Luận án Quản lý xây dựng văn hóa chất lượng ở các cơ sở giáo dục đại học có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục

Một là, vai trò của VHCL và quản lý xây dựng VHCL trong việc phát triển bền vững cơ sở GD ĐH. Khi nói về chất lượng GDĐH nói chung, chất lượng các cơ sở GD ĐH có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý GD nói riêng, theo Nghị quyết 29 Trung ương 8 (khoá XI) về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT: “chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu .”. Nghị quyết cũng khẳng định một trong những nguyên nhân của hạn chế và yếu kém liên quan đến chất lượng là do “công tác quản lý chất lượng, thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa được coi trọng đúng mức”. Việc chưa coi trọng đúng mức hoạt động QLCL trong các trường đại học, đặc biệt là các cơ sở GD ĐH có chức năng ĐT, BD CB QLGD được xem xét ở hai cấp độ: ở cấp độ vĩ mô, công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ GD&ĐT mặc dù những năm gần đây đã được quan tâm nhưng còn thiếu đồng bộ; ở cấp độ vi mô, các trường đại học chưa thực sự đầu tư cho công tác QLCL mặc dù nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác này. VHCL tác động tới mọi mặt hoạt động của cơ sở GD ĐH trong bối cảnh hiện nay. Hai là, xuất phát từ quan điểm của Đảng, chiến lược của Nhà nước về xây dựng, phát triển văn hoá chất lượng và thực hiện mục tiêu của giáo dục đại học Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ba là, một số kết quả nổi bật trong nghiên cứu về VHCL, xây dựng VHCL trong bối cảnh phát triển. VHCL đã được nhiều nhà nghiên cứu, các tổ chức nghiên cứu giáo dục trong nước và ngoài nước khẳng định có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các cơ sở GD ĐH. Do đó, xây dựng VHCL trong các cơ sở GDĐH có chức năng ĐT, BD CB QLGD Việt Nam góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng thực hiện chủ trương chuẩn hóa đội ngũ CBQL giáo dục của Đảng nói chung, khắc phục những hạn chế, yếu kém của hệ thống cơ sở GD ĐH có chức năng ĐT, BD CBQLGD nói riêng. Với việc nghiên cứu xây dựng VHCL trong các cơ sở GDĐH đã được tiến hành từ lâu ở khu vực Châu Âu, Hoa Kỳ và một số nước ở Châu Á có nền GDĐH phát triển. Các kết quả nghiên cứu cũng đã triển khai áp dụng khá hiệu quả trong các trường đại học ở khu vực Châu Âu thông qua 03 dự án có quy mô lớn được thực hiện trong các giai đoạn 2002 -2006, 2009 - 2012 và 2012 - 2013. Tuy vậy, ở Việt Nam, mới chỉ có một số ít công trình nghiên cứu, một số luận án tiến sĩ và số ít bài báo khoa học chuyên ngành đề cập đến các khía cạnh của xây dựng VHCL trong GDĐH, chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề xây dựng VHCL trong các cơ sở GD ĐH có chức năng ĐT, BD CBQLGD từ góc độ quản lý. Bốn là, Việt Nam đã trải qua một thời kì lịch sử vang vọng, trong đó có những đóng góp to lớn của nền GD cách mạng. Mặc dầu vậy, trước yêu cầu của sự phát triển trong bối cảnh hện nay, bên cạnh các thành tựu vẫn còn không ít những khó khăn thách thức, đặc biệt là vấn đề chất lượng GD và chất lượng GD ĐH, sâu xa hơn đó là VHCL cần quan tâm sâu sắc. Vấn đề quản lý xây dựng văn hóa chất lượng được đặt ra cấp thiết theo tinh thần tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình.

