Tảo nói chung và thực vật nổi (TVN) nói riêng ñã ñược nghiên cứu từ lâu, chúng là
mắt xích thức ăn quan trọng trong hệ sinh thái thủysinh. Phạm vi phân bố của tảo
rất rộng, nhưng có thể khẳng ñịnh nơi nào có nước thì nơi ñó sẽ có sự tồn tại của
tảo. Quả ñất với ¾ diện tích là nước bao gồm các thủy vực nước mặn và nước ngọt,
trong ñó các thủy vực nước ngọt có ao, hồ, sông, suối, ñầm lầy, kênh, rạch là môi
trường sống của các loài TVN.
TVN trong các thủy vực nội ñịa là ñối tượng nghiên cứu không những của
các nhà phân loại học và sinh thái học mà còn là ñối tượng nghiên cứu của các nhà
sinh lý thực vật, di truyền học, tế bào học
Những nghiên cứu phân loại học ñã từng bước bổ sung các loài mới cho
khoa học cũng như các loài mới ghi nhận cho Việt Nam. Danh lục thực vật mỗi
ngày càng tăng thêm về số lượng góp phần làm phong phú cho danh lục thực vật
quốc gia. Vận dụng những thành tựu trên ñây, hiện nay trên thế giới các nhà khoa
học ñã giải quyết ñược nhiều vấn ñề do thực tiễn ñề ra, ñặc biệt là vấn ñề môi
trường và sản xuất nông-ngư nghiệp. Ở Việt Nam, những nghiên cứu thuộc lĩnh vực
này hầu như chưa ñược quan tâm ñúng mức, ñặc biệt là ở Tây Nguyên: nghiên cứu
khoa học cần thiết phải ưu tiên cho khoa học cơ bản, trong ñó nghiên cứu TVN ở
các thủy vực dạng hồ vẫn còn rất ít, chưa ñủ mạnh. Xuất phát từ tình hình thực tế
trên ñây, nhằm nghiên cứu một thế giới sinh vật có kích thước hiển vi, nhưng cấu
trúc hình thái vô cùng ña dạng này, chúng tôi tiến hành thực hiện luận án “ Sự biến
ñổi về thành phần loài và số lượng TVN ở hồ Eanhái vàEasup tỉnh Daklak”. Trong
quá trình thu mẫu, chúng tôi thấy một hồ khác là hồĐăk Minh có vị trí ñịa lý ở giữa
hai hồ trên và thuận tiện nằm ngay trên ñường ñi hồEasoup và có ñặc trưng khác
biệt là nằm giữa khu vực rừng có rất ít các hoạt ñộng nông nghiệp, nên ñã quyết
ñịnh thu mẫu thêm ở hồ này ñể so sánh.
2
Mục tiêu của luận án
- Xác ñịnh số lượng, thành phần loài TVN góp phần bổ sung vào danh lục thực
vật Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng, ñặc biệt là khu hệ TVN miền núi
cao.
- Xác ñịnh ñặc ñiểm sinh thái TVN ở 3 hồ chứa Easoup, Eanhái, Đăk Minh
thuộc tỉnh Đắc Lắc, bước ñầu góp phần giải thích về sự ña dạng sinh học khu hệ tảo
Tây Nguyên.
Nội dung nghiên cứu của luận án
- Định danh TVN nước ngọt thuộc các ngành tảo khác nhau ở hồ chứa
Eanhái, Easoup, Đăk Minh thuộc tỉnh Đắc Lắc.
- Sự biến ñổi về thành phần, số lượng loài TVN trong thời gian nghiên cứu
và mối quan hệ của chúng ñối với một số yếu tố sinhthái trong thủy vực nghiên
cứu.
