Luận án Quản lý tổng thể dự án của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành và khu vực tại Việt Nam

Cũng trên cơ sở áp dụng các nguyên tắc TQM, nghiên cứu [95] đề xuất ứng dụng QLTTh dự án trong phạm vi một tổ chức có nhiều dự án bằng cách sử dụng các nguyên tắc của TQM và thay thế cụm từ QLDA vào cụm từ quản lý chất lượng để thiết lập nguyên tắc QLTTh dự án: - Mọi người trong tổ chức hiểu QLDA là trung tâm của thành công trong tổ chức. - Mọi người trong tổ chức đóng góp vào QLDA. - Văn hoá và cơ cấu tổ chức được xây dựng và duy trì để hỗ trợ QLTTh dự án. - Cải tiến liên tục là bắt buộc và được mong đợi. Những thay đổi này, nếu được thực hiện phù hợp, sẽ dẫn đến một phương pháp tiếp cận phát triển hơn trong QLDA của tổ chức và cuối cùng là quản lý danh mục, chương trình nhiều dự án của tổ chức. Cùng tiếp cận QLTTh từ góc độ quản lý nhiều dự án, nghiên cứu [79] cho rằng giải pháp QLTTh cần cách tiếp cận hệ thống, cung cấp một tư duy với cách tiếp cận toàn bộ tổ chức để thiết lập một hệ thống QLDA hiệu quả. Một hệ thống như vậy sẽ mở đường cho việc phát triển các giải pháp QLTTh thông qua việc tạo ra một tư duy dựa trên dự án, trong đó mỗi dự án được thực hiện phù hợp với chiến lược của tổ chức và do đó mọi người tham gia dự án và thành viên nhóm có thể nhận được sự hỗ trợ cần thiết từ cán bộ quản lý các cấp. Hệ thống sẽ là nền tảng cho việc thực hiện QLTTh và bắt đầu quá trình quản lý từng dự án. Các giải pháp QLTTh cho phép xây dựng sự hợp tác chặt chẽ và trao đổi thông tin giữa các nhân viên dự án, sử dụng công nghệ và các quy trình là động lực chính trong môi trường hội nhập tổng thể của dự án với tổ chức. Điều này sẽ giúp một tổ chức có nhiều dự án ổn định quy trình kinh doanh, dẫn dắt nhân viên đạt được hiệu quả làm việc và có trách nhiệm giải trình. Mục tiêu của QLTTh là tạo ra một nền văn hóa dựa trên dự án, trong đó mỗi dự án được thực hiện phù hợp với chiến lược của tổ chức để cải tiến liên tục cả hiệu quả của tổ chức và cá nhân. Để thực hiện các giải pháp QLTTh đòi hỏi một cơ sở hạ tầng linh hoạt cho phép phản ứng với sự năng động của môi trường dự án và các tiến bộ nhanh trong công nghệ. Tác giả phác thảo một mô hình 5 bước để thực hiện các giải pháp QLTTh các dự án, giúp cho các nhân viên quản lý và điều hành trong các tổ chức định hướng dự án, có nhiều dự án.