docx270 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 13/01/2024 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý xây dựng văn hóa chất lượng ở các cơ sở giáo dục đại học có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC -----˜&™----- HOÀNG THỊ ÁI VÂN QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA CHẤT LƯỢNG Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÓ CHỨC NĂNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC -----˜&™----- HOÀNG THỊ ÁI VÂN QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA CHẤT LƯỢNG Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÓ CHỨC NĂNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN NGỌC GIAO PGS.TS. PHẠM QUANG TRÌNH HÀ NỘI - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tác giả luận án Hoàng Thị Ái Vân LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án “Quản lý xây dựng văn hóa chất lượng ở các cơ sở giáo dục đại học có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục” theo chương trình đào tạo Tiến sĩ, ngành Quản lý giáo dục do Học viện Quản lý giáo dục tổ chức, trong quá trình học tập, nghiên cứu và triển khai đề tài luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của Lãnh đạo, Quý Thầy/Cô giáo trong Học viện. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Lãnh đạo Học viện; các phòng, ban, khoa, trung tâm thuộc Học viện Quản lý giáo dục. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc và gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Trần Ngọc Giao; PGS.TS. Phạm Quang Trình là người thầy trực tiếp hướng dẫn tôi nghiên cứu khoa học và luôn theo sát, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình để tôi có thể hoàn thành luận án. Trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, các chuyên gia đã đóng góp nhiều ý kiến có ý nghĩa trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo trường và Lãnh đạo các phòng, ban chức năng, Quý Thầy Cô giáo của các trường: Đại học Đồng Tháp, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Vinh, Đại học Hồng Đức, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên và Học viện Quản lý giáo dục; trân trọng cảm ơn các học viên tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng đã tạo điều kiện cung cấp số liệu, thực nghiệm, thử nghiệm các nội dung của đề tài. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn đồng nghiệp, gia đình, bạn bè,đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tôi làm nghiên cứu sinh. Tác giả luận án Hoàng Thị Ái Vân DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ CBQL Cán bộ quản lý CSGDĐH Cơ sở giáo dục đại học ĐTBDCBQLGD Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục GV Giảng viên GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GTCL Giá trị chất lượng MTVHCL Môi trường văn hóa chất lượng SV/HV Sinh viên/học viên QLGD Quản lý giáo dục VH Văn hóa VHCL Văn hóa chất lượng VHTC Văn hóa tổ chức VHNT Văn hóa nhà trường MỤC LỤC PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Khung quan sát sự phát triển VHCL 35 Bảng 3.1. Bảng mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý thuộc phạm vi khảo sát của luận án 214 Bảng 3.2. Kết quả đào tạo bồi dưỡng CBQLGD của các trường qua các năm 221 Bảng 3.3. Một số thông tin chung về đối tượng khảo sát 222 Bảng 3.4. Vai trò của xây dựng văn hóa chất lượng đối với sự phát triển của các cơ sở giáo dục đại học có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý GD 227 Bảng 3.5. Đánh giá của đội ngũ giáo