1. Lý do chọn đề tài
Thực tập có vai trò quan trọng trong quá trình đào tạo người cán bộ tại
các trường đại học, cao đẳng nói chung và Học viện An ninh nhân dân (ANND)
nói riêng. Trong quá trình thực tập, sinh viên được trực tiếp tập làm các nhiệm
vụ của người cán bộ an ninh. Quá trình này giúp sinh viên tiến bộ, trưởng thành,
thể hiện ở mức độ thuần thục các thao tác trong từng việc làm cụ thể, từ đó hình
thành các năng lực của người cán bộ an ninh. Thực tập giúp sinh viên Học viện
ANND tăng thêm nhiều hiểu biết mới về cuộc sống xã hội, tạo ra sự phát triển
mới về năng lực và trí tuệ. Những kiến thức này sinh viên không thể được học
trong nhà trường, trong sách vở mà chỉ có từ thực tiễn sinh động tại các cơ sở,
địa bàn thực tập, đó là những kinh nghiệm kỹ thuật điều tra, phát hiện đấu tranh
chống tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia; bản lĩnh, kinh nghiệm của cán bộ
an ninh các đơn vị địa phương; những đặc điểm tâm lý phong phú của các tầng
lớp nhân dân trong xã hội. Thực tập còn giúp Học viện ANND kiểm nghiệm lý
luận giảng dạy ở trường vào thực tiễn tại cơ sở, tạo điều kiện cho nhà trường
nắm bắt, bổ sung, điều chỉnh kịp thời nội dung, chương trình đào tạo người sỹ
quan an ninh phù hợp với thực tiễn. Để hoạt động thực tập của sinh viên hiệu quả
cao, Học viện ANND cần phải quản lý thực tập. Hoạt động quản lý này có tác
dụng định hướng hoạt động thực tập của sinh viên, trên cơ sở xác định mục tiêu
thực tập và hướng dẫn mọi sự nỗ lực của cá nhân, tổ chức các đơn vị an ninh vào
mục tiêu chung đó
206 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1671 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý thực tập tốt nghiệp của sinh viên học viện an ninh nhân dân theo tiếp cận cipo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
ĐỖ VĂN HIẾU
QUẢN LÝ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN
THEO TIẾP CẬN CIPO
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
ĐỖ VĂN HIẾU
QUẢN LÝ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN
THEO TIẾP CẬN CIPO
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 62.14.01.14
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1: PGS. TS. Trần Kiểm
2: PGS. TS. Trần Thị Minh Hằng
HÀ NỘI 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong Luận án này là do sự
nghiên cứu khổ công, vất vả suốt 4 năm của bản thân tôi. Mọi tham khảo kết quả
nghiên cứu của các nhà khoa học, các tác giả khác để phục vụ cho việc nghiên
cứu Luận án đều được trính dẫn cụ thể theo đúng quy định trong nghiên cứu
khoa học.
Luận án này cho đến nay chưa có nhà nghiên cứu nào bảo vệ tại bất kỳ
hội đồng nào ở trong và ngoài nước, hay chưa được công bố trên bất kỳ một
phương tiện thông tin nào.
Tôi xin đảm bảo về những gì tôi đã trình bày và chịu trách nhiệm tất cả
những gì tôi đã cam đoan.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
NCS. Đỗ Văn Hiếu
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tác giả xin trân trọng cảm ơn:
Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội, các Thầy, Cô giáo Khoa
Quản lý Giáo dục, Phòng Quản lý sau đại học, Phòng Quản lý khoa học, và toàn
thể các thầy, cô giáo đã hướng dẫn, giảng dạy, đóng góp ý kiến cho tác giả trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành Luận án.
Các đồng chí trong Ban Giám đốc Học viện ANND, lãnh đạo các khoa,
bộ môn, phòng chức năng, các giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục và các em
sinh viên của Học viện ANND đã cung cấp thông tin, tư liệu để tác giả hoàn
thành Luận án.
Các đồng chí trong Ban giám đốc, lãnh đạo công an các tỉnh, thành phố,
lãnh đạo các phòng an ninh, cán bộ trinh sát, điều tra làm nhiệm vụ tổ chức
hướng dẫn thực tập cho sinh viên Học viện ANND đã cung cấp thông tin, tư liệu
để tác giả hoàn thành Luận án.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn PGS, TS. Trần
Kiểm và PGS, TS. Trần Thị Minh Hằng là những người đã nhiệt tình, trực tiếp
hướng dẫn tác giả hoàn thành Luận án.
