Để thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra đối với công tác GDTC và hoạt
động TDTT trong trường học theo tinh thần Nghị quyết 08/NQ-TW, Sở Giáo dục và
Đào tạo tỉnh Bình Định đã triển khai nhiều giải pháp như: ban hành các văn bản về
công tác GDTC và TTTH; tập trung đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nhằm
nâng cao nhận thức về GDTC và TTTH trong toàn thể cán bộ, GV, HS, sinh viên; chỉ
đạo các trường học hướng dẫn, tổ chức cho HS tập luyện bài thể dục giữa giờ, khuyến
khích và tạo mọi điều kiện trong việc thành thành lập các câu lạc bộ TDTT, trong đó
chú trọng đưa các môn VCTBĐ, võ dân tộc vào giảng dạy tại các trường học.
Cụ thể, trong những năm qua, các trường học trên địa bàn tỉnh đã triển khai hiệu
quả và bảo tồn môn VCTBĐ, đồng thời từng bước đưa môn võ thuật vào trường học,
tạo điều kiện để phát triển TDTT trong những năm tiếp theo, góp phần cải thiệu thể
trạng và tầm vóc người dân theo chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 8/1/2016 của UBND
tỉnh Bình Định giai đoạn 2015-2016 và giai đoạn 2016-2020 [81]. Từ năm học 2015
đã tổ chức các lớp tập huấn nội dung giảng dạy VCTBĐ cho giáo viên GDTC tại các
trường trong tỉnh. Lần đầu tiên tổ chức lớp tập huấn đã thu hút sự tham gia của 1014
giáo viên và triển khai đưa nội dung VCTBĐ vào thi đấu tại Hội khỏe Phù Đổng các
cấp trong năm học 2017-2018.
Các hoạt động TDTT ngoại khóa gắn với phong trào thi đua “đổi mới, sáng tạo
trong dạy và học” đã góp phần thúc đẩy phong trào TDTT trong các trường học trên
địa bàn tỉnh diễn ra sôi nổi. Thông qua các hoạt động thi đấu thể thao, học sinh, sinh
viên được tăng cường sức khỏe, nâng cao thành tích, giáo dục ý thức tập thể, gắn bó
với trường, lớp, góp phần phát triển toàn diện về trí lực, thể lực đáp ứng yêu cầu về
nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước.
205 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 49 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Sự biến đổi thể chất dưới tác động của tập luyện võ cổ truyền Bình Định đối với học sinh Trung học Cơ sở ở Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH
----------------------------------
NGUYỄN TRỌNG THUỶ
SỰ BIẾN ĐỔI THỂ CHẤT DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA TẬP
LUYỆN VÕ CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH ĐỐI VỚI HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở THÀNH PHỐ QUY NHƠN,
TỈNH BÌNH ĐỊNH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
Bắc Ninh – 2024
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH
----------------------------------
NGUYỄN TRỌNG THUỶ
SỰ BIẾN ĐỔI THỂ CHẤT DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA TẬP
LUYỆN VÕ CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH ĐỐI VỚI HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở THÀNH PHỐ QUY NHƠN,
TỈNH BÌNH ĐỊNH
Ngành: Giáo dục học
Mã số: 9140101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Lê Đức Chương
2. PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn
Bắc Ninh – 2024
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào.
