Luận án Quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh sa la văn, cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Những thành tựu xây dựng và phát triển đất nước trong hơn 36 năm qua đã chứng minh và khẳng định tính đúng đắn của đường lối đổi mới của Đảng và các chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước Lào trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tỉnh Sa La Văn là một tỉnh thuộc vùng kinh tế Nam Lào. Đây là tỉnh có nhiều tiềm năng lớn. Hơn 36 năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, tỉnh Sa La Văn cũng đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội. GDP của tỉnh Sa La Văn tăng trưởng với tốc độ trung bình 9%/năm trong 10 năm gần đây. Đến nay, GDP bình quân đầu người của Sa La Văn 959 USD/người/năm. Tuy nhiên, so với mức bình quân của cả nước, con số này của tỉnh Sa La Văn còn ở mức thấp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh cũng thấp so với cả nước. Chênh lệch trình độ phát triển của Sa La Văn so với các tỉnh trong vùng và các tỉnh khác trong cả nước ngày càng cao. Để có thể rút ngắn khoảng cách phát triển giữa Sa La Văn và các vùng kinh tế khác của CHDCND Lào, đồng thời thúc đẩy kinh tế tỉnh Sa La Văn phát triển tương xứng với tiềm năng của tỉnh, vấn đề đặt ra là cần phải huy động và quản lý sử dụng vốn cho đầu tư phát triển kinh tế ở vùng này sao cho có hiệu quả. Trong những năm qua, Nhà nước Lào đã có nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau, đồng thời Nhà nước đã trực tiếp đầu tư vốn từ ngân sách nhà nước cho phát triển kinh tế Nam Lào, trong đó có tỉnh Sa La Văn. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát triển kinh tế chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn đầu tư vào các tỉnh này. Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách, cơ chế nhằm quản lý sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước nói chung và ở tỉnh Sa La Văn nói riêng.

pdf183 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1711 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh sa la văn, cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHÔ THI SAN SA MAY Qu¶n lý vèn ®Çu t­ ph¸t triÓn tõ ng©n s¸ch nhµ n­íc ë tØnh sa la v¨n, céng hßa d©n chñ nh©n d©n Lµo LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2014 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHÔ THI SAN SA MAY Qu¶n lý vèn ®Çu t­ ph¸t triÓn tõ ng©n s¸ch nhµ n­íc ë tØnh sa la v¨n, céng hßa d©n chñ nh©n d©n Lµo Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 62 34 01 10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS TRỊNH THỊ ÁI HOA 2. TS NGUYỄN QUỐC THÁI HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu sử dụng trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Phô Thi San Sa May MỤC LỤC Trang MỞĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀTÀI LUẬN ÁN 4 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đếđền tài luận án 4 1.2. Những kết luận và vấn đềđặt ra cho nghiên cứu tiếp theo của luận án 23 Chương 2: CƠ SỞLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀQUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH 25 2.1. Một sốvấn đềchung vềvốn đầu tư phát triển từngân sách nhà nước cấp tỉnh 25 2.2. Những vấn đềlý luận vềquản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh 37 2.3. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư phát triển từngân sách nhà nước của một sốđịa phương trong nước, quốc tế và bài học rút ra cho tỉnh Sa La Văn 70 Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪNGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ỞTỈNH SA LA VĂN 81 3.1. Khái quát chung vềđiều kiện tựnhiên và kinh tế- xã hội của tỉnh Sa La Văn 81 3.2. Bộmáy quản lý và thực trạng quản lý vốn đầu tư phát triển từngân sách nhà nước của tỉnh Sa La Văn 90 3.3. Đánh giá chung vềquản lý vốn đầu tư phát triển từngân sách nhà nước của tỉnh Sa La Văn 115 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪNGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCỞTỈNH SA LA VĂN 130 4.1. Định hướng phát triển kinh tếvà phương hướng hoàn thiện quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của tỉnh Sa La Văn 130 4.2. Các giải pháp chủyếu hoàn thiện quản lý vốn đầu tư phát triển từngân sách nhà nước của tỉnh Sa La Văn 138 KẾT LUẬN 161 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 164 Comment [N.Q.1]: Làm lại mục lục vì kết cấu của các chương đã thay đổi. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 165 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHDCND : Cộng hòa Dân chủNhân dân CP : Chính phủ GDP : Tổng sản phẩm nội địa ODA : Hỗtrợphát triển chính thức QĐ : Quy định QĐ : Quyết định TC : Tài chính USD : Đô la Mỹ DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH Trang Bảng 3.1: Nhịp độtăng trưởng GDP trong giai đoạn 2006 - 2012 84 Bảng 3.2: Cơ cấu ngành kinh tếcủa tỉnh Sa La Văn giai đoạn 2006 - 2012 85 Bảng 3.3: Tổng cấp phát vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nướcởtỉnh Sa La Văn năm 2006- 2012 102 Bảng 3.4: Vốn đầu tư phát triển và tỷtrọng vốn đầu tư phát triển từngân sách nhà nước trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ởtỉnh Sa La Văn, giaiđoạn 2006-2012 104 Bảng 3.5: Nguồn vốn đầu tư phát triển từngân sách nhà nước cho các ngành, lĩnh vực của tỉnh Sa La Văn, giai đoạn 2006 - 2012 107 Bảng 4.1: Yêu cầu vềvốn đầu tư từngân sách nhà nước cho một sốlĩnh vực ởSa La Văn 134 Biểu đồ3.1: Vốn đầu tư phát triển từngân sách nhà nước tỉnh Sa La Văn giai đoạn 2006 - 2012 106 Hình 2.1: Bộmáy quản lý vốn đầu tư phát triển từngân sách nhà nước 45 Hình 3.1: Cơ cấu bộmáy quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nướcởtỉnh Sa La Văn 91 Comment [N.Q.2]: Bổ sung nguồn trích dẫn cho biểu này. 1MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những thành tựu xây dựng và phát triển đất nước trong hơn 36 năm qua đã chứng minh và khẳng định tính đúng đắn của đường lối đổi mới của Đảng và các chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước Lào trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tỉnh Sa La Văn là một tỉnh thuộc vùng kinh tế Nam Lào. Đây là tỉnh có nhiều tiềm năng lớn. Hơn 36 năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, tỉnh Sa La Văn cũng đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội. GDP của tỉnh Sa La Văn tăng trưởng với tốc độ trung bình 9%/năm trong 10 năm gần đây. Đến nay, GDP bình quân đầu người của Sa La Văn 959 USD/người/năm. Tuy nhiên, so với mức bình quân của cả nước, con số này của tỉnh Sa La Văn còn ở mức thấp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh cũng thấp so với cả nước. Chênh lệch trình độ phát triển của Sa La Văn so với các tỉnh trong vùng và các tỉnh khác trong cả nước ngày càng cao. Để có thể rút ngắn khoảng cách phát triển giữa Sa La Văn và các vùng kinh tế khác của CHDCND Lào, đồng thời thúc đẩy kinh tế tỉnh Sa La Văn phát triển tương xứng với tiềm năng của tỉnh, vấn đề đặt ra là cần phải huy động và quản lý sử dụng vốn cho đầu tư phát triển kinh tế ở vùng này sao cho có hiệu quả. Trong những năm qua, Nhà nước Lào đã có nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau, đồng thời Nhà nước đã trực tiếp đầu tư vốn từ ngân sách nhà nước cho phát triển kinh tế Nam Lào, trong đó có tỉnh Sa La Văn. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát triển kinh tế chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn đầu tư vào các tỉnh này. Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách, cơ chế nhằm quản lý sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước nói chung và ở tỉnh Sa La Văn nói riêng. 2Tuy nhiên, cơ chế quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước của CHDCND Lào nói chung và của tỉnh Sa La Văn nói riêng còn có nhiều hạn chế. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của tỉnh Sa La Văn, theo đó, làm chậm lại quá trình phát triển kinh tế ở tỉnh so với các tỉnh khác của CHDCND Lào. Tình hình này đặt ra yêu cầu phải có sự nghiên cứu một cách có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Sa La Văn, nước CHDCND Lào. Xuất phát từ yêu cầu trên, tôi chọn: "Quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Sa La Văn, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào" làm đề tài cho luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án là hệ thống hoá, làm rõ thêm cơ sở lý luận, thực tiễn và đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Sa La Văn, nước CHDCND Lào. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp đổi mới quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Sa La Văn, nước CHDCND Lào. Để thực hiện mục đích này, đề tài luận án có nhiệm vụ: - Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh. - Phân tích đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Sa La Văn, nước CHDCND Lào. - Đề xuất giải pháp đổi mới quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Sa La Văn, nước CHDCND Lào. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh. - Phạm vi nghiên cứu: chủ đề nghiên cứu được xem xét trong phạm vi 3tỉnh Sa La Văn. - Chỉ nghiên cứu quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở cấp tỉnh không nghiên cứu quản lý vốn ở cấp dự án. - Nghiên cứu thực trạng được thực hiện cho giai đoạn 2006 - 2012, các giải pháp được đề xuất cho giai đoạn đến năm 2020. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án, đã sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp dựa trên những nghiên cứu của các tác giả trong nước và nước ngoài. Tổng kết, đánh giá thực tiễn quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Sa La Văn dựa trên số liệu điều tra, thống kê của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tỉnh Sa La Văn, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Cũng đã trực tiếp trao đổi với các cơ quan quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Sa La Văn thông qua phỏng vấn chuyên gia, các cán bộ, các nhà làm chính sách và xây dựng cơ chế quản lý vốn đầu tư phát triển của tỉnh Sa La Văn. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án có những đóng góp mới về khoa học như sau: - Làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh. - Đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Sa La Văn, nước CHDCND Lào. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Sa La Văn, nước CHDCND Lào. 6. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu 4 chương, 10 tiết. 4Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở các nước phương Tây Tại các nước phương Tây, có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án. Các công trình đó được nghiên cứu theo các hướng sau: Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu về tài chính công Cuốn Tài chính công của tác giả David N Hyman [42] đã minh chứng rõ ràng vai trò của chính phủ trong điều hành nền kinh tế và lý giải vì sao chính phủ phải quyết định khu vực công và việc quyết định như thế nào. Cuốn sách cũng đề cập đến các vấn đề nóng bỏng trên thực tế như quân sự, an ninh quốc gia, ô nhiễm môi trường, an sinh xã hội, cải cách thuế liên bang và chiến tranh Iraq. Chính sách công của Hoa Kỳ giai đoạn 1935 - 2001 của tác giả Lê Vinh Danh [18] chủ yếu luận giải chính sách công nói chung và minh hoạ bằng chính sách công của Hoa Kỳ, trong đó có chính sách tài khóa - liên quan tới quản lý vốn từ ngân sách nhà nước. Cuốn sách làm rõ nội dung và quy trình quản lý ngân sách nhà nước khá chặt chẽ ở Hoa Kỳ qua bốn khâu: lập kế hoạch, chuẩn chi, thực hiện chi và kiểm toán. Việc vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước chủ yếu theo mô hình định hướng đầu ra và với chế độ công khai, trách nhiệm giải trình. Đây là gợi ý quan trọng trong đổi mới cơ chế quản lý tài chính công nói chung và quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Sa La Văn nói riêng. Cuốn Kinh tế học công cộng của tác giả Joseph Stiglitz [75] đề cập đến 5vấn đề chi tiêu công, các nguyên lý bảo đảm chi tiêu công có hiệu quả và việc sử dụng các phương pháp đánh giá chung như phương pháp phân tích lợi ích - chi phí đối với các chương trình, dự án chi tiêu công. Đây cũng là gợi ý tốt cho việc đổi mới cơ chế quản lý sử dụng vốn ngân sách nhà nước nói chung và cho đầu tư phát triển nói riêng. Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu về quản lý dự án Cuốn Quản lý dự án của tác giả Gary R. Heerkens [29] làm rõ các vấn đề cơ bản của dự án, nội dung các khâu trong chu trình dự án, chú trọng quản lý rủi ro trong thực hiện dự án. Công trình có cách tiếp cận nghiên cứu cụ thể và mang tính thực tiễn cao. Công trình này có thể tham khảo khi nghiên cứu quản lý dự án nói chung và các nội dung cụ thể của quản lý một dự án nói riêng. Việc quản lý dự án được xem xét dưới giác độ "vi mô" là chủ yếu, không đề cập đến quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển và ít liên quan tới nguồn vốn ngân sách nhà nước. Cuốn Quản lý dự án - Các vấn đề, phương pháp áp dụng ở Việt Nam của tác giả Georges Hirch, Đặng Hữu Đạo, Nguyễn Tiến Dũng và Nguyễn Chân [30], đã đưa ra các hình thức tổ chức quản lý dự án: Theo chức năng chuyên môn, theo dự án, tổ chức dạng ma trận; các tiêu chí về nhà quản lý dự án như: phẩm chất, trách nhiệm, giao tiếp, kinh doanh và văn hoá, khuyến khích - động viên, phong cách lãnh đạo; giới thiệu phương pháp phân tích dự án như: phân tích kỹ thuật, phân tích tài chính, phân tích kinh tế. Đặc biệt, công trình này khá lưu tâm tới điều phối trong quản lý dự án và quản lý rủi ro trong dự án. Đây là công trình mang tính lý thuyết của nước ngoài nhưng cũng có thể vận dụng tốt vào điều kiện thực tế của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng như các công trình khác, sách chỉ đề cập đến quản lý dự án ở cấp độ "vi mô". 