Mặc dù tác giả đã cố gắng hết sức, nhưng chắc chắn bản Luận án không
tránh khỏi thiếu sót, nên rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy, Cô, bạn bè
và đồng nghiệp đối với bản Luận án này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
NCS. Đỗ Văn Hiếu
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4. Giả thuyết khoa học 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
7. Phương pháp tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu 4
8. Luận điểm bảo vệ 6
9. Đóng góp của luận án 7
10. Cấu trúc của luận án 7
Chương 1. Cơ sở lý luận về thực tập và quản lý thực tập
của sinh viên chuyên ngành An ninh theo tiếp cận CIPO 8
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 8
1.1.1. Nghiên cứu về đào tạo và quản lý đào tạo học viên an ninh 8
1.1.2. Nghiên cứu về thực tập và quản lý thực tập của học viên an ninh 13
1.1.3. Một số đánh giá qua nghiên cứu các công trình đào tạo an ninh 17
1.2. Một số khái niệm cơ bản 19
1.2.1. Khái niệm quản lý 19
1.2.2. Khái niệm thực tập 20
1.2.3. Khái niệm sinh viên Học viện An ninh nhân dân 21
1.2.4. Khái niệm thực tập của sinh viên Học viện An ninh nhân dân 21
1.2.5. Khái niệm quản lý thực tập của sinh viên Học viện An ninh 23
1.3. Thực tập của sinh viên Học viện An ninh nhân dân 24
1.3.1. Vai trò thực tập của sinh viên Học viện An ninh nhân dân 24
1.3.2. Mục tiêu thực tập của sinh viên Học viện An ninh nhân dân 25
1.3.3. Nội dung thực tập của sinh viên Học viện An ninh nhân dân 26
1.3.4. Phương thức thực tập của sinh viên Học viện An ninh nhân dân 28
1.3.5. Đặc điểm thực tập của sinh viên Học viện An ninh nhân dân 30
1.3.6. Nguyên tắc đánh giá thực tập của sinh viên Học viện ANND 31
1.4. Quy trình đào tạo sỹ quan tại Học viện ANND 34
1.5. Quy trình thực tập tốt nghiệp của sinh viên Học viện ANND 35
1.6. Thực hiện chuẩn hóa trong đào tạo của lực lượng công an 37
1.6.1. Thực tập của sinh viên Học viện ANND theo chuẩn đầu ra 38
1.6.2. Khung năng lực của sinh viên chuyên ngành An ninh theo chuẩn 39
1.7. Quản lý thực tập của sinh viên...theo tiếp cận CIPO 42
1.7.1. Tiếp cận CIPO trong quản lý đào tạo 42
1.7.2. Vận dụng tiếp cận CIPO vào quản lý thực tập... 43
1.7.3. Mô hình quản lý thực tập của sinh viên an ninh theo tiếp cận CIPO 50
1.8. Một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến kết quả quản lý thực tập... 51
1.8.1. Yếu tố sinh viên thực tập 51
1.8.2. Yếu tố cán bộ hướng dẫn thực tập 51
1.8.3. Yếu tố chủ thể quản lý thực tập 51
1.8.4. Yếu tố tình hình An ninh trật tự ở địa bàn thực tập 52
1.8.5. Yếu tố cơ sở vật chất phục vụ thực tập 52
Kết luận chương 1 52
Chương 2. Thực trạng thực tập và quản lý thực tập
của sinh viên Học viện an ninh nhân dân theo tiếp cận CIPO 54
2.1. Khái quát về Học viện ANND 54
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 54
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ 54
2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng thực tập và quản lý thực tập 55
2.2.1. Mục đích nghiên cứu 55
2.2.2. Nội dung nghiên cứu 56
2.2.3. Xây dựng công cụ điều tra khảo sát thực trạng thực tập 56
2.2.4. Tổ chức điều tra khảo sát thực trạng thực tập và quản lý thực tập 56
2.2.5. Cách xử lý số liệu 57
2.3. Thực trạng thực tập của sinh viên Học viện ANND 57
2.3.1. Nhận thức về vai trò thực tập của sinh viên Học viện 57
2.3.2. Mục tiêu thực tập của sinh viên Học viện ANND 59
2.3.3. Nội dung thực tập của sinh viên Học viện ANND 59
2.3.4. Phương thức thực tập của sinh viên Học viện ANND 62
2.3.5. Địa bàn thực tập của sinh viên Học viện ANND 63
2.3.6. Đánh giá kết quả thực tập của sinh viên Học viện ANND 64