viên và nhân viên về vai trò của người lãnh đạo trong việc xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng 230 Bảng 3.6. Thực trạng vai trò của các thành viên trong xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng 233 Bảng 3.7. Trách nhiệm của các chủ thể tham gia xây dựng VHCL 234 Bảng 3.8. Mức độ nhận thức và mức độ biểu hiện xây dựng môi trường học thuật 257 Bảng 3.9. Mức độ nhận thức và mức độ biểu hiện xây dựng môi trường xã hội 261 Bảng 3.10. Bảng mức độ nhận thức và mức độ biểu hiện xây dựng môi trường nhân văn 264 Bảng 3.11. Bảng mức độ nhận thức và mức độ biểu hiện xây dựng môi trường CSVC 266 Bảng 3.12. Thực trạng về xây dựng môi trường tự nhiên 267 Bảng 3.13. Mức độ thực hiện và chất lượng trong thiết lập kế hoạch xây dựng VHCL ở cơ sở giáo dục ĐH có chức năng đào tạo, bồi dưỡng CBQL GD 271 Bảng 3.14. Mức độ thực hiện và chất lượng trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện xây dựng VHCL ở cơ sở giáo dục ĐH có chức năng đào tạo, bồi dưỡng CBQL GD 276 Bảng 3.15. Mức độ thực hiện và chất lượng trong kiểm tra, giám sát xây dựng VHCL ở cơ sở giáo dục ĐH có chức năng đào tạo, bồi dưỡng CBQL GD 282 Bảng 4.1. Bảng tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá văn hóa chất lượng theo tiếp cận yếu tố văn hóa ở các cơ sở giáo dục đại học có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục 301 Bảng 4.2. Một số thông tin về đối tượng khảo sát 317 Bảng 4.3. Đánh giá kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các giải pháp 318 Bảng 4.4. Đánh giá kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp 321 Bảng 4.5. Số lượng các đối tượng tham gia thử nghiệm 324 Bảng 4.6. Chương trình, nội dung và hình thức tập huấn 325 Bảng 4.7. Mức độ hiểu biết/kiến thức của CBQL, GV và nhân viên, người học về VHCL và xây dựng VHCL trước thử nghiệm 332 Bảng 4.8. Mức độ hiểu biết/kiến thức của CBQL, GV và nhân viên, người học về VHCL và xây dựng VHCL sau thử nghiệm 333 Bảng 4.9. Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa 2 giá trị trung bình trước và sau thử nghiệm 335 DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 2.1. Mối quan hệ giữa các góc độ khác nhau của quản lý [42] 21 Hình 2.2. Mô hình VHCL của EUA 33 Hình 2.3. Mô hình phát triển VHCL ở hai cấp độ 34 Hình 2.4. Đề xuất mô hình VHCL trong CSGD ĐH 36 Biểu đồ 3.1. Các đối tượng tham gia khảo sát 222 Biểu đồ 3.2. So sánh giá trị trung bình về vai trò của xây dựng VHCL đối với sự phát triển của các cơ sở GD ĐH có chức năng đào tạo, bồi dưỡng CB QLGD 228 Biểu đồ 3.3. So sánh giữa các đối tượng về quan niệm trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong xây dựng VHCL 236 Biểu đồ 3.4. Giá trị trung bình mức độ nhận thức về xác nhận chuẩn chất lượng 238 Biểu đồ 3.5. Giá trị trung bình mức độ biểu hiện của xác nhận chuẩn chất lượng 240 Biểu đồ 3.6. So sánh giá trị trung bình mức độ nhận định của CBQL, GV, HV về tuyên truyền và phổ biến chuẩn chất lượng 242 Biểu đồ 3.7. Giá trị trung bình mức độ biểu hiện các tiêu chí phổ biến, tuyên truyền chuẩn chất lượng do HV, GV, CBQL đánh giá 244 Biểu đồ 3.8. Giá trị trung bình mức độ nhận thức của CBQL, GV, HV về triển khai thực hiện chuẩn chất lượng 246 Biểu đồ 3.9. Giá trị trung bình mức độ biểu hiện của HV, GV, CBQL về triển khai thực hiện chuẩn chất lượng 247 Biểu đồ 3.10. Giá trị trung bình mức độ nhận thức của CBQL, GV, HV về kiểm tra, đánh giá chuẩn chất lượng 249 Biểu đồ 3.11. Giá trị trung bình mức độ biểu hiện của CBQL, GV, HV về