254 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1846 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Sự biến đổi về thành phần loài và số lượng thực vật nổi ở hồ Eanhái và Easup tỉnh DakLak, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC
LÊ THƯƠNG
SỰ BIẾN ĐỔI VỀ THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SỐ LƯỢNG THỰC
VẬT NỔI Ở HỒ EANHÁI VÀ EASUP TỈNH DAKLAK
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
NHA TRANG - 2010
`
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC
LÊ THƯƠNG
SỰ BIẾN ĐỔI VỀ THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SỐ LƯỢNG
THỰC VẬT NỔI Ở HỒ EANHÁI VÀ EASUP TỈNH DAKLAK
Chuyên ngành: Thủy sinh vật học
Mã số: 62 42 50 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TÔN THẤT PHÁP
TS. ĐOÀN NHƯ HẢI
NHA TRANG - 2010
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi. Các số liệu kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chưa có một ai công bố trong bất kỳ công
trình nào.
Tác giả
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
PGS. TS. Tôn Thất Pháp, TS. Đoàn Như Hải đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu.
PGS. TS. Nguyễn Ngọc Lâm đã động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi
hoàn thành tốt nhiệm vụ.
TS. Nguyễn Thanh Tùng đã dành nhiều thời gian để giám định mẫu.
Lãnh đạo Trường Đại học Tây Nguyên, Lãnh đạo Viện Hải Dương học Nha Trang.
Ban Chủ nhiệm Khoa Sư phạm, Khoa KHTN-CN Trường Đại học Tây Nguyên.
Các nghiên cứu viên của Phòng Sinh vật Phù du biển Viện HDH Nha Trang.
Các đồng nghiệp thuộc Tổ Sinh vật Trường Đại học Tây Nguyên.
Các nghiên cứu viên của Viện Vệ Sinh Dịch Tể Tây Nguyên, Đắc Lắc.
Các nghiên cứu viên của Viện 69 Hà Nội.
Sinh viên khóa K02, K03, K04, K05 Khoa Sư phạm Trường Đại học Tây Nguyên
Dự án HABViet
Các bạn hữu, đồng nghiệp.
Vợ và hai con cùng gia đình nội ngoại.
Xin chân thành cảm ơn vì tất cả.
Tác giả luận án
Lê Thương
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC HÌNH xi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 KHÁI NIỆM VỀ CÁC LOẠI HỒ 4
1.1.1. Hồ tự nhiên 4
1.1.2. Hồ chứa 5
1.1.3. So sánh hồ chứa với hồ tự nhiên 7
1.2
VỊ TRÍ TẢO TRONG SINH GIỚI VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỂ
PHÂN LOẠI
8
1.2.1. Tảo trong sinh giới. 8
1.2.2. Các đặc điểm hình thái của tảo trong phân loại 9
1.2.2.1. Khái quát 10
1.2.2.2. Hình thái Vi khuẩn lam 10
1.2.2.3. Hình thái tảo Mắt 12
1.2.2.4. Hình thái tảo Vàng ánh 12
1.2.2.5. Hình thái tảo Vàng 12
1.2.2.6. Hình thái tảo Ẩn 12
1.2.2.7. Hình thái tảo Hai roi 13
1.2.2.8. Hình thái tảo Silic 13
1.2.2.9. Hình thái tảo Lục 16
1.2.2.10. Số lượng và hình thái của roi 18
iv
1.3 LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU TẢO 18
1.3.1. Những nghiên cứu trên thế giới 18
1.3.1.1. Nghiên cứu về phân loại thực vật 18
1.3.1.2. Các hệ thống phân loại tảo 19
1.3.1.3. Nghiên cứu về sinh thái 23
1.3.2. Nghiên cứu tảo nước ngọt ở Việt Nam 27
1.3.2.1. Nghiên cứu về phân loại 27
1.3.2.2. Nghiên cứu về sinh thái 32
1.3.2.3. Thành phần loài 38