2.4. Thực trạng quản lý thực tập của sinh viên Học viện ANND 67
2.4.1. Thực trạng điều tiết ảnh hưởng của bối cảnh 72
2.4.2. Thực trạng quản lý các yếu tố đầu vào của quá trình thực tập 78
2.4.3. Thực trạng quản lý các yếu tố quá trình thực tập 86
2.4.4. Thực trạng quản lý kết quả đầu ra của quá trình thực tập 94
2.5. Đánh giá chung 98
2.5.1. Thành công và nguyên nhân 98
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân 99
Kết luận chương 2 101
Chương 3. Giải pháp quản lý thực tập của sinh viên
Học viện An ninh nhân dân theo tiếp cận CIPO 103
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý thực tập 103
3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu 103
3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống và kế thừa 103
3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả và khả thi 104
3.2. Giải pháp chủ yếu quản lý thực tập của sinh viên 104
3.2.1: Giải pháp điều tiết yếu tố bối cảnh thực tập (C) 104
Giải pháp 1: Thiết lập hệ thống cơ sở vệ sinh của Học viện để làm CSTT... 104
3.2.2: Giải pháp quản lý yếu tố đầu vào của quá trình thực tập (I) 108
Giải pháp 2: Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ và sinh viên 108
Giải pháp 3: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên 112
3.2.3: Giải pháp quản lý yếu tố quá trình thực tập (P) 116
Giải pháp 4: Tổ chức thực tập cho sinh viên theo phương thức phối hợp 116
Giải pháp 5 : Đổi mới nội dung thực tập của sinh viên 119
3.2.4. Giải pháp quản lý yếu tố kết quả thực tập (O) 125
Giải pháp 6: Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá thực tập 125
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất 135
3.4. Thử nghiệm một số biện pháp đề xuất 139
Kết luận chương 3 147
Kết luận và khuyến nghị 148
Các công trình khoa học của tác giả liên quan luận án được công bố 151
Tài liệu tham khảo 152- 164
PHỤ LỤC 165- 195
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Đọc là
ANND An ninh nhân dân
ANQG An ninh quốc gia
CAND Công an nhân dân
CBQL Cán bộ quản lý
CNH Công nghiệp hóa
HĐH Hiện đại hóa
GV Giảng viên
HDTT Hướng dẫn thực tập
CBHDTT Cán bộ hướng dẫn thực
tập
TTTN Thực tập tốt nghiệp
TBC Trung bình chung
TĐT Trước đào tạo
SĐT Sau đào tạo
TTN Trước thực nghiệm
STN Sau thực nghiệm
SV Sinh viên
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ CÁC HÌNH
Tên bảng, biểu đồ và các hình Trang
Hình 1.1. Các phương thức tổ chức thực tập của sinh viên 29
Hình 1.2. Mô hình quản lý thực tập của sinh viên theo tiếp cận CIPO 50
Bảng 2.1. Vai trò thực tập tốt nghiệp của sinh viên 58
Bảng 2.2. Mức độ đạt được của mục tiêu thực tập của sinh viên 59
Bảng 2.3. Mức độ đạt được của nội dung thực tập của sinh viên 60
Bảng 2.4. Mức độ phù hợp của nội dung thực tập của sinh viên 61
Bảng 2.5. Mức độ phù hợp của phương thức thực tập của sinh viên 62
Bảng 2.6. Đánh giá kết quả thực tập của sinh viên 64
Bảng 2.7. Những thuận lợi trong quá trình thực tập của sinh viên 65
Bảng 2.8. Những khó khăn trong quá trình thực tập của sinh viên 66
Bảng 2.9. Sự cần thiết điều tiết yếu tố bối cảnh thực tập 73
Bảng 2.10. Mức độ điều tiết yếu tố bối cảnh thực tập 74
Bảng 2.11. Tương quan giữa sự cần thiết và mức độ điều tiết bối cảnh 78
Bảng 2.12. Sự cần thiết quản lý đầu vào của quá trình thực tập 79
Bảng 2.13.Mức độ thực hiện quản lý đầu vào của quá trình thực tập 80
Bảng 2.14. Tương quan giữa sự cần thiết và mức độ thực hiện 86
Bảng 2.15. Mức độ cần thiết quản lý các yếu tố quá trình thực tập 87
Bảng 2.16. Mức độ thực hiện quản lý yếu tố quá trình thực tập 87
Bảng 2.17. Tương quan giữa sự cần thiết và mức độ thực hiện 88
