Luận án Quản lý tiền mã hóa (cryptocurrency): Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam

Bước sang thế kỷ 21, chưa bao giờ nền kinh tế thế giới phải đối diện với nhiều thách thức cũng như cơ hội phát triển như hiện nay. Trong đó, tài chính - tiền tệ là một trong những lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm, có tác động quyết định đến sự phát triển kinh tế của mỗi nước. Bên cạnh những thành tựu to lớn về lý luận, quản lý và sáng tạo ra các hình thái tài chính, tiền tệ khác nhau, không thể phủ nhận rằng tốc độ phát triển nhanh và tinh vi của thị trường tài chính, tiền tệ đã đặt ra nhiều thách thức và rủi ro cho các nhà quản lý và đầu tư. Trong thời đại toàn cầu hóa, khi nhu cầu đầu tư, thanh toán và giao dịch ngày càng cao, tiền tệ với chức năng là trung gian trao đổi, đóng vai trò thiết yếu cho sự phát triển bền vững của mỗi nền kinh tế. Lịch sử phát triển của tiền tệ đã chứng kiến nhiều sự thay đổi về hình thái cũng như chức năng của tiền tệ nói chung, gắn liền với từng bước phát triển của kinh tế thế giới. Từ tiền tệ hàng hóa (hay hóa tệ- commodity money), bao gồm hóa tệ phi kim loại (hàng hóa) và hóa tệ kim loại (tiền đồng, bạc, kẽm), đến tiền danh nghĩa, gồm hai hình thái chính là tiền kim loại (tiền xu) và tiền giấy (paper money). Ngày nay do sự phát triển của các tổ chức tín dụng, cùng với tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ thông tin và mạng lưới viễn thông, nhiều hình thái tiền tệ mới đã xuất hiện như tiền tín dụng (credit money) hay tiền điện tử (electronic money). Trong đó, phải kể đến sự phát triển mạnh mẽ của tiền mã hóa (hay còn gọi là tiền mật mã-Crytocurrency) trong những năm gần đây. Với những ưu điểm nổi bật về chi phí, thời gian giao dịch, khả năng thanh khoản, tiện dụng và dễ dàng sử dụng, tiền mã hóa đang ngày càng chứng minh ưu thế của mình so với tiền giấy truyền thống và hứa hẹn sẽ là đồng tiền của tương lai. Với lịch sử hình thành và phát triển không dài, tuy nhiên Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác đã cho thấy một sự phát triển vượt bậc đáng ngạc nhiên. Giá trị của các loại tiền mã hóa đã tăng gấp nhiều lần, quy mô vốn hóa của thị trường ngày càng tăng, đơn cử Bitcoin (tiền mã hóa2 đầu tiên) kể từ khi mới ra đời năm 2009 với giá chưa đến 1USD, cơn sốt Bitcoin bùng nổ vào tháng 11 năm 2021 khi giá 1 Bitcoin lên đến gần 70.000 USD. Hiện nay, với tình hình còn nhiều biến động, giá Bitcoin và các loại tiện điện tử khác giao động liên tục và quy mô giá trị vốn hóa của khoảng hơn 19.000 các loại tiền mã hóa và token đến thời điểm nghiên cứu (5/2022) là khoảng hơn 1.000 tỷ USD (theo Coinmarketcap.com). Tính đến thời điểm này, gần 30 quốc gia bao gồm Mỹ, Đức, Canada, c, Brazil, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc đã chấp nhận Bitcoin như một phương thức thanh toán hợp lệ.