1.4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 39
1.4.1. Địa lý, khí hậu của tỉnh Đắc Lắc 39
1.4.2. Hồ Easoup 41
1.4.3. Hồ Eanhai 42
1.4.4 Hồ Đăk Minh 42
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN 44
2.1.1. Đối tượng 44
2.1.2. Địa điểm 44
2.1.3. Thời gian 46
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46
2.2.1. Ngoài thực địa 46
2.2.1.1. Phương tiện và tần suất thu mẫu khảo sát 46
2.2.1.2. Các dụng cụ và cách thu mẫu 48
2.2.2. Trong phòng thí nghiệm 49
2.2.2.1. Phương pháp phân tích một số yếu tố thủy hóa 49
2.2.2.2. Phương pháp định lượng 49
2.2.3. Phương pháp định danh 50
2.2.4. Phương pháp đánh giá 51
2.2.4.1. Đánh giá độ phì, độ bẩn, trạng thái dinh dưỡng 51
v
2.2.4.2. Hệ số giống nhau 53
2.2.5. Ghi chú ký hiệu mẫu ở 3 hồ 53
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu và hình ảnh 54
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 55
3.1. THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT NỔI Ở ĐẮC LẮC 55
3.1.1. Đa dạng về thành phần loài 55
3.1.1.1. Đa dạng các taxon của bậc phân loại ngành 55
3.1.1.2. Đa dạng các taxon của bậc phân loại lớp 56
3.1.1.3. Đa dạng các taxon của bậc phân loại bộ 57
3.1.1.4. Đa dạng các taxon của bậc phân loại họ 58
3.1.1.5. Đa dạng các taxon của bậc phân loại chi 59
3.1.1.6. Đánh giá sự đa dạng taxon loài của các ngành 60
3.1.2. Các đặc trưng của quần xã thực vật nổi 61
3.1.2.1. Thực vật nổi hồ Eanhái 62
3.1.2.2. Thực vật nổi hồ Easoup 63
3.1.2.3. Thực vật nổi hồ Đăk Minh 66
3.1.2.4. Hệ số giống nhau Sorensen giữa các hồ 67
3.1.3. Biến động thành phần loài của 3 hồ 69
3.1.3.1 Biến động theo thời gian 69
3.1.3.2. Biến động theo không gian 71
3.1.4. Mô tả loài và dưới loài mới cho khu hệ tảo Việt Nam 72
3.2. Biến động mật độ thực vật nổi 145
3.2.1. Hồ Eanhái 146
3.2.2. Hồ Easoup 146
3.2.3. Hồ Đăk Minh 147
3.3. Quan hệ của thực vật nổi với yếu tố thủy lý, thủy hóa 149
3.3.1. Một số yếu tố thủy lý 149
3.3.1.1. Nhiệt độ 149
3.3.1.2. Độ trong 150
vi
3.3.1.3. pH 151
3.3.1.4. Oxy hòa tan 152
3.3.2. Một số yếu tố thủy hóa 153
3.3.3. Tương quan giữa một số yếu tố môi trường với quần xã thực
vật nổi
155
3.4. So sánh với các thủy vực khác 162
3.4.1. Một số yếu tố thủy lý, thủy hóa 162
3.4.2. Biến động thành phần loài 165
3.4.3. Biến động mật độ tế bào 169
3.4.4. Tương quan giữa cấu trúc tảo, chất dinh dưỡng và độ phì 171
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 172
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 173
TÀI LIỆU THAM KHẢO 174
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BH : Biển Hồ
CCA : Canonical Correspondence Analysis
CER : Chloroplast Endoplasmic Reticulum
ChI : Chỉ số tảo Lục – Chlorophyta Index
CI : Chỉ số tảo tổng hợp (Nygaard) – Compound Index (Nygaard)
CYI : Chỉ số VKL - Cyanophyta Index
DCA : Detrended Correspondence Analysis
DI : Chỉ số tảo Silic – Diatoms Index
DIN : Dissolved inorganic nitrogen
DIP : Dissolved inorganic phosphates
ĐMD : Đăk Minh tầng đáy
ĐMT : Đăk Minh tầng mặt
DNA : Desoxyribonucleic Acid
EAND: Eanhai tầng đáy
EANT: Eanhai tầng mặt
EASD: Easoup tầng đáy