Tác giả luận án
Nguyễn Trọng Thủy
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ VHTT&DL : Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
CLB : Câu lạc bộ
CSVC : Cơ sở vật chất
CT : Chương trình
GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
GDTC : Giáo dục thể chất
GV : Giáo viên
HLTT : Huấn luyện thể thao
HLV : Huấn luyện viên
HS : Học sinh
NK : Ngoại khóa
THCS : Trung học cơ sở
TDTT : Thể dục thể thao
UBND : Uỷ ban nhân dân
VĐV : Vận động viên
VCTBĐ : Võ cổ truyền Bình Định
DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG
Bit/s : Bít/giây
cm: : Centimet
kG: : Kilogam Lực
kg : kilogram
kg/m2 : Kilogram/mét bình phương
l: : lần
m: : mét
ms : miligiây
p: : phút
s: : giây
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các đơn vị đo lường
Mục lục
Danh mục bảng, biểu đồ
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Mục đích nghiên cứu 3
Nhiêm vụ nghiên cứu 3
Giả thiết khoa học 3
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước và tỉnh Bình Định về công
tác giáo dục thể chất trong trường học và phát triển môn thể thao dân tộc 4
1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể chất trong
trường học các cấp. 4
1.1.2. Chủ trương, chính sách của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định về việc
đưa võ cổ truyền Bình Định vào trường học. 8
1.2. Một số khái niệm cơ bản. 9
1.2.1. Chương trình môn học 9
1.2.2. Giáo dục thể chất 10
1.2.3. Thể chất 11
1.2.4. Phát triển thể chất 11
1.2.5. Thể lực 12
1.2.6. Giờ học giáo dục thể chất 12
1.2.7. Thể thao ngoại khóa trong nhà trường. 13
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của học sinh
trung học cơsở 15
1.3.1. Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của học sinh
trung học cơ sở 15
1.3.2. Yếu tố xã hội ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của học sinh trung
học cơ sở 20
1.4. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh trung học cơ sở 22
1.4.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh trung học cơ sở 22
1.4.2. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi học sinh trung học cơ sở 24
1.5. Đặc điểm võ cổ truyền Bình Định 31
1.5.1. Võ cổ truyền Bình Định. 31
1.5.2. Đặc điểm tập luyện, thi đấu môn võ cổ truyền Bình Định 33
1.5.3. Tác dụng của việc tập luyện võ cổ truyền Bình Định. 35
1.6. Mục tiêu và nhiệm vụ của công tác giáo dục thể chất trong trường trung
học cơ sở tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định 36
1.6.1. Mục tiêu của công tác giáo dục thể chất trong trường trung học cơ sở 36
1.6.2. Nhiệm vụ của công tác giáo dục thể chất trong trường trung học cơ sở 37
1.6.3. Công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học tại thành phố Quy
Nhơn, tỉnh Bình Định 37
1.7. Những công trình nghiên cứu liên quan 40
1.7.1. Những công trình nghiên cứu trong nước 40
1.7.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài 43
Nhận xét chương 1 44
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 46
2.1. Phương pháp nghiên cứu. 46
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. 46
2.1.2. Phương pháp quan sát sư phạm. 46
2.1.3. Phương pháp phỏng vấn. 47
2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm. 48
2.1.5. Phương pháp kiểm tra Y học. 51
2.1.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 54
2.1.7. Phương pháp toán học thống kê 55
2.2. Tổ chức nghiên cứu. 57
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 57
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu 57
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu. 57
2.2.4. Kế hoạch và thời gian nghiên cứu. 57
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 59
3.1. Nghiên cứu thực trạng phát triển thể chất của HS THCS thành phố Quy
Nhơn, tỉnh Bình Định 59
3.1.1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả công tác giáo dục thể chất
cho học sinh trung học cơ sở tại thành phố Quy Nhơn. 59
3.1.2. Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả công tác giáo
dục thể chất cho học sinh trung học cơ sở tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình
Định 61
3.1.3. Thực trạng thể chất của học sinh các trường trung học cơ sở tại thành
phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định 72
3.1.4. Bàn luận về thực trạng phát triển thể chất của học sinh trung học cơ sở
thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định 80
3.2. Nghiên cứu xây dựng nội dung giảng dạy tự chọn môn học GDTC và
