1. Giới thiệu luận án
Luận án được viết với tông số trang là 135. ưong đó số trang cũa từng chương, tửng phân được chia cụ thẻ như sau: (mờ đẩu: 5 trang, chương 1: 33 trang, chương 2: 23 trang, chương 3: 53 trang.chương 4: 19 trang .kết luận: 2 trang). Luận án được thực hiện thông qua quá trình tham khảo 73 tài liệu (gồm có 55 tài liệu tiếng Việt. 18 tài liệu nước ngoài). Tông sô phụ lục của luận án là 79 trang (bao gôm 6 phụ lục). Luận án được minh họa thông qua 25 bảng. 3 biêu đô. 1 sơ đồ. 1 hình và 8 hộp trích dần.
Luận án được thực hiện có ý nghía về lý luận và thực tiền về tự tạo việc làm của lao động nông thôn. Trong đó đã hệ thông hóa cơ sở lý luận về tự tạo việc làm. tập trung khai thác các yêu tô ảnh hường đến tự tạo việc làm cũa lao động nông thôn. Xây dựng các nhóm yếu tô ảnh hưởng tự tạo việc làm phi nông nghiệp cùa lao động nông thôn theo ba cấp độ khác nhau (cá nhân, hộ gia đình, cộng đỏng). Các kết quả phân tích đã cho thấy cách nhìn toàn diện về các yếu tô ảnh hường tự tạo việc làm phi nông nghiệp cùa lao động nông thôn trên địa bàn tinh Nghệ An
Luận án đo lường xác suât tự tạo việc làm phi nông nghiệp so với không tự tạo việc làm phi nông nghiệp khi có sự tác động cũa các nhóm yêu tô băng mô hình Binary logictics. Tử đó luận án xác định mức độ tác động cũa các yếu tô đen khả năng tự tạo việc làm phi nồng nghiệp. Sau khi thực hiện các phân tích từ thực trạng luận án đã xác định yếu to thuộc về cá nhân sè góp phẩn làm thay đôi tư duy tự tạo việc làm của lao động nông thôn. Tác động cũa các yểu tô thuộc về cá nhân (trình độ học vân. trình độ chuyên môn. sức khóe.) sè làm thay đôi khả năng tự tạo việc làm phi nông nghiệp trên địa bàn tinh Nghệ An. Nâng cao vai trò hộ gia đình, môi quan hệ cộng đỏng và dòng họ sẽ góp phân làm thúc đây tự tạo việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn trên địa bàn tinh Nghệ An. Phát huy các yêu tô cộng đỏng bao gôm đôi mới cơ chê chính sách, đa dạng hóa các dịch vụ tài chính, nâng cao khả năng chia sẻ thông tin từ các tô chức đoàn thê địa phương sè tác động mạnh mè đên tự tạo việc làm phi nông nghiệp cũa lao động nông thôn ưên địa bàn tinh Nghệ An.
215 trang |
Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 646 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản trị nhân lực - Tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
HỒ THỊ DIỆU ÁNH
TỰ TẠO VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI – 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
HỒ THỊ DIỆU ÁNH
TỰ TẠO VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Quản trị nhân lực (Kinh tế lao động)
Mã số: 62 34 04 04
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. TRẦN XUÂN CẦU
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình khoa học độc lập của
mình. Những số liệu và nội dung được đưa ra trong luận án là trung
thực. Nội dung của luận án chưa từng được công bố ở cả trong và
ngoài nước.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH, HỘP, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỰ TẠO
VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN .......................................................... 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu ......................................................................................... 6
1.1.1. Các nghiên cứu về tự tạo việc làm ................................................................... 6
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm ..................................................... 11
1.2. Cơ sở lý luận tự tạo việc làm của lao động nông thôn ................................... 17
1.2.1. Việc làm, tạo việc làm, giải quyết việc làm và tự tạo việc làm ..................... 17
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm của lao động nông thôn .............. 26
1.2.3. Khái niệm và đặc điểm lao động nông thôn .................................................. 33
1.2.4. Hoạt động phi nông nghiệp ............................................................................ 36
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 39
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 39
2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Nghệ An ......................... 39
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội ................................................................. 41
2.1.3. Tình hình phát triển dân số ............................................................................ 43
2.2. Các giả thuyết khoa học và khung phân tích .................................................. 44
