Luận án Quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Nhật Bản và hiến pháp Việt Nam

2.1.4. Tầm quan trọng của việc đảm bảo quyền con người ở các quốc gia trong thời đại ngày nay Đảm bảo quyền con người trước hết và trên hết là để cho mỗi con người được sống xứng đáng với nhân phẩm của một con người, được tôn trọng, không bị áp bức, bóc lột, không bị phân biệt đối xử, không bị đe dọa và con người có thể làm chủ bản thân, đóng góp cho xã hội. Bên cạnh đó, việc đảm bảo quyền con người ở các quốc gia trong thời đại ngày nay còn liên quan tới nhiều mặt của đời sống xã hội như: phát triển, dân chủ, tiến bộ xã hội, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế... Chính vì việc đảm bảo nhân quyền có tầm quan trọng như vậy nên các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị, đều coi trọng vấn đề quyền con người. Các quốc gia đều chú trọng việc cải thiện vấn đề nhân quyền bằng cách ghi nhận và nỗ lực tạo điều kiện để các quyền con người được thực thi trên thực tế. Tầm quan trọng của việc bảo đảm quyền con người đối với các mặt của đời sống xã hội được thể hiện như sau: 2.1.4.1.Quyền con người và dân chủ: Dân chủ và nhân quyền có mối liên hệ mật thiết với nhau, cái này là biểu hiện của cái kia. Một xã hội dân chủ là xã hội mà ở đó con người được tự do biểu đạt ý chí của mình và được tham gia vào các hoạt động chính trị như bầu cử, ứng cử, trưng cầu dân ý, hội họp, biểu tình...Điều này chỉ có được khi quyền con người trong lĩnh vực chính trị được thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Như vậy, khi quốc gia bảo đảm quyền con người cũng chính là đang tạo ra một xã hội dân chủ. Không thể xây dựng được một xã hội dân chủ nếu không tôn trọng và bảo đảm các quyềncon người [9, tr.88]. Ngày nay, dân chủ là xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới, do vậy, tôn trọng, đảm bảo quyền con người cũng là xu hướng chung của mọi quốc gia. Vì dân chủ và nhân quyền có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nên đảm bảo quyền con người là điều kiện không thể thiếu cho một xã hội dân chủ và tiến bộ. Đảm bảo quyền con người sẽ đảm bảo được xã hội dân chủ.

pdf150 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 34 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Nhật Bản và hiến pháp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN NGỌC NGHIỆP QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN TRONG HIẾN PHÁP NHẬT BẢN VÀ HIẾN PHÁP VIỆT NAM NGÀNH: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính MÃ SỐ: 9.38.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS VŨ CÔNG GIAO HÀ NỘI-2024 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận án đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Ngọc Nghiệp MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử nhân loại cho thấy quyền con người (QCN) luôn là vấn đề trung tâm trong sự phát triển của các quốc gia. Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là thước đo mức độ dân chủ và tiến bộ của một xã hội, đồng thời là tiêu chí để đánh giá trình độ văn minh của một dân tộc. Chính vì vậy, tất cả các quốc gia trên thế giới đều nỗ lực để đảm bảo cho công dân nước mình được thụ hưởng một cách trọn vẹn và đầy đủ nhất những quyền cơ bản của con người. Trên thế giới, việc bảo vệ, bảo đảm quyền con người ở các quốc gia có mối liên hệ chặt chẽ đến các quy định về quyền con người, quyền công dân (QCN, QCD) trong Hiến pháp của mỗi nước. Điều đó là bởi trong hệ thống pháp luật của các quốc gia, quyền con người, quyền công dân thường được ghi nhận đầu tiên trong Hiến pháp. Với tính chất đặc biệt của Hiến pháp, văn kiện này là công cụ pháp lý nền tảng, quan trọng nhất để ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm các quyền con người. Thực tế cho thấy, ngay từ thời cổ đại đến trung đại, các văn bản như Bộ luật Hammurabi (1810 - 1750 TCN) ở Babylon; Đại Hiến chương Magna Carta (the Magna Carta 1215) và Bộ luật về các quyền (the Bill of Rights, 1689) của nước Anh, đã bao hàm các quy định về quyền con người và là nguồn cho những tuyên ngôn và điều ước quốc tế về nhân quyền sau này. Trong những bản hiến pháp hiện đại, chế định về quyền con người, quyền công dân là một bộ phận không thể thiếu và thường được đặt trang trọng ngay sau chương thứ nhất về chính thể. Nói cách khác, trong thế giới ngày nay, việc ghi nhận và bảo đảm quyền con người, quyền công dân là mục tiêu phổ quát trong Hiến pháp của các quốc gia, dù theo bất kỳ thể chế chính trị nào. Việc hiến định các quyền con người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi theo tinh thần của luật nhân quyền quốc tế, các nhà nước là chủ thể có nghĩa vụ chính trong việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, song, đồng thời cũng có khả năng trở thành thủ phạm chính của những vi phạm nhân quyền. Như vậy, việc ghi nhận các quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp với tư cách là đạo luật 1 cơ bản của một quốc gia, là văn bản của người dân ràng buộc nhà nước - là một cách thức hữu hiệu nhất để các nhà nước phải thực thi nghĩa vụ của mình là tôn trọng, bảo đảm các quyền con người, quyền công dân. Ở Việt Nam, vấn đề quyền con người, quyền công dân từ trước đến nay luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và bảo đảm. Trong nhiều văn kiện Đại hội, Đảng đã đề cao tầm quan trọng của việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, coi đây như là mục tiêu, động lực của sự phát triển. Văn kiện Đại hội Đảng XII xác định: “Thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, theo tinh thần Hiến pháp năm 2013; gắn quyền với trách nhiệm, nghĩa vụ, đề cao đạo đức xã hội. Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách bảo vệ, bảo đảm thực hiện tốt quyền con người, quyền công dân, theo phương hướng coi trọng chăm lo hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của con người, bảo vệ và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà nước ta ký kết [48]. Không chỉ đề cập đến trong các văn bản, Đảng và Nhà nước còn thi hành nhiều chính sách nhằm đảm bảo việc thực thi các quyền này trên thực tế. Trên khía cạnh luật pháp, quyền công dân đã được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận, đảm bảo thực hiện ngay từ khi mới giành được độc lập. Hiến pháp 1992, lần đầu tiên tại Điều 50, đã ghi rõ: “Ở Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật”. So với các bản Hiến pháp trước đó thì đây là một sự tiến bộ lớn trong việc ghi nhận các quyền con người. Tiếp theo Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013 đã có sự thay đổi lớn trong việc ghi nhận các quyền con người, quyền công dân, từ việc thay đổi tên và vị trí chương về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đến việc bổ sung một số quyền mới và đặc biệt là nhấn mạnh đến trách nhiệm của nhà nước trong việc tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân. Có thể thấy rằng, qua các bản Hiến pháp từ khi giành độc lập (1945) đến nay, Việt Nam đã ngày càng hoàn thiện việc hiến định quyền con người phù hợp 2 với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ở nước ta vẫn còn những bất cập cả trong việc hiến định và trong việc thực hiện các quyền con người, quyền công dân. Điều này đòi hỏi cần phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa cả thể chế và thiết chế về quyền con người, quyền công dân, trong đó có các quyền được ghi nhận trong Hiến pháp. Việc hoàn thiện chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp thậm chí cần phải được ưu tiên, vì đây là cơ sở cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật khác trong vấn đề này. Để hoàn thiện chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013 thì việc tham khảo chế định nhân quyền trong hiến pháp các nước trên thế giới là điều rất cần thiết. Trong các quốc gia trên thế giới hiện nay, Nhật Bản là một trong những nước đồng văn, đồng chủng với Việt Nam, có nhiều nét tương đồng về văn hóa, tập quán và cách suy nghĩ của người Á Đông nên phù hợp với chúng ta và do vậy, sẽ thuận lợi cho việc tiếp thu những ưu việt của pháp luật Nhật Bản vào Việt Nam ở một mức độ nhất định. Hiến pháp Nhật Bản hiện hành có nhiều điểm tiến bộ, đặc biệt là chế định quyền con người, quyền công dân có nhiều điểm tiến bộ so với luật nhân quyền quốc tế, thậm chí có tính vượt trước. Do vậy, việc tham khảo Hiến pháp Nhật Bản nói chung và chế định quyền con người, quyền công dân nói riêng sẽ giúp chúng ta có cơ hội tiếp thu được những điểm tiến bộ về nhân quyền trong Hiến pháp Nhật Bản. Ngoài ra, Nhật Bản còn là một quốc gia châu Á thành công trong việc tiếp thu văn minh phương Tây nói chung và luật pháp nước ngoài nói riêng để canh tân đất nước, đưa Nhật Bản trở thành một nước phát triển, dân chủ và văn minh. Do vậy, có thể nói rằng, lựa chọn trường hợp Nhật Bản để tham khảo sẽ giúp chúng ta học hỏi được không chỉ về mặt chuyên môn luật pháp mà còn học hỏi được cả cách thức mà người Nhật Bản tiếp thu luật pháp nước ngoài để phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước. Lịch sử Nhật Bản cũng đã cho thấy rằng nước này đã thành công trong việc tiếp thu pháp luật nước ngoài. Chính sự thành công đó đã mang lại cho Nhật Bản không chỉ về mặt dân chủ và nhân quyền mà còn cả về mặt kinh tế-xã hội, làm cho Nhật Bản có thể sánh ngang với các nước văn minh phương Tây. 3 Trong bối cảnh trên, việc nghiên cứu so sánh chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Nhật Bản và Hiến pháp Việt Nam là rất cần thiết để từ đó chúng ta có thể chỉ ra được những điểm tương đồng và khác biệt cũng như những điểm ưu việt của chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Nhật Bản phù hợp với điều kiện của Việt Nam nhằm hoàn thiện chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013 của chúng ta hiện nay. Đây chính là lý do thúc đẩy nghiên cứu sinh chọn vấn đề Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Nhật Bản và Hiến pháp Việt Nam làm đề tài nghiên cứu của luận án. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận án là từ việc phân tích so sánh chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Nhật Bản và Việt Nam, rút ra những giá trị tham khảo cho việc hoàn thiện chế định này của Hiến pháp Việt Nam. Nhằm đạt mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau: Thứ nhất: Tổng quan tình hình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề Hiến pháp, quyền con người, quyền công dân và quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Thứ hai: Phân tích những vấn đề lý luận về chế định quyền con người,quyền công dân trong Hiến pháp, khái quát hoá đặc điểm, vai trò và xu hướng phát triển của chế định này trong hiến pháp của các quốc gia trên thế giới. Thứ ba: Phân tích so sánh chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Nhật Bản và Hiến pháp Việt Nam trên các phương diện phạm vi hiến định, cách thức hiến định, hiệu lực, hiệu quả và cơ chế bảo đảm, chỉ ra những điểm tương đồng, khác biệt và nguyên nhân. Thứ tư: Xác định những giá trị của chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Nhật Bản có thể tham khảo để hoàn thiện chế định này trong Hiến pháp Việt Nam; phân tích, đánh giá tính hợp lý và đề xuất những quan 4 điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện chế định quyền con người, quyên công dân trong Hiến pháp Việt Nam dựa trên những kinh nghiệm của Hiến pháp Nhật Bản. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là chế định quyền con người, quyền công dân trong các Hiến pháp Nhật Bản và Việt Nam, xét cả ở phương diện nội dung quyền và cơ chế bảo đảm quyền. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về mặt nội dung: luận án nghiên cứu chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Nhật Bản (Hiến pháp Minh Trị, Hiến pháp 1946) và các Hiến pháp Việt Nam (Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013) - cụ thể là nghiên cứu cách thức cấu trúc, nội hàm, những điểm tương đồng và khác biệt của chế định này trong hiến pháp của hai nước. Về mặt thời gian: luận án nghiên cứu chế định quyền con người, quyền công dân thể hiện qua các hiến pháp của Nhật Bản và Việt Nam từ trước tới nay, bắt đầu từ bản hiến pháp đầu tiên cho đến hiến pháp hiện hành, song, tập trung vào các bản hiến pháp hiện hành của hai nước (Hiến pháp 1946 của Nhật Bản và Hiến pháp 2013 của Việt Nam). Về mặt không gian: luận án chỉ tập trung nghiên cứu chế định quyền con người, quyền công dân trong các bản hiến pháp của Nhật Bản và Việt Nam. Việc đề cập đến chế định quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp của các quốc gia khác chỉ để tham khảo. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1.Phương pháp luận Luận án là một nghiên cứu lý thuyết nhằm phân tích so sánh chế định quyền con người, quyền công dân trong các hiến pháp hiện hành của Nhật Bản và Việt Nam để từ đó rút ra những giá trị tham khảo cho việc hoàn thiện chế định này trong Hiến pháp Việt Nam. Luận án kết hợp các cách tiếp cận của lý luận chung về nhà nước và pháp luật, khoa học luật hiến pháp, chính trị học và sử học. 5 Phương pháp luận duy vật biện chứng của triết học Mác – Lênin được xem là cơ sở lý luận của đề tài, bên cạnh đó, đề tài còn vận dụng một số lý thuyết pháp lý khác làm nền tảng cho việc phân tích, cụ thể như sau: - Lý thuyết về quyền tự nhiên (natural rights) được đề xướng bởi John Locke vào thế kỷ 17, trong đó khẳng định các quyền con người là tự nhiên, vốn có và nhà nước có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm. Lý thuyết này cũng khẳng định Hiến pháp là một khế ước xã hội có vai trò xác định, giới hạn quyền lực của nhà nước và bảo vệ các quyền con người, quyền công dân. - Lý thuyết về “pháp quyền” (the rule of law) của A.V.Dicey vào thế kỷ thứ 19, trong đó nhấn mạnh vai trò của pháp luật, mà đặc biệt là Hiến pháp và toà án trong việc bảo vệ quyền con người. - Lý thuyết về công lý hiến định (constitutional justice) (do nhiều học giả đề xướng) xem Hiến pháp như là nền tảng của trật tự pháp lý dân chủ, qua đó xác lập những nguyên tắc về tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước mà nguyên tắc nền tảng trong số đó là phải tôn trọng các quyền con người, quyền công dân. - Lý thuyết về Chủ nghĩa hiến pháp (Constitutionalism) đề cập và giải quyết mối quan hệ giữa quyền lực của nhân dân và quyền lực của chính quyền bằng cách xác lập các nguyên tắc: i) quyền lực (tuyệt đối) thuộc về nhân dân; ii) quyền lực nhà nước là do nhân dân trao cho, có giới hạn và phải chịu sự kiểm soát; iii) những hành động tùy tiện của nhà nước phải bị ngăn chặn bằng pháp luật. Chủ nghĩa hiến pháp, với mục tiêu giới hạn quyền lực của chính quyền là để bảo vệ quyền con người. Luận đề của Chủ nghĩa hiến pháp là con người có những quyền tự nhiên cơ bản, quan trọng tới mức bất cứ chính quyền nào cũng không thể phủ nhận. Chủ nghĩa hiến pháp đòi hỏi Hiến pháp không những cần phải ghi nhận các quyền con người, mà còn phải có những đảm bảo để các quyền có giá trị trên thực tế và ngăn ngừa sự xâm phạm các quyền này. - Lý thuyết về cấy ghép, chuyển hóa pháp luật (legal transplant) nghiên cứu việc đưa những quy định pháp luật từ quốc gia này áp dụng vào quốc gia khác và 6 những điều kiện cần thiết về chính trị, kinh tế và xã hội để những quy định đó có thể tồn tại được ở quốc gia tiếp nhận. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong luận án, nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: Phương pháp phân tích: Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong toàn bộ luận án. Đối tượng phân tích là các yếu tố lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và pháp lý ảnh hưởng đến việc hiến định các quyền con người, quyền công dân trong các bản Hiến pháp Nhật Bản và Việt Nam từ trước đến nay, cũng như cấu trúc và nội hàm của chế định quyền con người, quyền công dân trong các bản Hiến pháp Nhật Bản và Việt Nam. Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong các Chương 3 và 4 của luận án để so sánh chế định quyền con người, quyền công dân trong các hiến pháp của Nhật Bản và Việt Nam ở những giai đoạn khác nhau trong lịch sử lập hiến của hai nước. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng được sử dụng để đánh giá sự tương đồng và khác biệt của chế định quyền con người, quyền công dân trong các Hiến pháp Nhật Bản và Việt Nam, đặc biệt là trong các bản hiến pháp hiện hành của hai nước. Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này cũng được sử dụng trong toàn bộ luận án, nhưng tập trung nhất trong các Chương 1 và 2 để khái quát hoá những dữ liệu thu được thông qua các hoạt động phân tích, so sánh, từ đó cung cấp một cái nhìn tổng quát về tình hình nghiên cứu và những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài luận án. Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng để kiểm định một số luận điểm quan trọng của luận án, đặc biệt là ở các Chương 3 và 4, để bảo đảm tính khoa học và tin cậy của chúng. Nghiên cứu sinh đã tham vấn không chính thức (chủ yếu thông qua các buổi hội thảo, toạ đàm khoa học) một số chuyên gia luật hiến pháp và luật nhân quyền đang công tác ở Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Trường Đại học Luật thuộc Đại 7 học Quốc gia Hà Nội và một số cơ sở đào tạo, nghiên cứu khác như Đại học Luật Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 5. Những điểm mới của luận án Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam ở cấp độ tiến sĩ luật học nghiên cứu một cách toàn diện dưới góc độ so sánh chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Nhật Bản và Việt Nam. Luận án đã chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong cấu trúc và nội dung của chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Nhật Bản và Việt Nam, phân tích sự tương đồng và khác biệt đó từ những đặc điểm về lịch sử, văn hoá, chính trị, xã hội và pháp luật của hai quốc gia. Điều này giúp lý giải sự vận động cũng như dự đoán xu hướng phát triển của chế định quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp của hai nước Nhật Bản và Việt Nam trong tương lai. Trên cơ sở phân tích so sánh với Hiến pháp Nhật Bản, luận án đã xác định những giá trị tham khảo cho việc hoàn thiện chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam. Với tính chất là một bản hiến pháp ổn định bậc nhất trên thế giới, những kinh nghiệm rút ra từ Hiến pháp Nhật Bản hiện hành (1946) cũng là một trong những yếu tố đóng góp cho tính mới của luận án. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Về mặt khoa học, luận án thể hiện ý nghĩa ở các khía cạnh chủ yếu sau: Thứ nhất, hệ thống hoá các lý thuyết, quan điểm khoa học nhằm xác định mô hình khái quát về chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp; Thứ hai, phân tích so sánh chế định quyền con người, quyền công dân trong các bản Hiến pháp Nhật Bản và Việt Nam, qua đó cho thấy sự tương đồng, khác biệt và xu hướng phát triển của chế định này trong thực tiễn lịch sử lập hiến ở Nhật Bản và Việt Nam. Về phương diện thực tiễn, luận án giúp nhận thức rõ hơn các ưu điểm và hạn chế của chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam, đồng thời đưa ra các giải pháp hoàn thiện chế định này trong hiến pháp hiện hành 8 2013 dựa trên trên cơ sở tham khảo các giá trị, kinh nghiệm của Hiến pháp Nhật Bản. Vì vậy, luận án có thể là một tư liệu tham khảo hữu ích cho Quốc hội và các cơ quan nhà nước khác ở Việt Nam trong việc sửa đổi và thực thi Hiến pháp, cũng như cho các cơ sở học thuật trong việc nghiên cứu, giảng dạy về Hiến pháp và quyền con người. 7. Kết cấu của luận án Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương: Chương 1 - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Chương 2 - Những vấn đề lý luận về quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp. Chương 3 - Những điểm tương đồng và khác biệt về việc hiến định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Nhật Bản và Hiến pháp Việt nam. Chương 4 - Hoàn thiện chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013 của Việt Nam - những giá trị tham khảo từ Hiến pháp Nhật Bản. 9 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài chủ yếu hướng vào các vấn đề riêng của Hiến pháp và của quyền con người. Tuy đã có một số công trình nghiên cứu về quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam nhưng những nghiên cứu như vậy