kiểm tra, đánh giá chuẩn chất lượng 250 Biểu đồ 3.12. Giá trị trung bình mức độ nhận thức của CBQL, GV, HV về điều chỉnh, bổ sung chuẩn chất lượng 251 Biểu đồ 3.13. Giá trị trung bình mức độ biểu hiện của CBQL, GV, nhân viên, HV về bổ sung, điều chỉnh chuẩn chất lượng 253 Biểu đồ 3.14. So sánh giá trị trung bình về xây dựng môi trường học thuật 256 Biểu đồ 3.15. So sánh giá trị trung bình về xây dựng môi trường xã hội 260 Biểu đồ 3.16. So sánh giá trị trung bình về xây dựng môi trường nhân văn 263 Biểu đồ 3.17. So sánh giá trị trung bình về xây dựng môi trường cơ sở vật chất 265 Biểu đồ 3.18. So sánh giá trị trung bình trong thiết lập kế hoạch xây dựng VHCL ở cơ sở giáo dục đại học có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QLGD 269 Biểu đồ 3.19. So sánh giá trị trung bình trong chỉ đạo tổ chức thực hiện xây dựng VHCL ở cơ sở giáo dục đại học có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QLGD 274 Biểu đồ 3.20. So sánh giá trị trung bình trong tổ chức thực hiện xây dựng VHCL ở cơ sở giáo dục đại học có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QLGD 280 Biểu đồ 3.21. So sánh giá trị trung bình về nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến xây dựng văn hóa chất lượng ở cơ sở giáo dục đại học có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QLGD 285 Biểu đồ 4.1. Đánh giá mức độ cần thiết theo thứ bậc Trung bình 320 Biểu đồ 4.2. Đánh giá mức độ Cần thiết và Rất cần thiết của các giải pháp 320 Biểu đồ 4.3. Đánh giá mức độ Khả thi và Rất khả thi của các giải pháp 322 Biểu đồ 4.4. Đánh giá mức độ khả thi theo thứ bậc Trung bình 322 Biểu đồ 4.5. Đánh giá kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 323 Biểu đồ 4.6. Kết quả đánh giá mức độ hiểu biết của CBQL, GV và nhân viên, người học về xây dựng VHCL trước và sau thử nghiệm 334 MỞ ĐẦU Lý do lựa chọn đề tài Một là, vai trò của VHCL và quản lý xây dựng VHCL trong việc phát triển bền vững cơ sở GD ĐH. Khi nói về chất lượng GDĐH nói chung, chất lượng các cơ sở GD ĐH có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý GD nói riêng, theo Nghị quyết 29 Trung ương 8 (khoá XI) về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT: “chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu.”. Nghị quyết cũng khẳng định một trong những nguyên nhân của hạn chế và yếu kém liên quan đến chất lượng là do “công tác quản lý chất lượng, thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa được coi trọng đúng mức”. Việc chưa coi trọng đúng mức hoạt động QLCL trong các trường đại học, đặc biệt là các cơ sở GD ĐH có chức năng ĐT, BD CB QLGD được xem xét ở hai cấp độ: ở cấp độ vĩ mô, công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ GD&ĐT mặc dù những năm gần đây đã được quan tâm nhưng còn thiếu đồng bộ; ở cấp độ vi mô, các trường đại học chưa thực sự đầu tư cho công tác QLCL mặc dù nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác này. VHCL tác động tới mọi mặt hoạt động của cơ sở GD ĐH trong bối cảnh hiện nay. Hai là, xuất phát từ quan điểm của Đảng, chiến lược của Nhà nước về xây dựng, phát triển văn hoá chất lượng và thực hiện mục tiêu của giáo dục đại học Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ba là, một số kết quả nổi bật trong nghiên cứu về VHCL, xây dựng VHCL trong bối cảnh phát triển. VHCL đã được nhiều nhà nghiên cứu, các tổ chức nghiên cứu giáo dục trong nước và ngoài nước khẳng định có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các cơ sở GD ĐH. Do đó, xây