chương trình ngoại khóa môn Võ cổ truyền Bình Định cho học sinh các trường
trung học cơ sở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định Định 87
3.2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 87
3.2.2. Lựa chọn nội dung võ cổ truyền Bình Định ứng dụng giảng dạy môn
thể thao tự chọn giờ học giáo dục thể chất cho học sinh các trường trung học cơ
sở tại thành phố Quy Nhơn 91
3.2.3. Xây dựng chương trình ngoại khóa môn võ cổ truyền Bình Định cho
học sinh trung học cơ sở tại thành phố Quy Nhơn 96
3.2.4. Bàn luận kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 2 106
3.3. Đánh giá sự biến đổi thể chất dưới tác động của tập luyện võ cổ truyền
Bình Định đối với học sinh trung học cở sở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình
Định. 110
3.3.1. Tổ chức thực nghiệm. 110
3.3.2. Đánh giá hiệu quả của tập luyện võ cổ truyền Bình Định đối với sự
biến đổi thể chất học sinh học trung học cơ sở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình
Định 112
3.3.3. Bàn luận về hiệu quả của tập luyện võ cổ truyền Bình Định đối với sự
biến đổi thể chất học sinh trung học cơ sở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. 127
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 130
A. Kết luận 130
B. Kiến nghị 131
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Số
bảng Nội dung Trang
1.1 Ảnh hưởng của di truyền đến một vài chỉ số hình thái 16
1.2 Ảnh hưởng của di truyền đến một vài chỉ số chức năng cơ thể 16
3.1
Kết quả phỏng vấn xác định các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả
công tác giáo dục thể chất cho học sinh trung học cơ sở tại thành
phố Quy Nhơn (n=35)
60
3.2 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục thể chất tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn TP Quy Nhơn (n=20) 61
3.3 Thực trạng đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Quy Nhơn 62
3.4
Phân phối chương trình môn học giáo dục thể chất cho học
sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh
Bình Định
64
3.5
Nội dung môn tự chọn nội khoá môn võ cổ truyền Bình Định
chương trình giáo dục thể chất cấp trung học cơ sở thành phố
Quy Nhơn
65
3.6
Kết quả phỏng vấn ý kiến đánh giá của chuyên gia, giáo viên
về nội dung võ cổ truyền Bình Định tự chọn môn giáo dục thể
chất trung học cơ sở thành phố Quy Nhơn (n= 40)
66
3.7
Kết quả phỏng vấn học sinh các trường trung học cở sở trên
địa bàn thành phố Quy Nhơn về môn tự chọn võ cổ truyền Bình
Định (n=2236)
67
3.8 Thực trạng và nhu cầu tập luyện ngoại khóa của học sinh khối trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Quy Nhơn (n=2236). 69
3.9
Phân phối chương trình tập luyện ngoại khóa môn võ cổ
truyền Bình Định tại các câu lạc bộ của các trường trung học cơ
sở trên địa bàn thành phố Quy Nhơn
70
3.10
Thực trạng nhu cầu tập luyện ngoại khóa môn Võ cổ truyền
Bình Định của học sinh trung học cơ sở thành phố Quy Nhơn
(n=1195)
71
3.11
Kết quả phỏng vấn lựa chọn chỉ tiêu và test đánh giá thể
chất cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Quy
Nhơn (n=60)
75
3.12 Thực trạng thể chất của học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Quy Nhơn (n=1020) 77
3.13 Kết quả phỏng vấn lựa chọn các nội dung giảng dạy chính
khóa môn tự chọn võ cổ truyền Bình Định cho học sinh khối lớp
92
6 trung học cơ sở thành phố Quy Nhơn (n=40)
3.14
Kết quả phỏng vấn đánh giá về kiểm định lý thuyết nội dung
môn tự chọn võ cổ truyền Bình Định cho học sinh lớp 6 trung
học cơ sở thành phố Quy Nhơn (n=40)
94
3.15
Phân phối nội dung giảng dạy tự chọn môn võ cổ truyền Bình
Định giờ học giáo dục thể chất cho học sinh lớp 6 tại thành phố
Quy Nhơn
95
3.16
Kết quả phỏng vấn đánh giá về kiểm định lý thuyết chương
trình ngoại khóa môn võ cổ truyền Bình Định cho học sinh
trung học cơ sở thành phố Quy Nhơn (n=30)
105
3.17 Phân bổ đối tượng thực nghiệm 2 thời điểm bắt đầu thực nghiệm (n=1020) 111
3.18 Phân bổ đối tượng thực nghiệm 2 thời điểm kết thúc thực nghiệm (n-750) 112
3.19
Thực trạng thể chất nhóm thực nghiệm 1 trước khi thực
nghiệm nội dung tự chọn võ cổ truyền Bình Định tại thành phố
Quy Nhơn (n=70)
113
3.20
Diễn biến thể chất nhóm thực nghiệm 1 sau 1 năm thực nội
dung tự chọn võ cổ truyền Bình Định tại thành phố Quy Nhơn
(n=70)
114
3.21
Nhịp độ tăng trưởng của nhóm thực nghiệm 1 sau 1 năm thực
nghiệm chương trình chính khóa võ cổ truyền Bình Định.