Bảng 2.18. Mức độ tổ chức, hướng dẫn thực tập 90
Bảng 2.19. Mức độ quản lý quá trình thực tập của sinh viên 91
Bảng 2.20. Mức độ quản lý quá trình kiểm tra, đánh giá thực tập 92
Bảng 2.21. Mức độ cần thiết quản lý các yếu tố kết quả đầu ra 95
Bảng 2.22. Mức độ thực hiện quản lý các yếu tố kết quả đầu ra 95
Hình 3.1. Quy trình thực hiện giải pháp 1 108
Hình 3.2. Quy trình thực hiện giải pháp 2 111
Hình 3.3. Quy trình thực hiện giải pháp 3 116
Hình 3.4. Quy trình thực hiện giải pháp 4 118
Hình 3.5. Quy trình thực hiện giải pháp 5 125
Hình 3.6. Quy trình thực hiện giải pháp 6 129
Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý thực tập 137
Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý thực tập 138
Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi 138
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ biểu diễn tương quan giữa tính cần thiết 139
Bảng 3.4. Trình độ học vấn của cán bộ hướng dẫn thực tập 143
Bảng 3.5. Kết quả học tập của sinh viên thực tập 143
Bảng 3.6. Đánh giá kết quả tổng kết thực tập 144
Bảng 3.7. Tự đánh giá kết quả tổng kết thực tập 145
Bảng 3.8. Kết quả xếp loại thực tập tốt nghiệp 146
Phục lục: 18 bảng đánh giá năng lực thực tập của sinh viên 175- 192
Tổng số 55 Bảng, biểu đồ, hình vẽ.
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực tập có vai trò quan trọng trong quá trình đào tạo người cán bộ tại
các trường đại học, cao đẳng nói chung và Học viện An ninh nhân dân (ANND)
nói riêng. Trong quá trình thực tập, sinh viên được trực tiếp tập làm các nhiệm
vụ của người cán bộ an ninh. Quá trình này giúp sinh viên tiến bộ, trưởng thành,
thể hiện ở mức độ thuần thục các thao tác trong từng việc làm cụ thể, từ đó hình
thành các năng lực của người cán bộ an ninh. Thực tập giúp sinh viên Học viện
ANND tăng thêm nhiều hiểu biết mới về cuộc sống xã hội, tạo ra sự phát triển
mới về năng lực và trí tuệ. Những kiến thức này sinh viên không thể được học
trong nhà trường, trong sách vở mà chỉ có từ thực tiễn sinh động tại các cơ sở,
địa bàn thực tập, đó là những kinh nghiệm kỹ thuật điều tra, phát hiện đấu tranh
chống tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia; bản lĩnh, kinh nghiệm của cán bộ
an ninh các đơn vị địa phương; những đặc điểm tâm lý phong phú của các tầng
lớp nhân dân trong xã hội. Thực tập còn giúp Học viện ANND kiểm nghiệm lý
luận giảng dạy ở trường vào thực tiễn tại cơ sở, tạo điều kiện cho nhà trường
nắm bắt, bổ sung, điều chỉnh kịp thời nội dung, chương trình đào tạo người sỹ
quan an ninh phù hợp với thực tiễn. Để hoạt động thực tập của sinh viên hiệu quả
cao, Học viện ANND cần phải quản lý thực tập. Hoạt động quản lý này có tác
dụng định hướng hoạt động thực tập của sinh viên, trên cơ sở xác định mục tiêu
thực tập và hướng dẫn mọi sự nỗ lực của cá nhân, tổ chức các đơn vị an ninh vào
mục tiêu chung đó.
Trong những năm qua, Học viện ANND đã quản lý khá tốt hoạt động
thực tập của sinh viên. Hoạt động thực tập của sinh viên thường xuyên được
Đảng ủy, Ban Giám đốc quan tâm, chỉ đạo và được thực hiện khá bài bản, với kế
hoạch khoa học, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị liên quan. Hoạt
động thực tập của sinh viên hàng năm được tổ chức hiệu quả, ngày càng nâng
cao chất lượng đào tạo người sỹ quan an ninh. Trước nhiệm vụ mới, yêu cầu đổi
mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong lực lượng công an nhân dân, Học
2
viện ANND cần tổ chức tốt hơn hoạt động thực tập của sinh viên, do vậy công
tác quản lý thực tập của sinh viên an ninh cần được thay đổi cho hoàn thiện.
Quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI, Đảng ủy công an trung ương đã ban hành Nghị quyết số
17-NQ/ĐUCA ngày 28 tháng 10 năm 2014 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đạo tạo trong Công an nhân dân”[28], đáp ứng yêu cầu công tác, chiến
đấu và xây dựng lực lượng, góp phần giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn
xã hội, phục vụ thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Học viện
ANND là cơ sở đào tạo đại học trọng điểm của ngành Công an, có chức năng
đào tạo cán bộ an ninh, phục vụ sự nghiệp đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia,
phát triển kinh tế đất nước. Quá trình đào tạo, Học viện đã coi trọng vận dụng
quan điểm giáo dục, học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn để rèn
luyện kỹ năng thực hành, năng lực thực tiễn cho người sỹ quan an ninh, được
thể hiện trong nhiều khâu, trong đó có quá trình thực tập của sinh viên. Vấn đề
quản lý thực tập đã được Học viện quan tâm, vì đó là biện pháp tốt giúp quá
trình thực tập của sinh viên đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, công tác quản lý thực
tập của Học viện thời gian qua còn những hạn chế trong các khâu về tổ chức
hướng dẫn thực tập, chưa đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo người sỹ quan an ninh
trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Thời gian tới, để nâng cao chất
lượng quản lý thực tập của sinh viên, Học viện cần đổi mới nội dung chương
trình đào tạo, đổi mới phương thức tổ chức thực tập để rèn luyện tốt kỹ năng
thực hành, năng lực thực tiễn cho sinh viên.
Quản lý thực tập của sinh viên an ninh theo tiếp cận CIPO là cách quản lý
theo quá trình, phát huy các yếu tố cơ bản của quá trình đào tạo chú trọng hình
thành năng lực thực tiễn của người sỹ quan an ninh. Do vậy, vận dụng tiếp cận
CIPO vào quản lý thực tập là phù hợp với đặc điểm đào tạo cán bộ an ninh.
Hiện nay, ở các trường Công an nhân dân, vấn đề quản lý thực tập theo
tiếp cận CIPO là vấn đề mới và chưa có công trình nào nghiên cứu hệ thống về
vấn đề này. Với những lý do trên, tác giả nghiên cứu đề tài: “Quản lý thực tập
tốt nghiệp của sinh viên Học viện An ninh nhân dân theo tiếp cận CIPO.”
3
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý thực tập trong đào tạo
cán bộ an ninh, đề xuất giải pháp quản lý thực tập theo tiếp cận CIPO nhằm
nâng cao năng lực thực tiễn của người sỹ quan an ninh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Thực tập trong đào tạo người sỹ quan an ninh.
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý thực tập theo tiếp cận CIPO trong đào
tạo người sỹ quan an ninh.
4. Giả thuyết khoa học
Quản lý thực tập có vai trò quan trọng trong đào tạo người sỹ quan an
ninh. Thực tế thời gian qua, công tác quản lý thực tập của Học viện ANND đã
thu được kết quả nhất định nhưng vẫn còn hạn chế trong quá trình tổ chức thực
tập. Sử dụng tiếp cận CIPO vào quản lý thực tập là đảm bảo tính khoa học trong
đào tạo người sỹ quan an ninh. Do vậy, nếu đề xuất được các giải pháp quản lý
thực tập theo tiếp cận CIPO phù hợp, khả thi sẽ góp phần nâng cao năng lực
thực tiễn của người sỹ quan an ninh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về thực tập và quản lý thực tập của sinh viên
an ninh theo tiếp cận CIPO.
- Nghiên cứu thực trạng thực tập và quản lý thực tập trong đào tạo người
sỹ quan an ninh theo tiếp cận CIPO.
- Đề xuất các giải pháp quản lý thực tập của sinh viên Học viện An ninh
nhân dân theo tiếp cận CIPO.
- Khảo nghiệm và thử nghiệm một số giải pháp đề xuất.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi chủ thể quản lý: Chủ thể chính là giám đốc Học viện ANND.