pdf207 trang | Chia sẻ: Tuệ An 21 | Ngày: 08/11/2024 | Lượt xem: 14 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý tổng thể dự án của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành và khu vực tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THU HẰNG QUẢN LÝ TỔNG THỂ DỰ ÁN CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CHUYÊN NGÀNH VÀ KHU VỰC TẠI VIỆT NAM Ngành: Quản lý xây dựng Mã số: 9580302 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hà Nội - Năm 2024 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THU HẰNG QUẢN LÝ TỔNG THỂ DỰ ÁN CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CHUYÊN NGÀNH VÀ KHU VỰC TẠI VIỆT NAM Ngành: Quản lý xây dựng Mã số: 9580302 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. NGUYỄN HUY THANH 2. GVC.TS. NGUYỄN MINH ĐỨC Hà Nội – Năm 2024 i LỜI CAM ĐOAN Nghiên cứu sinh xin cam đoan đề tài luận án tiến sỹ “Quản lý tổng thể dự án của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành và khu vực tại Việt Nam” là thành quả của quá trình học tập, nghiên cứu độc lập của bản thân, dưới sự hướng dẫn của GS.TS Nguyễn Huy Thanh và TS.Nguyễn Minh Đức. Các số liệu và trích dẫn sử dụng cho Luận án đảm bảo chính xác, đáng tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng và được xử lý trung thực, khách quan. Kết quả nghiên cứu không trùng với các công trình khoa học đã được công bố. Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2024 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thu Hằng ii LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới các Thầy hướng dẫn: GS.TS Nguyễn Huy Thanh và TS Nguyễn Minh Đức đã tận tâm chỉ bảo và hướng dẫn Nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, giúp Nghiên cứu sinh hoàn thành nội dung luận án của mình. Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Phòng Quản lý đào tạo, Khoa Kinh tế và quản lý xây dựng, Bộ môn Tổ chức kế hoạch, Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ để Nghiên cứu sinh có thể hoàn thành luận án. Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và quản lý xây dựng, các nhà khoa học, các chuyên gia, bạn bè đồng nghiệp đã hỗ trợ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp Nghiên cứu sinh kịp thời hoàn thiện luận án Cuối cùng, Nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân đã chia sẻ, động viên trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu này. Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận án Nguyễn Thị Thu Hằng iii MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VII DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ... IX DANH MỤC CÁC BẢNG . X MỞ ĐẦU . 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án ... 1 2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của luận án . 3 2.1 Mục đích nghiên cứu .. 3 2.2 Mục tiêu nghiên cứu ... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 4 3.1 Đối tượng nghiên cứu 4 3.2 Phạm vi nghiên cứu .. 4 4. Cơ sở khoa học của đề tài . 4 5. Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu . 5 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu . 6 6.1 Phương pháp luận nghiên cứu ... 7 6.2 Phương pháp nghiên cứu ... 7 7. Những đóng góp mới của luận án . 8 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án 8 7.1 Ý nghĩa khoa học 8 7.2 Ý nghĩa thực tiễn 9 9. Cấu trúc của luận án .. 9 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN. 10 1.1. Các chủ đề chính liên quan đến quản lý tổng thể các dự án của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu vực .. 10 1.1.1. Các nghiên cứu về quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt Nam .. 10 1.1.2. Các nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước của các Ban quản lý dự án .. 