còn tương đối ít. Đặc biệt, hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập trực tiếp đến vấn đề quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Nhật Bản được công bố ở Việt Nam. Trên thực tế, vấn đề quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Nhật Bản chỉ được đề cập đến dưới dạng tài liệu dịch từ tiếng Nhật hoặc tiếng Anh ra tiếng Việt, hoặc lồng ghép trong các công trình của các tác giả khi nghiên cứu về Nhật Bản trên các lĩnh vực khác nhau. Nói tóm lại, hiện nay chỉ một số ít tư liệu và nghiên cứu liên quan đến vấn đề, chưa có những nghiên cứu chuyên sâu với những phân tích, nhận định và đánh giá về Hiến pháp Nhật Bản và quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Nhật Bản. Sau đây là một số công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1.Nhóm các công trình nghiên cứu về Hiến pháp + Ảnh hưởng của giá trị phương Tây đối với Hiến pháp Nhật Bản 1946, của tác giả Lương Văn Kế, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á số 9 năm 2009. + Hiến pháp: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, của nhóm tác giả Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Vũ Công Giao, Nxb Đại học quốc gia 2011. Cuốn sách là một tập hợp các bài viết về Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp của các chuyên gia trong lĩnh vực Luật Hiến pháp. Nội dung cuốn sách gồm 3 phần trong đó phần 1 đề cập đến một số vấn đề lý luận về Hiến pháp với các bài viết về Hiến pháp và vai trò của Hiến pháp trong nhà nước pháp quyền, về vấn đề chủ nghĩa lập hiến hiện đại. Phần 2 nội dung cuốn sách đề cập đến vấn đề Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp ở Việt Nam với các bài viết của các chuyên gia bàn về sửa đổi Hiến pháp, về quyền lực của nhân dân trong Hiến pháp, về cải cách Hiến pháp trong xu thế chuyển đổi, 10 Hiến pháp và cuộc chiến chống tham nhũng; chế định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp 1992 những bất cập, hạn chế và một số đề xuất khắc phục. Phần 3 cuốn sách đề cập đến các vấn đề sửa đổi Hiến pháp, cải cách và chuyển đổi Hiến pháp của các nước trên thế giới. Nhìn chung nội dung cuốn sách đề cập đến nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực Hiến pháp với các chủ đề khá phong phú. Có thể nói đây là một tập hợp các công trình nghiên cứu khá đầy đủ về các mặt của Hiến pháp. Tuy nhiên, do bao quát nhiều vấn đề trong khi dung lượng cuốn sách hạn chế nên các bài viết chưa thể phân tích chuyên sâu về vai trò của Hiến pháp cũng như QCN, QCD trong Hiến pháp. + Tiểu luận về Constitutionalism (Chủ nghĩa Hiến pháp) của tác giả Vũ Công Giao. Trong công trình này, tác giả đã tổng kết lại những quan điểm của các chuyên gia, học giả về Chủ nghĩa lập hiến. Sau khi tổng kết và đánh giá, tác giả đi đến nhận định về Constitutionalism theo nghĩa rộng, với ý nghĩa là đề cập và giải quyết mối quan hệ giữa quyền lực của nhân dân và quyền lực của chính phủ bằng cách xác lập các nguyên tắc: i) quyền lực (tuyệt đối) thuộc về nhân dân; ii) quyền lực nhà nước là do nhân dân trao cho, có giới hạn và phải chịu sự kiểm soát; iii) những hành động tùy tiện của nhà nước phải bị ngăn chặn bằng pháp luật. Constitutionalism nhấn mạnh vai trò của Hiến pháp trong việc xác lập, quy định từ đó nhằm đảm bảo thực hiện các nguyên tắc trên trong thực tế. + Những quan điểm, học thuyết hiện đại về Hiến pháp của tác giả Nguyễn Đăng Dung, Nxb Đại học quốc gia 2011. Trong công trình này tác giả nêu các quan điểm về Hiến pháp, bao gồm những phân tích và đánh giá của các học giả khác và của bản thân tác giả. Theo tác giả, Hiến pháp là văn bản giới hạn quyền lực nhà nước. Là bản khế ước xã hội, Hiến pháp quy định tổ chức quyền lực nhà nước. Là công cụ để phát triển tự do tối đa cho con người, Hiến pháp là văn bản bảo vệ quyền con người..... Cuối cùng tác giả cho rằng, mặc dù theo thời gian chức năng có thể thay đổi nhưng các quan điểm, học thuyết về Chủ nghĩa hiến pháp vẫn giữ lại tiêu chí căn bản của nó là giới hạn quyền lực nhà nước để bảo vệ nhân quyền. Có thể nói đây là một công trình có tính tổng hợp và đánh giá về nhiều mặt, nhiều 11 khía cạnh của Hiến pháp dưới nhiều góc độ và phương diện khác nhau. Công trình này có giá trị tham khảo cho những người nghiên cứu về Hiến pháp nói chung và về vai trò của Hiến pháp nói riêng. + Hiến pháp: Cơ sở pháp lý cơ bản của việc bảo đảm quyền con người của tác giả Chu Thị Ngọc, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 9 năm 2016. Trong công trình này, tác giả đề cập đến khái niệm Hiến pháp như một bản khế ước xã hội ghi nhận tất cả các quyền tự do dân chủ của nhân dân, các quyền cơ bản của con người, ghi nhận quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nội dung của tất cả các bản hiến pháp của các nước đều có chế định QCN, QCD. Với ý nghĩa là đạo luật cơ bản của nhà nước, Hiến pháp là công cụ pháp lý cơ bản để bảo vệ QCN. Bên cạnh việc ghi nhận QCN, Hiến pháp còn là văn bản quy định về cách thức tổ chức quyền lực nhà nước với những biện pháp tối ưu bảo đảm sự hạn chế quyền lực nhà nước trước các nguy cơ lạm