pdf178 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý tiền mã hóa (cryptocurrency): Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ NGỌC ĐIỂN QUẢN LÝ TIỀN MÃ HÓA (CRYPTOCURRENCY): KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội - 2022 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ NGỌC ĐIỂN QUẢN LÝ TIỀN MÃ HÓA (CRYPTOCURRENCY): KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM Ngành: Kinh tế Quốc tế Mã số: 9 31 01 06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Lê Xuân Sang 2. TS. Tô Thị Ánh Dương Hà Nội - 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu, dữ liệu tham khảo được sử dụng trong phân tích có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án của tôi do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan. Nội dung luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Người cam đoan Lê Ngọc Điển MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TIỀN MÃ HÓA .............. 12 1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .................................... 12 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước ...................................... 21 1.3. Khoảng trống nghiên cứu ...................................................................... 25 Tiểu kết Chương 1 ......................................................................................... 27 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TIỀN MÃ HÓA ............... 28 2.1. Khái niệm và tiêu chí đánh giá sự phát triển của tiền mã hóa .......... 28 2.1.1. Khái niệm tiền mã hóa và các thuật ngữ liên quan ......................... 28 2.1.2. Tiêu chí đánh giá sự phát triển của tiền mã hóa ............................. 32 2.2.Phân biệt, phân loại tiền mã hóa với các loại tiền khác ...................... 33 2.2.1 Phân loại tiền mã hóa ....................................................................... 33 2.2.2. Phân biệt tiền mã hóa và các loại tiền khác .................................... 35 2.2.3. Phân loại giữa các dạng của tiền mã hóa ........................................ 37 2.3. Đặc điểm, khai thác và cơ chế giao dịch của tiền mã hóa .................. 39 2.3.1 Những đặc điểm của tiền mã hóa ..................................................... 39 2.3.2. Cơ chế giao dịch .............................................................................. 43 2.4. Lợi ích, hạn chế và những rủi ro khi sử dụng tiền mã hóa ................ 46 2.4.1. Lợi ích của tiền mã hóa ................................................................... 46 2.4.2. Hạn chế của tiền mã hóa ................................................................. 48 2.4.3. Những rủi ro khi sử dụng tiền mã hóa ............................................ 49 2.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và quản lý tiền mã hóa .......... 53 2.5.1. Pháp luật quản lý của từng quốc gia ............................................... 53 2.5.2. Nguồn cung và cầu của Thị trường ................................................. 53 2.5.3. Mức độ phát triển của tổ chức phát hành ........................................ 54 2.5.4. Chi phí khai thác ............................................................................. 54 2.5.5. Số lượng các loại tiền mã hóa thay thế. .......................................... 55 2.5.6. Chi phí giao dịch ............................................................................. 55 2.5.7. Sức mạnh của truyền thông ............................................................. 56 2.5.8 Tâm lý của Thị trường ..................................................................... 56 2.5.9. Mức độ uy tín của những sàn giao dịch được nêm yết ................... 57 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 58 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ TIỀN MÃ HÓA ............................................................. 59 3.1 Thực trạng phát triển tiền mã hóa trên thế giới .................................. 