21 1.1.3. Các nghiên cứu về quản lý tổng thể dự án đầu tư xây dựng trong và ngoài nước 22 1.2. Khoảng trống nghiên cứu và những vấn đề luận án sẽ đi sâu nghiên cứu 30 1.2.1. Khoảng trống nghiên cứu .. 30 1.2.2. Những vấn đề luận án sẽ đi sâu nghiên cứu .. 32 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TỔNG THỂ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CHUYÊN NGÀNH/KHU VỰC . 34 2.1. Cơ sở lý luận về dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước .. 34 iv 2.1.1. Khái niệm và phân loại dự án đầu tư xây dựng .. 34 2.1.2. Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ... 35 2.1.3. Mục tiêu của dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước .. 36 2.1.4. Trình tự đầu tư xây dựng của dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt Nam và phương thức thực hiện dự án theo các hình thức phân chia gói thầu .. 37 2.1.5. Bản chất tổng thể của dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước 39 2.2. Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu vực .. 41 2.2.1. Khái niệm về quản lý và quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước 41 2.2.2. Mục tiêu của quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước . 43 2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu vực . 50 2.3. Cơ sở lý luận về quản lý tổng thể dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước của Ban quản lý dự án 58 2.3.1. Sự cần thiết quản lý tổng thể dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước . 58 2.3.2. Cách tiếp cận cơ sở lý luận và thực tiễn trong quản lý tổng thể dự án đầu tư xây dựng60 2.3.3. Khái niệm và một số yêu cầu của quản lý tổng thể dự án đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước 66 2.3.4. Các kỹ thuật, công cụ có thể sử dụng để quản lý tổng thể dự án của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu vực 73 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TỔNG THỂ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CHUYÊN NGÀNH/KHU VỰC . 78 3.1. Thực trạng chung các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước giai đoạn 2016-2021 . 78 3.1.1. Tình hình đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước 78 3.1.2. Tình hình thực hiện dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước 79 3.2. Nhận diện các nhân tố quản lý tổng thể dự án và khảo sát đánh giá tác động của các nhân tố này tới thành công dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước 81 3.2.1. Nhận diện các nhân tố quản lý tổng thể ảnh hưởng tới thành công dự án .. 81 3.2.2 Khảo sát, đánh giá tác động của các nhân tố quản lý tổng thể dự án và nhân tố pháp lý tới thành công dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước .. 85 3.2.2.3 Thống kê mô tả và đánh giá độ tin cậy của thang đo ... 88 3.3. Thực trạng quản lý tổng thể dự án và kết quả thực hiện dự án tại một số Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu vực 92 3.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý tổng thể và quản lý thay đổi của dự án 93 3.3.2. Thực trạng cơ cấu tổ chức và nhân sự từ góc nhìn quản lý tổng thể .. 95 3.3.3. Thực trạng hệ thống quy chế, quy trình thực hiện quản lý dự án .. 98 3.3.4. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tổng thể dự án .. 99 v 3.3.5. Thực trạng kết quả thực hiện các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước .. 101 3.4. Những tồn tại cần khắc phục trong quản lý tổng thể dự án tại các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu vực 103 CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TỔNG THỂ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CHUYÊN NGÀNH/KHU VỰC .. 107 4.1. Bối cảnh đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt Nam hiện nay và giai đoạn tiếp theo 107 4.1.1. Tình hình đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước trong thời gian tới 107 4.1.2. Xu hướng quản lý thông tin, chuyển đổi số ngành xây dựng Việt Nam . 