dựng VHCL trong các cơ sở GDĐH có chức năng ĐT, BD CB QLGD Việt Nam góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng thực hiện chủ trương chuẩn hóa đội ngũ CBQL giáo dục của Đảng nói chung, khắc phục những hạn chế, yếu kém của hệ thống cơ sở GD ĐH có chức năng ĐT, BD CBQLGD nói riêng. Với việc nghiên cứu xây dựng VHCL trong các cơ sở GDĐH đã được tiến hành từ lâu ở khu vực Châu Âu, Hoa Kỳ và một số nước ở Châu Á có nền GDĐH phát triển. Các kết quả nghiên cứu cũng đã triển khai áp dụng khá hiệu quả trong các trường đại học ở khu vực Châu Âu thông qua 03 dự án có quy mô lớn được thực hiện trong các giai đoạn 2002 -2006, 2009 - 2012 và 2012 - 2013. Tuy vậy, ở Việt Nam, mới chỉ có một số ít công trình nghiên cứu, một số luận án tiến sĩ và số ít bài báo khoa học chuyên ngành đề cập đến các khía cạnh của xây dựng VHCL trong GDĐH, chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề xây dựng VHCL trong các cơ sở GD ĐH có chức năng ĐT, BD CBQLGD từ góc độ quản lý. Bốn là, Việt Nam đã trải qua một thời kì lịch sử vang vọng, trong đó có những đóng góp to lớn của nền GD cách mạng. Mặc dầu vậy, trước yêu cầu của sự phát triển trong bối cảnh hện nay, bên cạnh các thành tựu vẫn còn không ít những khó khăn thách thức, đặc biệt là vấn đề chất lượng GD và chất lượng GD ĐH, sâu xa hơn đó là VHCL cần quan tâm sâu sắc. Vấn đề quản lý xây dựng văn hóa chất lượng được đặt ra cấp thiết theo tinh thần tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý xây dựng văn hóa chất lượng ở các cơ sở giáo dục đại học có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục” để làm luận án tiến sĩ. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về văn hóa chất lượng, quản lý xây dựng văn hóa chất lượng và thực trạng văn hóa chất lượng, quản lý xây dựng văn hóa chất lượng, luận án đề xuất một số giải pháp quản lý xây dựng VHCL ở các cơ sở GD ĐH có chức năng ĐT, BD CBQLGD, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các cơ sở GDĐH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ĐH nước ta hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động xây dựng VHCL ở các cơ sở giáo dục đại học có chức năng ĐT, BD CBQLGD. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý xây dựng VHCL ở các cơ sở giáo dục đại học có chức năng ĐT, BD CB QLGD. 4. Giả thuyết khoa học VHCL là yếu tố tác động một cách toàn diện tới mọi hoạt động của cơ sở giáo dục, tập hợp, động viên, cổ vũ, tạo động lực cho các thành viên trong tổ chức làm việc hết mình vì mục tiêu chung. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, khi nền kinh tế thị trường len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống thì vấn đề xây dựng và phát triển VHCL đang gặp nhiều bất cập. Từ đó có thể hình thành, phát triển VHCL trong các cơ sở GD ĐH có chức năng ĐT, BD CBQLGD. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về văn hóa tổ chức, VHCL, quản lý xây dựng văn hoá chất lượng ở các CSGD ĐH. 5.2. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý xây dựng VHCL ở cơ sở GD ĐH có chức năng ĐT, BD CBQLGD. 5.3. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề quản lý xây dựng VHCL ở các cơ sở GD ĐH có chức năng ĐT, BD CBQLGD. 5.4. Đề xuất các giải pháp quản lý xây dựng VHCL ở các cơ sở GD ĐH có chức năng ĐT, BD CBQLGD 5.5. Đánh giá hiệu quả của các giải pháp đã đề xuất thông qua khảo sát sự cần thiết, tính khả thi và tổ chức thử nghiệm. 