Các chủ thể chịu trách nhiệm tổ chức thực tập gồm: lãnh đạo công an các tỉnh,
thành phố mà trực tiếp là lãnh đạo các phòng an ninh; lãnh đạo công an các
quận, huyện; lãnh đạo các khoa nghiệp vụ an ninh.
4
- Phạm vi đối tượng nghiên cứu: Quản lý Thực tập tốt nghiệp của sinh
viên chính quy chuyên ngành Nghiệp vụ an ninh (Điều tra trinh sát) của Học
viện ANND theo tiếp cận CIPO.
- Địa bàn nghiên cứu: Khảo sát ở công an các đơn vị có sinh viên thực tập
và các khoa, bộ môn, đơn vị sinh viên của Học viện ANND.
- Khách thể khảo sát: 425 cán bộ chia thành 3 nhóm, cán bộ quản lý
(CBQL) của Học viện và công an các đơn vị; giảng viên (GV) tổ chức thực tập;
cán bộ hướng dẫn thực tập (CBHDTT) và 339 sinh viên (SV) các khóa chuyên
ngành an ninh sau khi thực tập tốt nghiệp.
- Thử nghiệm được thực hiện tại Học viện ANND và công an một số tỉnh.
7. Phương pháp tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp tiếp cận
7.1.1. Tiếp cận CIPO
Đây là tiếp cận chủ yếu tác giả sử dụng để nghiên cứu luận án. Theo
UNESCO, đối với một cơ sở giáo dục, chất lượng giáo dục thể hiện qua 4 yếu tố
C, I, P, O đó là: bối cảnh (Context), đầu vào (Input), quá trình (Process) và kết
quả đầu ra (Outcome). Vì vậy, tiếp cận CIPO cho phép ta vận dụng vào quản lý
thực tập của sinh viên an ninh hiệu quả, nâng cao năng lực thực tiễn của người
sỹ quan an ninh. Ngoài việc sử dụng tiếp cận CIPO, quá trình nghiên cứu luận
án tác giả kết hợp một số cách tiếp cận khác như: tiếp cận năng lực, tiếp cận hệ
thống, tiếp cận chức năng, tiếp cận chuẩn.
7.1.2. Tiếp cận năng lực
Tiếp cận năng lực trong quản lý thực tập của sinh viên an ninh là xác định
rõ các tiêu chuẩn năng lực đối với sinh viên thực tập để tổ chức thực tập, hoàn
thiện kỹ năng thực hành, năng lực chuyên môn cho sinh viên. Luận án sử dụng
cách tiếp cận năng lực để phân tích, xác định các các năng lực của sinh viên an
ninh trong quá trình thực tập làm mục tiêu, định hướng quản lý thực tập để sinh
viên đạt kiến thức, kỹ năng, thái độ cần có trong quá trình thực tập và nâng cao
năng lực thực tiễn trong đào tạo người sỹ quan an ninh.
7.1.3. Tiếp cận hệ thống
5
Tiếp cận hệ thống là sự tiếp cận của giáo dục với tư cách là một hệ thống
vĩ mô của một xã hội, bao gồm những hệ thống trung mô phụ thuộc lẫn nhau,
những hệ thống này lại bao gồm những hệ thống vi mô liên hệ với nhau, sao cho
tất cả tạo nên một chỉnh thể chặt chẽ và hướng vào việc đạt được những mục
đích cuối cùng, nhiều mục đích và những mục tiêu. Theo quan điểm hệ thống thì
tất cả các tổ chức đều là hệ thống và là bộ phận của hệ thống lớn hơn, có sự tác
động qua lại, chi phối hay tương tác với nhau tùy vào mối quan hệ giữa chúng.
Mỗi tổ chức bao giờ cũng hoạt động trong một môi trường cụ thể và luôn chịu
sự tác động của các yếu tố môi trường. Do vậy, nhà quản lý cùng các thành tố
khác trong tổ chức đều chịu sự tác động của môi trường. Sử dụng tiếp cận hệ
thống, luận án xem xét mối quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố có tác động
ảnh hưởng đến thực tập và quản lý thực tập của sinh viên để điều chỉnh hoạt
động quản lý sao cho thực tập của sinh viên đạt hiệu quả cao nhất trong điều
kiện, hoàn cảnh cụ thể.
7.1.4. Tiếp cận chức năng
Đối với nhà quản lý, trong công việc của mình thường quán triệt một cách
hệ thống theo 4 chức năng quản lý: Kế hoạch hóa; Tổ chức; Chỉ đạo; Kiểm tra.