EAST: Easoup tầng mặt
EI : Chỉ số tảo Mắt – Euglenophyta Index
HL : Hồ Lăk
RNA : Ribonucleic Acid
S : Chỉ số giống nhau Sorensen
Sc : Chỉ số tảo Schroevers
SEM : Scanning Electron Microscopy
SSU : Small Sub Unied
TEM : Transmisson Electron Microscopy
TP : Total phosphorus
TSI : Trophic state index
viii
TSI(SD) : Trophic state index calculated from secchi depth
TSI(TP) : Trophic state index calculated from total phosphorus
TVN : Thực vật nổi
VKL : Vi khuẩn lam
ix
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Mười hồ tự nhiên rộng nhất thế giới 4
Bảng 1.2. Tám hồ tự nhiên ở Việt Nam 5
Bảng 1.3. Mười một hồ chứa có quy mô vừa và lớn ở Việt Nam 6
Bảng 1.4. Một số điểm khác nhau giữa hồ chứa và hồ tự nhiên 7
Bảng 1.5. Diễn biến mật độ trung bình của thực vật nổi hồ Thác Bà 36
Bảng 1.6. Phân bố số lượng các nhóm thủy sinh vật giữa các loại hình thủy vực37
Bảng 2.1. Vị trí thu mẫu thực vật nổi 44
Bảng 2.2. Mối tương quan giữa cấu trúc tảo và độ phì 52
Bảng 2.3. Tương quan giữa nitơ, phosphore và độ phì 52
Bảng 2.4. Tương quan giữa số lượng tế bào tảo và độ phì 53
Bảng 2.5. Thang đánh giá độ phì, độ bẩn ở các thủy vực Việt Nam 53
Bảng 2.6. Ghi chú các ký hiệu mẫu ở hồ Eanhái 53
Bảng 2.7. Ghi chú các ký hiệu mẫu ở hồ Easoup 53
Bảng 2.8. Ghi chú các ký hiệu mẫu ở hồ Đăk Minh 53
Bảng 3.1. Số taxon trong các ngành thực vật nổi của 3 hồ 55
Bảng 3.2. Đa dạng các taxon của bậc phân loại lớp 56
Bảng 3.3. Đa dạng các taxon của bậc phân loại bộ ưu thế 57
Bảng 3.4. Đa dạng các taxon của bậc phân loại họ ưu thế 58
Bảng 3.5. Đa dạng các taxon của bậc phân loại chi ưu thế 59
Bảng 3.6. Độ đa dạng loài của các ngành: loài/họ; loài/ chi 61
Bảng 3.7. Số lượng loài/dưới loài thực vật nổi ở mỗi hồ chứa 62
Bảng 3.8. Đa dạng bậc họ và chi hồ Eanhái 62
Bảng 3.9. Đánh giá độ phì hồ Eanhái 62
Bảng 3.10. Đa dạng bậc họ và chi hồ Easoup 64
Bảng 3.11. Đánh giá độ phì hồ Easoup 65
Bảng 3.12. Đa dạng bậc họ và chi hồ Đăk Minh 66
Bảng 3.13. Đánh giá độ phì hồ Đăk Minh 66
x
Bảng 3.14. Hệ số Sorensen của taxon loài giữa hồ Eanhái và Easoup 67
Bảng 3.15. Hệ số Sorensen của taxon loài giữa hồ Eanhái và Đăk Minh 68
Bảng 3.16. Hệ số Sorensen của taxon loài giữa hồ Easoup và Đăk Minh 68
Bảng 3.17. Mật độ thực vật nổi ở hồ Eanhái (đơn vị: tế bào/lít) 145
Bảng 3.18. Mật độ thực vật nổi ở hồ Easoup (đơn vị: tế bào/lít) 145
Bảng 3.19. Mật độ thực vật nổi ở hồ Đăk Minh (đơn vị: tế bào/lít) 145
Bảng 3.20. Hàm lượng một số loại muối dinh dưỡng và chỉ số dinh
dưỡng (theo TP, tổng phosphore) của 3 hồ 154
Bảng 3.21. So sánh một số yếu tố thủy lý, thủy hóa của các thủy vực nước đứng
163
Bảng 3.22. Số lượng loài của 3 hồ nghiên cứu so với Biển Hồ và Hồ Lăk 169
Bảng 3.23. Biến động mật độ tế bào của hồ nghiên cứu so với Biển Hồ
và Hồ Lăk 169
Bảng 3.24. Đánh giá tương quan giữa cấu trúc tảo và độ phì của năm hồ 171
xi
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Sơ đồ ba lãnh giới của sinh giới 8
Hình 1.2. Mối quan hệ chủng loại phát sinh giữa các giới 9
Hình 1.3. Bản đồ vị trí địa lý của 3 hồ chứa thuộc tỉnh Đắc Lắc 43