6. Phạm vi nghiên cứu - VHCL được hiểu là tập hợp những giá trị, thói quen, niềm tin và hành vi liên quan đến chất lượng, những giá trị, thói quen, hành vi, có được nhờ sự tích tụ, thẩm thấu và biểu hiện qua hành động, tương tác trong môi trường bao quanh mà ở đó các hoạt động GD và GD ĐH thường xuyên diễn ra. Để có những đóng góp nhất định trước yêu cầu phát triển văn hóa chất lượng, luận án tập trung nghiên cứu về văn hóa chất lượng và quản lý xây dựng văn hóa chất lượng ở các CSGD ĐH có chức năng ĐT, BD CBQLGD. - Về khảo sát thực trạng VHCL và quản lý xây dựng VHCL. Việc hình thành QLXD VHCL trong các cơ sở GDĐH nói chung và QLXD VHCL trong các cơ sở GD ĐH có chức năng ĐT, BD CB QLGD nói riêng đòi hỏi phải có thời gian nhất định, do đó chúng tôi tiến hành khảo sát tại 07 cơ sở GD ĐH có chức năng ĐT, BD CBQLGD có thời gian thành lập từ 10 năm trở lên ở 03 miền. - Về khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp được đề xuất Do điều kiện về thời gian và nguồn lực, chúng tôi tổ chức thăm dò ở 7 cơ sở GD ĐH có chức năng ĐT, BD CBQLGD có thời gian thành lập từ 10 năm trở lên ở 03 miền; lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu có uy tín về GDĐH tại các cơ sở GDĐH; tổ chức thử nghiệm một giải pháp đề xuất ở trường Đại học Vinh và Học viện Quản lý giáo dục. 7. Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Tiếp cận Để phát triển văn hóa chất lượng ở một cơ sở GD ĐH có chức năng ĐT, BD CB QL GD cần quan tâm đến việc phát triển các giá trị, niểm tin, hành vi, thói quen và sự tương tác trong môi trường tạo nên chất lượng của hoạt động GD và QLGD. Phạm vi nghiên cứu tập trung (nhiều hơn) vào vấn đề môi trường văn hóa chất lượng và quản lý xây dựng văn hóa chất lượng của cơ sở GD ĐH có chức năng ĐT, BD CBQLGD. Vấn đề nghiên cứu đòi hỏi cần có cách tiếp cận vừa tổng thể vừa thực tiễn trong khuôn khổ lý luận QLGD đã được đúc kết. - Tiếp cận hệ thống Hệ thống là một tập hợp các yếu tố có mối quan hệ tương tác với nhau và với môi trường xung quanh để thực hiện một mục tiêu đã được xác định; khi thay đổi một yếu tố sẽ dẫn đến sự thay đổi của cả hệ thống. Do đó, khi nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp QL xây dựng môi trường VHCL trong các cơ sở GD ĐH có chức năng ĐT, BD CB QLGD phải xem xét đối tượng một cách toàn diện, nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, trong trạng thái vận động và phát triển, trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để tìm ra bản chất và quy luật vận động của đối tượng; kết quả nghiên cứu phải được trình bày rõ ràng, chặt chẽ và có tính logic cao. - Tiếp cận quản lý chất lượng theo mô hình tổng thể Theo quan điểm tiếp cận này, trong nghiên cứu thực trạng xây dựng VHCL và đề xuất giải pháp xây dựng VHCL trong các cơ sở GD ĐH có chức năng ĐT, BD CB QLGD phải dựa vào các nguyên lý QLCL tổng thể như tập trung vào khách hàng, quản lý quá trình vận hành, ra quyết định dựa trên dữ kiện, sự tham gia, làm việc nhóm, kiểm soát quá trình, cải tiến liên tục...; việc đề xuất giải pháp đổi mới các cơ chế về chất lượng dựa vào 4 chức năng QLCL gồm hoạch định (Plan), tổ chức thực hiện (Do), kiểm tra & đánh giá (Check) và cải tiến (Action). - Tiếp cận thực tiễn Thực tiễn là trung tâm, hiện nay Việt Nam đang trong giai đoạn đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, nhiều yêu cầu mới với những quan điểm mới trong tiếp cận các vấn đề về GD và QLGD. Cần khảo sát đánh giá thực trạng, phân tích, nhìn nhận đúng thời cơ, thách thức để giải quyết các vấn đề của QLXD VHCL ở các cơ sở GD ĐH có chức