải tại Tạp chí Kiểm sát, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao số 3/2007. Bài

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_tai_san_pha_san_theo_phap_luat_ve_pha_san_o.pdf
  • pdfQD_NguyenTuanHai.pdf
  • pdfTT Eng NguyenTuanHai.pdf
  • pdfTT NguyenTuanHai.pdf
  • pdfTrichyeu_NguyenTuanHai.pdf
Luận văn liên quan