2.2.1. Các giả thuyết khoa học ................................................................................. 44
2.2.2. Khung lý thuyết phân tích .............................................................................. 44
2.2.3. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 48
2.3. Các nguồn số liệu, tư liệu được sử dụng.......................................................... 49
2.3.1. Số liệu thứ cấp ............................................................................................... 49
2.3.2. Số liệu sơ cấp ................................................................................................. 50
2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .......................................................... 54
2.4.1. Mục tiêu phân tích số liệu .............................................................................. 54
2.4.2. Phương pháp phân tích .................................................................................. 55
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 62
3.1 Thực trạng tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ
An giai đoạn 2010 - 2013 .......................................................................................... 62
3.1.1. Các hoạt động tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh
Nghệ An ................................................................................................................... 62
3.1.2. Kết quả hoạt động tự tạo việc làm của lao động nông thôn .......................... 65
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa
bàn tỉnh Nghệ An. ..................................................................................................... 69
3.2.1. Các yếu tố thuộc về cá nhân lao động nông thôn .......................................... 69
3.2.1. Các yếu tố thuộc về hộ gia đình ..................................................................... 78
3.2.3. Các yếu tố thuộc về cộng đồng ..................................................................... 86
3.3. Đánh giá mức độ tác động bằng mô hình hồi quy Logistic ......................... 106
Chương 4: GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY TỰ TẠO VIỆC LÀM CỦA LAO
ĐỘNG NÔNG THÔN NGHỆ AN ........................................................................... 115
4.1. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An giai đoạn
2015-2025 ............................................................................................................... 115
4.2. Các quan điểm tự tạo việc làm của lao động nông thôn Nghệ An .............. 118
4.3. Các giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình tự tạo việc làm của lao động
nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An ................................................................. 120
4.3.1. Nhóm giải pháp khuyến khích cá nhân lao động nông thôn tự tạo việc làm120
4.3.2. Nhóm giải pháp phát huy động lực tự tạo việc làm của lao động nông thôn
từ hộ gia đình ......................................................................................................... 121
4.3.3. Nhóm giải pháp phát huy sức mạnh cộng đồng thúc đẩy tự tạo việc làm của
lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An ...................................................... 125
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 134
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ........................................................ 136
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 137
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CN Công nghiệp
CNH - HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
ĐTĐT Đối tượng điều tra
ĐVT Đơn vị tính
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
HTX Hợp tác xã
ILO Tổ chức lao động quốc tế
LĐ – TB&XH Lao động - Thương binh và Xã hội
MTQG Môi trường quốc gia
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NTM Nông thôn mới
PCCC Phòng cháy chữa cháy
SXKD Sản xuất kinh doanh
TDCM Trình độ chuyên môn
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
UBND Ủy ban nhân dân
XKLĐ Xuất khẩu lao động
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH, HỘP, SƠ ĐỒ
BẢNG:
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu tổng hợp kinh tế Nghệ An giai đoạn 2010 - 2013 ..... 42
Bảng 2.2. Tình hình dân số và giới tính giai đoạn 2010 - 2013 ......................... 43
Bảng 2.3: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm trong các
nghiên cứu trước đây .......................................................................... 45