59 3.1.1. Lịch sử hình thành tiền mã hóa ....................................................... 59 3.1.2 Giai đoạn hình thành 2009 – 2016 ................................................... 65 3.1.3 Giai đoạn phát triển 2017 –5/ 2022 ................................................. 71 3.2. Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển và quản lý tiền mã hóa .......... 83 3.2.1.Cách tiếp cận của các quốc gia trong phát triển và quản lý tiền mã hóa 84 3.2.2 Quốc gia thân thiện với tiền mã hóa ................................................ 86 3.2.3 Quốc gia cấm hoàn toàn tiền mã hóa ............................................. 102 3.2.4. Quốc gia chuyển đổi từ cấm sang chấp nhận ................................ 108 3.2.5. Quốc gia sử dụng tiền mã hóa Bitcoin làm tiền tệ ........................ 111 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 114 Chương 4: THỰC TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG, QUẢN LÝ TIỀN MÃ HÓA Ở VIỆT NAM VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH .............................. 116 4.1. Thực trạng khai thác, sử dụng và quản lý tiền mã hóa ở Việt Nam .... 116 4.1.1. Thực trạng khai thác tiền mã hóa tại Việt Nam ............................ 116 4.1.2. Thực trạng sử dụng tiền mã hóa ở Việt Nam hiện nay ................. 120 4.1.3 Thực trạng ICO (hình thức gọi vốn thông qua phát hành tiền mã hóa) ở Việt Nam ............................................................................................ 127 4.1.4 Thực tế quản lý tiền mã hóa ở Việt Nam ....................................... 131 4.1.5 Triển vọng phát triển tiền mã hóa ở Việt Nam .............................. 135 4.2 Gợi ý chính sách quản lý tiền mã hóa ở Việt Nam ............................. 137 4.2.1 Các khuyến nghị về sử dụng, giao dịch tiền mã hóa ở Việt Nam . 138 4.2.2. Những tồn tại trong quản lý tiền mã hóa tại Việt Nam ................ 141 4.2.3. Một số gợi ý chính sách quản lý tiền mã hóa ở Việt Nam thời gian tới144 Tiểu kết chương 4 ........................................................................................ 152 KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................. 153 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ...................... 156 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 157 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ AML/CFT Anti Money Laundering/Countering Financing of Terrorism (Chương trình phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố) AMLO Văn phòng chống rửa tiền Thái Lan BDS Bất động sản CBDC Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương CFTC Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai CNTT Công nghệ thông tin ECB European Central Bank (Ngân hàng Trung ương Châu Âu) E-CNY Nhân dân tệ số FATF Financial Action Task Force (Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế) FinCEN The Financial Crimes Enforcement Network (Mạng lưới chống tội phạm tài chính Hoa kỳ) FCA Cơ quan quản lý tài chính của Chính phủ Anh FPC Ủy ban Chính sách Tài chính Anh FSA Cơ quan Dịch vụ Tài chính của Nhật Bản FSB Hội đồng ổn định tài chính toàn cầu FSC Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hàn Quốc (FSC), FOREX Sàn giao dịch ngoại hối FOMO Hội chứng tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội GameFi Trò chơi tài chính IMF Quỹ Tiền tệ quốc tế ICO Huy động vốn thông qua việc phát hành một loại tiền mã hóa KTS Kỹ thuật số NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng Trung ương NFT Sản phẩm (token) không thể thay thế NYSE Sở giao dịch chứng khoán New York MAS Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) PBOC Ngân hàng trung ương Trung Quốc SEC Ủy ban chứng khoán Thái Lan TCTD Tổ chức tín dụng TMH Tiền mã hóa DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Phân biệt tiền mã hóa và tiền kỹ thuật số của NHTW ................... 34 Bảng 2.2: Phân biệt tiền mã hóa và tiền tệ Fiat .............................................. 