Luận án Quy hoạch xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cho ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam

Xét về không gian, cơ sở sản xuất công nghiệp trên thế giới phân thành: i) Điểm sản xuất công nghiệp: Gồm một hay vài cơ sơ sản xuất công nghiệp; ii) Khu, cụm công nghiệp: Nơi tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp (Trong đó có các Khu công nghệ cao - TT công nghệ - Nơi nghiên cứu tạo lập công nghệ nguồn gắn với hình thành các sản phẩm mới, là cơ sở cho việc đào tạo khởi nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, gồm các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao (Nghiên cứu – Triển khai khoa học – công nghệ, đào tạo và các dịch vụ liên quan); iii) Vùng công nghiệp: Các khu vực trên và thu hút các khu vực dân cư xung quanh. Hiện ở Việt Nam, mới chỉ có hai loại không gian thứ nhất và thứ hai với các mô hình như: Khu công nghiệp (Industrial zone, Industrial Park, Industrial Estate), Khu chế xuất (Export processing zone) – chuyên chế xuất hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó đang dần hình thành các TT công nghệ với mô hình là Khu công nghệ cao (High Technology park) – tập trung các doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao (chủ yếu là lĩnh vực phần mềm). Tuy nhiên TT công nghệ chưa được phát triển bởi phần lớn các KCN theo mô hình FDI (Foreign Direct Investment – đầu tư trực tiếp tại nước ngoài); trong mô hình này, TT nắm giữ công nghệ cốt lõi đều đặt ở nước ngoài. Theo quy luật có tính phổ quát tại các nước phát triển, để phát triển CNVH, Việt Nam cần hình thành các mô hình: Điểm CNVH; Khu, cụm CNVH, đặc biệt là các TT CNVH trong đó tập trung các yếu tố thúc đẩy phát triển cho ngành CNVH, đặc biệt là công nghệ; Vùng công nghiệp văn hóa. Trong đó TT CNVH có vai trò đặc biệt quan trọng, là hệ thống KCHT phát triển, nền tảng cho phát triển ngành CNVH Việt Nam.

pdf217 trang | Chia sẻ: Tuệ An 21 | Ngày: 09/11/2024 | Lượt xem: 66 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quy hoạch xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cho ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI ________________________ Phan Thị Phương Thảo QUY HOẠCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG CHO NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĔN HÓA TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị Mã số: 9580105 Hà Nội – Nĕm 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI ________________________ Phan Thị Phương Thảo QUY HOẠCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG CHO NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĔN HÓA TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị Mã số: 9580105 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. TS. PHẠM ĐÌNH TUYỂN 2. TS. PHAN VIỆT TOÀN Hà Nội – Nĕm 2023 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố ở bất kỳ nơi nào. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả luận án Phan Thị Phương Thảo ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu trường Đại học Xây Dựng Hà Nội, tới Khoa Sau đại học, tới Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Bộ môn Kiến trúc Công nghệ, Bộ môn Quy hoạch và các thầy cô giáo trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã tạo điều kiện, hỗ trợ tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu Đại học Bách Khoa Hà Nội, viện Kỹ thuật Hóa học, trường Cơ khí, nơi tôi công tác trong suốt quá trình thực hiện luận án, đã tạo mọi điều kiện, động viên và hỗ trợ tôi hoàn thành luận án này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo- TS. Phạm Đình Tuyển, TS Phan Việt Toàn đã tận tâm hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình thực hiện luận án tiến sĩ. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cơ quan chuyên môn trong và ngoài nước, các nhà khoa học, các Chuyên gia, các Đồng nghiệp và Bạn bè, những Người thân trong gia đình đã nhiệt tình cho lời khuyên, giúp đỡ, động viên và chia sẻ để tôi có thể hoàn thành luận án. Luận án tiến sỹ là một phần trong chặng đường nghiên cứu, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ các Thầy, Cô, Chuyên gia, Nhà khoa học và Đồng nghiệp cho những nghiên cứu tiếp sau. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả luận án iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.................................................................................. ix MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 1. Lý do lựa chọn và tính cấp thiết của đề tài .......................................................... 1 2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu ........................................................................ 3 3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3 4. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 3 5. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 3 6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 4 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................. 5 8. Đóng góp mới của đề tài ...................................................................................... 5 9. Cấu trúc và tóm tắt đề tài ..................................................................................... 6 CHƢƠNG 1- TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG CHO NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĔN HÓA TRÊN THÊ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM .................................................................................... 8 1.1. Các khái niệm có liên quan tới đề tài ............................................................ 8 1.2. Tổng quan về QHXD hệ thống KCHT ngành CNVH trên thế giới ........... 15 1.2.1. Ngành CNVH thế giới ............................................................................... 15 1.2.2. Hệ thống KCHT ngành CNVH trên thế giới ............................................. 17 1.2.3. QHXD hệ thống KCHT ngành CNVH trên thế giới ................................. 20 1.3. Thực trạng QHXD hệ thống KCHT cho ngành CNVH tại Việt Nam ....... 28 1.3.1. Thực trạng ngành CNVH tại Việt Nam ..................................................... 28 1.3.2. Thực trạng hệ thống KCHT ngành CNVH tại Việt Nam .......................... 29 1.3.3. Thực trạng QHXD hệ thống KCHT ngành CNVH tại Việt Nam ............. 31 iv 1.4. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có liên quan đề tài .......... 44 1.4.1. Những nghiên cứu nước ngoài có liên quan .................................................. 44 1.4.2. Những nghiên cứu trong nước có liên quan ................................................... 44 1.5. Đánh giá tổng quan tình hình QHXD hệ thống KCHT ngành CNVH trên thế giới và tại Việt Nam ......................................................................................... 45 1.6. Những vấn đề luận án cần quan tâm giải quyết ........................................... 45 Chƣơng 2- CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC QUY HOẠCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĔN HÓA TẠI VIỆT NAM ............................................................................................................. 47 2.1. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................. 47 2.1.1. Các lý thuyết về mô hình KCHT ngành CNVH ........................................ 47 2.1.2. Các lý thuyết QHXD có liên quan ............................................................. 47 2.2. Cơ sở pháp lý ................................................................................................... 50 2.2.1. Cơ sở pháp lý chung liên quan đến ngành CNVH tại Việt Nam ............... 50 2.2.2. Cơ sở pháp lý liên quan đến QHXD hệ thống KCHT ngành CNVH ........ 51 2.3. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 54 2.3.1. Quy trình và không gian chức nĕng sản xuất của các lĩnh vực ngành CNVH .................................................................................................................. 54 2.3.2.Nĕm tiền đề ngành CNVH trong điều kiện Việt Nam hiện nay ................. 67 2.3.3. KCHT không gian – Cơ sở sản xuát công nghiệp trong điều kiện Việt Nam hiện nay ....................................................................................................... 72 2.3.4. KCHT ngành CNVH và tương tác đô thị .................................................. 75 2.4. Các yếu tố động tới QHXD hệ thống KCHT ngành CNVH tại Việt Nam . 82 2.4.1. Các yếu tố đặc thù vĕn hóa xã hội tác động tới QHXD hệ thống KCHT ngành CNVH tại Việt Nam .................................................................................. 