Hình 2.1. Bản đồ vị trí thu mẫu ở hồ Eanhái 45
Hình 2.2. Bản đồ vị trí thu mẫu ở hồ Eassoup 46
Hình 2.3. Bản đồ vị trí thu mẫu ở hồ Đăk Minh 46
Hình 2.4. Chai Niskin 48
Hình 3.1. Tỉ lệ % thành phần loài thực vật nổi của 3 hồ 55
Hình 3.2. Hệ số giống nhau Sorensen của các ngành tảo giữa ba hồ 68
Hình 3.3. Biến động mật độ thực vật nổi ở hồ Eanhái 146
Hình 3.4. Biến động mật độ thực vật nổi ở hồ Easoup 147
Hình 3.5. Biến động mật độ thực vật nổi ở hồ Đăk Minh 148
Hình 3.6. Nhiệt độ môi trường nước của 3 hồ 150
Hình 3.7. pH môi trường nước của 3 hồ 151
Hình 3.8. Oxy hòa tan trong môi trường nước của 3 hồ 152
Hình 3.9. Biểu đồ định vị trực tiếp một số yếu tố môi trường
hồ Eanhái bằng CCA 156
Hình 3.10. Biểu đồ định vị trực tiếp cấu trúc thành phần loài
hồ Eanhái bằng DCA 158
Hình 3.11. Biểu đồ định vị trực tiếp một số yếu tố môi trường
hồ Easoup bằng CCA 159
Hình 3.12. Biểu đồ định vị trực tiếp cấu trúc thành phần loài
hồ Easoup bằng DCA 160
Hình 3.13. Biểu đồ định vị trực tiếp một số yếu tố môi trường hồ Đăk Minh
bằng CCA 161
Hình 3.14. Biểu đồ định vị trực tiếp cấu trúc thành phần loài hồ Đăk Minh
bằng DCA 162
1
MỞ ĐẦU
Tảo nói chung và thực vật nổi (TVN) nói riêng đã được nghiên cứu từ lâu, chúng là
mắt xích thức ăn quan trọng trong hệ sinh thái thủy sinh. Phạm vi phân bố của tảo
rất rộng, nhưng có thể khẳng định nơi nào có nước thì nơi đó sẽ có sự tồn tại của
tảo. Quả đất với ¾ diện tích là nước bao gồm các thủy vực nước mặn và nước ngọt,
trong đó các thủy vực nước ngọt có ao, hồ, sông, suối, đầm lầy, kênh, rạch là môi
trường sống của các loài TVN.
TVN trong các thủy vực nội địa là đối tượng nghiên cứu không những của
các nhà phân loại học và sinh thái học mà còn là đối tượng nghiên cứu của các nhà
sinh lý thực vật, di truyền học, tế bào học
Những nghiên cứu phân loại học đã từng bước bổ sung các loài mới cho
khoa học cũng như các loài mới ghi nhận cho Việt Nam. Danh lục thực vật mỗi
ngày càng tăng thêm về số lượng góp phần làm phong phú cho danh lục thực vật
quốc gia. Vận dụng những thành tựu trên đây, hiện nay trên thế giới các nhà khoa
học đã giải quyết được nhiều vấn đề do thực tiễn đề ra, đặc biệt là vấn đề môi
trường và sản xuất nông-ngư nghiệp. Ở Việt Nam, những nghiên cứu thuộc lĩnh vực
này hầu như chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là ở Tây Nguyên: nghiên cứu
khoa học cần thiết phải ưu tiên cho khoa học cơ bản, trong đó nghiên cứu TVN ở
các thủy vực dạng hồ vẫn còn rất ít, chưa đủ mạnh. Xuất phát từ tình hình thực tế
trên đây, nhằm nghiên cứu một thế giới sinh vật có kích thước hiển vi, nhưng cấu
trúc hình thái vô cùng đa dạng này, chúng tôi tiến hành thực hiện luận án “ Sự biến
đổi về thành phần loài và số lượng TVN ở hồ Eanhái và Easup tỉnh Daklak”. Trong
quá trình thu mẫu, chúng tôi thấy một hồ khác là hồ Đăk Minh có vị trí địa lý ở giữa
hai hồ trên và thuận tiện nằm ngay trên đường đi hồ Easoup và có đặc trưng khác
biệt là nằm giữa khu vực rừng có rất ít các hoạt động nông nghiệp, nên đã quyết
định thu mẫu thêm ở hồ này để so sánh.