35 Bảng 2.3: Phân biệt tiền mã hóa và tiền điện tử, tiển ảo ................................. 37 Bảng 2.4: Phân biệt Coin và Token ................................................................ 38 Bảng 2.5 Phân biệt giữa Coin nền tảng và Meme Coin .................................. 39 Bảng 3.1: Số liệu về lượng tiền mã hóa (Coin) phát hành và tổng giá trị vốn hóa thị trường ............................................................................... 67 Bảng 3.2: 10 loại tiền mã hóa phổ biến trong giai đoạn 2009 -2016 .............. 68 Bảng 3.3: 10 loại tiền mã hóa phổ biến trong năm 2017 ................................ 72 Bảng 3.4: 10 loại tiền mã hóa phổ biến trong năm 2021 ................................ 78 Bảng 3.5: Tổng hợp 10 công ty đại chúng đang sở hữu nhiều Bitcoin nhất hiện nay ....................................................................................... 79 Bảng 3.6: Top 10 hệ sinh thái blockchain có tốc độ phát triển nhanh nhất trong năm 2021: .................................................................................. 81 Bảng 3.7 Top 10 hệ sinh thái blockchain có số lượng nhà phát triển lớn nhất trong năm 2021 ........................................................................... 82 Bảng 3.8: Thống kê các quốc gia cấm và ngầm cấm sử dụng tiền mã hóa ... 85 Bảng 3.9. Một số đặc điểm phân biệt quan điểm của các quốc gia đối với tiền mã hóa...114 Bảng 4.1 : xếp hạng các quốc gia có tỷ lệ người dùng nắm giữ tiền mã hóa nhiều nhất thế giới của Triple A. ............................................... 126 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Khung phân tích của luận án ........................................................... 11 Hình 3.1 Tổng vốn hóa thị trường tiền mã hóa (Đơn vị: Nghìn tỷ USD) ...... 76 Hình 3.2 Diễn biến giá của Bitcoin (Đơn vị: USD) ........................................ 77 Hình 4.1 Tăng trưởng cộng đồng khai thác tiền mã hóa ............................... 117 Hình 4.2 Mức độ quan tâm của người dân đối với tiền mã hóa ................... 124 Hình 4.3 Bảng xếp hạng 25 quốc gia kiếm lời nhiều nhất từ Bitcoin trong năm 2020. .......................................................................................... 125 Hình 4.4 Chiêu trò lừa đảo trong việc tổ chức ICO của tiền mã hóa Confido .............................................................................................. 127 DANH MỤC CÁC HỘP Hộp 2.1 Những mốc phát triển chính của Bitcoin .......................................... 61 Hộp 3.1: Các quy định mới về quản lý, giám sát tiền mã hóa của Nhật Bản ....... 88 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Bước sang thế kỷ 21, chưa bao giờ nền kinh tế thế giới phải đối diện với nhiều thách thức cũng như cơ hội phát triển như hiện nay. Trong đó, tài chính - tiền tệ là một trong những lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm, có tác động quyết định đến sự phát triển kinh tế của mỗi nước. Bên cạnh những thành tựu to lớn về lý luận, quản lý và sáng tạo ra các hình thái tài chính, tiền tệ khác nhau, không thể phủ nhận rằng tốc độ phát triển nhanh và tinh vi của thị trường tài chính, tiền tệ đã đặt ra nhiều thách thức và rủi ro cho các nhà quản lý và đầu tư. Trong thời đại toàn cầu hóa, khi nhu cầu đầu tư, thanh toán và giao dịch ngày càng cao, tiền tệ với chức năng là trung gian trao đổi, đóng vai trò thiết yếu cho sự phát triển bền vững của mỗi nền kinh tế. Lịch sử phát triển của tiền tệ đã chứng kiến nhiều sự thay đổi về hình thái cũng như chức năng của tiền tệ nói chung, gắn liền với từng bước phát triển của kinh tế thế giới. Từ tiền tệ hàng hóa (hay hóa tệ- commodity money), bao gồm hóa tệ phi kim loại (hàng hóa) và hóa tệ kim loại (tiền đồng, bạc, kẽm), đến tiền danh nghĩa, gồm hai hình thái chính là tiền kim loại (tiền xu) và tiền giấy (paper money). Ngày nay do sự phát triển của các tổ chức tín dụng, cùng với tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ thông