Bảng 2.4. Phân bố của mẫu điều tra lao động nông thôn ................................... 52
Bảng 2.5. Phân bố (%) của đối tượng điều tra theo một số đặc điểm cơ bản ..... 53
Bảng 2.6. Tóm tắt kiểm định (χ2) các mối liên hệ đến tự tạo việc làm
phi nông nghiệp ................................................................................ 56
Bảng 2.7: Biến độc lập trong phân tích hồi quy nhị phân (Binary Logicstic)
các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm phi nông nghiệp ............... 59
Bảng 2.8: Tóm tắt nội dung phỏng vấn ............................................................... 61
Bảng 3.1. Kết quả giải quyết việc làm giai đoạn 2011- 2013 (6 tháng đầu
năm 2013) .......................................................................................... 65
Bảng 3.2. Các kết quả về lao động việc làm của tỉnh Nghệ An năm 2011,
2012, 2013 ......................................................................................... 66
Bảng 3.3. Kết quả sau học nghề của lao động nông thôn Nghệ An giai đoạn
2010 - 2012 ......................................................................................... 67
Bảng 3.4. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo vị thế ............... 68
Bảng 3.5. Dân số và lao động nông thôn tỉnh Nghệ An ..................................... 70
Bảng 3.6: Bảng phân bố (%) ĐTĐT theo các yếu tố thuộc về cá nhân lao
động nông thôn ................................................................................... 71
Bảng 3.7. Bảng phân bố (%) ĐTĐT theo các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo
việc thuộc về hộ gia đình .................................................................... 79
Bảng 3.8. Phân bố (%) ĐTĐT các yếu tố thuộc về cộng đồng ........................... 87
Bảng 3.9. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ............................................................. 98
Bảng 3.10. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề trong chương trình NTM ............. 99
Bảng 3.11. Tổng hợp các chỉ tiêu về tiếp cận điện năm 2011 ............................ 101
Bảng 3.12. Tổng hợp các chỉ tiêu về đường giao thông ..................................... 101
Bảng 3.13. Tổng hợp các chỉ tiêu về chợ nông thôn .......................................... 102
Bảng 3.14. Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khu vực nông thôn Nghệ An ... 105
Bảng 3.15. Các nguồn lực tài chính địa phương ................................................. 105
Bảng 3.16: Kết quả kiểm định phương sai ANOVA .......................................... 107
Bảng 3.17: Kết quả phân tích Hồi quy Binary logictics ........................................ 110
BIỂU ĐỒ:
Biểu đồ 3.1. Phân bố phần trăm các nghề của lao động nông thôn ........................ 64
Biểu đồ 3.2. Phân bố % của đối tượng tự tạo việc làm phi nông nghiệp ................ 69
Biểu đồ 3.3: Tiếp cận thông tin nông thôn Nghệ An .............................................. 92
HÌNH:
Hình 2.1. Bản đồ địa lý tỉnh Nghệ An ................................................................ 40
HỘP:
Hộp 3.1: Trình độ chuyên môn ảnh hưởng tự tạo việc làm .............................. 75
Hộp 3.2. Yếu tố được đào tạo nghề tác động tự tạo việc làm ........................... 77
Hộp 3.3. Vốn tài chính bản thân tác động đến tự tạo việc làm ......................... 78
Hộp 3.4. Vai trò gia đình đối với tự tạo việc làm ............................................. 82
Hộp 3.5. Yếu tố hộ gia đình tác động tự tạo việc làm của lao động nông thôn 86
Hộp 3.6. Hỗ trợ địa phương tác động đến tự tạo việc làm ................................ 97
Hộp 3.7: Khó khăn trong tiếp cận vốn ............................................................ 104
Hộp 4.1. Chia sẻ thông tin tác động đến tự tạo việc làm ................................ 125
SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 2.1. Khung lý thuyết nghiên cứu ............................................................... 47
1
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu luận án
Luận án được viết với tổng số trang là 135, trong đó số trang của từng chương,
từng phần được chia cụ thể như sau: (mở đầu: 5 trang, chương 1: 33 trang, chương
2: 23 trang, chương 3: 53 trang,chương 4: 19 trang ,kết luận: 2 trang). Luận án được
thực hiện thông qua quá trình tham khảo 73 tài liệu (gồm có 55 tài liệu tiếng Việt, 18 tài
liệu nước ngoài). Tổng số phụ lục của luận án là 79 trang (bao gồm 6 phụ lục). Luận án
được minh họa thông qua 25 bảng, 3 biểu đồ, 1 sơ đồ, 1 hình và 8 hộp trích dẫn.