82 2.4.2. Các cơ sở chuyên ngành liên quan QHXD hệ thống KCHT ngành CNVH tại Việt Nam ......................................................................................................... 86 v Chƣơng 3- ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG CHO NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĔN HÓA TẠI VIỆT NAM ........................................................................................................................ 94 3.1. Quan điểm và nguyên tắc QHXD hệ thống KCHT ngành CNVH tại Việt Nam .......................................................................................................................... 94 3.1.1. Quan điểm chung về QHXD hệ thống KCHT ngành CNVH.................... 94 3.1.2. Nguyên tắc QHXD hệ thống KCHT ngành CNVH tại Việt Nam ............. 98 3.2. Hệ thống mạng lƣới KCHT ngành CNVH tại Việt Nam........................... 101 3.2.1. Hệ thống mạng lưới TT Tài nguyên số ngành CNVH tại Việt Nam ....... 101 3.2.2. Hệ thống mạng lưới TT CNVH tại Việt Nam ......................................... 104 3.3. Định hƣớng QHXD TT Tài nguyên số ngành CNVH tại Việt Nam ......... 113 3.3.1. Khái quát chung về TT Tài nguyên số ngành CNVH ............................. 113 3.3.2. Định hướng QHXD TT Tài nguyên số ngành CNVH ............................. 118 3.4. Định hƣớng QHXD TT CNVH tại Việt Nam ............................................. 124 3.4.1. Khái quát chung về TT CNVH ................................................................ 124 3.4.2. Định hướng QHXD TT CNVH .............................................................. 131 3.5. Đầu tƣ xây dựng và quản lý vận hành hệ thống KCHT ngành CNVH tại Việt Nam................................................................................................................ 138 3.5.1. Đầu tư xây dựng hệ thống KCHT ngành CNVH tại Việt Nam ............... 138 3.5.2. Quản lý vận hành hệ thống KCHT ngành CNVH tại Việt Nam ............. 139 3.6. Đề xuất bộ công cụ đánh giá Khu vực tĕng trƣởng thôn minh theo 5 hệ khung của hệ thống KCHT ngành CNVH ......................................................... 142 Chƣơng 4- KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN.............................................................. 145 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ................................................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 152 PHỤ LỤC ............................................................................................................ PL1 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn và tính cấp thiết của đề tài  Phát triển ngành CNVH là một xu thế phát triển mới trên thế giới. Ngành CNVH đồng hành cùng những xu hướng phát triển KTXH hiện nay: Sự gia tĕng của khu vực kinh tế dịch vụ, sự chuyển biến của nền kinh tế theo hướng kinh tế liên kết, kinh tế số, kinh tế sáng tạo, kinh tế tri thức, định hướng phát triển bền vững chung và sự lan tỏa của cuộc Cách mạng 4.0. Mức độ phát triển của các lĩnh vực ngành CNVH là một phần tiêu chí đánh giá vị thế quốc gia hiện nay. Vĕn hóa sáng tạo được coi là động lực chính cho tĕng trưởng và đổi mới. Đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế, tạo ra việc làm có nĕng suất lao động cao và ảnh hưởng tích cực tới các mặt Kinh tế- Xã hội – Vĕn hóa – Chính trị, ngành CNVH được coi là ngành kinh tế mũi nhọn tại nhiều quốc gia.  Việt Nam là một quốc gia có tiềm nĕng cho phát triển ngành CNVH: - Với vị trí địa chính trị - kinh tế đặc biệt, hội tụ sự đa dạng về vĕn hóa, lịch sử, truyền thống tốt đẹp của cả 54 dân tộc với bề dày lịch sử hàng ngàn nĕm vĕn hiến. - Việt Nam sở hữu một thế mạnh mà nhiều quốc gia khác không có, đó là con người. Với 90 triệu dân nằm trong giai đoạn dân số vàng (với 60% dân số dưới 40 tuổi) đây là lực lượng lao động trẻ, sáng tạo, được đánh giá là thông minh ham học, cần cù chịu khó và nhạy bén, là nguồn tài nguyên quan trọng cho phát triển ngành CNVH. - Việt Nam là một quốc gia ổn định về chính trị, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển các hoạt động KTXH trong đó bao gồm 12 lĩnh vực ngành CNVH. Phát triển vĕn hóa cũng là mục tiêu hàng đầu của chính phủ với quan điểm