108 4.2. Căn cứ đề xuất giải pháp triển khai thực hiện quản lý tổng thể dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt Nam ... 109 4.2.1. Căn cứ khoa học, pháp lý và thực tiễn của các đề xuất . 109 4.2.2. Các tiền đề cho việc đề xuất giải pháp .. 111 4.2.3. Định hướng các giải pháp quản lý tổng thể dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước cho các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, khu vực . 112 4.3. Nhóm giải pháp về xây dựng kế hoạch quản lý tổng thể và quản lý sự thay đổi của dự án 113 4.3.1. Vận dụng phương pháp hệ thống lập kế hoạch cuối cùng (Last Planner System) và lập kế hoạch cuốn chiếu (Rolling Wave Planning) để lập và kiểm soát kế hoạch quản lý tổng thể dự án . 113 4.3.2. Giải pháp quản lý sự thay đổi và ra quyết định thay đổi trong quá trình thực hiện dự án . 115 4.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý dự án 120 4.4.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức phân công, phân cấp ra quyết định đối với dự án .. 120 4.4.2. Vận dụng mô hình văn phòng quản lý dự án để thành lập nhóm tham mưu hỗ trợ cho các ban quản lý dự án chuyên ngành, khu vực 123 4.5. Giải pháp tuyển dụng, đào tạo nâng cao năng lực quản lý tổng thể dự án cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu vực . 125 4.5.1. Tuyển dụng và bố trí nhân lực trong Ban quản lý dự án .. 126 4.5.2. Định hướng và nội dung đào tạo nâng cao năng lực QLTTh dự án cho đội ngũ cán bộ trong Ban quản lý dự án .. 126 4.5.3. Sàng lọc để nguồn nhân lực luôn đạt chuẩn về chất lượng và hiệu suất trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng 128 4.6. Giải pháp tích hợp các lĩnh vực quản lý dự án thông qua vận dụng nhóm quy trình quản lý tích hợp của Viện Quản lý dự án (Hoa Kỳ) .. 128 4.6.1. Quy trình tạo hồ sơ pháp lý nội bộ dự án . 130 4.6.2. Quy trình xây dựng kế hoạch quản lý tổng thể dự án .. 131 4.6.3. Quy trình quản lý kiến thức dự án 132 vi 4.6.4. Quy trình kết thúc giai đoạn dự án/dự án 133 4.7. Giải pháp xây dựng hệ thống thông tin dự án phục vụ việc quản trị dự án . 134 4.8. Giải pháp ứng dụng nguyên lý hệ thống để thiết kế hệ thống quản lý tổng thể dự án đầu tư xây dựng 139 KẾT LUẬN 145 1. Kết quả đạt được của luận án .. 145 2. Những đóng góp mới của luận án 145 3. Hạn chế của luận án . 146 4. Kiến nghị và những hướng nghiên cứu tiếp theo .. 147 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO 150 PHỤ LỤC 1: Trình tự hình thành, thực hiện dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước . PL1 PHỤ LỤC 2: Phiếu điều tra phục vụ nghiên cứu đánh giá mức độ phù hợp của các nhân tố quản lý tổng thể dự án .. PL6 PHỤ LỤC 3: Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ phù hợp của các nhân tố quản lý tổng thể dự án . PL8 PHỤ LỤC 4: Danh sách chuyên gia trả lời bảng hỏi về đánh giá mức độ phù hợp của các nhân tố quản lý tổng thể dự án . PL10 PHỤ LỤC 5: Danh sách đơn vị thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu của luận án .. PL11 PHỤ LỤC 6: Danh mục các tài liệu về quy chế tổ chức và hoạt động của các BQLDA ĐTXD chuyên ngành/khu vực .. PL12 PHỤ LỤC 7: Phiếu điều tra phục vụ nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố quản lý tổng thể tới thành công dự án đầu tư xây dựng PL17 PHỤ LỤC 8: Bảng phỏng vấn về thực trạng quản lý tổng thể dự án tại các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu vực .. PL23 PHỤ LỤC 9: Danh sách đơn vị tham gia khảo sát đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới thành công dự án đầu tư xây dựng . PL26 PHỤ LỤC 10: Kết quả kiểm định dữ liệu khảo sát đánh giá mức độ ảnh hưởng của quản lý tổng thể dự án tới thành công dự án PL27 PHỤ LỤC 11: Các biểu đồ đánh giá giả định hồi quy