(nnam=35, nnữ = 35).
115
3.22
Tổng hợp nhận xét của học sinh nhóm thực nghiệm 1 về nội
dung tự chọn môn võ cổ truyền Bình Định chính khóa cho học
sinh khối lớp 6 trung học cơ sở thành phố Quy Nhơn (n=70)
117
3.23 Kết quả kiểm tra thể chất của học sinh khối 6 các nhóm đối chứng và thực nghiệm thời điểm trước thực nghiệm (n= 190)
Sau trang
118
3.24 Kết quả kiểm tra thể chất của học sinh khối 7 các nhóm đối chứng và thực nghiệm thời điểm trước thực nghiệm (n= 195)
Sau trang
118
3.25 Kết quả kiểm tra thể chất của học sinh khối 8 các nhóm đối chứng và thực nghiệm thời điểm trước thực nghiệm (n= 185)
Sau trang
118
3.26 Kết quả kiểm tra thể chất của học sinh khối 9 các nhóm đối chứng và thực nghiệmthời điểm trước thực nghiệm (n= 180)
Sau trang
118
3.27
Kết quả phân loại trình độ thể lực của học sinh các nhóm
đối chứng và thực nghiệm theo quy định của Bộ giáo dục
và đào tạo thời điểm trước thực nghiệm (n=750)
119
3.28 Kết quả kiểm tra thể chất của học sinh khối 6 các nhóm đối chứng và thực nghiệm thời điểm sau thực nghiệm (n=190).
Sau trang
120
3.29 Kết quả kiểm tra thể chất của học sinh khối 7 các nhóm đối Sau trang
chứng và thực nghiệm thời điểm sau thực nghiệm (n=195) 120
3.30 Kết quả kiểm tra thể chất của học sinh khối 8 các nhóm đối chứng và thực nghiệm thời điểm sau thực nghiệm (n=185).
Sau trang
120
3.31 Kết quả kiểm tra thể chất của học sinh khối 9 các nhóm đối chứng và thực nghiệm thời điểm sau thực nghiệm (n=180)
Sau trang
120
3.32
Kết quả phân loại trình độ thể lực của học sinh các nhóm
đối chứng và thực nghiệm theo quy định của Bộ giáo dục và đào
tạo thời điểm sau thực nghiệm (n=750)
122
3.33 Nhịp độ tăng trưởng thể chất của học sinh trung học cơ sở thành phố Quy Nhơn sau 1 năm học thực nghiệm (n=750) 123
3.34 Đánh giá của học sinh về chương trình ngoại khóa môn võ cổ truyền Bình Định đã tham gia (n = 165) 126
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số
biểu
đồ
Nội dung Trang
3.1
Nhịp độ tăng trưởng thể chất của học sinh thực nghiệm 1
sau 1 năm thực nghiệm nội dung tự chọn võ cổ truyền Bình
Định tại thành phố Quy Nhơn (nnam=35, nnữ = 35
116
3.2 Nhịp độ tăng trưởng thể chất của nam HS lớp 6 sau 1 năm thực nghiệm 124
3.3 Nhịp độ tăng trưởng thể chất của nữ HS lớp 6 sau 1 năm thực nghiệm
Sau trang
124
3.4 Nhịp tăng trưởng thể chất của nam học sinh lớp 7 sau 1 năm thực nghiệm
Sau trang
124
3.5 Nhịp tăng trưởng thể chất của nữ học sinh lớp 7 sau 1 năm thực nghiệm
Sau trang
124
3.6 Nhịp tăng trưởng thể chất của nam học sinh lớp 8 sau 1 năm thực nghiệm
Sau trang
124
3.7 Nhịp tăng trưởng thể chất của nữ học sinh lớp 8 sau 1 năm thực nghiệm
Sau trang
124
3.8 Nhịp tăng trưởng thể chất của nam học sinh lớp 9 sau 1 năm thực nghiệm
Sau trang
124
3.9 Nhịp tăng trưởng thể chất của nữ học sinh lớp 9 sau 1 năm thực nghiệm 125
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Giáo dục thể chất trong trường học là nội dung quan trọng, góp phần rèn luyện
thể chất cho học sinh, nâng cao tính tự giác, chủ động rèn luyện, giúp các em đảm bảo
sức khỏe cho hoạt động học tập, phát triển thể lực, góp phần đào tạo con người toàn
diện đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước.