vĕn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực phát triển KTXH và hội nhập quốc tế. - Ngoài ra Việt Nam còn có các ưu thế khác như: Ngành hạ tầng quan trọng là Công nghệ thông tin có tốc độ phát triển nhanh tại Việt Nam, đây là ngành có sự gắn bó mật thiết với ngành CNVH; Tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam tương đối nhanh, tạo ra một tầng lớp trung lưu là cư dân đô thị, đây là đối tượng khách hàng tiềm nĕng tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ vĕn hóa. Do đó, Việt Nam có đầy đủ tiềm nĕng, thế mạnh và môi trường thuận lợi để phát triển ngành CNVH. Với những ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ, ngành CNVH là chìa khóa giúp Việt Nam vươn lên trở thành quốc gia vĕn hóa, phát triển toàn diện. 2  Tuy nhiên cho tới nay, ngành CNVH Việt Nam vẫn dừng ở mức sơ khai, chưa có thành tựu hay tầm ảnh hưởng đáng kể; chưa có doanh nghiệp CNVH Việt Nam đủ lớn mạnh và xây dựng được thương hiệu riêng để cạnh tranh với các doanh nghiệp CNVH nước ngoài; sản phẩm chưa đáp ứng được các thị trường tiêu dùng trong nước, càng chưa có khả nĕng mở rộng ra thị trường nước ngoài. Có thể khẳng định ngành CNVH tại Việt Nam chưa phát triển tương xứng với tiềm nĕng, chưa khai thác được thế mạnh vốn có.  Ngày 08 tháng 9 nĕm 2016, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành CNVH Việt Nam đến nĕm 2020, tầm nhìn đến nĕm 2030, tại Quyết định số 1755/QĐ-TTg. Chỉnh phủ khẳng định: Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút tối đa các nguồn lực từ doanh nghiệp và xã hội để phát triển ngành CNVH; Phát triển CNVH dựa trên sự sáng tạo, KHCN và bản quyền trí tuệ, khai thác tối đa yếu tố kinh tế của các giá trị vĕn hóa; Phát triển các ngành CNVH có trọng tâm, có lộ trình, đảm bảo tính thống nhất đồng bộ giữa các ngành và trong chuỗi sản xuất; Phát triển ngành CNVH gắn liền với quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, góp phần bảo vệ phát huy bản sắc vĕn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập và hợp tác quốc tế. Chính phủ đặt ra mục tiêu tĕng trưởng ngành CNVH: đóng góp 3% GDP vào nĕm 2020, đạt 7% GDP vào nĕm 2030; liên tục tạo ra nhiều việc làm.  Ngành CNVH cũng như các ngành công nghiệp khác, chỉ phát triển mạnh mẽ, ổn định khi được xây dựng trên nền tảng hệ thống kết cấu hạ tầng (KCHT) hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại. KCHT có rất nhiều loại hình dưới các góc nhìn và quan điểm khác nhau. Trong nội dung nghiên cứu của đề tài, KCHT ngành CNVH là hệ thống không gian, công trình tương ứng với các mô hình KTXH đặc thù có vai trò thúc đẩy ngành CNVH phát triển (thông qua nghiên cứu và phát triển). Đây là những mô hình KCHT mới, chưa phát triển ở Việt Nam. Vì vậy nội dung QHXD HTKCHT cho ngành CNVH tại Việt Nam đòi hỏi được thực hiện trên nền tảng hệ thống lý luận mới, cách thức xây dựng và quản lý mới nhằm theo kịp nhịp phát triển chung trên thế giới và được triển khai phù hợp với thực tiễn Việt Nam.  Cho tới thời điểm này, chưa có nghiên cứu lý luận hay giải pháp thực tiễn về các mô hình KCHT ngành CNVH cũng như QHXD HTKCHT ngành CNVH tại Việt Nam. 3 Trong khi đó nhu cầu QHXD hệ thống KCHT ngành CNVH nhằm phát triển ngành CNVH đang rất cần thiết và cấp bách: Chính phủ cần để thúc đẩy ngành CNVH phát triển đem lại lợi ích đóng góp cho KTXH; Doanh nghiệp cần để nâng cao khả nĕng sản xuất, khả nĕng cạnh tranh, mau chóng chiếm lĩnh lại thị phần trong nước và mở rộng thị phần quốc tế; Tầng lớp tri thức và tầng lớp sáng tạo cần để thiết lập hệ sinh thái cho hoạt động nghiên cứu sáng tạo; Cộng đồng cần để gìn giữ các giá trị truyền thống, bản sắc vĕn hóa và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng vĕn hóa chất lượng cao. Vì vậy đề tài QHXD HT KCHT cho ngành CNVH tại Việt Nam vừa có ý nghĩa thực tiễn, vừa có tính lý luận cao và cần được gấp rút thực hiện. 2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu  Mục đích nghiên cứu: Định hướng QHXD HTKCHT ngành CNVH nhằm xây dựng và phát triển ngành CNVH tại Việt Nam, góp phần phát triển đô thị theo hướng bền vững, thông minh, hình thành nguồn tài nguyên mới và góp phần thúc đẩy chương trình chuyển đổi số quốc gia.  