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam 6Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu về quản lý đầu tư, vốn ngân sách nhà nước Theo Giáo trình Phân tích và Quản lý dự án đầu tư của PGS.TS Thái Bá Cẩn [11] đầu tư xây dựng là một ngành sản xuất vật chất quan trọng - sản xuất và tái sản xuất tài sản cố định cho các ngành kinh tế, xã hội và cộng đồng dân cư. Hoạt động đầu tư rất rộng và đa dạng, chịu nhiều tác động bởi những đặc điểm sản xuất của ngành, đặc điểm của sản phẩm xây dựng, liên quan đến nhiều ngành và điều kiện tự nhiên. Vì vậy, hoạt động đầu tư rất phức tạp, dễ gây ra thất thoát, lãng phí, dẫn đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả đầu tư thấp. Do đó, phải nâng cao chất lượng quản lý hoạt động đầu tư và xây dựng. Để nâng cao chất lượng quản lý đầu tư và xây dựng, trước hết và quan trọng nhất là quản lý tốt dự án đầu tư kể từ khi có ý định đầu tư, xác định chủ trương đầu tư, lập dự án đầu tư, quá trình thực hiện đầu tư đến khi kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác và sử dụng. Nội dung cuốn sách gồm 10 chương: chương 1: Những nội dung cơ bản về quản lý đầu tư và dự án đầu tư; chương 2: Nội dung cơ bản về dự án đầu tư và quản lý dự án đầu tư; chương 3: Thẩm định dự án đầu tư; chương 4: Phân tích kinh tế, tài chính dự án đầu tư; chương 5: Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; chương 6: Kế hoạch hoá vốn đầu tư; chương 7: Đấu thầu xây dựng; chương 8: Quản lý, thanh toán vốn đầu tư công trình xây dựng; chương 9: Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành; chương 10: Tổ chức điều hành thực hiện và giám sát đầu tư. Cuốn Giáo trình Kinh tế đầu tư do PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt và PGS.TS Từ Quang Phương đồng chủ biên [67] làm rõ các vấn đề cơ bản về đầu tư phát triển, nguồn vốn đầu tư, quản lý và kế hoạch hoá đầu tư, kết quả và hiệu quả của đầu tư phát triển, phương pháp luận về lập dự án đầu tư phát triển, thẩm định dự án đầu tư, bàn luận một số vấn đề về đấu thầu trong các dự án đầu tư, quan hệ quốc tế trong đầu tư. 7Những kết quả nghiên cứu của giáo trình này mà tác giả luận án có thể chọn lọc kế thừa và phát triển trong quá trình viết luận án là: - Khái niệm đầu tư phát triển "là việc chi dùng vốn trong điều kiện hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất và tài sản trí tuệ, gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển". - Bản chất của nguồn vốn đầu tư là phần tiết kiệm hay tích luỹ mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội. Tuy nhiên, xuất phát từ phạm vi, đối tượng của giáo trình là Kinh tế đầu tư nói chung nên quản lý đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước chỉ được đề cập ở mức độ rất sơ lược. Cuốn Cơ sở khoa học dự báo nguồn lực vốn đầu tư cho phát triển kinh tế, của PGS. TS. Bùi Tất Thắng, TS. Nguyễn Công Mỹ [82] đã làm rõ các vấn đề cơ sở khoa học dự báo nguồn lực vốn đầu tư cho phát triển kinh tế thời kỳ đến năm 2020, dự báo nguồn lực vốn cho đầu tư phát triển kinh tế và kiến nghị các biện pháp huy động vốn đầu tư để phát triển kinh tế. Nội dung cơ sở khoa học dự báo nguồn lực vốn đầu tư còn phân tích đánh giá phương án dự báo nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế trong tương lai. Theo cuốn Quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng của PGS.TS Thái Bá Cẩn [10], lãng phí, thất thoát, tiêu cực trong hoạt động kinh tế, xã hội đang là vấn đề thời sự nóng bỏng được cả xã hội quan tâm. Hàng năm, ngân sách nhà nước dành trên 30% chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực đầu tư xây dựng. Do vậy, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát, tiêu cực, là biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Trong thực tế, việc quản lý sử