2
Mục tiêu của luận án
- Xác định số lượng, thành phần loài TVN góp phần bổ sung vào danh lục thực
vật Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng, đặc biệt là khu hệ TVN miền núi
cao.
- Xác định đặc điểm sinh thái TVN ở 3 hồ chứa Easoup, Eanhái, Đăk Minh
thuộc tỉnh Đắc Lắc, bước đầu góp phần giải thích về sự đa dạng sinh học khu hệ tảo
Tây Nguyên.
Nội dung nghiên cứu của luận án
- Định danh TVN nước ngọt thuộc các ngành tảo khác nhau ở hồ chứa
Eanhái, Easoup, Đăk Minh thuộc tỉnh Đắc Lắc.
- Sự biến đổi về thành phần, số lượng loài TVN trong thời gian nghiên cứu
và mối quan hệ của chúng đối với một số yếu tố sinh thái trong thủy vực nghiên
cứu.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Xây dựng danh lục thành phần loài thuộc các ngành TVN nước ngọt ở ba
hồ chứa thuộc tỉnh Đắc Lắc. Bổ sung những loài mới cho khu hệ tảo Tây Nguyên
nói riêng và cho Việt Nam nói chung, đồng thời góp phần làm sáng tỏ những vấn đề
về nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống.
- Xác định một số chỉ tiêu sinh thái liên quan đến sự biến đổi về số lượng và
thành phần loài TVN của hệ sinh thái nước đứng ở Đắc Lắc; xác định loài ưu thế
của thủy vực nghiên cứu làm cơ sở lý luận cho sinh thái học.
- Góp phần hoàn chỉnh nghiên cứu về số lượng, thành phần loài TVN của hồ
chứa ở Đắc Lắc ngõ hầu làm cơ sở cho sự đánh giá về đa dạng sinh học, gợi ý cho
các nhà nghiên cứu đề xuất các dự án và qui họach nuôi trồng thủy sản trong các
thủy vực nội địa ở Tây Nguyên, từ đó giải quyết được nguồn thực phẩm có nguồn
gốc động vật vốn khan hiếm ở vùng núi.
- Làm phong phú học phần phân loại thực vật và tế bào học giảng dạy cho
khối sinh viên chuyên ngành Sinh học của trường Đại học Tây Nguyên.
3
Điểm mới của luận án
- Là công trình đầu tiên nghiên cứu về tảo ở 3 hồ chứa Easoup, Eanhái, Đăk
Minh thuộc tỉnh Đắc Lắc. Kết quả nghiên cứu bổ sung được 167 taxa bậc loài/dưới
loài cho khu hệ tảo nước ngọt Việt Nam.
- Xác định được đặc điểm phân bố, sự biến động về số lượng, thành phần
loài TVN trong năm và mối quan hệ của chúng với một số yếu tố sinh thái.
- Sơ bộ đánh giá được trạng thái dinh dưỡng của 3 hồ chứa dựa trên các chỉ
số tảo (CyI, ChI, DI, EI, CI, Sc); chỉ số Carlson (TSI(SD) TSI(TP)) và hàm lượng
của một số yếu tố dinh dưỡng.