về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố quả lý tổng thể tới thành công dự án ĐTXD PL32 PHỤ LỤC 12: Danh mục hồ sơ dự án phục vụ công tác nghiệm thu các giai đoạn ĐTXD .. PL34 PHỤ LỤC 13: Danh mục hồ sơ dự án ĐTXD bàn giao cho đơn vị quản lý vận hành công trình của dự án . PL38 vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BIM Mô hình thông tin công trình (Building Information Modeling) BQLDA Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng BQLDACV Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu vực CDE Môi trường dữ liệu chung (Common Data Environment) CĐT Chủ đầu tư DB Phương thức Thiết kế - Xây dựng (Design - Build) DBB Phương thức Thiết kế - Đấu thầu - Xây dựng (Design - Bid – Build) ĐTXD Đầu tư xây dựng ĐTXDCN Đầu tư xây dựng chuyên ngành ĐTXDKV Đầu tư xây dựng khu vực EC Thiết kế và thi công xây dựng công trình (Engineering – Construction) EP Thiết kế và mua sắm vật tư, thiết bị (Engineering – Procurement) EPC Thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng công trình (Engineering – Procurement– Construction) IDC Tư vấn thiết kế tích hợp (Integrated Design Consultant) IPD Phương thức thực hiện dự án tích hợp (Integrated Project Delivery) ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organization for Standardization) KMO Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin LPS Hệ thống lập kế hoạch cuối cùng (Last Planner Systerm) NCS Nghiên cứu sinh NSNN Ngân sách nhà nước PC Mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng công trình (Procurement – Construction) PDCA Chu trình cải tiến liên tục (Plan – Do - Check – Act) PMBOK Tài liệu “Cẩm nang các kiến thức cơ bản về quản lý dự án” của Viện quản lý dự án Hoa Kỳ (A Guide to the Project Management Body of Knowledge) PMI Viện quản lý dự án Hoa Kỳ (Project Management Institute) PMO Văn phòng quản lý dự án (Project Management Office) PPP Phương thức đối tác công tư (Public – Private Partnership) QLDA Quản lý dự án viii QLTT Quản lý thông tin QLTTh Quản lý tổng thể SPSS Phần mềm thống kê cho các ngành khoa học xã hội (Statistical Package for the Social Sciences) TPS Hệ thống sản xuất Toyota (Toyota Production System) TQM Quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management) VNN Vốn nhà nước WBS Cấu trúc phân chia công việc (Work Breakdown Structute) ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 0.1 Cách tiếp cận và các bước tiến hành luận án ............................................... 6 Hình 2.1 Bản chất tổng thể của dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước .. 41 Hình 2.2 Mục tiêu của QLDA ĐTXD sử dụng VNN .. 45 Hình 2.3 Mô hình đánh giá tích hợp các ràng buộc mục tiêu khi có sự thay đổi 49 Hình 3.1 Tổng vốn đầu tư công và tổng VNN giai đoạn 2010 -2021 . 79 Hình 3.2 Mô hình tác động của các nhóm nhân tố tới thành công của dự án ĐTXD sử dụng VNN ... 86 Hình 4.1 Các giải pháp QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN cho các BQLDA ..... 112 Hình 4.2 Các bước đánh giá ra quyết định thay đổi/đánh đổi mục tiêu .................. 115 Hình 4.3 Quy trình phân tích đánh giá lựa chọn phương án có xem xét tích hợp ràng buộc mục tiêu . 119 Hình 4.4 Mô hình phân cấp phân quyền theo ma trận mạnh . 123 Hình 4.5 Mô hình phân cấp, phân quyền theo ma trận yếu . 123 Hình 4.6 Bộ phận tham mưu QLTTh trong cơ cấu tổ chức BQLDA .. 125 Hình 4.7 Mối quan hệ nhóm quy trình tích hợp và các nội dung QLDA .............. 129 Hình 4.8 Luồng thông tin dự án ĐTXD sử dụng VNN . 137 Hình 4.9 Mối quan hệ thông tin dự án với nội bộ BQLDA và các bên liên quan 138 Hình 4.10 Các bước sơ bộ xây dựng hệ thống QLTTh dự án 139 Hình 4.11 Các phân hệ của hệ thống QLTTh dự án . 142 Hình 4.12 Các bước chi tiết xây dựng hệ thống QLTTh dự án 144 x DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Các quá trình QLDA theo từng lĩnh vực kiến thức QLDA ................... 