quyền. Sau khi đề cập khái niệm Hiến pháp với những nội dung ghi nhận và bảo đảm QCN, QCD, tác giả bài báo đề cập đến vấn đề giám sát Hiến pháp, bảo vệ QCN và tư tưởng chủ đạo của Hiến pháp 2013 về bảo vệ QCN. + The Monarchy and Constitution (Chế độ quân chủ và Hiến pháp), của tác giả Vernon Bogdanor, Nxb Oxford University Press 1997. Trong cuốn sách này tác giả đề cập đến sự phát triển của quân chủ lập hiến, những nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp và tương lai của quân chủ lập hiến. + Writing The Constitution (Bàn về Hiến pháp), của tác giả Patricia Brinkman, Nxb Benchmark Education Company 2006. Trong cuốn sách này tác giả đề cập đến khái niệm về Hiến pháp với tính cách là luật quan trọng nhất, tất cả các luật đều phát sinh từ Hiến pháp. Tiếp theo tác giả đặt vấn đề vì sao nước Mỹ lại cần một bản Hiến pháp và câu trả lời là nước Mỹ cần một chính phủ mạnh, Hiến pháp trao cho chính phủ sức mạnh, cuối cùng tác giả lý giải tại sao Hiến pháp lại quan trọng. Đây là một công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề Hiến pháp trên các phương diện: khái niệm, đặc điểm và tầm quan trọng của Hiến pháp nói chung và đối với nước Mỹ nói riêng. 12 + The US Constitution: A Very Short Introduction (Hiến pháp Mỹ: Giới thiệu ngắn gọn) của tác giả David J Bodenhamer, Nxb Oxford University Press 2018. Trong công trình này tác giả giới thiệu ngắn gọn về Hiến pháp Mỹ, đây là bản Hiến pháp thành văn cổ nhất trên thế giới nhưng những ảnh hưởng của nó vẫn có tính thời sự hiện nay. Tác giả đề cập đến sự ra đời Hiến pháp Mỹ, tiếp theo là các vấn đề được quy định trong Hiến pháp như phân quyền, chính phủ liên bang, cân bằng quyền lực, đại diện, bình đẳng, quyền và an ninh. Nội dung cuốn sách cho ta cái nhìn tổng quát về Hiến pháp Mỹ trên các khía cạnh hình thành, phát triển và nội dung của Hiến pháp. Có thể nói đây là công trình có giá trị tham khảo cho những người nghiên cứu về Hiến pháp nói chung và Hiến pháp Mỹ nói riêng vì Hiến pháp Mỹ là bản hiến pháp thành văn đầu tiên trên thế giới, đồng thời cũng là bản hiến pháp thể hiện rõ nhất về phân quyền, như một chuẩn mực về các chức năng cơ bản của một bản hiến pháp cổ điển. + Constitutions and Political Theory (Hiến pháp và Lý thuyết chính trị) của tác giả Jan- Erik Lane Manchester Universsity Press 1996. Trong công trình này tác giả đề cập đến ý nghĩa của Hiến pháp, lịch sử của chủ nghĩa lập hiến, triển vọng của Hiến pháp, Hiến pháp và các yếu tố thể chế nhà nước, Luật Hiến pháp và các sắc lệnh khác, dân chủ và chủ nghĩa lập hiến. Thông qua việc đặt và trả lời các câu hỏi liên quan đến Hiến pháp, tác giả đã giải quyết vấn đề thông qua nội dung các chương của cuốn sách. Các câu hỏi đó là: i) Hiến pháp là gì? Chúng ta có thể định nghĩa như thế nào về Hiến pháp và có những loại Hiến pháp nào?; ii) Hiến pháp có ảnh hưởng gì, tầm quan trọng của Hiến pháp là gì khi quốc gia thể chế hóa thể chế chính trị căn bản; iii) Hiến pháp nào là tốt nhất. Đây là công trình nghiên cứu liên quan đến những vấn đề Hiến pháp và tổ chức nhà nước, Hiến pháp và dân chủ. Tuy không đề cập trực tiếp đến vấn đề QCN, song, những vấn đề nêu trong công trình nghiên cứu này như dân chủ, tư pháp hay tổ chức nhà nước đều là những vấn đề liên quan mật thiết đến việc bảo đảm QCN. + Constitutionalism and Democracy (Chủ nghĩa lập hiến và dân chủ) của nhóm tác giả Douglas Greenberg, Stanley N.Karz, Steven C. Wheatley, Melanie 13 Beth Oliviero, Nxb Oxford University Press 1993. Đây là công trình tập hợp nhiều bài viết của nhiều tác giả đề cập đến các vấn đề như Hiến pháp, chủ nghĩa lập hiến, dân chủ, chủ nghĩa lập hiến ở châu Âu từ 1945 tái cấu trúc và đánh giá lại và sự chuyển dịch dân chủ, quyền con người trong Hiến pháp và thực tiễn chính trị ở Mỹ La tinh, Tòa án châu Âu và nhân quyền, khủng hoảng chủ nghĩa lập hiến và triển vọng ở Nam Á, chủ nghĩa lập hiến ở châu Phi. Đây là công trình nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan đến nhân quyền, chủ nghĩa lập hiến và Hiến pháp ở nhiều khu vực địa lý và các quốc gia khác nhau, là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu nhân quyền, quyền con người trong Hiến pháp và thuận tiện trong việc đối chiếu, so sánh giữa các khu vực hay giữa các quốc gia trong một khu vực khi nghiên cứu các vấn đề về Hiến pháp, chủ nghĩa lập hiến, dân chủ và nhân quyền. Tuy nhiên điểm hạn chế của công trình này là được xuất bản khá lâu nên thiếu tính cập nhật các vấn đề mới từ thực tiễn chính trị, dân chủ và nhân quyền ở các khu vực cũng như các quốc gia. 1.1.2.Nhóm các công trình nghiên cứu về quyền con người, quyền công dân và cơ chế bảo đảm quyền con người, quyền công dân + Bàn về một số khía cạnh lý luận và thực tiễn của quyền con người của tác giả Vũ Công Giao, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 5 năm 2009. Trong công trình này tác giả đề cập đến khái niệm QCN, đặc điểm của QCN, trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm QCN. Theo tác giả có nhiều định nghĩa khác nhau về QCN do cách tiếp cận khác nhau, mỗi định nghĩa đều chỉ ra