tin và mạng lưới viễn thông, nhiều hình thái tiền tệ mới đã xuất hiện như tiền tín dụng (credit money) hay tiền điện tử (electronic money). Trong đó, phải kể đến sự phát triển mạnh mẽ của tiền mã hóa (hay còn gọi là tiền mật mã-Crytocurrency) trong những năm gần đây. Với những ưu điểm nổi bật về chi phí, thời gian giao dịch, khả năng thanh khoản, tiện dụng và dễ dàng sử dụng, tiền mã hóa đang ngày càng chứng minh ưu thế của mình so với tiền giấy truyền thống và hứa hẹn sẽ là đồng tiền của tương lai. Với lịch sử hình thành và phát triển không dài, tuy nhiên Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác đã cho thấy một sự phát triển vượt bậc đáng ngạc nhiên. Giá trị của các loại tiền mã hóa đã tăng gấp nhiều lần, quy mô vốn hóa của thị trường ngày càng tăng, đơn cử Bitcoin (tiền mã hóa 2 đầu tiên) kể từ khi mới ra đời năm 2009 với giá chưa đến 1USD, cơn sốt Bitcoin bùng nổ vào tháng 11 năm 2021 khi giá 1 Bitcoin lên đến gần 70.000 USD. Hiện nay, với tình hình còn nhiều biến động, giá Bitcoin và các loại tiện điện tử khác giao động liên tục và quy mô giá trị vốn hóa của khoảng hơn 19.000 các loại tiền mã hóa và token đến thời điểm nghiên cứu (5/2022) là khoảng hơn 1.000 tỷ USD (theo Coinmarketcap.com). Tính đến thời điểm này, gần 30 quốc gia bao gồm Mỹ, Đức, Canada, c, Brazil, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc đã chấp nhận Bitcoin như một phương thức thanh toán hợp lệ. Du nhập vào Việt Nam từ năm 2013, đến nay thị trường Bitcoin và các tiền mã hóa khác đã dần hình thành với đầy đủ thành phần tham gia gồm người khai thác (thợ đào), sàn giao dịch không chính thức, nhà nghiên cứu, nhà cung cấp hạ tầng công nghệ, nhà đầu tư và người sử dụng. Mặc dù có rất ít thống kê chi tiết về hoạt động của thị trường song qua số lượng trang thông tin về Bitcoin và tiền mã hóa ngày càng nở rộ trên mạng Internet và việc Việt Nam luôn đứng trong nhóm đầu thế giới về truy cập vào các trang điện tử, các sàn giao dịch lớn trên thế giới như Coinmarketcap, Bittrex..1, có thể đánh giá số lượng người quan tâm đến Bitcoin và tiền mã hóa ảo ở Việt Nam rất lớn và thị trường tiền mã hóa khá sôi động và đã từng được chấp nhận thanh toán ở một số nơi. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là những hoạt động này nằm ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước. Ngày 11/04/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2018 về tăng cường quản lý hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền mã hóa tương tự khác. Sau đó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 13/4/2018 về các biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan tới tiền mã hóa trong đó yêu cầu triển khai hiệu quả các giải pháp về phòng chống rửa tiền, tăng cường các biện pháp kiểm soát, quản lý rủi ro nhằm phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng hệ thống ngân hàng, hệ 1 Trong quý I năm 2018, lượng truy cập từ Việt Nam vào Coinmarketcap đứng nhì thế giới chỉ sau Mỹ, trên Nga, Anh, Đức (chiếm 6,39% số lượng người truy cập), truy cập vào trang Bittrex chiếm 10,72% đứng sau Mỹ, trên Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật. 3 thống thanh toán cho mục đích mua bán, trao đổi tiền mã hóa hoặc sử dụng tiền mã hóa như phương tiện thanh toán. Tuy nhiên, mặc cho cơ quan chức năng lên tiếng cảnh báo và không cấp phép thành lập sàn giao dịch tiền mã hóa, không cho dùng tiền mã hóa làm phương tiện thanh toán thì số người quan tâm đến tiền mã hóa ở Việt Nam vẫn ngày càng tăng. Nhiều ý kiến cho rằng, các biện pháp cấm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) là không khả thi và phù hợp trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế khu vực và quốc tế. Vì vậy, thay vì cấm triệt để và xem Bitcoin và các tiền mã hóa khác là phương tiện thanh toán có khả năng gây nguy hiểm, rủi ro cho hệ thống tiền tệ và nền kinh tế, Việt Nam có thể dùng những biện pháp, chế tài để kiểm soát và quản lý loại tiền này. Việc tồn tại, phát triển đa dạng, phức tạp