64 Bảng 3.1 Tổng vốn đầu tư và vốn đầu tư xây dựng cơ bản toàn xã hội giai đoạn 2016- 2021...78 Bảng 3.2 Tỷ trọng vốn đầu tư tại các khu vực kinh tế .79 Bảng 3.3 Kết quả báo cáo giám sát dự án ĐTXD sử dụng VNN trong một số năm 80 Bảng 3.4 Các nhân tố của quản lý tổng thể ảnh hưởng tới thành công của dự án 83 Bảng 3.5 Tổng hợp kết quả khảo sát kiểm định nhanh về sự phù hợp của các nhân tố quản lý tổng thể dự án .. 84 Bảng 3.6 Nhân tố pháp lý ảnh hưởng tới thành công dự án . 85 Bảng 3.7 Các nhóm nhân tố QLTTh ảnh hưởng tới thành công dự án . 85 Bảng 3.8 Vai trò quản lý của đáp viên 88 Bảng 3.9 Số năm kinh nghiệm QLDA 88 Bảng 3.10 Tóm tắt mô hình .90 Bảng 3.11 Bảng phân tích phương sai (ANOVA) ...90 Bảng 3.12 Hệ số cho phương trình hồi quy ...90 Bảng 3.13 Cơ cấu tổ chức Ban quản lý dự án ĐTXD chuyên ngành/khu vực ........ 95 Bảng 3.14 Tình hình nhân sự tại các Ban quản lý dự án ......................................... 97 Bảng 3.15 Phần mềm QLDA tại các Ban quản lý dự án ....................................... 100 Bảng 3.16 Thống kê kết quả thực hiện các dự án tại một số BQLDA ĐTXD chuyên ngành/khu vực ....................................................................................................... 102 Bảng 4.1 Ma trận trách nhiệm ra quyết định theo các giai đoạn của dự án ........... 120 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Đầu tư xây dựng (ĐTXD) có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo dựng cơ sở hạ tầng và năng lực sản xuất cho các ngành. Tại Việt Nam, vốn ĐTXD cơ bản luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư của xã hội [101]. Với vai trò là nguồn vốn dẫn dắt và kích hoạt các nguồn vốn khác, quy mô của nguồn vốn nhà nước (VNN) trong giai đoạn 2016 -2021 đã tăng từ 587.110 tỷ đồng (năm 2016) lên 713.577 tỷ đồng (năm 2021) chiếm tỷ trọng khoảng 25% quy mô vốn đầu tư toàn xã hội. Việc triển khai các dự án ĐTXD sử dụng VNN đã đạt được nhiều thành tựu trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, an sinh xã hội, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, góp phần dẫn dắt và tạo động lực cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước phát triển. Giai đoạn 2016-2021 cũng là kỳ kế hoạch đầu tư công đầu tiên triển khai áp dụng các hình thức tổ chức quản lý dự án (QLDA) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (từ nay viết tắt chung là BQLDACV) nhằm chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa việc QLDA và thu gọn bộ máy thực hiện QLDA cho các dự án ĐTXD sử dụng VNN. Các ban này được thành lập ở nhiều cấp Bộ, ngành, địa phương để quản lý thực hiện đồng thời hoặc liên tục các dự án thuộc cùng chuyên ngành hoặc trên cùng một địa bàn (đối với vốn đầu tư công) hoặc theo yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể của dự án (đối với dự án sử dụng VNN ngoài đầu tư công) [52]. Các BQLDACV có thể được giao quản lý dự án sử dụng VNN ở

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_tong_the_du_an_cua_ban_quan_ly_du_an_dau_tu.pdf
  • pdf1. Quyết định thành lập Hội đồng chấm LATS - Nguyễn Thị Thu Hằng.pdf
  • pdf3. Trích yếu LATS - Nguyễn Thị Thu Hằng 24.8.2024 - final.pdf
  • pdf4. Tóm tắt LATS Tiếng Anh - Nguyễn Thị Thu Hằng 24.8.2024 - final.pdf
  • pdf5. Tóm tắt LATS Tiếng Việt - Nguyễn Thị Thu Hằng 24.8.2024 - final.pdf
  • pdf6. Trang TT những đóng góp mới tiếng Anh - Nguyễn Thị Thu Hằng 24.8.2024 - final.pdf
  • docx7. Trang TT những đóng góp mới tiếng Anh - Nguyễn Thị Thu Hằng 24.8.2024 - final.docx
  • pdf8. Trang TT những đóng góp mới Tiếng Việt - Nguyễn Thị Thu Hằng 24.8.2024 - final.pdf
  • docx9. Trang TT những đóng góp mới Tiếng Việt - Nguyễn Thị Thu Hằng 24.8.2024 - final.docx