năng ĐT, BD CBQLGD đặt ra. - Tiếp cận văn hóa tổ chức Văn hóa nhà trường là văn hóa của một tổ chức, văn hóa của các cơ sở GD ĐH có chức năng ĐTBDCBQLGD là được xây dựng nên trong suốt quá trình hình thành phát triển. Theo quan điểm cận tiếp này, trong quá trình nghiên cứu đề xuất giải pháp xây dựng VHCL trong các cơ sở GD ĐH có chức năng ĐT, BD CB QLGD phải bám sát bản chất, các giá trị đặc trưng, các thành tố và cấu trúc trong quá trình phát triển của tổ chức. - Tiếp cận phức hợp GD ĐT liên quan đến mọi mặt của đời sống xã hội, quyết định sự phát triển của mỗi cá nhân và hệ thống kinh tế xã hội của một quốc gia. Quản lý liên quan đến thể chế, giáo dục là GDĐT là giáo dục và đào tạo con người đáp ứng các yêu cầu theo các giai đoạn phát triển. Quan điểm này đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu giải quyết vấn đề quản lý xây dựng VHCL ở các cơ sở ĐTBDCBQLGD phải kết hợp các tiếp cận đã được đúc rút qua các nghiên cứu lý luận và thực tiễn về VHCL, kết hợp các cách tiếp cận với chức năng của quản lý trong từng trường hợp cụ thể. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Trong quá trình nghiên cứu luận án, chúng tôi đã sử dụng phối hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Sử dụng phương pháp này để nghiên cứu, phân tích, đánh giá các tài liệu trong và ngoài nước có liên quan nhằm nắm rõ hơn bản chất của vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ tổng hợp các tài liệu thành một hệ thống lý thuyết của đề tài. - Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để rút ra những khái quát và nhận định của mình về các vấn đề nghiên cứu trên cơ sở những quan điểm, nhận định của các nhà nghiên cứu khác. - Phương pháp mô hình hóa: Sử dụng phương pháp này để nghiên cứu đối tượng bằng cách xây dựng mô hình của đối tượng và dựa trên mô hình đó để nghiên cứu nhằm mục đích có được những thông tin tương tự đối tượng thực. 7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Dùng các phiếu hỏi để thu thập ý kiến của các CBQL, GV & NV, người học trong các cơ sở GD ĐH có chức năng ĐT, BD CBQLGD về: thực trạng VHCL trong các cơ sở GD ĐH có chức năng ĐT, BD CBQLGD; thực trạng quản lý xây dựng VHCL trong các cơ sở GD ĐH có chức năng ĐT, BD CBQLGD; thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng VHCL trong các cơ sở GD ĐH có chức năng ĐT, BD CBQLGD - Phương pháp quan sát, trao đổi, phỏng vấn: Sử dụng phương pháp này để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng VHCL và quản lý xây dựng VHCL trong các cơ sở GD ĐH có chức năng ĐT, BD CB QLGD thông qua việc trao đổi, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng khảo sát. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Phương pháp này được chúng tôi sử dụng để thu thập, xin ý kiến các chuyên gia nghiên cứu về GDĐH thuộc các viện nghiên cứu và các cơ sở GDĐH có uy tín, CBQL, GV & NV trong các cơ sở GD ĐH có chức năng ĐT, BD CBQLGD về các kết quả nghiên cứu nhằm tăng độ tin cậy. - Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Chún

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_quan_ly_xay_dung_van_hoa_chat_luong_o_cac_co_so_giao.docx
  • pdfQĐ HĐ Thanh lap HD cap HV cho NCS Hoang Thi Ai Van.pdf
  • docTHONG TIN LA EN_HOANG THI AI VAN.doc
  • docTHONG TIN LA VN_HOANG THI AI VAN.doc
  • docxTOM TAT LA EN - HOANG THI AI VAN.docx
  • docxTOM TAT LA VN - HOANG THI AI VAN.docx
  • docTRICH YEU EN-HOANG THI AI VAN.doc
  • docTRICH YEU VN-HOANG THI AI VAN.doc
Luận văn liên quan