Sự phát triển thể chất của con người là quá trình biến đổi các tính chất hình thái
chức năng tự nhiên của cơ thể con người trong suốt cuộc đời. Phát triển thể chất không
chỉ là một quá trình tự nhiên mà còn là một quá trình bị xã hội tác động. Sự phát triển
thể chất phụ thuộc vào nhiều yếu tố và điều kiện về tự nhiên và xã hội, trong đó điều
kiện sinh hoạt vật chất của xã hội là điều có tính chất nền móng. Song, đối với giáo
dục thể chất,một nhân tố chuyên môn để điều chỉnh hợp lý sự phát triển thể chất của
con người cho tương ứng với những yêu cầu mà xã hội đề ra cho nó là một vai trò đặc
biệt. Các xu hướng phát triển thể chất được tiến hành một cách có ý thức, tính chủ đích
và mức độ của sự phát triển đó, và cả những năng lực vận động, những kỹ năng, kỹ
xảo hoàn thiện trong cả cuộc sống của con người cũng đều phụ thuộc trực tiếp vào
chính bản thân việc giáo dục thể chất khi tất cả các điều kiện cần thiết khác đều được
đảm bảo.
Đảng và Nhà nước rất coi trọng công tác giáo dục thể chất và thể thao trường
học, điều này được thể hiện rõ trong Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, Nghị định, Luật giáo dục và nhiều Chỉ thị ban hành nhằm phát triển và hoàn
thiện thể chất sức khoẻ cho thanh thiếu niên và nhi đồng. Trong đó, nghị quyết số
08/NQ-TW đã nhấn mạnh "Thực hiện tốt giáo dục thể chất theo chương trình nội
khóa; phát triển mạnh các hoạt động thể thao của học sinh, sinh viên, bảo đảm mục
tiêu phát triển thể lực toàn diện và kỹ năng vận động cơ bản của học sinh, sinh viên và
góp phần đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao" và để công tác GDTC cũng như thể
thao trong trường học đạt hiệu quả cần phải "Đổi mới chương trình và phương pháp
giáo dục thể chất, gắn giáo dục thể chất với giáo dục ý chí, đạo đức, giáo dục quốc
phòng, giáo dục sức khỏe và kỹ năng sống của học sinh, sinh viên. Đãi ngộ hợp lý và
phát huy năng lực đội ngũ giáo viên thể dục hiện có, mở rộng và nâng cao chất lượng
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên thể dục cho trường học; củng cố
các cơ sở nghiên cứu khoa học về tâm sinh lý lứa tuổi và thể dục, thể thao trường học".
2
Ngoài ra, coi trọng phát triển thể chất để phát triển toàn diện cả về đức - trí - thể - mỹ
cho HS là vấn đề được nêu tại Nghị quyết 29-NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện
GD&ĐT [5], [6]. Mặc dù được xác định có vai trò quan trọng không kém nhiệm vụ
dạy học các môn văn hóa khác, tuy nhiên, công tác GDTC tại nhiều trường học chưa
được quan tâm đúng mức.
Hiện nay, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã đưa môn Giáo dục thể chất là môn học bắt
buộc được giảng dạy ở tất cả các cấp học để rèn luyện thể chất và nhân cách cho học
sinh. Theo Nghị quyết Trung ương II khóa 8 đã khẳng định “giáo dục toàn diện, cường
tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và phát triển cao về trí tuệ”. Tuy nhiên, để
đạt được mục đích này thì ngoài những giờ học chính khóa, đòi hỏi học sinh phải có
những hình thức tham gia hoạt động ngoại khóa khác nhau tùy thuộc vào vùng miền.