- Xác định được sự đa dạng loài có tính phổ biến theo thứ tự ngành tảo chiếm
ưu thế đến kém ưu thế trong 3 hồ chứa ở tỉnh Đắc Lắc.
- Tiếp theo các công trình nghiên cứu trước đây, trong luận án này cũng tiếp
cận các phần mềm thông dụng trong Canoco như các thuật toán CCA, DCA nghiên
cứu quần xã sinh vật bằng phương pháp định vị trực tiếp (direct ordination
methods) thông qua phương pháp thống kê phân tích đa biến số nhằm tìm hiểu mối
tương quan giữa các loài TVN đối với một số yếu tố sinh thái.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁI NIỆM VỀ CÁC LOẠI HỒ
1.1.1. Hồ tự nhiên
Hồ tự nhiên là thủy vực có dạng một vùng trũng sâu lớn trên mặt đất chứa
nước, nước trong hồ là nước đứng hoặc nước chảy chậm. Hồ tự nhiên không có đập
chắn, thường ở vị trí trung tâm của vùng lưu vực tiếp giáp khá cân đối, có nhiều
nguồn nước cung cấp từ lưu vực và từ vùng chung quanh vào hồ. Hồ tự nhiên có
nhiều nguồn gốc khác nhau: hồ nguồn gốc núi lửa, hồ nguồn gốc sông, hồ hang đá
vôi, hồ địa chấn, hồ băng hàHồ tự nhiên có phức hệ thủy sinh vật đặc trưng, gồm
nhiều quần thể đa dạng, phong phú, nhạy cảm với những thay đổi của môi trường,
nhưng lại khác nhau theo khu vực địa lý và cảnh quan. [30, 194].
Bảng 1.1. Mười hồ tự nhiên rộng nhất thế giới [198]
Tên Hồ
Các quốc gia bao
quanh
Diện
tích
(km2)
Độ
sâu
nhất
(m)
Thể tích
(km3)
Ghi chú
1 Caspian Sea
Kazakhstan,
Turkmenistan, Iran,
Azerbaijan, Nga
371.000 1.025 78.200 Hồ nước mặn
2 Maracaibo Venezuela 13.300 Nước lợ
3
Michigan-
Huron
Canada, Mỹ 117.702 282 8.458
Hồ nước ngọt,
Hồ Michigan
và hồ Huron
thực chất là
một thủy vực
4 Superior Canada, Mỹ 82.414 406 12.100 Hồ nước ngọt
5 Victoria
Uganda, Kenya,
Tanzania
69.485 84 2.750 Hồ nước ngọt
6 Tanganyika
Burundi, Tanzania,
Zambia, Cộng hòa
dân chủ Congo
32.893 1.470 18.900
Hồ nước ngọt,
sâu thứ 2 thế
giới
7 Baikal Nga 31.500 1.637 23.600
Hồ nước ngọt
sâu nhất thế
giới
5
8 Hồ Gấu lớn Canada 31.080 446 2.236 Hồ nước ngọt
9 Malawi
Tanzania, Mozamb
ique, Malawi
30.044 706 8.400 Hồ nước ngọt
10
Hồ Nô lệ
lớn
Canada 28.930 614 2.090 Hồ nước ngọt
Ở Việt Nam, hồ tự nhiên thường có kích thước nhỏ (diện tích <1000 ha), số
lượng ít, phần lớn ở vùng núi và cao nguyên. Các hồ tự nhiên đã có từ lâu, có tuổi
hàng trăm năm hoặc lâu hơn nữa. Ở Hà Nội, có trên 10 hồ tự nhiên với diện tích
mỗi hồ trên dưới 20 ha, trong đó có hồ Tây với diện tích mặt nước là 540 ha. Hồ tự
nhiên ở Việt Nam, đặc biệt là hồ vùng núi đang có biểu hiện bị thoái hóa do xói
mòn làm nền đáy cao và hồ vùng đồi núi chứa nước theo mùa, đang có xu hướng
trở thành đầm lầy như hồ Biển Lạc-Núi Ông (Bình Thuận) [27].