được một thuộc tính nhất định nhưng không định nghĩa nào bao hàm được tất cả các thuộc tính của QCN. Do vậy, các định nghĩa bổ sung cho nhau và tính phù hợp phụ thuộc vào sự nhìn nhận của mỗi cá nhân, xuất phát từ nhu cầu, quan điểm và góc độ tiếp cận của mỗi người. Tiếp đó tác giả đề cập đến các đặc điểm cơ bản của QCN bao gồm tính phổ biến, không thể chuyển nhượng, không thể phân chia và liên hệ phụ thuộc lẫn nhau. Tác giả cũng đi sâu phân tích và đưa ra nhận định là QCN không có tính đặc thù và không có tính giai cấp như quan điểm của một số học giả khác. Bên cạnh việc đề cập đến QCN và những đặc điểm của QCN, tác giả còn đề cập đến trách 14 nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo QCN. Trên cơ sở phê phán các quan điểm phiến diện về trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm QCN, tác giả cho rằng nhà nước có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và thực hiện các biện pháp nhằm hỗ trợ mọi cá nhân hưởng thụ đầy đủ các QCN. Có thể nói rằng đây là công trình có giá trị tham khảo cao đối với những ai nghiên cứu về vấn đề quyền con người. + Quyền con người: Quá trình hình thành và phát triển của tác giả Lê Minh Thông, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 2 năm 1998. Trong công trình này tác giả đã khái quát quá trình hình thành và phát triển của quyền con người trong lịch sử nhân loại từ khởi đầu là xuất hiện các ý tưởng về quyền con người trong thời cổ đại đến khi các quyển con người được ghi nhận trong các văn bản chính thức của nhà nước như Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ 1776, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp 1789, Tu chính án bổ sung cho Hiến pháp Mỹ thông qua năm 1791 và sau này là các văn bản quốc tế ghi nhận quyền con người như Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948; Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966. Cùng với quá trình phát triển của lịch sử nhân loại thì các thế hệ quyền con người cũng hình thành. Thế hệ thứ nhất được hình thành trong quá trình tiến hành các cuộc cách mạng tư sản gồm các quyền như quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, quyền sống, quyền tự do, quyền tham gia các công việc nhà nước. Thế hệ thứ hai của quyền con người được hình thành trong quá trình đấu tranh của các dân tộc nhằm cải thiện và nâng cao tình trạng kinh tế, văn hóa. Thế hệ thứ ba của quyền con người được hình thành từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ Hai. Thế hệ này được gọi là thế hệ của quyền con người và quyền của các dân tộc. Nét đặc trưng của thế hệ quyền này là các quyền cộng đồng và không thể thực hiện bởi mỗi cá nhân riêng lẻ mà cần được thực hiện bởi một tập thể, một cộng đồng. Công trình nghiên cứu này đã cung cấp những kiến thức rất hữu ích để tìm hiểu về lịch sử phát triển quyền con người của nhân loại. + Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp Việt Nam, tập thể tác giả Vũ Công Giao, Phạm Văn Ba, Nguyễn Thị Báo do 15 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh xuất bản năm 2015. Cuốn sách đã đề cập nhiều vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng như mối quan hệ giữa Hiến pháp và quyền con người. Mở đầu cuốn sách, các tác giả khái quát về Hiến pháp và quyền con người đồng thời nêu sự tác động qua lại giữa Hiến pháp và quyền con người. Tiếp theo, các tác giả đề cập đến chế định quyền con người trong Hiến pháp các nước trên thế giới với các nội dung như nguồn gốc, động lực thúc đẩy chế định về quyền con người trong Hiến pháp các nước cũng như cách thức và khuôn khổ các quyền hiến định trong các bản hiến pháp này. Tiếp theo, các tác giả cuốn sách đề cập đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp Việt Nam trước 2013. Bên cạnh việc khái quát chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các Hiến pháp trước năm 2013, các tác giả cũng chỉ ra những hạn chế của chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001. Cuối cùng cuốn sách đề cập đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp 2013 cũng như việc thực thi những quyền này với những nội dung chủ yếu như cách thức xác lập và khuôn khổ các quyền hiến định trong Hiến pháp 2013, những điểm mới của chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp 2013, những thuận lợi, khó khăn và những giải pháp thực thi chế định quyền con người trong Hiến pháp 2013. Nhìn chung đây là một công trình đề cập khá đầy đủ các vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền công dân trong lịch sử lập hiến Việt Nam cũng như trong hiến pháp hiện hành. Có thể nói rằng đây là tài liệu tham khảo có giá trị đối với những ai nghiên cứu về vấn đề quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp Việt Nam. + Hỏi đáp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân, của tác giả Vũ Công Giao chủ biên, Nxb Chính Trị quốc gia-sự thật 2016. Với 4 phần là: khái lược về quyền con người, luật nhân quyền quốc tế và cơ chế của Liên hợp quốc về bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, khái quát một số quyền con người cơ bản theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, khái quát về lịch sử, quan điểm, chính sách về 16 nhân quyển ở Việt Nam, cuốn sách cung cấp cho độc giả phông kiến thức về vấn đề quyền con người và quyền công dân cũng như sự phân biệt giữa hai quyền này qua hình thức hỏi-đáp. Thông qua những thông tin ngắn gọn, dễ hiểu đi thẳng vào vấn đề, độc giả có thể dễ dàng tiếp cận những nội dung cơ bản của vấn đề nhân quyền. Đây là công trình có giá trị tham khảo rất hữu ích cho những ai bước đầu tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề quyền con người, quyền công dân. + Pháp luật quốc tế về quyền con người, do nhóm tác giả Võ Khánh Vinh, Lê Mai Thanh chủ biên, Nxb Khoa học Xã hội ấn hành năm 2010. Cuốn sách gồm sáu chương đề cập đến các vấn đề như: Luật quốc tế và quyền con người; Điều ước quốc tế - nguồn cơ bản của pháp luật quốc tế về quyền con người; Các văn kiện quốc tế đa phương quan trọng về quyền con người; Các điều ước khu vực về quyền con người; Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia về quyền con người; Vấn đề nội luật hóa và thực hiện nghĩa vụ điều ước quốc tế trong lĩnh vực quyền con người ở Việt Nam. Đây là công trình có giá trị tham khảo khi nghiên cứu những quy định pháp lý quốc tế về quyền con người. + Quyền con người: tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học, do GS Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Khoa học xã hội 2011. Đây là công trình của tập thể nhiều tác giả với những nội dung phong phú đa dạng liên quan đến nhiều vấn đề thuộc quyền con người, đó là: lý luận, lịch sử quyền con người, đảm bảo quyền con người, luật pháp quốc tế về quyền con người cũng như các cơ chế bảo vệ quyền con người nói chung và vấn đề quyền con người ở Việt Nam nói riêng. Bên cạnh đó, các tác giả công trình còn đề cập đến các tổ chức quốc tế về quyền con người cũng như sự hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ quyền con người trong thế giới ngày nay. Có thể nói rằng đây là một công trình tổng hợp khá phong phú về các vấn đề liên quan đến quyền con người. + Quyền con người: tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học xã hội, do GS Võ Khánh Vinh chủ biên Nxb Khoa học xã hội 2009. Đây là công trình do nhiều tác giả đề cập đến việc nghiên cứu quyền con người theo hướng tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học xã hội. Các tác giả đề cập đến quyền con người gắn với 17 nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề khác nhau như quyền con người và kinh tế thị trường, quyền con người và nhà nước pháp quyền, quyền con người và xã hội dân sự, chủ quyền quốc gia và nhân quyền, chính trị đạo đức và quyền con người, quyền con người và vấn đề môi trường, quyền con người và văn hóa Việt Nam, quyền con người trong tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, quyền con người và an ninh con người, chính trị đạo đức và quyền con người, dân chủ đối với việc đảm bảo thực hiện quyền con người... đây là công trình chỉ ra xu hướng nghiên cứu đa ngành và liên ngành về quyền con người. Vấn đề quyền con người có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Cuốn sách là một tài liệu tham khảo hữu ích đối với những ai đã và đang tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề quyền con người, quyền công dân. +Quyền con người do GS Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Khoa học xã hội ấn hành năm 2015. Đây là công trình đề cập đến nhiều mặt của vấn đề quyền con người, từ lịch sử, lý luận quyền con người và các vấn đề gắn với quyền con người như quốc tịch, chính trị, đạo đức, nhà nước pháp quyền đến các vấn đề liên quan đến cơ chế pháp lý quốc gia và quốc tế bảo vệ quyền con người. Cuối cùng các tác giả cuốn sách đề cập đến việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam. Có thể nói đây là công trình nghiên cứu tương đối đầy đủ các vấn đề cơ bản liên quan đến quyền con người. Các tác giả cũng đã phân tích làm rõ các khái niệm cơ bản về quyền con người, như khái niệm, đặc điểm tính chất, nguồn gốc cũng như cơ chế bảo vệ quyền con người cả trong nước, khu vực và quốc tế. + Giáo trình Lý luận và Pháp luật về quyền con người do tập thể tác giả Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng đổng chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành năm 2011. Trong công trình này, nhiều vấn đề về quyền con người được đề cập như khái niệm, nguồn gốc, đặc điểm, lịch sử phát triển, phân loại quyền con người, cơ chế bảo đảm và thúc đẩy quyền con người và các quyền dân sự chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội trong luật quốc tế. Tiếp đó các tác giả đề cập đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam với các nội dung như lịch sử phát triển quyền con người, quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về quyền con 18

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quyen_con_nguoi_quyen_cong_dan_trong_hien_phap_nhat.pdf
  • pdfQD_NguyenNgocNghiep.pdf
  • docTrichyeu_NguyenNgocNghiep.doc
  • pdfTT Eng NguyenNgocNghiep.pdf
  • pdfTT NguyenNgocNghiep.pdf
Luận văn liên quan