Luận án được thực hiện có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn về tự tạo việc làm
của lao động nông thôn. Trong đó đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về tự tạo việc làm,
tập trung khai thác các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm của lao động nông
thôn. Xây dựng các nhóm yếu tố ảnh hưởng tự tạo việc làm phi nông nghiệp của lao
động nông thôn theo ba cấp độ khác nhau (cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng). Các
kết quả phân tích đã cho thấy cách nhìn toàn diện về các yếu tố ảnh hưởng tự tạo
việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Luận án đo lường xác suất tự tạo việc làm phi nông nghiệp so với không tự tạo
việc làm phi nông nghiệp khi có sự tác động của các nhóm yếu tố bằng mô hình
Binary logictics. Từ đó luận án xác định mức độ tác động của các yếu tố đến khả
năng tự tạo việc làm phi nông nghiệp. Sau khi thực hiện các phân tích từ thực trạng
luận án đã xác định yếu tố thuộc về cá nhân sẽ góp phần làm thay đổi tư duy tự tạo
việc làm của lao động nông thôn. Tác động của các yếu tố thuộc về cá nhân (trình độ
học vấn, trình độ chuyên môn, sức khỏe...) sẽ làm thay đổi khả năng tự tạo việc làm
phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Nâng cao vai trò hộ gia đình, mối quan
hệ cộng đồng và dòng họ sẽ góp phần làm thúc đẩy tự tạo việc làm phi nông nghiệp
của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Phát huy các yếu tố cộng đồng
bao gồm đổi mới cơ chế chính sách, đa dạng hóa các dịch vụ tài chính, nâng cao khả
năng chia sẻ thông tin từ các tổ chức đoàn thể địa phương sẽ tác động mạnh mẽ đến
tự tạo việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Sau khi luận án được hình thành thì tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc
làm trên địa bàn tỉnh Nghệ An được làm rõ tạo tiền đề cho việc thúc đẩy tự tạo việc
làm của lao động nông thôn trong giai đoạn tới. Kết quả sẽ có ý nghĩa quan trọng đóng
góp vào xóa đói giảm nghèo địa phương giai đoạn 2015 – 2020 tầm nhìn 2030 dưới cả
giác độ mục tiêu phát triển kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội.
2
2. Lý do chọn đề tài
Nguồn nhân lực nông thôn là một bộ phận của nguồn nhân lực nói chung,
được phân bố ở nông thôn và làm việc trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa
bàn nông thôn, bao gồm: sản xuất nông, lâm, thủy sản, công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, thương mại, dịch vụ và các hoạt động phi nông nghiệp khác diễn ra ở nông
thôn. Vì vậy phát triển nguồn nhân lực nông thôn có thể hiểu là làm tăng giá trị con
người trên các mặt đạo đức học tập, lao động, trí tuệ, kỹ năng, tâm hồn và thể lực
làm cho con người có khả năng làm việc cao nhất, đóng góp có hiệu quả nhất vào
phát triển kinh tế, xã hội nông thôn. Lao động nông thôn là những người thuộc lực
lượng lao động và tham gia hoạt động trong hệ thống các ngành kinh tế nông thôn
như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và dịch vụ trong nông thôn. Việc làm nông thôn hiện nay có một số đặc
điểm cơ bản và ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tạo việc làm và tự tạo việc làm
ở nông thôn hiện nay.
“Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất số lượng
và chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế xã hội khác để kết hợp tư liệu
sản xuất và sức lao động đem lại thu nhập cho người lao động” [39, tr.20]. Hiện
nay, có nhiều quan điểm cho rằng, tạo việc làm cho lao động đặc biệt đối với lao
động nông thôn là yêu cầu mang tính “tất yếu” của các cấp chính quyền địa phương.
Theo đó, tạo việc làm được hiểu là quá trình chính quyền địa phương chủ động tạo
ra số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất, số lượng và chất lượng sức lao động và các
điều kiện kinh tế xã hội khác để kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động. Cách tiếp
cận này rõ ràng đã chịu ảnh hưởng nhiều bởi cơ chế bao cấp và đã tạo ra một sức ỳ
lớn cho lao động nông thôn. Cụ thể, lao động nông thôn vẫn bị động trong tiếp cận
các công việc mà “hiển nhiên” họ phải có và nhiều lúc thiếu hẳn “động lực” cho
thực hiện để nâng cao hiệu quả công việc.
