Luận án Sử dụng công cụ giá cả để cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp sản xuất xi măng ở Việt Nam
Trên thực tế, về phía cung, thị trường xi măng ViệtNam thể hiện ñặc ñiểm của thị trường ñộc quyền nhóm, trong ñó, hai lực lượng cung ứng chủ yếu là Tổng Công ty Xi măng (TCTXM) và các công ty liên doanh xi măng. TCTXM nắm giữ 42% và các công ty xi măng liên doanh (XMLD) chiếmhơn 38% (xem phụ lục 5). Mặt khác, thị trường xi măng lại mang ñặc ñiểm của thị trường cạnh tranh ñộc quyền với sự hiện diện của các DNSXXM ñịa phương vàngành. Trong những năm qua, ngành xi măng ñược nhà nước bảo hộ, các doanh nghiệp xi măng, ñặc biệt là xi măng quốc doanh ñược hưởng nhiều ưu ñãi và “che chắn” từ phía Nhà nước. Tình trạng ñó làm sai lệch sự hình thành chi phí sản xuất xi măng và phản ánh thiếu chính xác vị thế cạnh tranh của xi măng trong nước so với xi măng nhập khẩu. Hơn thế nữa, ở thời ñiểm hiện tại, vẫn tồn tại ý kiến cho rằng các DNSXXM không cần phải cạnh tranh về giá bởi vì cung chưa ñáp ứng ñủ cầu về xi măng. Tuy nhiên, theo ñánh giá mới nhất của bộ Xây dựng và Hiệp hội Xi măng Việt Nam, vào năm 2010, so với nhu cầu sử dụng, cả nước sẽ thừa khoảng 10 triệu tấn xi măng [19]. Chúng ta ñều biết nền kinh tế Việt Nam ñang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT), Việt Nam ñã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Năm 2006 là thời ñiểm hội nhập hoàntoàn của nền kinh tế Việt Nam với khu vực. Việc mở cửa thị trường trong nước dẫn ñến sự xâm nhập của xi măng nhập khẩu và các công ty xi măng nước ngoài, làm thay ñổi cơ cấu cung trên thị trường xi măng. ðể tồn tại và tiếp tục phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp không thể không phát huy những lợi thế cạnh tranh, thiết lập và thực thi chiến lược cạnh tranh thích hợp. Trong những năm sắp tới, sử dụng giá cả ñể cạnh tranh càng trở nên bức thiết ñối vớicác DNSXXM ở Việt Nam. Xuất phát từ những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh ñã lựa chọn vấn ñề: “Sử dụng công cụ giá cả ñể cạnh tranh trong ñiều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp sản xuất xi măng ở Việt Nam” làm ñề tài của luận án.