Bảng 1.2. Tám hồ tự nhiên ở Việt Nam [27]
Tên hồ Vị trí Diện tích (ha)
Ba Bể Bắc Kạn 450
Đầm Vạc Vĩnh Phúc 250
Hồ Tây Hà Nội 540
Biển Hồ Gia Lai 600
Hồ Lăk Đắc Lắc 500
Đơn Dương Đà Lạt 1000
Đan Kia Đà Lạt 200
Biển Lạc-Núi Ông Bình Thuận 2000
1.1.2. Hồ chứa
Hồ chứa là những thủy vực nhân tạo được xây dựng bằng cách đắp đập để
ngăn dòng chảy của sông hoặc suối. Vì vậy, khối nước vùng gần đập trong hồ có
tốc độ chảy rất chậm, mang tính chất hồ; còn nơi xa đập tốc độ nước chảy lớn,
mang tính chất dòng sông. Hồ chứa có vùng lưu vực thường hẹp, kéo dài, chỉ có
một phần nhỏ của lưu vực tiếp giáp; chỉ có sông ở thượng lưu cung cấp nước cùng
với lượng trầm tích và chất dinh dưỡng, hình thái mất đối xứng ở vùng trũng sâu,
6
vùng sâu nhất lệch về phía đập chắn, mực nước biến đổi lớn trong năm nên khó xác
định vùng phân chia. Do thay đổi từ hệ sinh thái sông, suối sang hệ sinh thái hồ
chứa nên hồ chứa có thành phần loài kém đa dạng và phong phú. Hồ chứa có đặc
tính chung là trong giai đoạn đầu mới ngập nước thường phải trải qua giai đoạn yếm
khí và bị nhiễm một số độc tố do sự phân hủy thủy thực vật [30, 194].
Ở Việt Nam đã hình thành rất nhiều hồ chứa với kích thước khác nhau,
khoảng 3600 hồ chứa, trong đó có 460 hồ có dung tích trên 1triệu m3, 539 hồ chứa
đang nuôi thủy sản. Số lượng hồ chứa nhiều gấp 2,4 lần và gấp 7,3 lần về diện tích
mặt nước. Hồ chứa được xây dựng ở vùng trung du và đồng bằng, còn hồ chứa lớn
để sử dụng thủy điện với diện tích mặt nước trên 10.000 ha thường ở vùng thượng
nguồn của các dòng sông lớn như sông Chảy, sông Lô-Gâm, sông Đà (đông bắc và
tây bắc Bắc Bộ), sông Se San, sông Đồng Nai, sông La Ngà, sông Bé, sông Sài Gòn
(Tây Nguyên và vùng đông Nam Bộ) [27].
Bảng 1.3. Mười một hồ chứa có quy mô vừa và lớn ở Việt Nam [27, 196]
Tên hồ Vị trí Diện tích (ha)
Núi Cốc Thái Nguyên 2500
Thác Bà Yên Bái 23000
Hòa Bình Sơn La, Hòa Bình 20800
Kẻ Gỗ Hà Tĩnh 2500
Phú Ninh Quảng Nam 2800-3200
Yaly Gia Lai 6450
Eakao Xã Eakao, Đắc Lắc 300
Pleikrông Kon Tum 7954
Trị An Đồng Nai 32400
Thác Mơ Bình Phước 10300
Dầu Tiếng Tây Ninh 32000
7
1.1.3. So sánh hồ chứa với hồ tự nhiên
Giữa hồ chứa và hồ tự nhiên có rất nhiều điểm khác nhau và tùy thuộc vào nhiều
yếu tố tự nhiên và nhân tác. Tự nhiên gồm khí hậu, địa hình, địa chất là các yếu tố
ban đầu, sau đó hình thành các yếu tố hệ quả như hình thái hồ, chế độ thủy học, đặc
điểm vùng lưu vực, độ sâu, nguồn các chất ngoại lai. Nhân tác như phương thức
sử dụng đất, các họat động kinh tế xã hội vùng lưu vực rồi dẫn đến nguồn gây ô
nhiể