Vậy làm thế nào để giúp người lao động nông thôn có thể chủ động tìm kiếm
hoặc tạo ra các công việc có chất lượng hơn? Đây là một câu hỏi lớn và cần có lời
giải, nhất là trong giai đoạn hiện nay bởi vì để tạo việc làm đòi hỏi sự phối hợp của
3
nhiều cơ quan tổ chức cũng như cá nhân người lao động tạo thành cơ chế tạo việc
làm, cơ chế ba bên trong đó có sự tham gia của người lao động. Phát triển là quá trình
tăng trưởng kinh tế gắn với xóa đói, giảm nghèo, giảm thất nghiệp, giảm bất bình
đẳng xã hội. Chất lượng tăng trưởng và phát triển được đánh giá thông qua rất nhiều
tiêu chí khác nhau. Trong đó phải kể đến là giảm dần tỷ lệ thất nghiệp. Điều này đồng
nghĩa với việc tăng cơ hội, khả năng tìm kiếm việc làm của người lao động. Nhiều
nghiên cứu khác nhau cũng đã chỉ ra rằng, việc người lao động có việc làm và tăng
thu nhập sẽ góp phần quan trọng trong quá trình giảm nghèo đói (nhất là lao động
nông thôn). Như vậy, nỗ lực thúc đẩy tạo ra môi trường thuận lợi để lao động nông
thôn chủ động tiếp cận với việc làm, lao động nông thôn chủ động tự tạo ra việc làm
của chính mình, tự mình tìm được các nguồn thu nhập có chất lượng trở nên rất cần
thiết. Đây được xem là vấn đề mang tính lý luận và cần phải được nghiên cứu để tìm
ra lời giải. Lao động nông thôn tự tạo việc làm là hết sức cần thiết.
Nghệ An, sau gần 30 năm thực hiện đổi mới, chuyển mạnh sang nền kinh tế
thị trường, tỷ lệ hộ nông dân ở nông thôn liên tục giảm. Một bộ phận chuyển sang
làm dịch vụ, nghề thủ công, khai thác tài nguyên hoặc di cư vào các khu công
nghiệp tập trung như Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh khác. Tỷ lệ di cư của lao
động nông thôn Nghệ An chiếm tỷ lệ lớn trong khu vực. Thu nhập của người dân
còn thấp nhất là những hộ thuần nông. Do thói quen sản xuất nhỏ lẻ manh mún, đã
hạn chế rất lớn sức cạnh tranh thị trường. Khả năng tích luỹ kinh tế của nông dân ít
nên việc tái sản xuất, tái tạo nguồn tài nguyên gặp nhiều khó khăn.
Vấn đề lao động và việc làm ở nông thôn Nghệ An đang còn nhiều khó khăn,
phải tiếp tục giải quyết, đó là: tỷ lệ dân sống ở vùng nông thôn giảm rất chậm và
đang có hiện tượng một bộ phận dân cư không nhỏ tuy sống ở nông thôn, nhưng
không còn là nông dân vì không còn đất canh tác (do đất đai đã dành cho các dự án
phát triển khu công nghiệp, chế xuất), thậm chí không còn việc làm, phải đi làm
thuê, thu nhập rất thấp và không ổn định. Trong thời gian tới, dân số và lao động
Nghệ An tiếp tục tăng ổn định, hằng năm có hơn 30 nghìn người được bổ sung vào
lực lượng lao động. Dự báo mỗi năm số lao động cần giải quyết việc làm lên tới 3,4
4
vạn người và một bộ phận lao động nông nghiệp bị thu hồi đất, lao động thất nghiệp
ở khu vực thành thị có nhu cầu về việc làm đã tạo sức ép lớn cho công tác giải quyết
việc làm, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn diễn ra khá căng thẳng. Khả
năng đầu tư phát triển tạo việc làm tại chỗ mất cân đối so với tốc độ gia tăng lực
lượng lao động hàng năm. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng và ngành diễn ra
chậm, hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho người lao động để tạo việc làm mới hoặc tự tạo
việc làm còn hạn chế, nhất là hệ thống thông tin thị trường lao động.
Trong thực tế, do không tạo được việc làm ổn định tại địa phương nên tình
trạng lao động rời xa quê hương tìm kiếm công việc ở nhiều địa phương khác nhau
diễn ra tương đối phổ biến. Vấn đề tự tạo việc làm không nên coi là giải pháp tạm
thời khi thiếu việc làm, góp phần giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp, mà nên khuyến khích
đặc biệt lao động nông thôn để họ chủ động tạo được việc làm, tăng thu nhập góp
phần xóa đói giảm nghèo.
Từ những vấn đề đặt ra, nghiên cứu sinh cho rằng cần thiết phải lựa chọn đề
tài “Tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An” để làm
luận án nghiên cứu của mình.
3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm của lao động nông thôn
Nghệ An.
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố tác động tự tạo việc làm
của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất quan điểm, giải pháp thúc đẩy tự tạo việc làm của lao động nông
thôn trê