Mục tiêu nghiên cứu: - Xác định các vấn đề đặt ra cho việc QHXD hệ thống KCHT nhằm thúc đẩy phát triển ngành CNVH tại Việt Nam. - Xác định các tiền đề, cơ sở khoa học và định hướng để QHXD hệ thống KCHT nhằm thúc đẩy phát triển ngành CNVH tại Việt Nam - Xây dựng mạng lưới, mô hình QHXD hệ thống KCHT thúc đẩy phát triển cho ngành CNVH tại Việt Nam. 3. Phạm vi nghiên cứu  Phạm vi không gian: Tập trung tại 3 thành phố lớn TP. Hà Nội, TP. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và các địa điểm gắn với các di sản vĕn hóa, thiên nhiên thế giới.  Phạm vi thời gian: đến nĕm 2030, tầm nhìn đến nĕm 2050 4. Đối tƣợng nghiên cứu: Hệ thống KCHT cho ngành CNVH tại Việt Nam 5. Nội dung nghiên cứu: - Làm rõ các khái niệm, nội dung liên quan tới hệ thống KCHT ngành CNVH và QHXD hệ thống KCHT ngành CNVH; - Tổng hợp mô hình KCHT thúc đẩy phát triển ngành CNVH trên thế giới và đánh giá thực trạng hệ thống KCHT ngành CNVH tương ứng tại Việt Nam; Rà soát và đánh 4 giá các nghiên cứu, chương trình có liên quan. Từ đây làm rõ các nội dung nghiên cứu; - Nghiên cứu hệ thống cơ sở về pháp lý, lý thuyết và thực tiễn, là luận cứ để hình thành nội dung QHXD hệ thống KCHT phát triển ngành CNVH tại Việt Nam; - Đề xuất giải pháp QHXD hệ thống KCHT phát triển ngành CNVH theo các mô hình: TT Tài nguyên số ngành CNVH; TT ngành CNVH; - Đầu tư xây dựng và quản lý vận hành hệ thống KCHT phát triển ngành CNVH. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu  Phương pháp tiếp cận đa chiều: QHXD hệ thống KCHT ngành CNVH là một vấn đề mới, việc tiếp cận để giải quyết nội dung đặt ra không chỉ từ lĩnh vực chuyên môn QHXD mà phải là cách tiếp cận mang tính tích hợp, đa chiều, đa lĩnh vực: Tiếp cận từ đánh giá tiềm nĕng vĕn hóa, vốn con người, kinh tế và khát vọng đổi mới, hội nhập; Tiếp cận từ liên ngành; Tiếp cận từ nguyên tắc thị trường trên cơ sở tạo thuận lợi cho chuỗi sản xuất; Tiếp cận từ CMCN 4.0 về ứng dụng các mô hình công nghệ tiên tiến để kết nối các đối tượng liên quan trong một thể thống nhất của nền kinh tế số; Tiếp cận từ đặc điểm của chủ thể sử dụng là nhà khoa học, nhà khoa học và doanh nhân. Từ đó đưa ra định hướng kết nối tới nhiệm vụ xây dựng mô hình và mạng lưới QHXD hệ thống KCHT ngành CNVH phù hợp với nhu cầu thực tiễn.  Phương pháp điều tra, thu thập xử lý thông tin và tiếp cận nhận thức từ thực địa: Thông qua tài liệu, sách báo, internet, các hội thảo về vấn đề liên quan tới đề tài, thông tin, dữ liệu tại các nước phát triển và tại Việt Nam được thu thập, phân loại, sơ đồ hóa nhằm làm rõ những đặc điểm, ưu điểm và hiệu quả thực tiễn. (Để kiểm chứng các mô hình, quy trình có liên quan tới nội dung mới hiện nay là Công nghệ số, Dữ liệu số, tác giả đã đi khảo sát một số TT cơ sở dữ liệu (CSDL) tại Việt Nam, tìm hiểu thực tế công tác số hóa di sản tại Viện Nghiên cứu Vĕn hóa Sau đại học về Công nghệ thuộc Viện Công nghệ KAIST- Hàn Quốc).  Phương pháp tổng hợp, phân tích, kế thừa: Trên cơ sở điều tra, thu thập xử lý thông tin, dữ liệu liên quan trên thế giới và tại Việt Nam, tổng hợp tài liệu pháp lý, lý thuyết và thực tiễn có liên quan. Sau khi tổng hợp, các vấn đề nghiên cứu được đưa ra phân tích về kinh nghiệm thực tế cũng như nội dung lý luận. Từ đó hình thành các nhận thức, luận điểm riêng của luận án trong nội dung cụ thể xây dựng mô hình và mạng lưới QHXD hệ thống KCHT thúc đẩy phát triển ngành CNVH 5  Phương pháp so sánh – đối chiếu: So sánh các quan điểm, khái niệm liên quan đến CNVH và hệ thống KCHT ngành CNVH; so sánh thực tiễn tình hình Việt Nam và các nước phát triển, từ đó đưa ra những nhận định về sự khác biệt, thiếu hụt cần bổ sung. Đối chiếu về các nội dung, các mô hình thuộc hệ thống KCHT tại Việt Nam và thế giới để đề xuất các mô hình phù hợp với bối cảnh và điều kiện thực tiễn Việt Nam.  Phương pháp dự báo: Dựa trên số liệu về phát triển kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, xu hướng phát triển ngành CNVH tại Việt Nam cũng như trên thế giới đưa ra dự báo nhu cầu phát triển

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quy_hoach_xay_dung_he_thong_ket_cau_ha_tang_cho_ngan.pdf
  • pdf1. Phan T Phuong Thao - Quyết định HĐ.pdf
  • pdf3. Phan T Phuong Thao - Trich yeu LATS.pdf
  • pdf4. Phan T Phuong Thao - Tom tat LA - E.pdf
  • pdf5. Phan T Phuong Thao - Tom tat LA- V.pdf
  • pdf6. Phan T Phuong Thao - Thongtin kq moi E.pdf
  • pdf8. Phan T Phuong Thao - Thongtin kq moi -V.pdf