Việc giáo dục thể chất thông qua tác động của tập luyện Võ cổ truyền Bình Định
là xu hướng đang được các trường trung học cơ sở ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình
Định thực hiện theo chỉ thị số 03/CT-UBND của UBND tỉnh Bình Định về việc thực
hiện chương trình đưa võ cổ truyền Bình Định vào trường học năm học 2015-2016 và
giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh. Việc đưa võ thuật, võ đạo vào trường học được
coi như là một vấn đề mới lạ đối với học đường. Ngoài việc bảo tồn đặc trưng không
để thất truyền bài bản thì việc khai thác và phát huy tác dụng của việc tập luyện Võ cổ
truyền Bình Định trong việc rèn luyện sức khỏe cho học sinh là hết sức quan trọng và
vô cùng cần thiết.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về Võ cổ truyền Bình Định trong nước còn
rất ít, một số công trình nghiên cứu tiêu biểu: Phạm Đình Phong, Lê Thì, Nguyễn
Ngọc Sơn, Nguyễn An Pha [51], [52], [62], [65] Kết quả nghiên cứu của các công
trình chủ yếu tập trung vào việc bảo tồn Võ cổ truyền Bình Định và tác dụng tập luyện
đối với người lớn tuổi. Còn vấn đề đưa Võ cổ truyền Bình Định vào trường học là một
vấn đề mới nên chưa có công trình nghiên cứu đánh giá sự ảnh hưởng của tập luyện
Võ cổ truyền Bình Định đối với sự phát triển thể chất của học sinh nói chung và của
học sinh trung học cơ sở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện chương trình đưa Võ
cổ truyền Bình Định vào trường học, đề tài nghiên cứu:“Sự biến đổi thể chất dưới tác
động của tập luyện Võ cổ truyền Bình Định đối với học sinh trung học cơ sở ở thành
phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định”.
3
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp, đánh giá thực trạng phát triển thể chất của học
sinh tại các trường THCS tại thành phố Quy Nhơn, Luận án tiến hành lựa chọn, xây
dựng và ứng dụng nội dung Võ cổ truyền Bình Định vào môn học tự chọn GDTC, tập
luyện ngoại khóa và đánh giá sự biến đổi thể chất dưới tác động của tập luyện Võ cổ
truyền Bình Định.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để giải quyết mục đích nghiên cứu đã đặt ra, luận án đã xác định giải quyết 3
nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu thực trạng phát triển thể chất của học sinh trung học
cơ sở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu xây dựng nội dung giảng dạy tự chọn môn học GDTC
và chương trình ngoại khóa môn Võ cổ truyền Bình Định cho học sinh các trường
trung học cơ sở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Nhiệm vụ 3: Đánh giá sự biến đổi thể chất dưới tác động của tập luyện Võ cổ
truyền Bình Định đối với học sinh trung học cơ sở ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình
Định.
Giả thuyết khoa học
Từ việc đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất của các trường THCS tại
thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định tuy cơ bản đáp ứng được yêu cầu, song còn bộc
lộ một số bất cập: chương trình môn học GDTC chính khóa thực hiện đúng quy định
nhưng thời lượng môn tự chọn Võ cổ truyền Bình Định thời gian học ít, số lượng học
sinh có tham gia tập luyện ngoại khóa chiếm tỷ lệ thấp; nội dung tập luyện Võ cổ
truyền Bình Định ngoại khóa mới theo hướng đáp ứng mục tiêu TDTT trường học còn
chưa phù hợp. Vì vậy, nếu biết cách điều chỉnh, xây dựng được các nội dung Võ cổ
truyền Bình Định phù hợp, có hiệu quả và được áp dụng vào giờ học GDTC và hoạt
động NK sẽ giúp cho sự biến đổi phát triển thể chất toàn diện cho HS, góp phần nâng
cao hiệu quả công tác GDTC trong các trường THCS của thành phố Quy Nhơn.
4
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước và tỉnh Bình Định về công tác
giáo dục thể chất trong trường học và phát triển môn thể thao dân tộc.
1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể chất trong
trường học các cấp
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng công tác TDTT - một bộ phận
không thể thiếu trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội, nhằm bồi dưỡng và phát
huy nhân tố con người, tạo sức mạnh và động lực phát triển đất nước. Các văn kiện
của Đảng đã đặt nền tảng cơ bản về quan điểm, tư tưởng, về xây dựng tổ chức, hoạt
động TDTT qua các thời kỳ, hướng TDTT phục vụ đắc lực nhiệm vụ xây dựng