của tiền mã hóa là tất yếu khách quan. Tại nhiều nước hiện nay, Bitcoin và các loại tiền mã hóa không chỉ là phương tiện thanh toán mà còn được xem là hàng hóa để đầu tư, đầu cơ. Tiền mã hóa có thể sẽ phát huy được những khía cạnh tích cực trong đời sống kinh tế - xã hội như hỗ trợ thanh toán không dùng tiền mặt, thúc đẩy thương mại điện tử, giảm thiểu chi phí giao dịchnếu được kiểm soát và quản lý tốt. Tuy nhiên, việc quản lý, giám sát tiền mã hóa khiến cho nhiều chính phủ, trong đó có Việt Nam, đau đầu vì không biết xếp chúng vào loại nào và do cơ quan nào quản lý. Trong bối cảnh khung pháp lý về tiền mã hóa ở Việt Nam là chưa rõ ràng, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, thậm chí có thể trái ngược nhau, việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong quản lý Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác, từ đó đưa ra các đề xuất, định hướng chính sách quản lý tại Việt Nam là rất cần thiết. Cho đến nay, ở Việt Nam chưa có các nghiên cứu đầy đủ, hệ thống về tiền mã hóa để làm luận cứ cho việc đề xuất chính sách quản lý loại tiền này. Vì vậy, việc nghiên cứu toàn diện về Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác để đưa ra các khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam là hết sức quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xuất phát từ yêu cầu trên, Nghiên cứu sinh đã lựa chọn 4 đề tài ― Quản lý tiền mã hóa (Cryptocurrentcy): Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam‖. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong quản lý tiền mã hóa; nghiên cứu sự phát triển, thực trạng hoạt động và khuôn khổ pháp lý quản lý tiền mã hóa tại một số quốc gia trên thế giới. Trên cơ sở đó, đưa ra một số gợi ý chính sách để quản lý tiền mã hóa tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và hệ thống tài chính. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án -Tổng quan cơ sở lý luận về tiền mã hóa, bao gồm làm rõ bản chất của tiền mã hóa trên cơ sở hệ thống hóa khái niệm và phân loại của một số loại tiền liên quan như tiền kỹ thuật số, tiền điện tử, tiền ảo; chỉ rõ đặc điểm và cơ chế giao dịch của Bitcoin và các loại tiền mã hóa; đưa ra những ưu điểm/lợi ích và nhược điểm/hạn chế của tiền mã hóa; phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của tiền mã hóa. - Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của tiền mã hóa từ khi ra đời (2008) cho đến nay (2022) trên các khía cạnh như công nghệ, thị trường và các yếu tố pháp lý liên quan. - Nghiên cứu mô hình, khuôn khổ pháp lý của một số quốc gia (Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ Trung Quốc,) trong việc quản lý tiền mã hóa. - Nghiên cứu thực trạng sử dụng, giao dịch, quản lý tiền mã hóa ở Việt Nam. - Đưa ra một số gợi ý chính sách về quản lý tiền mã hóa tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và hệ thống tài chính. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về sự phát triển của tiền mã hóa trên thế giới; kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc quản lý tiền mã hóa. Phạm vi nghiên cứu 5 - Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Tiền kỹ thuật số hoạt động dựa trên mô hình phân tán và công nghệ mật mã được gọi là tiền mã hóa hay tiền mật mã (cryptocurrency). Bitcoin chỉ là một loại cụ thể trong nhóm tiền mã hóa nhưng có mức độ phổ biến nhất hiện nay. Bitcoin hiện có giá trị vốn hóa chiếm xấp xỉ 50% tổng mức vốn hóa của thị trường tiền mã hóa2. Hiện nay trên thế giới có hàng chục nghìn loại tiền mã hóa và các loại tiền mã hóa mới vẫn phát sinh thêm trong quá trình huy động vốn của doanh nghiệp, trong đó các đồng tiền mã hóa có khối lượng giao dịch lớn như Ethereum (ETH), Ethereum Classic (ETC), Bitcoin Cash (BCH), Litecoin (LTC), Ripple (XRP), DASH (DSH), Tether (USDT),

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_tien_ma_hoa_cryptocurrency_kinh_nghiem_quoc.pdf
  • pdfQD_LeNgocDien.pdf
  • pdfTT LeNgocDien.pdf
  • pdfTrichyeu_LeNgocDien.pdf
Luận văn liên quan