dụng vốn đầu tư, đặc biệt vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đã và đang xảy ra hiện tượng thất thoát, lãng phí, tiêu cực. Trong nhiều năm qua cũng như hiện nay, không ít ý kiến cho rằng thất thoát lãng phí vốn đầu tư trong hoạt động xây dựng khoảng 30%... Nội 8dung cuốn sách đã làm rõ được những đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư xây dựng, chi phí xây dựng, cơ chế quản lý đầu tư xây dựng, các giải pháp và cơ chế quản lý tài chính nhằm ngăn ngừa thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng ở tất cả các khâu của chương trình đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, công trình này chủ yếu nghiên cứu quản lý tài chính trong phạm vi lĩnh vực đầu tư xây dựng, do vậy không nghiên cứu sâu quản lý đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Trong cuốn Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình của tác giả Bùi Mạnh Hùng [38], tác giả tập trung làm rõ các vấn đề cơ bản của dự án đầu tư, nội dung kinh tế của dự án đầu tư xây dựng, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư; phân tích tài chính dự án đầu tư; làm rõ các nội dung, quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: chuẩn bị, thực hiện, kết thúc dự án; đưa ra các xu hướng ứng dụng chương trình máy tính trợ giúp quản lý dự án đầu tư. Công trình này cũng đề cập tới yêu cầu của quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng tên một số khía cạnh và trình tự đầu tư xây dựng. Quản lý nhà nước về xây dựng và dự án đầu tư xây dựng được đề cập dưới dạng cụ thể hoá các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, công trình này không đề cập đến khía cạnh quản lý vốn ngân sách nhà nước trong dự án đầu tư xây dựng. Cuốn Tổ chức quản lý thực hiện dự án xây dựng công trình của tác giả Bùi Ngọc Toàn [76] đề cập các vấn đề quản lý dự án xây dựng, đặc biệt phân tích, luận giải khâu kế hoạch dự án, quản lý thời gian và tiến độ dự án xây dựng, giám sát việc thực hiện dự án, làm rõ quản lý các nguồn lực của dự án, quản lý chi phí dự án, sử dụng các sơ đồ mạng trong quản lý thời gian và tiến độ dự án. Ngoài ra, còn đề cập tới dự toán chi đối với dự án đầu tư bao gồm các kế hoạch phân phối nguồn quỹ, phân chia kinh phí theo các hoạt động, các khoản mục chi phí, theo thời gian thực hiện... Nhìn chung, nghiên cứu này tập trung vào khía cạnh lý thuyết quản trị dự án. Cuốn Quản lý nhà nước về kinh tế và quản trị kinh doanh trong xây 9dựng của tác giả Nguyễn Văn Chọn [15] đã làm rõ đặc điểm hoạt động xây dựng, thiết kế xây dựng, sản phẩm xây dựng; các vấn đề về kinh tế đầu tư; rủi ro trong kinh doanh xây dựng, quản trị kinh doanh xây dựng, xác định chiến lược và lập kế hoạch trong kinh doanh xây dựng, tổ chức quản trị của doanh nghiệp xây dựng, tổ chức sản xuất xây dựng, quản lý lao động trong xây dựng, văn hóa, đạo đức kinh doanh, vốn đầu tư của doanh nghiệp xây dựng và hạch toán sản xuất - kinh doanh trong xây dựng. Tác giả cũng đề cập tới vấn đề quản lý nhà nước về kinh tế đối với ngành xây dựng như: nội dung, tổ chức hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế; sơ đồ cấu trúc của hệ thống ngành kinh tế xây dựng trong nền kinh tế quốc dân; tổ chức bộ máy và quá trình quản lý nhà nước đối với ngành xây dựng; Vai trò của quy chế quản lý đầu tư xây dựng trong quản lý ngành xây dựng. Đặc biệt, công trình cũng đề cập tới một số tình hình về quản lý xây dựng ở nước ngoài như: tổ chức quản lý ngành kinh tế xây dựng; tình hình trang bị, năng suất, phát triển công nghệ trong xây dựng; tình hình chi phí cho xây dựng và một số khó khăn đối với ngành xây dựng của các nước chậm phát triển. Mặc dù phạm vi nghiên cứu của công trình này khá rộng, nhưng những nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng thì chưa thực sự rõ nét và nghiên cứu về đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước chưa được đề cập. Cuốn Kinh tế đầu tư xây dựng của tác giả Nguyễn Văn Chọn [14], chủ yếu làm rõ đặc thù của kinh tế đầu tư xây dựng và quản trị dự án đầu tư xây dựng, trong đó có đưa ra các phương pháp phân tích đánh giá dự án, các vấn đề về vốn kinh doanh, quản lý lao động, cung ứng vật tư, hạch toán kế toán của doanh nghiệp xây dựng. Nhìn chung, công trình này chủ yếu nghiên cứu quản lý dự án đầu tư xây dựng dưới góc độ ''vi mô''. Cuốn Thẩm định dự án đầu tư khu vực công của tác giả
Luận văn liên quan